Chào năm mới 2010. VNI đang ở đâu và sẽ đi đâu? Thị trường hàng ngày qua góc nhìn VT81

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vo_thuong_81, 01/01/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4171 người đang online, trong đó có 306 thành viên. 13:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 93793 lượt đọc và 563 bài trả lời
  1. ngocleasing

    ngocleasing Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Đã được thích:
    20
    =========
    Không hiểu nhok nói nhiệm vụ của VT là nhiệm vụ gì??
  2. vo_thuong_81

    vo_thuong_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Đã được thích:
    2
    Thứ 7, 16/01/2010, 15:21 ​
    Áp lực đè nặng ngân hàng Việt Nam năm 2010


    Đó là sự cạnh tranh, chi phối của ngân hàng nước ngoài; tiềm ẩn về lạm phát, tỷ giá, mất cân đối cán cân thương mại; dòng tiền chảy vào các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn...



    Tại hội thảo "Ngân hàng Việt Nam vượt qua khủng hoảng, hướng đến tương lai" hôm qua, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP HCM đánh giá nhà băng ngoại có ưu thế về vốn, kinh nghiệm, kỹ năng, quản trị nguồn nhân lực... Cho nên, đây sẽ là một thử thách lớn cho hoạt động của ngân hàng trong nước. Chưa kể, chứng khoán, vàng, quỹ đầu tư... cũng sẽ cạnh tranh với ngân hàng để vét tiền nhàn rỗi trong dân cư.

    Thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hệ thống nhà băng Việt Nam phải đối mặt với sự hội nhập ồ ạt từ những ngân hàng nước ngoài. Diễn biến này tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi khả năng quản trị của các nhà băng trong nước phải cao và hiệu quả hơn nữa.

    Đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước, Tiến sĩ Dương cho rằng nhiều nhà băng chưa có tầm nhìn chiến lược, chủ yếu mang tính ngắn hạn bởi những biểu hiện mang tính "chộp giật" bất chấp rủi ro hệ thống.
    Ví dụ như khi đã đạt trần lãi suất cho vay, huy động, có ngân hàng đặt ra các mức phí khác, đẩy phần lãi thực tế lên cao. Hơn nữa, các nhà băng hiện chú trọng đến việc cung ứng những dịch vụ mà mình có, chứ chưa quan tâm xem khách hàng cần thêm những điều gì. Việc gửi tiền lên các vùng núi, vùng sâu, vùng xa thông qua dịch vụ của ngân hàng vẫn còn rất khó khăn, là minh chứng cho trường hợp này.

    Không tránh khỏi sự cạnh tranh với các ngân hàng ngoại, song Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu Lý Xuân Hải cho rằng tiến độ thâm nhập của nhà băng nước ngoài sẽ không ồ ạt, bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn đó. "Cho nên, đây là thời cơ để các ngân hàng nội vươn lên, nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần nhiều hơn nữa, tạo tiềm lực mạnh để đủ sức bước vào cuộc chiến không tránh khỏi".

    Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cũng chia sẻ những dự báo về cơ hội và thách thức cho các ngân hàng Việt Nam năm 2010. Theo ông, căng thẳng thanh khoản ngoại tệ có giảm nhưng vẫn còn, do vẫn còn hỗ trợ lãi suất vốn đầu tư trung, dài hạn cũng như hỗ trợ lãi suất ngành nông nghiệp. Tỷ giá chính thức và tự do cũng được dự báo sẽ có chênh lệch khá cao.

    Lãi suất cơ bản năm 2010, theo ông Nghĩa có khả năng sẽ thay đổi theo hướng tự do hóa lãi suất, tức dỡ bỏ trần lãi suất. Theo đó, lãi suất huy động và cho vay được xác lập trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên.

    Khi các ưu đãi về thuế chấm dứt, Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, các ngân hàng quốc tế tiếp tục tham gia vào thị trường Việt Nam và những cam kết WTO và AFTA, khiến cho cuộc canh tranh gay gắt hơn.


