Chào mọi người do não cá vàng hay quên nên em xin chiếm ít tài nguyên của nhà F post mấy bài vu vnhé

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Mr_le198x, 09/01/2024.

2584 người đang online, trong đó có 79 thành viên. 05:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 74803 lượt đọc và 328 bài trả lời
  1. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    960
    Vậy bản chất đấu thầu tín phiếu đợt tháng 9 10 2023 là gì có phải là hút tiền không? lỡ lần sau lặp lại như vậy chúng ta có bán bất chấp các cp tốt mua vị thế tốt hay ko?
    Bởi vậy các bạn cần tỉnh táo các media đa phần 70% vô giá trị đó:
    - 3% tiền gửi trích lập dự phòng của nhtm đối với các khoản tiền gửi vnd của KH là có 1 khoảng lãi còn lại tiền dư thừa gửi lên đều không có lãi.
    - Các ls như qua đêm, các kỳ hạn ngắn trên thị trường liên ngân hàng ... với lãi suất cực thấp chứng tỏ thanh khoản khá dồi dào, tiên ứa đọng tại thị trường 1 cho vay giữa nhtm với người dân với doanh nghiệp là khá lớn đẩy áp lực lên thị trường liên nh.
    --> Một số người lại bảo vay khó doanh nghiệp khát vốn mà tiền dư thừa tại sao ko đẩy xuống thị trường 1 cho vay --> cái này ko nhé dư thừa 1 thì nó mới lên 2 mà ko có ngược lại :).
    Điều này giải thích SBV bán tín phiếu tương đương hút về 1 lượng tiền nhất định --> Chẳng ảnh hưởng gì thị trường 1 thị trường cho vay giữa bank với doanh nghiệp/ người dân --> Chẳng có bơm hút tiền gì ở đây cả.
    Như vậy tác dụng ở đây là gì:
    - Hút bớt dư thừa ổn định thanh khoản, dự phòng điều tiết trước những biến động thị trường.
    - 1 phần giúp ổn định về tỷ giá
    minhbeo1508may chem thích bài này.
  2. hoaphonglantim

    hoaphonglantim Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    16/02/2022
    Đã được thích:
    73
    thiệt là nge có vẻ ok đó
    may chemMr_le198x thích bài này.
  3. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    960
    Câu 3: Cuối năm 2022 SBV grab của mình ồ ạt hạ lãi suất? vậy liệu có giống với FED khi nâng hạ lãi suất lập tức nó ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường --> là bơm tiền tháo cống hay không?
    Và có bạn hỏi câu rất hay vì sao Fed tăng mạnh lại suất nhưng thị trường nhà của mỹ ko nát, thậm chí chứng khoán còn tăng chóng mặt --> Các bạn thấy nghịch lý đúng không nào, thực ra tất cả đều có lý cả?

    Chúng ta thử xem 1 bản tin nhé:

    Ngày 23/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có quyết định giảm loạt lãi suất điều hành áp dụng từ ngày 25/5/2023.

    Theo đó, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD giảm từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3,5%/năm.

    Như vậy ngân hàng nn Grab của tớgiảm lãi suất đây là ls điều hành, bao gồm những ls nào nè:
    - Lãi suất qua đêm --> Các bạn thấy đó ls qua đêm nhiều giai đoạn thấp tới đáy nhưng tiền có dc bơm ra thị trường ko?
    - LS tái cấp vốn/tái CK --> Các ngân hàng TM đang hoạt động bình thường có gõ cửa vay được những khoản này để rồi cho doanh nghiệp/ cho người dân vay để ăn chênh lệch hay ko? để rồi giúp bơm tiền ra nền kinh tế.
    Vậy tác dụng ở đây là gì?
    - Ổn định thanh khoản hệ thống
    - Định hướng giúp ls thị trường 1 hạ đặc biệt với cơ chế thị trường theo định hướng chủ nghĩa sẽ có nhiều tác động vào nhóm big 4 grab của mình để kéo mặt bằng ls xuống.
    --- Gộp bài viết, 11/01/2024, Bài cũ: 11/01/2024 ---
    À liên quan đến câu hỏi vì sao chứng khoán, bds của mỹ ko sập
    Last edited: 11/01/2024
    minhbeo1508may chem thích bài này.
  4. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    960
    Như mình đã nói trong nhà nước grab và tương quan ổ bánh mỳ thì: Một nền kinh tế vẫn ổn khi thu nhập vẫn đủ để chi trả các khoản nợ.
    Giờ chúng ta quay lại thị trường Mỹ:
    Cơ cấu GDP của Mỹ:
    - Chi tiêu hộ gia đình 68%
    - Chi tiêu chính phủ 17%

