Chào năm mới 2010. VNI đang ở đâu và sẽ đi đâu? Thị trường hàng ngày qua góc nhìn VT81

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vo_thuong_81, 01/01/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3602 người đang online, trong đó có 257 thành viên. 07:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 93746 lượt đọc và 563 bài trả lời
  1. chinhphucID1

    chinhphucID1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/12/2008
    Đã được thích:
    1
    Mai mà thanh khoản bi bét thì chạy khẩn cấp:))
  2. fireflybored

    fireflybored Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Các bác phủ đầu năm mới ghê quá. Hôm qua em tâm lý còn rất lạc quan. Hôm nay đã thấy hơi nghi ngờ rồi đây.
  3. tvl1981

    tvl1981 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    18/05/2004
    Đã được thích:
    812
    Chữ M phân phối, khó đoán xuống đến đâu lém, hixxxx ~X
  4. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    Hay wa ! Giữ lại coi chơi
  5. tvl1981

    tvl1981 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    18/05/2004
    Đã được thích:
    812
  6. apghousing

    apghousing Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Bác VT81 đâu rồi, xuất hiện làm vài đường chimlợn để anh em còn yên tâm chiến đấu nào...
  7. vo_thuong_81

    vo_thuong_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Đã được thích:
    2
    Hãy cùng chờ xem "vòng quay tín dụng mới" có được như kỳ vọng của họ nhà bìm bịp không? trong khi vấn đế lãi suất, tín dụng, tính thanh khoản, khả năng huy động vốn đầu vào của các ngân hàng vẫn đang ngày càng căng thẳng


    Chủ nhật, 03/01/2010, 13:43 ​
    Chạy đua lãi suất và năng lực quản trị, điều hành


    Tại sao trong lúc ngân hàng thương mại trong nước “cuống” lên vì thanh khoản thì ngân hàng nước ngoài vẫn “bình chân như vại”?

    Từ câu chuyện chạy đua lãi suất của các ngân hàng thương mại hiện nay thấy rõ việc nâng cao năng lực quản trị, điều hành là một trong những thách thức lớn của các ngân hàng thương mại trong nước trong năm 2010 và nhiều năm tới.

    Trên danh nghĩa lãi suất huy động VND hiện chưa vượt rào 10,5%/năm. Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định các ngân hàng thương mại không có vấn đề gì về thanh khoản.

    Thế nhưng, sự căng thẳng về nguồn VND đang ở đỉnh điểm khi một tháng qua lãi suất huy động trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường dân cư đều liên tục bị đẩy lên cao ngất ngưởng.

    Lãi suất huy động: Xoay các kiểu

    Trên bảng lãi suất, chưa có ngân hàng thương mại nào công bố mức lãi suất huy động vốn từ khu vực dân cư vượt mức 10,5%. Nhưng nếu nhìn vào các chiêu của ngân hàng thương mại thì thấy họ đang “nóng” đến mức nào trong việc huy động vốn.

    Hầu hết các ngân hàng thương mại đều tung ra tất cả những chiêu có thể để thu hút khách hàng. Mức lãi suất thưởng thấp nhất mà các ngân hàng đưa ra ở mức 0,05 % và cao nhất có thể lên đến 0,42%/năm.

    Do đó, thực tế khi cộng lãi suất từ các hình thức thưởng (thưởng tiền, thưởng lãi suất, lãi suất cho sản phẩm huy động đặc biệt) thì lãi suất huy động của nhiều ngân hàng thương mại đã vượt rào 10,5%/năm.

    Điểm mặt các ngân hàng thương mại đang thực hiện những chương trình khuyến mại hấp dẫn thì thấy đủ cả, từ ngân hàng thương mại nhà nước lớn đến ngân hàng thương mại cổ phần lớn, nhỏ.

    Thế nhưng, kết quả không mấy khả quan khi dự tính trong năm nay, tính chung toàn ngành tăng trưởng huy động vốn vẫn thấp hơn tăng trưởng tín dụng khoảng 9%.

    Trên thị trường liên ngân hàng, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, doanh số giao dịch trong tuần gần đây nhất đạt xấp xỉ 120.350 tỷ VND và 2.033 triệu USD, tăng tiếp 8.507 tỷ đồng và 580 triệu USD so với trung tuần tháng 12/2009.