    Theo Bạch Hường
    Vnexpress




    http://cafef.vn/2010011603209253CA34/ap-luc-de-nang-ngan-hang-viet-nam-nam-2010.chn

    Tự do hoá lãi suất? Dỡ bỏ trần lãi suất???
  3. vo_thuong_81

    vo_thuong_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Đã được thích:
    2
    Trào lưu PHANG GIẤY ĐỔI TIỀN lại có nguy cơ tái diễn. Bài học cháo loãng dìm thị trường trong bể khổ 2 năm trời vẫn chưa thuộc
    Nếu như là "thưởng" thì còn đỡ (dù về bản chất vẫn là tự mình thưởng mình, móc túi phải chuyển sang túi trái), đằng này lại phang giấy ra bắt cổ đông bỏ tiền MUA thì hơi bị chán
    CP đang đặt mục tiêu kìm chế lạm phát, hút bớt tiền trong lưu thông về lại ngân hàng, chú trọng phát triển sản xuất, các ngành mũi nhọn thiết yếu thì nhiều công ty, doanh nghiệp lại đua nhau chào mời cổ đông bỏ tiền mua cháo loãng. Trong khi chính các ngân hàng cũng đang có áp lực phải tăng vốn điều lệ theo đúng lộ trình thì chưa biết kiếm nguồn tiền ở đâu ra
    Không biết sắp tới UBCK có thay đổi gì trong chính sách phê duyệt các phương án tăng vốn phát hành thêm cổ phiếu của doanh nghiệp hay không. Chứ tình trạng này mà tiếp diễn tràn lan thì thị trường lại rơi vào nỗi ám ảnh 2007-2008 mất thôi

    Thứ 6, 15/01/2010, 23:02 ​
    KLS: Dự kiến tăng vốn điều lệ lên 2025 tỷ đồng


    Tổng số lượng chào bán là 102,5 triệu CP. Trong đó chào bán cho cổ đông hiện hữu 100 triệu CP, tỷ lệ thực hiện quyền là 1:1. Cán bộ công nhân viên 2,5 triệu CP bằng mệnh giá.


    [​IMG] KLS: Phát hành xong 10,9 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng


    Theo tờ trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2009 của CTCP chứng khoán Kim Long, năm 2010, KLS dự kiến tăng vốn từ 1000 lên 2025 tỷ đồng. Theo đó số cổ phiếu chào bán là 102,5 triệu cổ phiếu với tổng giá trị là 1025 tỷ đồng.
    Trong đó, chào bán cho cổ đông hiện hữu là rong đó chào bán cho cổ đông hiện hữu 100 triệu cổ phiếu theo phương thức thực hiện quyền mua. Tỷ lệ thực hiện quyền 1:1.
    Cán bộ công nhân viên là 2,5 triệu cổ phiếu bằng mệnh giá theo phương thức chào bán trực tiếp. Đối tượng chào bán là cán bộ nhân viên của KLS không bao gồm thành viên Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và Ban kiểm soát. Toàn bộ cổ phiếu chào bán cho CBCNV sẽ chịu hạn chế chuyển nhượng đến hết ngày 5/9/2010.
    Dự kiến tổng số tiền thu được từ đợt chào bán sẽ nhằm nâng cao năng lực tài chính nhằm đầy mạnh hoạt động đầu tư tự doanh và tăng cường năng lực bảo lãnh phát hành, mở rộng thị phần môi giới.
    Đẩy mạnh đầu tư vào hoạt động nghiệp vụ hiện có khác, chuẩn bị triển khai một số dịch vụ mới như giao dịch ký quỹ, giao dịch trái phiếu.
    Bổ sung nguồn vốn để phục vụ các kế hoạch, mục tiêu hoạt động kinh doanh khác.
    Dự kiến Đại hội giao cho HĐQT thực hiện đăng ký lưu ký bổ sung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và niêm yết bổ sung trên Hnx đối với toàn bộ cổ phiếu phân phối sau khi kết thúc đợt chào bán
    Về kế hoạch tạm ứng cổ tức năm 2010, tờ trình xin ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định tỷ lệ từ 5% đến 10% (tương đương 500-1000 đồng/CP).
    Phương án phân phối lợi nhuận năm 2009

    [​IMG]


    Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi

    [​IMG]


    Dự kiến ngày 30/1 tới KLS sẽ thực hiện Đại hội đồng cổ đông năm 2009.