    Trong giai đoạn covid để kích thích nền kinh tế ngoài hạ LS fed đã bơm hàng nghìn tỷ ra nền kình tế bảng cân đối kế toán của Mỳ phình to( Mua các giấy tờ có giá --> Bơm 1 lượng lớn tiền ra thị trường).
    Như vậy Mỹ thực sự là ồ ạt bơm tiền( Khác với VN nhé) --> Bơm tiền, cộng với giá hàng hóa leo thang --> LP mỹ tăng mạnh.
    Với mục tiêu duy nhất kéo lạm phát về mục tiêu( Fed hoạt động độc lập không bị tác động của CP Mỹ nhé) fed đã tăng mạnh ls và bắt đầu có những sự đổ vỡ của 1 số ngân hàng( Liên quan đến 1 phần về trái phiếu mình ko nhắc lại).
    Mặc dù tăng mạnh ls nhưng trước đó bơm 1 lượng lớn tiền và việc hút cũng diễn ra từ từ để tránh rơi vào suy thoái tránh đỗ vỡ có hệ thống. Fed thực thi giữa nâng ls và hút tiền về thông qua bán các ts có giá nhưng bán ở quy mô và tốc độ nhỏ hơn.
    Ví sao nền kte của Mỹ vẫn mạnh mẽ: Chúng ta hãy nhìn vào cơ cấu GDP 1 phần lớn là từ chi tiêu hộ gia định và CP, mặc dù ls tăng lợi suất của trái phiếu tăng đặc biệt các khoản dài hạn tăng chứng tỏ các khoảng đi vay đã rất đắt đỏ nhưng như mình giải thích:
    Chi tiêu của người này là thu nhập của người kia bao giờ nợ lớn hơn thu nhập nhiều thì khi đó mới xuất hiện khủng hoảng.
    Dân mỹ vẫn chi tiêu mạnh, các khoản nợ trên thẻ tín dụng tăng cao, chính phủ Mỹ vẫn chi tiêu mạnh thể hiện nợ công vượt trần có nguy cơ đóng cửa, việc làm vẫn còn cao chứng tỏ tác động của chi tiều thành vòng tuần hoàn. Bao giờ người dân mất khả năng thanh toán, thắt chặt chi tiêu nợ phình to --> Khi đó mới phát sinh những vấn đề liên quan khủng hoảng và các tài sản rủi ro như chứng khoán, tiền số ... sẽ lao dốc mạnh.
    Một mặt việc hút tiền về của fed cũng diễn ra từ từ mỗi tháng cao điểm tầm 80 -90 tỷ.
    Thu nhập vẫn đảm bảo cho các khoản nợ, tiền chưa thực sự bị hút mạnh nên khả năng hạ cánh mềm của Mỹ đã rõ rệt hơn khi LP đã giảm gần về mục tiêu.
    Last edited: 11/01/2024
    thinhbka, minhbeo1508may chem thích bài này.
  5. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    960
    Câu 4: Vậy bơm tiền khi nào, đây là quan tâm của tất cả chúng ta đúng không nào?
    Khẳng định lại em dân IT chưa học ngày nào về ngân hàng, kinh tế thì may ra học kinh tế chính trị cơ bản năm 1 gì đó cũng cố lết được 5 điểm như môn triết học mác lê nin để được học bổng mà lâu rồi chẳng nhớ gì.
    Nên thôi em giải thích theo nhà nước Grab thôi nhé có gì ae học bài bản thì thông cảm:
    Em lại lan man chút chưa liên quan lắm đến bơm tiền đó là chúng ta quay lại thông tư 41 ngày 30/12/2016 của ngân hàng nhà nước: quy định về tỷ lệ an toàn vốn sau này có sửa đổi là thông tư 22, thông tư 22 2019 vậy nội dung của 41, 22 là gì:
    Note 1 vài ý chính:
    Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng tối thiểu 8% nâng lên 9%
    Hệ số rủi ro tín dụng (CRW): Đối với tài sản là khoản phải đòi Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các ngân hàng chính sách, hệ số rủi ro tín dụng là 0%. Đối với khoản phải đòi Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam (DATC), hệ số rủi ro là 20% --> Thêm 1 đống rủi ro khác mọi người lôi ra đọc nhé dài quá.
    Giới hạn đầu tư kinh doanh trái/ cổ phiếu Tỷ lệ nợ xấu: Không quá 3%
    Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu 10%.
    Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình sau đây:

    a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2020: 40%;

    b) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021: 37%;

    c) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022: 34%;

    d) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2022: 30%.

    Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa 85%(LDR).
    Last edited: 11/01/2024
  6. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    960
    Hình như mấy cái em viết đây linh tinh nên cũng chẳng ai thích quan tâm nhỉ 90% nhà đầu tư vẫn thích phím 1 cổ phiếu để mua theo x2 x5 hơn nhỉ kkkk.
    Thôi em dừng làm việc đã.
    Chúc ae đầu tư tốt nhé.
    Đừng thấy CP nhà hàng xóm tăng( Banks) mà CP nhà mình ko tăng rồi thòm thèm bán chuyển qua Bank có cái gì tăng hoài được đâu tạm thời trong ngắn hạn dòng tiền vào bank là tốt có như vậy mới nâng nền của index lên được và đại diện cho bank là đại diện của dòng tiền lớn. Index muốn lên 1200 1300 bank chiếm 30% vốn hóa bank ko lên được thì ngành nào kéo được :).
    Cứ bình tình tự tin kéo bank xong lại lan tỏa sang ngành khác thôi có gì đâu mà chán với hoảng.
  7. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    960
    Như vậy để bơm được tiền ra cho nền kte thì các bank phải pass qua được 1 đống các quy định chằng chịt nào là:
    An toàn thanh khoản, an toàn vốn, tỷ lệ cho vay đối với các ngành nghề( SX, bán lẻ, bds ...), tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn, LDR, tỷ lệ nợ xấu.... nói chung là có hết trong thông tư á ae chịu khó đọc.
    Hay hiểu cách khác để giúp bơm được tiền xài được hết room thì các ngân hàng thương mại phải đáp ứng được 1 loạt các tiêu chí an toàn --> Đó là điều kiện 1 của bơm tiền:
    Mình lấy ví dụ cho dễ hiểu nhé tiền sẽ được bơm:
    Hạ tỷ lệ LDR,
    Tăng tỷ lệ huy động ngắn cho vay trung dài hạn từ 30 lên 35%,
    Hạ tỷ lệ giữ trữ bắt buộc VND từ 3% về 2%
    NHNN cho phép giãn hoãn các khoản nợ thuộc nhóm xấu của người dân, của doanh nghiệp.
    Tăng tỷ lệ tiền gửi của kho bạc nhà nước vào các tính tỷ lệ an toàn vốn, an toàn thanh khoản
    --> Như vậy ngân hàng sẽ cho vay nhiều hơn kết hợp với nới ROOM tiền sẽ được " bơm" ra nền kinh tế nhiều hơn.
    Điều kiện thứ 2 của bơm tiền: Đó là khi việt nam thu hút được lượng lớn dòng tiền ngoài vào cả FDI và FII --> Buộc ngân hàng nhà nước phải bơm ra 1 lượng lớn tiền VND tương đương để đối ứng. --> khi đó đích thực là bơm tiền vì lượng tiền vnd vào nền kte dồi dào hơn.
    --> Ngoài đáp ứng XNK thì dẫn dòng vốn ngoại cũng là 1 trong những lý do giải thích vì sao tỷ giá rất quan trọng.

    --> từ một số yếu tố trên sẽ làm -->Cung tiền tăng, tín dung tăng --> Mới gọi là bơm tiền.