    Và đây là tuần thứ ba liên tiếp giao dịch trên thị trường này tăng cao. Sự căng thẳng về thanh khoản còn thấy rõ hơn khi doanh số giao dịch kỳ hạn qua đêm và 1 tuần chiếm tỷ trọng lớn nhất; trong đó giao dịch kỳ hạn 1 tuần chiếm 46%/tổng doanh số giao dịch.

    Và tất nhiên, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục tăng lên trên 10%/năm. Hiện lãi suất bình quân qua đêm đang ở mức 10,71%/năm.

    Lãi suất bình quân cao nhất, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, là 12%/năm. Nhưng lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho biết, muốn có con số này trên thực tế thì phải cộng thêm vài điểm phần trăm nữa.

    “Quân tử” phòng thân?

    Tăng trưởng tín dụng quá cao là nguyên nhân chính khiến thị trường huy động vốn căng thẳng như hiện nay. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện tăng trưởng tín dụng đã ở mức 37,7% - cách xa con số 25% mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra hồi đầu năm và vượt gần 8% so với “phanh” dự kiến của Ngân hàng Nhà nước trong những tháng cuối năm là 30%.

    Thực tế, việc tăng trưởng tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước và cả các ngân hàng thương mại lường trước do chương trình hỗ trợ lãi suất (tính chung là có đến 5 chương trình) được triển khai từ đầu năm đến nay.

    Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tuy ở mức hơn 445.000 tỷ đồng, song đây chính là lực đẩy khiến “con tàu tín dụng” không sao phanh lại được, dù Ngân hàng Nhà nước liên tục có cảnh báo đối với các tổ chức tín dụng.

    Nguyên nhân thứ hai, và cũng là căn bệnh cố hữu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, là hệ quả từ nguyên nhân thứ nhất: sự mất cân đối về kỳ hạn giữa vốn huy động và vốn cho vay. Tuy Ngân hàng Nhà nước chưa công bố, nhưng theo ước tính của các ngân hàng thương mại, hiện hơn 90% vốn huy động VND của các ngân hàng là dưới 12 tháng; trong khi tỷ lệ này trong cho vay trung và dài hạn là 40%.

    Cụ thể hơn, nếu nhìn vào bảng huy động lãi suất VND của ngân hàng thương mại có thể thấy rõ sự mất cân đối này. Ví dụ lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng của SHB là 10,44%/năm; từ 12 tháng đến 36 tháng có mức chung là 10,48%/năm.

    Ở ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng và 6 tháng đều ở mức 10,49%/năm. Hay ở Techcombank, lãi suất kỳ hạn 1 tháng cao hơn 15 tháng, tương ứng là 10%/năm và 9,20%/năm.

    Nguyên nhân thứ ba, để bình ổn thị trường ngoại hối, trong tháng 12/2009, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra một lượng lớn ngoại tệ nên các ngân hàng thương mại cũng “tốn” một lượng VND không nhỏ cho việc này.

    Trước tình hình căng thẳng của thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông điệp sẽ hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng thương mại nào thiếu hụt tạm thời.

    Hiện tổng phương tiện thanh toán đã ở mức 28,67% - vượt mức dự kiến (25%) của Ngân hàng Nhà nước. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng hơn một lần khẳng định sẽ làm mọi cách để giữ mức cung tiền trong tầm kiểm soát.

    Vì thế, Ngân hàng Nhà nước sẽ không dễ gì tung tiền ra “cứu” ngân hàng thương mại. Nếu như trước đây một ngân hàng nào đó thiếu thanh khoản sẽ được những ngân hàng lớn hỗ trợ, thì ba năm trở lại đây tinh thần “tương thân tương ái” này giữa các ngân hàng thương mại không còn nữa. Hầu hết ngân hàng thương mại lớn đều “làm ngơ” trước khó khăn của ngân hàng nhỏ.

    Một lãnh đạo ngân hàng thương mại đã phải thốt lên: “Trong thời buổi khó khăn này “quân tử phòng thân” là hơn cả”. Thậm chí, số ít ngân hàng còn lấy sự khó khăn thanh khoản của ngân hàng bạn làm cơ hội kiếm lời cho mình. Đây cũng là một trong những lý do khiến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng bị đẩy lên vượt cả lãi suất cơ bản.