    V.Minh
    Theo KLS



    http://cafef.vn/20100115055633104CA36/kls-du-kien-tang-von-dieu-le-len-2025-ty-dong.chn
  4. vo_thuong_81

    vo_thuong_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Đã được thích:
    2
    Mạn đàm về giao dịch T+2: MONG LẮM, T+2 ƠI

    T+2 chính thức áp dụng sẽ mang lại rất nhiều thuận lợi cho bà con nhỏ lẻ, tạo một sân chơi công bằng, bình đẳng hơn

    - Bình đẳng: bà con nhỏ lẻ cũng có thể bán nhanh, cắt lỗ hoặc chốt lời nhanh ko kém gì cá mập (mua thứ Hai, có thể bán ngay vào thứ Tư)

    - Hạn chế thao túng: hoạt động giao dịch, mua bán của tất cả các nhà đầu tư lớn nhỏ, cá mập, quỹ, dân nhỏ lẻ... đều được Trung tâm lưu ký nắm đến từng chi tiết nhỏ nhất, giống như công ty chứng khoán kiểm soát hoạt động của khách hàng. Các bằng chứng về những giao dịch bất thường nếu có sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng trong lòng bàn tay cơ quan quản lý

    Nhiều thuận lợi như thế, nhưng không biết T+2 có ngay trong tháng 1 này không để bà con nhỏ lẻ phấn khởi
  5. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    Bắt đầu Down-Trend Trung Hạn !

    + Mai thứ ba 19.1.2010 VNI giãm hết biên độ về 466 tạo đáy tạm ngắn hạn

    + Thứ tư VNI 485 and thứ năm piên 1 VNI Rebounce lên 501

    + Thứ sáu VNI 493

    Nhiều khả năng VNI retest NECKLINE 430 từ đây đến Tết Canh Dần

    Đề nghị Các Bác Cầm Cổ Mua sàn bình quân giá vào ngày mai ... sau đó cut-loss vào thứ năm


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]
  6. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    Hasino 18.1.2010

    sẽ có ít nhất 2 piên bull-trap tối đa 3 piên : thứ tư thứ năm thậm chí thứ sáu

    [​IMG]


    [​IMG]
  7. saladin1

    saladin1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2009
    Đã được thích:
    0



    Anh Vo Thương giờ chỉ viết cho vui thôi , có khi chính anh ấy cũng chẳng hiểu mình viết cái gì nữa ấy chứ =))=))
  8. mango8787

    mango8787 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2008
    Đã được thích:
    0
    hoá ra vt81 nhận định đúng à bà con.chỉ có điều hỏi có độ trễ thôi , mọi ng nghĩ sao nhỉ.
  9. vo_thuong_81

    vo_thuong_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Đã được thích:
    2
    Media đang rầm rộ dọn đường cho quyết định tối quan trọng liên quan đến lãi suất cơ bản thì phải. Một khi quyết định này được chính thức đưa ra thì con đường về mái nhà xưa 235 của VNI hiển hiện ngay trước mặt. Lý do vì sao có vài tin tốt cuối tuần trước mà thị trường mở đầu tuần mới giảm mạnh quyết liệt ko do dự như thế

    “Vòng kim cô” quanh lãi suất cơ bản
    NGUYỄN HOÀI
    17/01/2010 23:37 (GMT+7)

    Trong khi chưa xác định được vai trò thực sự của lãi suất cơ bản mà lại dựa vào đó để ấn định một loại lãi suất cho thị trường thì sự viển vông sẽ đến mức nào? - Ảnh: Quang Liên.

