Chào năm mới 2010. VNI đang ở đâu và sẽ đi đâu? Thị trường hàng ngày qua góc nhìn VT81

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vo_thuong_81, 01/01/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4122 người đang online, trong đó có 371 thành viên. 12:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 93753 lượt đọc và 563 bài trả lời
  1. top100

    top100 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/02/2010
    Đã được thích:
    0
    sao lại có người đồng cảm với mìn thế nhỉ
  2. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    Cổ tức cao - mừng ít, lo nhiều

    Sau những hào hứng ban đầu với cổ phiếu có tin chia thưởng cao, nhiều nhà đầu tư quay ra bán mạnh cổ phiếu.



    Hàng loạt doanh nghiệp niêm yết vừa thông báo nâng mức cổ tức chi trả cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ cao chót vót, từ vài chục đến hơn 100%. Tuy nhiên, trong số này, tiền thực thưởng thì ít, mà trả bằng cổ phiếu thì nhiều.
    Sau những hào hứng ban đầu với cổ phiếu có tin chia thưởng cao, nhiều nhà đầu tư quay ra bán mạnh cổ phiếu. Thậm chí, không ít người còn “ngại” nhận cổ phiếu thưởng của doanh nghiệp vì khi hàng về đến tài khoản, khả năng lỗ nhiều hơn lãi.
    Tăng nhanh, giảm bất ngờ
    Thông báo lợi nhuận hợp nhất năm 2009 tăng gần gấp đôi 2008 (2.375 tỷ đồng), công ty CP sữa Việt Nam (VNM) vừa cho biết sẽ nâng tỷ lệ cổ tức chi trả năm 2009 từ 30% lên 40%. Tương tự, Công ty CP phát triển đô thị Từ Liêm (NLT) cũng thông qua mức cổ tức năm 2009 tăng từ 30% lên 130% (trong đó, 30% đã trả bằng tiền mặt, còn lại sẽ trả bằng cổ phiếu).
    Trước đó, Công ty CP Cơ điện lạnh (REE) đã công bố trả cổ tức và chia thưởng bằng cổ phiếu tỷ lệ 120% (chỉ 20% bằng tiền mặt). Ngay sau khi thông tin này được công bố, hai ngày 17 – 18/3, giữa lúc thị trường nhuộm sắc đỏ, REE trở thành hiện tượng khi tăng hết biên độ lên 50.000 đồng một cổ phiếu, dẫn đầu khối lượng khớp lệnh trên sàn TP HCM với hơn 1,86 triệu đơn vị.
    Không riêng REE, trước đó vài ngày, tin Công ty CP chứng khoán Kim Long (KLS) chia thưởng cũng khiến mã này “làm mưa làm gió” trong nhóm cổ phiếu ngành tài chính ngân hàng với dư mua ba phiên (8 đến 10/3) đều trên 10 triệu đơn vị. Hiện tượng tranh mua cổ phiếu chia thưởng cao cũng diễn ra tại nhiều mã: PET, MAC, SSI…
    Lý giải về sức hẫp dẫn của những cổ phiếu có tin chia thưởng, ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính, cho rằng, nhà đầu tư nghĩ sẽ được tăng lượng cổ phiếu sở hữu tại doanh nghiệp.
    “Nhưng nguyên nhân sâu xa đẩy giá cổ phiếu tăng cao chủ yếu do ngay trước khi tin chia thưởng được công bố, một số nhà đầu tư có thông tin nội gián đã tranh mua cổ phiếu, đẩy giá lên. Đến khi giá cổ phiếu trở nên đắt đỏ hơn mặt bằng chung, số này lập tức quay ra bán trước ngày chốt quyền để không bị chôn vốn hàng tháng trời”, ông Hải phân tích.
    Hiện tượng này đã xảy ra tại nhiều mã cổ phiếu chia thưởng cao thời gian qua: sau ngày chốt quyền (8/3), trong 12 phiên giao dịch gần đây, KLS đã giảm 9 phiên. Còn REE sau hai phiên tăng trần đã quay đầu giảm điểm và hiện thấp hơn 2.000 đồng một cổ phiếu so với thời điểm có tin chia thưởng (ngày 19/3)…