    Thanh khoản: Cốt lõi là ở năng lực quản trị ngân hàng

    Thanh khoản của các ngân hàng thương mại luôn là vấn đề nhạy cảm và được “dự cảm” hàng năm, nhất là vào dịp tết Nguyên Đán, khi cả nhu cầu tín dụng và chi tiêu của người dân lẫn doanh nghiệp đều tăng. Thêm vào đó là sự “chia sẻ” nguồn vốn cho các thị trường khác (chứng khoán, bất động sản, vàng...).

    Đây là vấn đề thường niên của các ngân hàng thương mại. Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cho rằng, vấn đề thanh khoản hiện chưa nghiêm trọng như năm ngoái, nhưng nếu không xử lý kịp thời sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại.

    Hai năm nay, nhiều ngân hàng thương mại đã tăng vốn điều lệ, tăng năng lực cạnh tranh từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đến cải thiện hỉnh ảnh trong mắt người dân... nhưng vẫn thua tính chuyên nghiệp của các ngân hàng ngoại.

    Chuẩn mực từ chất lượng dịch vụ, chất lượng tín dụng, các chỉ số an toàn... là đánh giá chung đối với các ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam hiện nay.

    Một quan chức của Ngân hàng Nhà nước đặt vấn đề: Tại sao trong lúc ngân hàng thương mại trong nước “cuống” lên vì thanh khoản thì ngân hàng nước ngoài vẫn “bình chân như vại”? Nếu nói do họ có sự hỗ trợ của ngân hàng mẹ là không đúng. Vì, trong bối cảnh khủng hoảng vừa qua, chính những ngân hàng mẹ của họ đang gặp khó khăn thì khó có thể hỗ trợ cho ngân hàng con.

    Tại sao trong lúc các ngân hàng thương mại trong nước đẩy tăng trưởng tín dụng lên cao quá khả năng của mình thì ngân hàng nước ngoài vẫn kiên định theo cách: chậm mà chắc? Nhiều ngân hàng nước ngoài, thậm chí ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chẳng hạn như ANZ, không chỉ là ngân hàng bán buôn, mà họ đã thực sự trở thành ngân hàng bán lẻ trên thị trường khi triển khai không thiếu hình thức tín dụng nào trên thị trường Việt Nam, kể cả chương trình hỗ trợ lãi suất.

    Nhưng hiện không có ngân hàng nước ngoài nào gặp vấn đề về thanh khoản, dù là tạm thời. Vậy, vấn đề nằm ở chỗ năng lực quản trị điều hành của các ngân hàng nội.

    Vị quan chức Ngân hàng Nhà nước này khẳng định. Và đây cũng chính là một trong những thách thức lớn mà các ngân hàng thương mại trong nước phải đối mặt trong năm 2010 và nhiều năm tiếp theo.


    Theo Vietnam+



    http://cafef.vn/20100103014157621CA34/chay-dua-lai-suat-va-nang-luc-quan-tri-dieu-hanh.chn
  8. vo_thuong_81

    vo_thuong_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Đã được thích:
    2
    Lạm phát năm 2010 có thể cao hơn dự báo

    Cập nhật lúc 13:43, Chủ Nhật, 03/01/2010 (GMT+7)
    ,

    - Nhiều yếu tố có thể đẩy lạm phát năm 2010 lên cao hơn mức dự báo. Thậm chí, nếu các nguồn gây lạm phát không được quản lý và điều hành tốt, lạm phát năm tới có thể lên hai con số.

    Khó giữ mức 7%

    Theo ông Vũ Đình Ánh – Viện phó Viện Khoa học Thị trường giá cả (TTGC), các mục tiêu của năm 2010 như tốc độ tăng trưởng 6,5%, lạm phát khoảng 7% có thể đạt được thông qua các biện pháp không mang tính cấp bách, tình thế, mà gắn với chiến lược phát triển tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế đảm bảo tăng trưởng ổn định, bền vững và hiệu quả hơn.
    Vì thế, ông Ánh dự báo, nếu tính qui luật của diễn biến thị trường giá cả được duy trì trong năm 2010 kết hợp với những chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý thị trường giá cả hợp lý thì CPI cả năm có thể ở mức 1 con số. Tuy nhiên, nếu các điều kiện này không đảm bảo thì CPI có thể lên tới 12-15%.
    Lạm phát có thể lên đến 2 con số. (Ảnh: vnnet)


    Ông Phạm Minh Thụy, Trưởng phòng Phân tích dự báo giá cả thị trường (Viện TTGC) cũng cho rằng, chỉ số CPI của Việt Nam tháng 12/2010 so với cùng kỳ 2009 sẽ ở mức 108,0–109,0%.

