Chào mọi người do não cá vàng hay quên nên em xin chiếm ít tài nguyên của nhà F post mấy bài vu vnhé

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Mr_le198x, 09/01/2024.

6965 người đang online, trong đó có 638 thành viên. 21:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 72164 lượt đọc và 311 bài trả lời
  1. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    919
    Bài 19: Mua cp cho đầu tư dài hạn là mua sự an tâm an nhàn mà vẫn sinh lợi:

    Để an tâm thì ko có cách gì khác là mình phải hiểu ta mua cp là đồng hành cùng doanh nghiệp mà muốn an tâm thì ta phải hiểu đc nó, tin tưởng nó.

    Bạn tưởng tượng đầu tư ck giống như bạn mua 1 thỏi son đó —> bạn sẽ hình dung dc bạn sẽ mua hãng nào? màu son là gì? Son bóng hay thường? Có kích ưng da ko??

    Rồi sau đó bạn lướt hết shoppe lazada tiki rồi vào 1 đống web rồi lên google search giá xem son ở đâu rẻ nhất.
    Như vậy bạn vừa tìm hiểu dc tính năng của thỏi son bạn vừa mua dc thỏi son tại chợ online có giá rẻ nhất.

    1 Cp cũng vậy bạn hiểu dc ngành của nó là gì đặc thù ngành ra sao. Bạn hiểu dc doanh nghiệp này là ntn những tiêu chí chọn lựa doạn nghiệp ra sao —> điều bạn đã dc học giờ chỉ cần áp dụng cho thành thạo.
    2 Tiếp đến định giá cp xem thử 1 2 năm tới nó có gì tốt ko?
    3 Tiếp đến theo dõi đồ thị quá khứ của cp xem đặc thù đường đi của giá va khối lượng ntn?
    Liệu cp đã về đáy dài hạn hay đang nằm trên đỉnh
    4 Bước cuối là đưa ra kế hoạch mua cp.

    Khi bạn đã hiểu dc doanh nghiệp bạn định giá dc cổ phiếu bạn chọn điểm mua lúc cp tích luỹ nền giá thấp thì việc cutloss sẽ giảm thiểu.
    Bạn chia nhỏ ra nhiều lần để mua mà ko all in.
    Thì việc rủi ro càng giảm xuống.

    Dù bạn đầu tư dài ngắn hay T+ thì nguyên tắc bảo vệ nav vẫn lên hàng đầu bởi vì đơn giản nhiều lúc cái nhận định của bạn chắc gì đã đúng, hoặc các rủi ro bất nhờ xuất hiện mà bạn ko lường trước dc ví dụ: ndn lãnh đạo bị bắt, gil bị amazon cắt hợp đồng, hoặc nhà máy lăn đùng ra cháy.

    Hoặc bạn yêu cp yêu doanh nghiệp mà định cho nó 1 giá ngáo như kiểu vài cp bds giá 1tr, 2tr

    Chỉ là đầu tư dài hạn bạn đã tìm hiểu kỹ doanh nghiệp thì độ rủi ro thấp hơn thì cutloss đặt ngưỡng cao hơn ví dụ 20%. Nhớ bạn chia nhỏ mua thì rủi ro thấp hơn r
    minhbeo1508codienlanh thích bài này.
  2. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    919
    Bài 20: Xử lý Cp khi đu đỉnh:
    bài này mình viết tháng 7,8 2022 chứ giờ chắc chưa ai phải dùng đâu kkk:

    Cuối tuần lục lại tin nhắn nhiều bạn nhắn tin cho mình do lỡ đu đỉnh quá giờ phải xử lý như thế nào đọc xong buồn 30s, nhiều bạn lỡ âm từ 20 đến 30%, nhiều bạn ôm bank chứng ngày ngày bị xẻo 1 đến 2%
    Giai đoạn này mình đã nói rõ rồi đánh đấm ít thôi tối đa chỉ nên dành 30% nav trade cho do ngứa tay, Cp tốt thì đã định giá khá cao, thời điểm mua đẹp thì ko chịu mua để rồi đu đỉnh:
    Rất nhiều người mình khuyến nghị bán bank như CTG, ABC trước khi chia cổ tức, bán chứng SSI trước khi chia cổ tức đã bay vào chửi mình?
    Rất nhiều khuyến nghị từ 2 3 tháng trước mua TCL, HAH, NTL, VHC, DPM, DCM, GMD… từ giá còn 29 30 cũng bay vào chửi bảo phân phối rồi còn bảo mình xui vào chỗ chết, biết gì mà phân tích cho dài vào, hay vào để ■■■ chốt lời …
    Rất nhiểu CP rác dấu hiệu lái ra hàng mình cảnh báo rồi nhiều ae cũng bay vào chửi, vân vân và mây mây mình ko trách gì mà chỉ buồn nên xóa hết bài.