    Quyết định về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản VND của Ngân hàng Nhà nước có thể xem là cực chẳng đã!
    Ngày 16/5/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 16 xác định cơ chế điều hành lãi suất cơ bản VND, chặn đứng “phong trào” đua lãi suất khi đó.

    Cũng từ đó đến nay, chiếc “vòng kim cô” này bị chỉ trích mạnh mẽ trong các hội thảo chuyên ngành, và ngày 15/1/2010 tại Tp.HCM, lãi suất cơ bản và điều 476 của Bộ luật Dân sự tiếp tục bị cày xới thêm một lần nữa.

    Một quyết định cực chẳng đã!

    Một đặc trưng nổi bật nhất trên thị trường tiền tệ 5 tháng đầu năm 2008 là khan hiếm VND, lãi suất tiền gửi VND liên ngân hàng tăng dữ dội, có thời điểm lên tới 30 - 40%/năm, đẩy các ngân hàng thương mại vào cuộc chạy đua lãi suất vô cùng khốc liệt.

    Hầu hết các ngân hàng thương mại khi đó hoạt động rất khó khăn, một vài ngân hàng nhỏ bị tê liệt. Việc cho vay mới tại các ngân hàng gần như bị đình chỉ. Công việc chính của các ngân hàng lúc đó là bằng mọi cách để cân đối thanh khoản.

    Chưa nói đến chuyện lời lãi ở các ngân hàng, mà khả năng vỡ nợ ở một số ngân hàng, khiến nhiều người liên tưởng đến hiệu ứng “domino” cho cả hệ thống là khó tránh khỏi. Cùng với ngân hàng, doanh nghiệp là lực lượng kinh tế hứng chịu hậu quả nặng nề nhất.

    Lúc đó, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Cao Sĩ Kiêm đã công bố con số khiến những nhà quản lý phải giật mình: “20% doanh nghiệp phá sản, 60% nằm im dưới dạng “chết lâm sàng” và chỉ có 20% tiếp tục hoạt động”.

    Trước tình hình đó, ngày 16/5/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 16/QĐ - NHNN, áp dụng cơ chế lãi suất thị trường bao gồm lãi suất huy động - cho vay không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản, được Ngân hàng Nhà nước công bố từng thời kỳ. Về sau, cơ quan này cũng “nhốt” cả lãi suất trên thị trường liên ngân hàng vào cùng “rọ” này.

    Sự ra đời của quyết định trên cũng chấm dứt cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VND tại Quyết định 546/2002/QĐ - NHNN ngày 30/5/2002 mà chính ngành ngân hàng đã dày công xây dựng hàng chục năm ròng.

    Gần như lập tức, thị trường tiền tệ được thiết lập trật tự. Lãi suất huy động - cho vay được ổn định, chuyện rồng rắn xếp hàng rút vốn ngân hàng này gửi sang ngân hàng kia để lấy lãi cao hơn cũng giảm mạnh.

    Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước tăng cường giao dịch đối với nghiệp vụ thị trường mở nên lãi suất trên thị trường dịch chuyển trở lại trạng thái mong muốn của cơ quan điều hành.

    Mặc dù vậy, phía ngân hàng thương mại rất "hậm hực" khi phải chấp hành quyết định này. Hầu như tại các diễn đàn chuyên ngành, những buổi trao đổi thông tin với giới truyền thông, họ đều bộc lộ bức xúc nhưng bao giờ cũng chốt lại “đừng trích dẫn tên tôi nhé” vì e ngại.

    Kết thúc chuyện: Buồn ngủ gặp chiếu manh?

    Khi nhìn nhận về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản tại Quyết định 16 nói trên, dù Ngân hàng Nhà nước dẫn ra nhiều căn cứ tham chiếu nhưng nổi lên trong đó là dựa vào điều 476 của Bộ luật Dân sự: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố”.