    Nhà đầu tư bị ép mua?
    Không chỉ mất dần sự hấp dẫn ngay sau ngày công bố tin chia thưởng, việc doanh nghiệp công bố tỷ lệ chi trả cổ tức cao nhưng buộc nhà đầu tư nhận bằng cổ phiếu cũng đang gặp phải phản ứng ngày càng gay gắt của chính các cổ đông. Tại Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) của ngân hàng TMCP Sacombank (STB) tổ chức trung tuần tháng 3, một số cổ đông đã phát biểu nhất quyết không muốn nhận cổ tức bằng cổ phiếu thưởng.
    Gần đây nhất, ĐHCĐ của Công ty CP Bibica (BBC), phương án phát hành hơn ba triệu cổ phiếu để thưởng cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 5:1 đã không được thông qua (57.4% cổ đông không đồng ý).
    Theo ông Nguyễn Đình Lâm, Trưởng phòng môi giới, Công ty Chứng khoán Việt Nam: “Bản chất câu chuyện cổ phiếu thưởng là công ty giữ lợi nhuận để lại, vốn là thu nhập chưa phân phối của cổ đông hiện hữu, để tái đầu tư, thông qua hình thức phát hành thêm cổ phiếu. Giá cổ phiếu sau đó đương nhiên giảm, vì giá phát hành cổ phiếu thưởng thường rẻ hơn thị giá”.
    Trên một số diễn đàn chứng khoán, nhiều nhà đầu tư còn cho rằng, họ đang bị ép phải mua cổ phiếu thưởng, vì nếu không mua để bình quân giá, nhà đầu tư có nguy cơ mắc kẹt ở mức giá cao hơn
    Hơn nữa, nếu nhận cổ tức bằng tiền mặt, nhà đầu tư có vốn để xoay vòng, còn với cổ tức bằng cổ phiếu thưởng, rủi ro khi cổ phiếu về đến tài khoản là khá lớn. Nhiều trường hợp sau 1 – 2 tháng nhận cổ phiếu thưởng, nhà đầu tư thậm chí còn thua lỗ do thị trường biến động, giá cổ phiếu liên tục giảm.
    Theo Long Hưng
    Báo Đất Việt
  3. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    thủng 501 ... về 481


    [​IMG]
  4. tuu_sac119

    tuu_sac119 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Đã được thích:
    435
  5. yakuzahn

    yakuzahn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2010
    Đã được thích:
    1
    Bác đúng
  6. trumCK

    trumCK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Chả tin vào cái 481 lắm
    Cứ đợi xem
  7. nguyentrongduc

    nguyentrongduc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Đã được thích:
    37
    =D>
  8. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.833
    Thủng 500 về 496-493..........chờ mà về 480.......xa vời vợi. Đừng hù bà con như thế!
  9. protradervn

    protradervn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Hôm nay dải bollinger + các chỉ báo ichimoku đã đổi saNG tín hiệu xấu

    Nếu ai ở trường phái downtrend đều nghĩ sẽ tạo chữ M --> 430 ??? ko chí ít cũng về 480

    Nếu ai ở trường phái uptrend, chạm khu vực nhạy cảm 493-496, thị trường sẽ phải bật lên, ít nhất là T+ 4