    Nhiều ae mải mê trade theo thị trường rồi lỡ đu đỉnh và Nào là CTG, VHM, SSI, FIT, BII, HAG… đủ các thể loại nhiều bạn âm nhẹ thì 10% nhiều bạn đã âm 50% tài sản. Thật nghịch lý thị trường chưa phải là xấu nhiều bạn vẫn lãi 20 đến 30% trong khi mình lại âm lớn như vậy.
    Thực sự để khuyên mua hay ko nên mua CP nào trong GĐ này thì ko phải là quá khó nhưng để khuyên xử lý những TK đã lỗ 20 đến 30% thậm chí 50% là cực khó: Giả sử mình khuyên cắt qua con khác lỡ con mình mới cắt nó lại CE còn con mới mua lại tiếp tục – thành lỗ kép. Mình khuyên giữ giả sử nó lại giảm tiếp thì khác gì bò tùng xẻo. Tiền của mình thì mình dễ quyết định và chịu sự trả giá coi như là 1 bài học nhưng tiền của các bạn mình ko giám mạo hiểm.
    Nên mình nói đi nói lại rồi đừng ham mua vội sợ vuột mất cơ hội mà hãy nghiên cứu kỹ CP tối thiếu 1 ngày rồi hãy đặt lệnh mua.
    Hôm nay mình chỉ chia sẽ theo cá nhân của mình những cách xử lý nhé, quyết định là do các bạn lời hoặc giảm lỗ thì là do tài năng của các bạn nhưng lỡ lỗ thì ko nên quay lại chửi mình:
    Cái Fire Ant này nhiều lúc làm mình thấy nản hoạt động vô tổ chức chửi nhau ko khác gì những người chợ búa làm mình cũng chán sớm muộn cũng rời cái môi trường nhiều cặn này.

    Thôi quay lại vấn đề xử lý đu đỉnh nhé:
    Trong tháng 7 mình cũng đã có đăng rồi mà lỡ xóa mất giờ mình đăng lại nhé:
    Và nhớ nguyên tắc mua như thế nào thì bán như thế đó

    1.Phân loại CP và mỗi loại cp có 1 cách hàng xử riêng: Tạm thời mình chia 3 loại: CP bơm thổi, cổ penny( Dòng a Q còi, a Nh béo, Fit, FTM…) những cp này lên ko phải vì nội tại mà lên bằng bơm thổi và lái, mình đánh theo lái hi vọng ăn 20 30 hay x2, nếu lỡ mua ko đạt được kỳ vọng mà đang ở đỉnh hay phân phối thì phải bán bất chấp bằng mọi giá hồi là bán, sàn cũng bán trước khi cháy tài khoản → Đó như 1 bài học cho mình.

    2.Dòng CP đang bất lợi trong ngắn hạn: Như chứng khoán( Dòng này đã tăng quá cao nên cần các đợt điều chỉnh), banks trong GĐ này và những Cp đang có trend giảm trong giai đoạn này, BDS…
    Cắt bớt 1/3 đến ½ chuyển sang dòng mạnh mà 1 vài CP chưa tăng nhiều, đặc biệt chờ đợi những cú thị trường điều chỉnh thì cắt bớt để qua dòng mạnh hơn.
    Tận dụng kỹ thuật đánh T0, T+ trên chính những cp này để giảm giá → Nhớ là giảm giá CP chứ ko được tăng thêm số lượng CP nhé.

    3.Những dòng CP mạnh hơn thị trường:
    Mua lúc cổ phiếu giá cao và gặp bất lợi trong ngắn hạn
    Với dòng này tốt nhất 1 là cutloss khi lỗ nhẹ để bảo về TK còn ko thì tìm các hạ giá xuống, ko nên bán qua dòng khác vì dòng này đã tốt hơn so với thị trường rồi bán qua dòng khác chẳng qua là đu từ đỉnh này qua đỉnh khác thôi.
    Nên đánh T0, T+ để giảm giá CP xuông.

    Với dòng CP tốt: xử lý

    1.Nằm im chịu trận và chờ hồi lại:
    các đơn giản nhất, nhưng lỡ thị trường vào downtrend dài hạn thì TS của mình sẽ bị giam cầm dài hạn

    2.Bán khi thị trường xấu:
    Với ĐK -5 10% có thể cutloss được chứ - 30 đến 40% rất khó

    Xử lý:
    1. Đánh T0, T+ trên chính CP và trên danh mục của mình:
    Đánh T0, T+ Đòi hỏi phải có kinh nghiệm và xử lý tình huống tốt → cực chẳng đã mơi áp dụng chiêu này thôi nhé, tốt nhất là định giá CP và mua lúc còn rẻ đừng để đu đỉnh rồi mệt

    Kỹ thuật đánh T0, T+ trên danh mục của mình:

    • Đây là các CP của mình đã phân tích( Ngành đang hưởng lợi) và có sẵn CP( Có sẵn CP để lỡ mua sai mình bán luôn phần cp đã mua đó)
    • chỉ tối đa dành từ 1/3 đến ½ tỷ trọng cp để trade T0, T+: Ví dụ mình có sẵn 1000 CP DPM thì mình chỉ nên mua thêm hoặc bán bớt từ 200 đến 300 CP.
    • Luôn luôn có sẵn CP và Tiền
      Đánh T0,T+ trên chính CP:
      -Khi thị trường giảm thực hiện mua theo 3 bước:
      Bước 1 mua dò 10%,
      giảm mạnh bước 2 dò 20%
      bước 3 thị trường bắt đầu có tín hiệu tăng trở lại mua dò từ 30 đến 50%.–> Khi thị trường hồi lại mạnh bán ngay phần mình đã mua 3 bước (CP cũ vẫn còn nhưng giá sẽ giảm đi khá nhiều).
      -Tương tự sóng tăng:
      bán 10% thăm dò trước, nếu đạt lợi nhuận trên 30% bán ½ lợi nhuận 100% bán 60 hay 70% và giữ lại 30%, nếu thị trường giảm mạnh thì mua lại những phần đã bán theo từng bước.
    • Đảo danh mục:
    1. Tận dụng những nhịp điều chỉnh của thị trường mua bán đảo CP
      Giả sử mình có 2 CP: 1 cổ phòng thủ như HND và 1 cổ tăng trưởng như HSG
      (Mình phải biết chắc cổ tăng trưởng HSG vẫn còn hưởng lợi các quý tiếp theo, giá vẫn chưa phải là đỉnh( CP thuộc tầm kiểm soát của mình và định giá vẫn đang ở mức hợp lý).
      Giả sử khi thị trường giảm mạnh, CP phòng thủ sẽ giảm ít nhất, cp thị trường giảm mạnh nhất rồi đến Cp tăng trưởng.
      Ta sẽ bán ½ HND và dùng tiền đó mua thêm HSG( mua theo 3 bước như phần trên). Khi thị trường hồi phục mạnh lập tức bán ngay phần mua thêm đó và có thể mua lại HND sau. Như vậy số lượng CP HSG vẫn giữ nguyên nhưng giá CP đã giảm đi kha khá.
      ( Bản chất cổ phòng thủ giá ko tăng giảm nhiều phù hợp với trường phái tích sản, ăn cổ tức và tận dụng lãi kép)
    kieuphong1996, minhbeo1508codienlanh thích bài này.
  3. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    919
    Bài 21: Cách đọc BCTC hiệu quả đủ dùng cho đầu tư chứng khoán
    Nhiều ae thường truyền miệng nhau thị trường chứng khoán VN là bet 88 những thằng chỉ biết đọc BCTC rồi đầu tư thì nên quăng vào sọt rác, BCTC toàn tự lập tự vẽ xào nấu đủ thứ chỉ dùng BCTC mà đầu tư khác gì ném tiền qua cửa sổ.
    Sự thực có đúng như vậy không?
    Bản thân mình đã lăn lộn trên sàn nhiều năm rồi không dựa vào BCTC để đầu tư chẳng lẽ dựa vào mục giải trí cuối tuần hay trang mục Tuổi trẻ Cười để đầu tư?
    Với những nhà đầu tư giá trị đọc và hiểu dc BCTC là 1 trong nhưng công việc bắt buộc ko thể thiếu. Còn ai không cần thì tớ không biết.
    Không đọc BCTC sao biết doanh nghiệp nó xào nấu như thế nào?
    Không đọc BCTC thì sao biết rủi ro doanh nghiệp sẽ là ở đâu
    Không đọc BCTC sao biết động lực tăng trưởng của nó sẽ từ đâu và NDT

    → hay chỉ cần đếm cua cái quỹ đất 30 năm chưa giải phóng mặt bằng xong rồi nhân với m2 rồi nhẩm ra lợi nhuận mà thực tế BCTC doanh nghiệp lỗ toang hoác quý này tới quý khác, năm này tới năm khác
    Bố cục 1 BCTC bao gồm các phần chính: Bảng hoạt động sx kinh doanh,
    Bảng cân đối kế toán,
    Bảng lưu chuyển tiền tệ,
    Bảng thuyết minh BCTC ,
    nhiều chị em chỉ cần liếc qua bảng hoạt động SXKD mà bỏ qua tất cả các bảng khác là hoàn toàn sai lầm:

    Nếu ví BCTC như là cây thì hoạt động SXKD là hoa, trái; Bản cân đối kế toán như bộ rễ và thân cây và lưu chuyển tiền tệ như các mô mạch, nhựa cây" máu để nuôi sống cây và thuyết minh như định nghĩa: hoa là gì/ lá là gì/ thân cây là gì … như vậy mọi người đã nhìn thấy tầm quan trọng của nó rồi đúng không nào."
    Đối với các nhà kế toán chuyên nghiệp họ xem bảng cân đối kế toán là biết lợi nhuận doanh nghiệp sẽ ntn rồi và xem dòng tiền tốt trong doanh nghiệp còn quan trọng hơn cả doanh thu lợi nhuận book trên bctc
    Đầu tiên theo thói quen khi đọc BCTC tớ sẽ đọc lướt 1 lượt ko cần quá tập trung vào 1 bảng nào từ KQSXKD, cân đối KT hay lưu chuyển tiền … mà tớ sẽ xem khoản mục nào chiếm tỷ trọng lớn, khoản mục nào có sự thay đổi đột biến so với các kỳ báo cáo trước(Ví dụ doanh thu khác tăng đột biến, doanh nghiệp A có khoản phải thu quá lớn, doanh nghiệp B hàng tồn kho rất lớn, doanh nghiệp C có dòng tiền kinh doanh âm lớn trong quý này …). Tất cả các khoản này tớ sẽ note lại để tập trung sự chú ý vào, với các khoản mục mà ko mang tính trọng yếu ví dụ: doanh thu doanh nghiệp 5k tỷ nhưng hàng tồn kho chỉ 2 tỷ thì ta quan tâm làm gì(ví dụ: mig). Chỉ quân tâm các khoản mục làm thay đổi bản chất của doanh nghiệp mà thôi.
    kieuphong1996, Mangcutchomchomminhbeo1508 thích bài này.
  4. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    919
    Phần 1: Phân tích sơ lược về doanh nghiệp và đơn vị kiểm toán(Dựa theo BCTC):
    Trước khi phân tích 1 BCTC rất nhiều người có thói quen lập tức bỏ qua tất cả mà chỉ nhảy ngay đến phần báo cáo kết quả sxkd và chú trọng vào doanh thu, lợi nhuận–> Điều này ko tốt lắm và thường bỏ qua rất nhiều cơ hội cũng như rủi ro có thể mắc phải mà nếu chúng ta đọc kỹ đã tránh được những điều không mong muốn này.

    Đầu tiên các bạn nên tìm hiểu ngành nghề, địa chỉ, cơ cấu, BLĐ của doanh nghiệp đó ntn?

    Tiếp theo để đảm bảo tang độ tin cậy bạn cần xem đơn vị kiểm toán là ai? Mình thường tin tưởng hơn 1 phần nào đó khi đơn vị kiểm toán là Big 4, vì sao vậy?
    Phần 1: Phân tích sơ lược về doanh nghiệp và đơn vị kiểm toán(Dựa theo BCTC):
    Trước khi phân tích 1 BCTC rất nhiều người có thói quen lập tức bỏ qua tất cả mà chỉ nhảy ngay đến phần báo cáo kết quả sxkd và chú trọng vào doanh thu, lợi nhuận–> Điều này ko tốt lắm và thường bỏ qua rất nhiều cơ hội cũng như rủi ro có thể mắc phải mà nếu chúng ta đọc kỹ đã tránh được những điều không mong muốn này.

    Đầu tiên các bạn nên tìm hiểu ngành nghề, địa chỉ, cơ cấu, BLĐ của doanh nghiệp đó ntn?

    Tiếp theo để đảm bảo tang độ tin cậy bạn cần xem đơn vị kiểm toán là ai? Mình thường tin tưởng hơn 1 phần nào đó khi đơn vị kiểm toán là Big 4, vì sao vậy?
    • PricewaterhouseCoopers (PwC)
    • Deloitte (Deloitte)
    • Ernst and Young (EY)
    • KPMG
    Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, các hãng được coi là Big 4 đã hình thành từ khi ngành kiểm toán còn sơ khai. Chúng đã phát triển cùng với sự phát triển của nghề kiểm toán độc lập.
    Deloitte Đã hơn 150 năm kể từ ngày William Welch Deloitte, một trong những cha đẻ của ngành công nghiệp kiểm toán, thành lập hàng kiểm toán chuyên nghiệp trên đường Basinghall Street tại Luân Đôn. PwC Năm 1854, William Cooper bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình và bảy năm sau trở thành Cooper Brothers. Năm 1874 Công ty được đổi tên thành Price, Waterhouse & Co sau khi có sự tham gia của Price, Holyland và Waterhouse. PriceWaterHouseCoopers bắt đầu như thế.
    • EY • EY chính là tên của hai người hoàn toàn khác biệt A.C. Ernst và Arthur Young. Thành lập năm 1989 (thông qua thương vụ sáp nhập của Ernst & Whinney và Arthur Young & Co). Tổ chức tiền thân đầu tiên xuất hiện từ năm 1849, công ty dịch vụ chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới.
    • KPMG • “K” có nghĩa là do Piet Klynveld thành lập hãng Klynveld Kraayenhof & Co. tại Amsterdam vào năm 1917. • “P” có nghĩa là do William Barclay Peat lập ra William Barclay Peat & Co. tại Luân Đôn năm 1870. • “M” bắt nguồn từ James Marwick lập ra Marwick, Mitchell & Co. với Roger Mitchell tại New York vào năm 1897. • “G” là do Tiến sĩ Reinhard Goerdeler, nhiều năm làm chủ tịch của KPMG, có công hợp nhất thành KPMG ngày nay.[5]