    Thực ra, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thấy bất cập và vào tháng 3/2007, trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước đã có ý kiến phản ánh vướng mắc do tổ chức tín dụng cũng bị coi là “các bên” trong Luật Dân sự 2005; kéo theo là hàng loạt hợp đồng cho vay của tổ chức tín dụng bị phạm luật vì: lãi suất cơ bản là 8,25%/năm, đáng lẽ tổ chức tín dụng chỉ được phép cho vay 12,375%/năm thì phổ biến là hợp đồng chốt với nhau trên mức này.

    Mặc dù vậy, mức độ phản ứng của Ngân hàng Nhà nước với điều 476 cũng chỉ dừng ở đó. Tuy nhiên, đến tháng 5/2008, khi thị trường tiền tệ bất ổn, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng chiếc “gậy” này để bình ổn lãi suất.

    Tại hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi) do Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội và Dự án Star Việt Nam tổ chức ngày 15/1/2010, bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng bày tỏ: “Theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997, lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh, tôi thấy còn mập mờ và phiến diện”.

    “Mập mờ là vì Ngân hàng Nhà nước dựa vào cơ sở nào để xây dựng và công bố lãi suất cơ bản? Hơn nữa, loại lãi suất này không được dùng để giải quyết mối quan hệ vay mượn thực của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng nên nó không phản ánh được mối quan hệ giữa cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ”, bà Hương nói.

    Mặt khác, lãi suất cơ bản phiến diện ở chỗ chúng đóng vai trò “làm cơ sở” cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh và không thể hiện quan hệ vay mượn trên thị trường, trong khi Ngân hàng Nhà nước cũng chính là một chủ thể trên thị trường. Thực tế, “làm cơ sở” cũng đồng nghĩa với “áp đặt” và đó là điều không dễ chấp nhận khi Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào thế giới.

    Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước đã và đang có các công cụ lãi suất khác như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Và theo bà Hương, đó là loại lãi suất được hình thành trên cơ sở mục tiêu của chính sách tiền tệ và trên quan hệ có thực, xảy ra hàng ngày giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng.

    Ngay cả trong quá trình thảo luận dự án Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi) gần đây, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng nói: “...lãi suất cơ bản của chúng ta hiện nay là không có thực, vì lãi suất này không có mối quan hệ vay mượn nào giữa ngân hàng trung ương với tổ chức tín dụng”.

    Như vậy, trong khi chưa xác định được vai trò thực sự của lãi suất cơ bản mà lại dựa vào đó để ấn định một loại lãi suất cho thị trường thì sự viển vông sẽ đến mức nào?

    Và phải chăng, mục tiêu của điều 476 Luật Dân sự là tránh cho vay nặng lãi, nhưng cơ quan quản lý trong tình thế bí bách đã biến chúng thành công cụ hành chính để bình ổn lãi suất, nhưng là bình ổn theo cái cách làm cho thị trường bị méo mó thêm?


    http://vneconomy.vn/20100117015447702P0C6/vong-kim-co-quanh-lai-suat-co-ban.htm

    Lời khuyên cho những người cầm tiền vẫn như trước: hãy rút tiền ra khỏi tài khoản và gửi ngay vào tiết kiệm hoặc mua vàng

    Còn lời khuyên cho những người vẫn đang kẹp hàng: đừng bỏ qua bài học đầu tiên khi chơi chứng khoán là phải biết cắt lỗ. hãy lựa thời điểm bull hồi mà dứt khoát bán cắt lỗ rút tiền ra ngay

    sắp tới thị trường có mức hỗ trợ ở 458, tại đó có thể hồi lên 487 rồi giảm mạnh một mạch thủng luôn 430 để test đáy mới 380
  10. Lords

    Lords Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/01/2010
    Đã được thích:
    0
    ơ cũng là 380 à...sao dạo này nhiều cao thủ nhắc đến con số này thế nhỉ ???
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này