Chào năm mới 2010. VNI đang ở đâu và sẽ đi đâu? Thị trường hàng ngày qua góc nhìn VT81

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vo_thuong_81, 01/01/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2940 người đang online, trong đó có 64 thành viên. 06:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 93776 lượt đọc và 563 bài trả lời
  1. bluestock

    bluestock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Sóng giảm xấp xỉ 4 tháng rồi. Giờ này tin xấu đã ra hết, vùng đáy lộ dần...
    Còn gì xấu nữa không? Kết quả quý 1 nữa ??
    Dòng tiền đã khơi thông, cái cọc nổi Lãi suất cơ bản của CL đã chìm rồi...
    VNI những ngày sắp tới khó ai dìm được. Sóng SDx cuối phiên hôm nay trên HNX đã cho thấy up up rõ ...
  2. surudoi

    surudoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Hết PV... đến SD...cứ gọi là ngất trên cành quất:)>-
  3. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    [​IMG][​IMG]
  4. nhokyeu

    nhokyeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Anh mèo béo lấy nick kia lên post vài bài cho vui đi :-bd
  5. Dap_xich_lo

    Dap_xich_lo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Ờ nhể. Lâu ko thấy lại nhớ.[:D]
  6. leanh89

    leanh89 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/11/2009
    Đã được thích:
    1
    thế hoá ra 2 bác là 1 à :-?? sao bác VT81 cứ khẳng định là ko phải :-??
  7. muikhoanda

    muikhoanda Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/11/2009
    Đã được thích:
    0
    thật đấy , bác VT kg xuất hiện , ae mất phương hướng hẳn [:D]
  8. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    Phân tích cung cầu phiên 2.3.2010 :

    Hosino : lực cầu tiếp tục tăng ... cung cầu tương đối cân băng

    Hasino : Lực cầu tăng mạnh áp đảo lực cung


    [​IMG][​IMG]
  9. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    http://vietnamnet.vn/chinhtri/201003/Viet-Nam-vay-hon-25-ty-yen-ODA-Nhat-896801/


    Việt Nam vay hơn 25 tỷ yên ODA Nhật Cập nhật lúc 19:31, Thứ Ba, 02/03/2010 (GMT+7)
    [​IMG] - Chiều nay (2/3) tại Hà Nội, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Sakaba Mitsuo đã ký công hàm trao đổi về việc Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam hơn 25 tỷ yên ODA vốn vay.

    [​IMG] Dự án cầu Cần Thơ sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản. Ảnh: VNNVốn vay 25,822 tỷ yên thuộc đợt 2 tài khóa 2009 của Nhật Bản dành cho Việt Nam nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy, tổng cam kết ODA vốn vay của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong năm tài khóa 2009 đạt 145,631 tỷ yên, cao nhất từ trước đến nay.
    Khoản vay này nhằm triển khai 5 dự án. Đó là xây dựng nhà ga hành khách - cảng hàng không quốc tế Nội Bài, làm đường nối từ cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài, xây cầu Cần Thơ, khôi phục cầu quốc lộ 1 giai đoạn 3 (đoạn Cần Thơ - Cà Mau) và dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc.
    Công hàm trao đổi ký kết quy định các điều kiện khung cho việc cung cấp và sử dụng hơn 25 tỷ yên tín dụng ưu đãi nói trên. Trên cơ sở các điều kiện khung này, trong tháng 3, tại Hà Nội, Bộ Tài chính Việt Nam và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ ký 5 hiệp định tín dụng cụ thể cho 5 dự án nói trên.
    Từ năm 1992 đến nay, tổng vốn ODA (bao gồm viện trợ không hoàn lại và tín dụng ưu đãi) cam kết của Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt 1.557 tỷ yên.
    Xuân Linh
  10. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    http://ebank.vnexpress.net/GL/Ebank/Tin-tuc/2010/03/3BA19342/