    • Việc kiểm tra tiền, kho hàng, hang tồn kho, các khoản phải thu … thực chất hơn: Hàng tồn kho có kiểm đếm ký xác nhận, các khoản phải thu đơn vị kiểm toán đều gửi thư công nợ đến đối tác và yêu cầu xác nhận và đơn vị đó chịu hoàn toàn trách nhiệm trước việc làm trái pháp luật.
    • note lại: Nên đọc các nhận xét của đơn vị kiểm toán.
    kieuphong1996minhbeo1508 thích bài này.
  5. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    919
    Cái điều tưởng là đơn giản là đọc các nhận xét của đơn vị kiểm toán là rất quan trọng nhưng nhiều người rất hay bỏ qua, tớ sẽ lấy ví dụ 1 vài case điển hình nhé:

    Đầu tiên là công ty Gỗ Trường Thành mã chứng khoán là TTF
    Công ty gỗ Trường Thành TTF vào năm 2016 sau khi VHM đề nghị đổi đơn vị kiểm toán là EY thì kết quả là ntn?
    Chúng ta đã biết năm 2016 là 1 năm đen tối đối với doanh nghiệp Trường thành cũng như những cổ đông của TTF giá CP đã thành hình cây thông, điều đáng trách là ae có rất nhiều cơ hội để bán ra CP trước khi CP về trả đá nhưng ae đã bỏ lỡ, vậy trong BCTC và kết luận của kiểm toán có gì
    Như vậy các bạn thấy ý kiến của Kiểm toán đặc biệt là Big 4 có quan trọng hay ko? và rất nhiều bạn bỏ qua

    Phần II: Phân tích bảng cân đối kế toán.
    Phải nói đây là 1 bảng khá khó với vô vàn chiêu trò nằm ở bảng này:
    Vậy chiêu trò ở đây là gì:

    • Đó là mập mờ các khoản phải thu phải trả vì mục đích của LĐ doanh nghiệp
    • Đó là chiêu trò trong hàng tồn kho để show ra cho NĐT, cho các đơn vị cho vay như ngân hàng/ công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng… thấy đó ta có rất nhiều hàng tồn kho tốt lắm(Nhưng thực chất thì toàn lá mít như TTF, công ty thủy sản HV hay các dự án BDS mà 20 năm vẫn chưa xong giải phóng mặt bằng)
    • Đó là chiêu trò tăng vốn, tăng vốn ảo trong việc PHT, PH riêng lẻ, Essop … → Với các doanh nghiệp ko minh bạch sẽ biến tiền góp vốn thành các khoản phải thu, các khoản đầu tư, các lợi thế thương mại… → rồi âm thầm rút tiền ra ngoài.
    Lấy 1 ví dụ những chiêu trò trên bảng này nhé
    Ví dụ 1: tớ tiếp tục lấy cty AMV nhé, trên sàn có rất nhiều loại này ko đểm xuể. Đầu tiên là lịch sử hình thành BLĐ AMV:

    • Về nhóm cổ đông và Ban Lãnh đạo:
      Ngày 23/6/2015, Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật (Mã: JVC) công bố thông tin ông Lê Văn Hướng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty bị tạm giam về tội lừa dối khách hàng.
      Tháng 6 2017 AMV phát hành riêng lẻ 25 triệu CP cho 5 cổ đông chiến lược, điều đáng nói thành phần 5 cổ đông chiến lược của AMV bao gồm:
    • Lê Anh Hồi là cha ruột ông Lê Văn Hướng - Nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thiết bị Y tế Việt Nhật (mã JVC)
    • Nguyễn Hữu Điển chính là cha vợ ông Lê Văn Hướng Bùi Văn Hải cổ đông chiến lược của Công ty CP SARA Việt Nam (mã SRA) – đơn vị do ông Hướng tư vấn chiến lược.
    • Nguyễn Thị Nhung -xử phạt nửa tỷ đồng vì lập 18 tài khoản giao dịch chứng khoán nhằm tạo cung cầu mua bán cổ phiếu AMV.
    • Bà Đặng Nhị Nương là mẹ đẻ bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh – Cựu Thành viên HĐQT – Phó Giám đốc Công ty CP Thiết bị Y tế Việt Nhật; ngoài ra bà Đặng Nhị Nương là em gái bà Đặng Thập Nương – mẹ vợ Cựu Chủ tịch HĐQT JVC, ông Lê Văn Hướng.
      Doanh nghiệp lên sàn ko có mục đích gì ngoài PHT:
    oAMV: Đã phát hành 25.000.000 cổ phiếu riêng lẻ (14/06/2017)
    oAMV: Đã phát hành 10.846.295 cp trả cổ tức 40% (26/08/2019)
    oAMV: Nghị quyết ĐHCĐ phát hành CP cho cổ đông hiện hữu 1:1 giá 10.000 đồng/CP (22/09/2010)
    oY tế việt Mỹ (AMV) triển khai phương án phát hành 15 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 40% (10/09/2020)
    oY tế Việt Mỹ (AMV) triển khai phương án phát hành riêng lẻ 38 triệu cổ phiếu tăng VĐL lên gấp đôi (22/09/2020)
    oY tế Việt Mỹ (AMV) triển khai phương án chào bán 40 triệu cổ phiếu (28/05/2021)
    liền từ cú PH riêng đó chạy đi đâu để hợp thức hóa hay gọi là tăng vốn ảo:
    Dùng 250 tỷ đồng huy động từ “người có liên quan” để mua chính công ty “người có liên quan”, báo cáo tài chính của AMV đã được “làm đẹp” với chỉ số tài sản tăng trưởng, cụ thể tổng tài sản AMV sau khi M&A Bệnh viện Việt Mỹ (hết năm 2017) đã đạt gần 415,3 tỷ đồng, tăng gấp 20 lần so với số đầu kỳ, cũng như khi chưa thực hiện M&A.
    Đáng quan tâm hơn ở giao dịch này là những thông tin tài chính liên quan. Bệnh viện Việt Mỹ mới thành lập vào tháng 2/2017, tới ngày giao dịch chỉ hoạt động được 4 tháng nhưng được định giá đến 300 tỷ đồng.
    → xong cú PH riêng lẻ nhé.
    Vậy các cú PHT cho cổ đông trên sàn sẽ đi đâu?
    Soi báo cáo tài chính các năm có các khoảng đáng ngờ:


    2017:

    Khi soi báo cáo tài chính toàn bộ hầu hết số tiền này được “trả trước” cho 2 công ty là công ty cổ phần đầu tư Lou và công ty cổ phần Sara Phú Thọ. Điều thú vị là 2 công ty này đều được thành lập vào quý 3/2016 và đều đăng ký hoạt động kinh doanh là “bán buôn tổng hợp”, lĩnh vực không hề có liên quan gì trong chuỗi giá trị kinh doanh của AMV cũng như 2 dự án cam kết triển khai hai dự án xây dựng nhà nội trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Khê và huyện Đoan Hùng

    2018:

    Khoản phải thu lớn nhất đến từ Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Dược Và Trang Thiết Bị Y Tế Phú Thọ được thành lập tháng 7/2017

    2019:

    Khoản phải trả lớn nhất là Công ty KANPEKI NHẬT BẢN( Liên quan BV Việt Mỹ - thành lập trước 3 tháng trước khi bán lại cho AMV).

    2020:

    Khoản phải thu lớn nhất là Công ty quốc tế tập đoàn Aiko được thành lập vào tháng 7/2019.

    Và công ty Công ty TNHH môi trường công nghệ cao, thành lập tháng 5/2019

    2021:

    Mặc dù huy động vốn để đầu tư 2 nhà máy rác lớn tại Hà Nội và Nghệ An, nhưng các mối quan hệ làm ăn vẫn là các cty mới thành lập: Phải thu, phải trả: Công ty Sara, Aiko, Kanpeki… thuộc hệ sinh thái AMV.
    kieuphong1996honghasong thích bài này.
  6. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    919
    Ví dụ thứ 2: Trên sàn có một số doanh nghiệp PHT thoạt nhìn tưởng bất thường nhưng có lý do của nó:
    Ví dụ công ty A giá cổ phiếu trên sàn là 5k nhưng doanh nghiệp lại phát hành thêm giá 10k.
    Theo lý lẽ thông thường trên sàn có 5k thì liệu PHT 10k có ma nào mua đúng ko nào? như vậy mục đích của PHT sẽ là gì?
    dụ công ty A giá 5000 đ có 100tr CP → PHT 20tr CP giá 10k cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100:20

    • Giá trên sàn 5k PHT giá 10k đa phần cổ đông sẽ ko mua → LĐ doanh nghiệp sẽ mua hết → họ nộp tiền vào mua và rút ra thông qua các khoảng phải thu(Mua/trả, đầu tư vào cty con của LĐ) → BLĐ dùng 0 đ sở hữu dc them 20tr cổ phiếu.
      Như vậy BLĐ tay không bắt giặc có thêm 1 lượng CP nhất định để dành cho mục đích ABC sau này.
      Còn NĐT được gì ngoài CP bị pha loãng.
      Cụ thể ở đây công ty CX8, thị giá cp hiện tại là 7k nhưng doanh nghiệp chuẩn bị PHT giá 10k–. cổ đông ko mua thì ai sẽ mua???
      Như vậy mình đã có 3 ví dụ về tăng vốn biến thành: Khoảng phải thu, phát hành lớn hơn thị giá cũng như chuyển thành hàng tồn kho … ngoài ra thực tế còn muôn hình muôn vạn như đầu tư ra công ty khác, rồi sau 1 thời gian cho công ty đó thua lỗ phá sản vậy là mất trắng trên bctc có thêm phần dự phòng khoản phải thu khó đòi còn tiền mặt thì LĐ rút đi bao gái, xây nhà lầu mua siêu xe rồi.
    kieuphong1996, louislee99minhbeo1508 thích bài này.
  7. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    919
    Tiếp nhé:
    a. Tài sản ngắn hạn:
    Phần này thì đơn giản dễ hiểu: bao gồm tiền và khoản tương đương tiền hoặc các khoản đầu tư tài chính( Gửi ngân hàng) → Đây là khoản mục có tính thanh khoản cao và theo nguyên tắc càng nhiều càng tốt:

    • Tỷ trọng giữa tiền/ tài sản hợp lý phụ thuộc vào doanh nghiệp vào ngành nên khi so sánh chúng ta nên lấy ra mốc BQ ngành.