    Vậy là ae hiểu 1 phần rồi nhé, đừng nghe media nó bảo nới room, hạ lại suất là ồ ạt bơm tiền nhé.
    Last edited: 11/01/2024
    may chem, oldinvestor, bacdcct1 người khác thích bài này.
  8. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    960
    Câu 5: Đầu tư công có phải là bơm tiền hay ko?

    Media lại bơm chuẩn bi được bơm 700k tỷ qua đầu tư công?
    vậy bản chất ĐTC có phải là kênh bơm tiền hay ko?
    Không nhé, bởi vì:
    - Khi đẩy mạnh đtc kho bạc phải rút đi 1 phần tiền gửi tại các ngân hàng --> Để đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn, an toàn thanh khoảng ... do khoảng tiền bị rút đi buộc các ngân hàng phải tăng cường huy động --> Góp phần làm ls tăng.
    Như vậy ĐTC không phải là kênh bơm tiền nhé và cũng sẽ ko anh hưởng đến điều hành tỷ giá của nhnn.
    --- Gộp bài viết, 11/01/2024, Bài cũ: 11/01/2024 ---
    Câu 6: Kênh chứng khoán, kênh bất động sản có phải là kênh hút tiền giúp kiềm chế lạm phát hay ko?
    Không nhé

    Đầu tiên muốn biết thì phải xem lạm phát của VN chủ yếu từ đâu? Có phải là do bơm tiền như Mỹ hay châu âu hay ko? hay do các chi phí đẩy tăng?
    Để biết được đầu tiên chúng ta phải nghiên cứu rổ hàng hóa tính CPI của chúng ta
  9. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    960
    Trong rổ hàng hoà tính CPI của chúng ta tỷ trọng cao nhất sẽ là: Thit gia súc chủ yếu thịt heo chiếm 5.15%; giáo dục 5.45%; Yte 4.11%; nhiên liệu 3,8%, điện 3.3%, thuỷ sản 3.1, rau quả 2.3, sinh hoạt tiêu dùng gia đình 8.6%...
    Như vậy rổ CPI của VN chúng ta khác với Mỹ, Mỹ chiếm tỷ trọng lớn là năng lượng, thuê nhà, lương thực thực phẩm.
    Điều này giải thích vì sao trong năm rồi Mỹ và Châu Âu lạm phát rất cao nhưng LP Việt nam vẫn nằm trong tầm kiểm soát bởi vì: mỹ và châu âu vừa ảnh hưởng của bơm tiền và giá cả hàng hoá gia tăng đó là ảnh hưởng kép.
    Còn nhìn vào rổ CPI của Việt Nam những hàng hoá chiếm trọng yếu lớn như Thịt heo, tiêu dùng, giáo dục ... không tăng nhiều nên CPI ở mức khống chế.
    Last edited: 11/01/2024
  10. Mr_le198x

    Mr_le198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2023
    Đã được thích:
    960
    Như vậy trong vài năm vừa rồi bản chất vẫn là ko bơm mạnh tiền ra nền kinh tế( Cung tiền, tăng trưởng tín dụng). và BDS cũng đâu phản ánh nhiều vào CPI vậy thì BDS kiềm chế LP ở đâu.
    Chưa kể trong những giai đoạn nóng sốt của thị trường thị trường BDS và chứng khoán là bong bóng là đầu cơ lướt sóng chứ ít nhà đầu tư mua để nắm giữ 5 10 20 năm họ mua lướt sóng liên tục --> Một phần nào đó còn gây áp lực ngược lại LP.
    Rất đơn giản thôi:
    - Các bạn vẽ trên đồ thị vnindex mối tương quan với lạm phát sẽ thấy có thực chứng khoán hấp thụ lạm phát hay không hay lạm phát tăng cao chứng khoán nát.
    - Mọi người so sánh trên đồ thị mối tương quan của giá BDS với lạm phát qua nhiều năm trên cùng 1 đồ thị cũng sẽ thấy điều này thôi.
    Khi biểu thị trên đồ thị, biểu thị bằng số liệu chúng ta sẽ thấy mối tương quan liền mà.

Chia sẻ trang này