    Hãy để TT trả lời

    Mai là 1 ngày mới, và có nhiều bất ngờ :D
  10. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    Lãi vay cao: Doanh nghiệp làm có đủ "nuôi" ngân hàng? Thứ tư, 31/3/2010, 11:00 GMT+7 Việc cho vay lãi suất thoả thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn sau thời gian ngắn triển khai đã vượt quá sức chịu đựng của nhiều doanh nghiệp (DN). Không chỉ DN kêu mà ngân hàng (NH) cũng đang lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan...
    Lợi nhuận DN 10%, lãi vay 18%
    Ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TPHCM cho biết, lãi suất cao đang cùng với chi phí đầu vào tăng mạnh so với cuối năm 2009 đang làm nhiều DN lao đao. Ông Vị thừa nhận, hiện có rất nhiều dự án đầu tư của các DN trong Hội đã bị ngưng trệ vì lãi suất quá cao.
    Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty Sadaco Trần Quốc Mạnh cho rằng lợi nhuận của ngành chế biến gỗ chỉ dưới 10%, trong khi lãi suất đã lên tới 18%/năm nên DN có vay được vốn cũng làm không đủ để nuôi NH.
    Phó Tổng GĐ một DN xây dựng bức xúc vì ông không hiểu nhiều người dựa vào đâu mà cho rằng với lãi suất 17-18%/năm thì DN vẫn làm ăn được và doanh nhân sẽ cân nhắc kỹ càng, dùng vốn vay hiệu quả hơn.
    Ngay trong cuộc họp với UBND TPHCM ngày 29-3, nhiều DN đã than phiền lãi suất hiện quá cao và DN rất khó tiếp cận vốn để sản xuất kinh doanh. Đại diện Tổng Cty Thương mại Sài Gòn (SATRA) cho biết, mức lãi suất phổ biến hiện nay 15-16%/năm là khá cao.
    TS Lê Thẩm Dương (ĐH Ngân hàng TPHCM) đánh giá NHNN cho phép NH cho vay lãi suất thoả thuận với các khoản vay trung và dài hạn là hướng đi đúng nhưng áp dụng vào thời điểm này sẽ gây khó cho nhiều DN.
    Lãnh đạo nhiều DN đồng tình chấp nhận lãi suất thỏa thuận nhưng mức lãi suất phải hợp lý vì với tình hình hàng loạt nguồn nguyên liệu, chi phí tăng như hiện nay thì họ phải có lợi nhuận đến 30%/năm mới đủ trả lãi NH.
    Một chuyên gia kinh tế nhận định với mức lạm phát chưa cao và lợi nhuận thấp của nhiều DN hiện nay thì lãi suất 18%/năm quả là vay nặng lãi. Nguồn vốn thời gian qua rõ ràng không căng thẳng như giữa năm 2008, nhưng lãi suất cho vay lại đang xấp xỉ như trước!
    Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ VN cho rằng, dù là lãi suất thoả thuận thì mức cho vay cũng chỉ nên tối đa là 16%/năm, còn lên tới 18-20%/năm thì rất khó khăn cho cả DN và nền kinh tế.
    Cho dù lãi suất đã được thỏa thuận theo mong muốn của nhiều NH nhưng do lãi cao, điều kiện khó nên DN ngại vay. Tổng GĐ một NH thừa nhận với lãi vay 16-18% thì chỉ có các DN có nội lực mạnh mới dám vay, trong khi họ dễ tìm các nguồn vốn khác. Còn các DN vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh, sản xuất chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của NH thì khó được giải ngân vì NH sợ nợ xấu.
    Giới NH cũng đang lo ngại nhiều DN vướng sức ép về nợ nần, đến hạn hợp đồng, phát triển sản xuất, chi phí nhân công... sẽ chấp nhận lãi cao rồi tính sau!
    Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Sacombank khẳng định: Các NH rà soát và kiểm tra rất kỹ đối tượng vay vốn. Tuy nhiên, NH sẽ gặp phải nghịch lý: kỹ quá khó cho vay, còn nới lỏng lại đối mặt với rủi ro. Phó Tổng Giám đốc NH ACB Nguyễn Thanh Toại cho biết, NH phải đa dạng hoá các sản phẩm chứ thời gian này khó trông chờ thu lợi nhiều từ việc cho DN vay.
    Các NH đang trông chờ NHNN bỏ trần lãi suất huy động để có thêm nguồn vốn cho vay, nhưng nếu DN không đủ sức chịu lãi vay cao thì dòng vốn vẫn có nguy cơ bị tắc. Hàng loạt NH đã đưa ra mục tiêu lợi nhuận năm 2010 cao hơn so với 2009 và đẩy mạnh thu từ các hoạt động phi tín dụng. Tuy nhiên lãi từ cho vay vẫn sẽ chiếm một tỷ trọng lớn như các năm trước. (Nguồn: TP, 31/3)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này