    • Trong khủng hoảng ví dụ doanh nghiệp có nguy cơ vỡ nợ, ls cao thì tiền nhiều là tốt và ta cũng có công thức tính: Khả năng thanh toán hiện tại thực sự của doanh nghiệp
      Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn
    b. Các khoản phải thu(Ngắn và dài hạn) đây là khoảng phức tạp mất nhiều thời gian để phân tích nhất và mọi gian dối cũng bắt nguồn từ đây.
    • Bản chất của khoản phải thu này là gì? Đó là doanh nghiệp cho đơn vị khác nợ(Có thể là tiền, tài sản có giá trị …) hay nói cách khác đó là bị đơn vị khác chiếm dụng vốn.

    • Vậy bị doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn chúng ta sẽ được và mất gì?

    • mất: Chi phí cơ hội: Ví dụ doanh nghiệp có 100 tỷ phải thu → *nếu gửi ngân hang 1 năm với lãi suất là 10% thì doanh nghiệp sẽ được hưởng lãi suất là 10% 100 tỷ * 1 năm = 110 tỷ.
    Nhưng khi doanh nghiệp cho đơn vị(Doanh nghiệp/ cá nhân …) khác nợ thì ko có lãi suất này.
    Mất tiếp theo có khả năng mất vốn với những khoản nợ khó đòi → Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng → Lợi nhuận giảm.
    **cái được:-**Nhưng để mở rộng sxkd, tăng thị phần, tăng thu nhập … thì doanh nghiệp ko thể ko cho KH nợ đặc biệt một số ngành đặc thù như Xây dựng. Và đây cũng là dư địa cho tăng trưởng lợi nhuận ở tương lai khi các khoản phải thu này là hiệu quả và sinh ra lợi nhuận cũng như khả năng mất vốn thấp.
    kieuphong1996minhbeo1508 thích bài này.
  8. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    919
    Như vậy để đánh giá được các khoản phải thu này chúng ta sẽ phải làm gì? Tớ thường theo định tính và định lượng
    1. Về định Lượng:

    • So sánh Tỷ trọng các khoản phải thu(Ngắn + Dài)/ Tài sản: Thường để khách quan ta sẽ lấy bình quân ngành hoặc 5 6 công ty đầu ngành để so sánh: Ví dụ các doanh nghiệp xây dựng, BDS thì khoản này sẽ rất lớn.

    • Vòng quay khoảng phải thu = Doanh thu thuần trung bình / khoảng phải thu trung bình
      Ví dụ 1 năm bán 1000k tỷ, khoảng phải thu 500 tỷ vòng quay là = 1000/500 = 2 nếu tính theo năm thì doanh nghiệp này 1 năm quay 2 vòng( trong 1 năm bán hàng cho KH nợ 6 tháng)
      –>Chi phí cơ hội thiệt hại: Ví dụ phải thu 1000 tỷ, lãi suất 10% vòng quay 1/2 năm 1000*10%*1/2 năm = 50 tỷ thiệt hại nếu gửi ngân hang(LS 10%)
      Các doanh nghiệp xây dựng thường bị chiếm dụng vốn nhiều:
      Ví dụ doanh nghiệp XD xây dựng biên lợi nhuận gộp 10%–> Nhưng nếu KH vay ko trả hoặc trả chậm trong nhiều năm → Coi như mất ko 100 tỷ đó,
      2. Về định tính hãy hoàn thành giúp mình các câu hỏi?

    • Ai là người nợ? lịch sử của họ ntn? Ngành nghề có liên quan tới công ty không? Đây là các công ty có uy tín trên thị trường hay là những công ty mới thành lập? có liên quan gì tới BLĐ hay ko?

    • Tỷ trọng các đơn vị nợ ntn? ai là người nợ nhiều nhất, nhiều người nợ hay chỉ 1 hoặc 2 người nợ → Điều này khá quan trọng chúng ta hãy nhớ lại vụ gần đây nhất là May Sông Hồng hoặc lao đao ntn với công ty Gil khi chỉ 1 2 đối tác.