    Như vậy, những dự báo này cho thấy, mục tiêu 7% đã đặt ra sẽ rất khó khăn để thực hiện. Bởi vì, tình thế của 2010 sẽ hoàn toàn khác năm 2009, khó có thể lấy những dữ liệu và chính sách hiện tại để tính toán hết cho năm 2010, nhất là khi kinh tế thế giới đã ra khỏi khủng hoảng, nhu cầu tăng lên.

    Lo ngại của các chuyên gia trong nước cũng chính là những điểm lưu ý đối với Việt Nam trong báo cáo mới đây của các tổ chức quốc tế là kinh tế có điều kiện hồi phục, thoát khỏi ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng lạm phát cao có thể trở lại...

    Cụ thể, ADB dự báo, nếu Chính phủ không thông qua các biện pháp kích thích tài khóa bổ sung, nếu các chính sách thắt chặt tiền tệ vẫn được duy trì thì tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ lên 6,5% vào năm 2010 và lạm phát là 8,5%.

    Còn IMF cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2010 ở mức 6% nhưng lạm phát có thể lên 2 con số do tăng trưởng tín dụng mạnh, đồng thời giá hàng hóa thế giới cao trở lại cũng sẽ tác động đến giá cả trong nước.

    Nhiều yếu tố gây tăng giá

    Theo ông Phạm Minh Thụy, nhìn chung, giá một số mặt hàng tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2010.

    Bên cạnh đó, tình hình thiên tai dịch bệnh, điều chỉnh giá một số hàng hóa theo lộ trình hội nhập, các giải pháp “kích cầu” của Chính phủ sẽ phát huy tác dụng ở mức độ sâu và rộng... sẽ góp phần làm giá hàng hóa tăng lên.

    Ngoài ra, nguy cơ lạm phát cao vào năm 2010 còn có thể xảy ra bởi một số nhân tố do bội chi ngân sách quá lớn. Năm 2009, bội chi ngân sách được công bố là 6,9% GDP, trong khi năm 2008 bội chi ngân sách chỉ ở mức trên 5% thì lạm phát đã lên tới 19,89%.

    Do vậy, năm 2009, lạm phát chưa bùng phát là bởi kinh tế suy giảm - người tiêu dùng đang lo tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro nên cầu về tiêu dùng còn yếu. Tới năm 2010, kinh tế vượt khỏi suy thoái thì cầu về tiêu dùng sẽ tăng mạnh và gây áp lực lạm phát.

    Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng ở mức rất cao trong 2009 sẽ là áp lực rất mạnh lên mặt bằng giá năm 2010, nhập siêu đang có chiều hướng tăng cao trở lại, trong khi xuất khẩu có dấu hiệu giảm.

    Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, năm 2010 lạm phát có nguy cơ tăng cao trở lại vì lượng tiền trong lưu thông tăng lên từ sự nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa từ 2009 chuyển qua, sức mua tăng lên nhờ được tăng lương, giá nhiều mặt hàng quan trọng tăng lên ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung.

    Chính vì thế, bên cạnh nỗ lực tăng trưởng, các chuyên gia cảnh báo, Chính phủ cần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn về thu chi ngân sách, tiền tệ, tín dụng, cán cân thanh toán quốc tế…

    Đây là điều kiện cơ bản để thúc đẩy đầu tư, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng; đồng thời đề phòng tình trạng lạm phát cao quay trở lại.

    Không nên đặt mục tiêu tăng trưởng quá cao, dẫn tới phải tăng mạnh đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp (hệ số ICOR cao)… sẽ làm cho nền kinh tế kém sức cạnh tranh, phát triển không bền vững.
    • Phước Hà

    Toàn những điều VT81 đã phân tích, nhận định từ trước rồi. Không có gì mới. Chỉ chờ thời gian "ngấm" thôi
  9. apghousing

    apghousing Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Thiêng thế...

    Có VT81 xuất chiêu là em yên tâm nhập hàng... :-bd
  10. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    Phân tích Cung - Cầu piên 31.12.2009 [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này