    Ngân hàng đẩy mạnh cho vay
    Sau hai tháng tín dụng tăng chậm vì vướng thời gian cận Tết, các ngân hàng đang tăng tốc tiếp cận khách hàng, đặc biệt kể từ khi được phép áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận với các khoản vay trung dài hạn.
    > Tháo vòng kiềm tỏa lãi suất
    Trước đây, ngân hàng chỉ được phép áp dụng lãi suất thỏa thuận với các khoản vay tiêu dùng. Trường hợp khách hàng vay trung, dài hạn để đầu tư sản xuất kinh doanh, ngân hàng phải áp lãi suất không quá 150% so với lãi suất cơ bản (hiện là 8% một năm), trong khi lãi suất huy động cao gần tương đương, khiến nhiều ngân hàng hạn chế cho vay vì biên lợi nhuận thấp.
    Nhiều doanh nghiệp bị ám ảnh bởi chuyện ngay cả khi được vay theo lãi suất trần vẫn phải bấm bụng chi thêm nhiều thứ phí không rõ ràng khác. Bởi trên thực tế, do thiếu vốn và phải huy động với chi phí cao, các ngân hàng đều tìm cách lách luật, cộng thêm phí, đẩy lãi vay áp cho doanh nghiệp cao hơn nhiều so với trần 12% một năm.
    Với Thông tư 07 Ngân hàng Nhà nước mới ban hành, ngân hàng có quyền thỏa thuận lãi suất cho vay trung dài hạn với khách hàng. Những người phản đối thì cho rằng, quyết định "bung" lãi suất vô hình chung lại hợp thức hóa cái sai của ngân hàng trước đây khi cộng phí đỏ phí đen ngoài lãi suất. Và nếu không khéo quản sẽ nảy sinh tình trạng cho vay nặng lãi bởi nguồn vốn có hạn, nhu cầu vay vô hạn trong khi ngân hàng có lợi thế hơn so với doanh nghiệp trên bàn đàm phán. Trong bối cảnh kinh tế chưa hoàn toàn khỏe mạnh, chi phí vốn cùng các loại giá điện, nước, xăng dầu tăng cao sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình thế vô cùng khó khăn. Mặt khác, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định chỉ hạch toán lãi suất không quá 150% lãi suất cơ bản, nếu không có những điều chỉnh hợp lý doanh nghiệp sẽ phải tự gánh phần lãi suất vượt trần vì không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.
    Những người ủng hộ lại cho rằng cho thỏa thuận lãi suất là hợp lý, nhằm khơi thông thị trường vốn đang bế tắc hiện nay và minh bạch hóa quan hệ ngân hàng - doanh nghiệp. Doanh nghiệp hiện rất khát vốn để kinh doanh và họ không quá căn cơ nếu lãi suất cho vay tăng lên một chút. Hơn nữa, khi chưa cho phép thỏa thuận, ngân hàng cũng đã tìm cách này hay cách khác để thương lượng với doanh nghiệp cộng thêm phí.
    [​IMG] Lãi suất cho vay sẽ tăng ít nhất 2-3% so với hiện nay. Ảnh: Hoàng Hà Hơn ai hết, ngân hàng là người vui mừng chào đón cơ chế mới và ráo riết lên kế hoạch triển khai. Phó tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần Quân đội (MB) Cao Thúy Nga cho biết ban lãnh đạo đã họp bàn và nay mai sẽ có chính sách mới về cho vay cũng như huy động. Trước hết sẽ có những điều chỉnh về lãi suất huy động theo hướng khuyến khích hút vốn trung dài hạn. Trước đây do lãi suất bị khống chế bởi mức trần và thói quen gửi tiền ngắn hạn của khách hàng, nên lãi suất huy động tại MB cũng như nhiều ngân hàng khác bằng nhau chằn chặn ở mọi kỳ hạn. Nay cơ chế lãi suất thỏa thuận được áp dụng với các khoản vay trung và dài hạn, ngân hàng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để chuyển hướng cho vay những kỳ hạn dài.
    PGBank cũng đang khảo sát lại chính sách huy động cũng như cho vay của mình. Tuy nhiên, Tổng giám đốc Nguyễn Quang Định cho biết chưa có kế hoạch điều chỉnh lãi suất huy động, chỉ lên kế hoạch tăng lãi suất cho vay với các hợp đồng mới. Với các hợp đồng cũ, PGBank sẽ đàm phán với khách hàng để thương lượng lại lãi suất theo hướng ưu tiên cho khách hàng truyền thống và những dự án tốt.
    Đại diện một ngân hàng cổ phần khu vực phía Nam tiết lộ ngay sau khi được “cởi trói” lãi suất cho vay, nhà băng này đã nâng lãi suất cho vay lên 18-19% với một số dự án dài hạn. Biên độ lợi nhuận ngân hàng dự kiến sẽ tăng lên và nhờ đó, nguồn vốn đáp ứng cho khách hàng sẽ dồi dào hơn.
    Tổng giám đốc Eximbank Trương Văn Phước đánh giá thông tư cho phép áp dụng lãi suất cho vay trung dài hạn theo cơ chế thỏa thuận giúp khai thông đầu ra cho ngân hàng, cơ hội để các tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.
    Các ngân hàng cùng cho rằng ngay cả với cơ chế thỏa thuận, lãi suất cho vay khó lòng đẩy quá cao, vượt khả năng chấp nhận của doanh nghiệp. Theo tính toán của ông Nguyễn Quang Định, với lãi suất huy động gần 10,5% như hiện nay, sau khi cộng các chi phí dự trữ bắt buộc, trích lập dự phòng rủi ro và các chi phí quản lý khác, ngân hàng có thể cho vay ở mức 14-15% là hợp lý. Bà Cao Thúy Nga chia sẻ quan điểm này và cho rằng với các dự án dài hạn, đầu tư bất động sản hay đầu tư tài chính, lãi suất có thể cao hơn, tới 17-18 thậm chí 19% một năm.
    “Lãi suất thỏa thuận nhìn từ lý thuyết ngân hàng là đúng. Song điều tôi lo lắng là trong bối cảnh thị trường Việt Nam chưa thực sự cạnh tranh lành mạnh, còn cơ chế xin cho, đưa quan hệ vào công việc, cơ chế lãi suất thỏa thuận có thể biến tướng, nặng về lobby, phát sinh tiêu cực”, ông Nguyễn Băng Tâm, Phó chủ tịch Câu lạc bộ doanh nghiệp niêm yết bình luận.
    Theo ông Tâm, với cơ chế thỏa thuận, doanh nghiệp sẽ tính toán thận trọng hơn trước khi có ý định vay vốn ngân hàng. Công ty Gilimex, nơi ông Tâm đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị, cũng sẽ cân đối giữa quy mô sản xuất, khả năng lợi nhuận của dự án đang triển khai để tính toán chấp nhận lãi suất ở mức bao nhiêu. “Công ty tôi chỉ vay vốn 12-14%. Nếu cao quá, tôi sẽ không vay ngân hàng mà tìm kênh huy động vốn khác như phát hành cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp. Nếu thị trường chứng khoán ổn định, Vn-Index dao động 550-600 điểm, sẽ tốt cho các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành”, ông Tâm nói.
    Lệ Chi - Song Linh
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này