    • Các khoản phải thu này là gì? ví dụ KH mua nhà, đặt cọc, giải phóng mặt bằng … hay là gì?
    --- Gộp bài viết, 09/01/2024, Bài cũ: 09/01/2024 ---
    90% nhà đầu tư đang hiểu lầm là đọc BCTC xong là đầu tư được mà phải là phân tích BCTC rồi mới đầu tư được.
    kieuphong1996, Mangcutchomchomminhbeo1508 thích bài này.
  9. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    919
    Như vậy phân tích chúng ta đều có cơ sở khoa học là định tính và định lượng đầy đủ chứ đâu phải đếm cua đúng không nào
    Tớ lấy 1 ví dụ về định tính đó là công ty khá hót trong tgian vừa rồi về giải cứu đó là Phát Đạt:
    Thoạt nhìn ko có gì bất thường nhưng nếu đi sâu về các khoản phải thu lớn thì ta thấy mối liên hệ rất lớn giữa Danh Khôi, Phát đạt và 1 loạt công ty liên quan giữa 2 danh nghiệp này với các tên viết tắt như AK, ID, CD, HD… khoảng 10 doanh nghiệp → Đặc điểm các cty này đều mới và đều cầm cố cổ phiếu cho VP Bank để mang tiền về cho cty mẹ. --. như vậy nếu ndt tích sản các bạn sẽ thấy những khoản này rủi ro hay tốt rồi đúng ko nào?
    kieuphong1996minhbeo1508 thích bài này.
  10. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    919
    Tiếp bảng cân đối
    Tiếp tục nhé:
    Như vậy khoản phải thu thì có khoản phải trả đúng ko nào? Khoản này ngược lại với khoản phải thu đó là doanh nghiệp chiếm dụng vốn của đơn vị khác(Doanh nghiệp/ cá nhân khác) → Theo nguyên tắc điều này là tốt hay nói cách khác doanh nghiệp đã vay vốn với giá 0 đồng.

    • Cũng phân biệt cho tớ khoản phải trả này là gì nhé? Là KH trả tiền trước? hay là phải trả cho các dv đầu tư xây dựng hay là …
      Và để đánh giá hiệu quả của khoản phải thu phải trả chúng ta sẽ có công thức:
      Chiếm dụng ròng = Nợ phải trả - Khoảng phải thu
      như vậy khoản này càng dương càng tốt
    • Hàng tồn kho cũng là một trong những khoản mục ae cần soi kỹ vì đó cũng là động lực tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai cũng như giết chết ndt trong tương lai kaka, ví dụ HSG tồn kho tăng mạnh nhưng dùng đòn bẩy để nhập phôi thép giá cao khi điều kiện kinh doanh bất lợi HSG lỗ là ko thể tránh khỏi, hay Cp kinh điển TTF đã từng là 1 trong những cty gỗ lớn nhất Việt Nam nhưng cũng chỉ vì hàng tồn kho mà chết thảm. Hay rất nhiều công ty BDS dự án khủng tồn kho khủng nhưng ndt bay vào đu đỉnh chết sặc máu từ lớp người này đến lớp người khác. Vậy tồn kho là thứ gì và chúng ta cỏ thể kiểm soát rủi ro được phần nào hay ko? Hoàn toàn được nhé.
      Hàng tồn kho là gì? phân loại ntn? cách đo lường nó?
      Nói một cách dễ hiểu hơn thì hàng tồn kho chính là những mặt hàng dự trữ mà doanh nghiệp sản xuất để bán và kèm theo những thành phần khác tạo ra sản phẩm.
    Phân loại hàng tồn kho:

    • Nguyên Vật liệu để sx

    • Hàng hóa: - Doanh nghiệp hoạt động thương mại sẽ có hàng hóa(Mua đi/ bán lại)

    • Sản phẩm dở dang: Ví dụ sản phẩm BDS

    • Thành phẩm: Hàng hóa sẵn sàng mang đi bán hay các dự án BDS đã hoàn thành sẵn sàng bàn giao cho KH.
      Hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp:

    • Ít hàng tồn kho làm gián đoạn quá trình bán hàng

    • Nếu tồn kho nhiều: Bị ngâm vốn, hàng lỗi mốt…

    • Nên hàng tồn kho hợp lý là thích hợp nhất
      Như vậy đánh giá hàng tồn kho chúng ta sẽ đánh giá ntn: Cũng giống như tiền, các khoản phải thu tớ sẽ đánh giá theo Định tính và Định lượng nhé:

    • Theo định lượng:
      Tỷ số hàng tồn kho/ tổng tài sản: Cũng lấy chỉ số bình quân ngành hoặc tối thiểu top 5 10 doanh nghiệp tốt nhất ngành.
      Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ hàng tồn kho trung bình


    • Theo định tính:
    • Tìm hiểu mô hình hoạt động của doanh nghiệp để xem hàng tồn kho sẽ là gì? ví dụ: Doanh nghiệp BDS sẽ là các dự án BDS, thủy sản sẽ là cá, tôm, doanh nghiệp thép là sắt thép …

    • Đặc điểm của các loại hàng tồn kho là ntn? ví dụ BDS sẽ dài kỳ, đồ điện tử mất giá theo thời gian, tôm cá nhanh hỏng …

    • Theo xu hướng thị trường(Lợi thế cạnh tranh)
    kieuphong1996, Mangcutchomchomminhbeo1508 thích bài này.

Chia sẻ trang này