Chào năm mới Kỷ Sửu 2009: Cùng tạo ra 1 năm 86 thứ 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi futureprecedor, 03/01/2009.

7085 người đang online, trong đó có 1059 thành viên. 09:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 2323 lượt đọc và 37 bài trả lời
  1. nphl782

    nphl782 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2008
    Đã được thích:
    367
    Nếu dành một lời khuyên cho bạn, tôi sẽ nói: "Bạn không nên quá cực đoan như vậy". Thực ra những cán bộ đảng viên tha hóa biến chất nhiều lắm nhưng những cán bộ có tâm và có tầm không phải là ít. Tôi tin trong 1 thập niên nữa Việt Nam sẽ có một vị thế tương đối với thế giới về nhiều mặt, đời sống của người dân cũng từ đó mà sẽ được cải thiện nhiều. Thân!
  2. vnlathe

    vnlathe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Đã được thích:
    0
    bác thử tìm xem có ông bt huyện nào mà nghèo k? lương ? thu nhập khác?
  3. cuong_neu80

    cuong_neu80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Năm 86 iem còn bé lắm
  4. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    467
    Nền kinh tế và xã hội VN nó hơi bị quái dị thì ai cũng biết rồi chúng ta không nên laim nhiều nữa. Các bác góp ý kiến xây dựng đi, future sẽ update liên tục.
  5. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    467
    Mời ACE tham khkảo bài viết này.

    Giá xăng dầu chưa mang tính kích cầu
    Thứ bảy, 3/1/2009, 15:28 GMT+7

    Chừng một tháng nay, giá dầu thế giới ở mức xấp xỉ 40USD/thùng, chỉ bằng khoảng 28% so với thời đỉnh điểm 147USD/thùng vào tháng 7.2008. Việc kêu mãi giá xăng giảm nhỏ giọt đã không còn là mới.


    Vấn đề của những ngày áp Tết này là giá xăng dầu ở mức 11.000 đồng/lít, nhưng các dịch vụ khác có giảm tương ứng (?), và còn thêm chuyện đổ lỗi giữa DN và ngành thuế...


    Tận thu


    Hiện giá xăng, dầu tại VN đang ở mức 11.000 đồng/lít, khi giá dầu thế giới ở mức trên dưới 40USD/thùng. Việc kêu giá xăng giảm nhỏ giọt đã trở thành chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi", nhưng rồi không thể không nói, vì vấn đề này tác động cùng chiều quan trọng đến việc tiếp tục kìm chế lạm phát cũng như chủ trương kích cầu trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Vào lần giảm giá xăng gần đây nhất - 10.12.2008, các DN NK và KD xăng dầu đã một mực kêu rằng Nhà nước - cụ thể là liên Bộ Tài chính-Công Thương - đã tận thu bằng cách tăng trần mức thuế NK xăng dầu lên 40%, cộng với các khoản phí, cơ cấu thuế-phí trong giá xăng dầu tại VN đã lên đến 70%, cho nên DN không thể giảm sâu tương ứng với giá thế giới.


    Việc "đổ lỗi" trên không phải là không "có lý". Tất nhiên phía liên bộ cũng có thể đưa ra giải trình "có lý" của mình, rằng vào thời kỳ giá dầu sốt cao, Nhà nước đã thất thu hàng chục ngàn tỉ đồng tiền thuế khi thuế suất NK xăng dầu áp dụng 0%, lại thêm cũng không ít tiền đắp vào việc bù giá xăng dầu... Cả hai phía nói đều "có lý", song nếu điều đó chỉ hợp lý đối với mỗi bên, thì liệu có giúp giải quyết được vấn đề lớn đang "nước sôi lửa bỏng" hiệu nay là kích cầu kìm hãm suy thoái kinh tế, tiếp sau là kìm chế lạm phát?


    Bóng đen suy thoái kinh tế toàn cầu, theo dự báo sẽ còn ảnh hưởng đến VN nặng nề hơn trong nữa đầu năm 2009. Nếu cái lý của mỗi bên vẫn tiếp tục duy trì, khiến giá xăng dầu khư khư giữ như hiện nay, giá các dịch vụ lấy đó làm cớ không chịu giảm xuống tương ứng, thì hệ quả là nền kinh tế hứng chịu.


    Phải kích cầu từ giá xăng dầu!


    Xăng dầu là một trong những nguồn năng lượng quan trọng để phát triển SXKD, nó như là "máu của nền kinh tế", tác động đến giá thành sản phẩm dịch vụ, ảnh hưởng tới đầu ra, sức mua và sự kích cầu v.v... Chính vì thế, một khi kích cầu từ ngành hàng là "máu của nền kinh tế" thì chính sách đó cũng có tác dụng kích cầu rộng lớn và ngược lại. Cho nên, có thể thấy rất rõ rằng, nếu Nhà nước cố tận thu một đồng thuế NK (theo hướng tăng thuế và phí) thì người tiêu dùng sẽ bỏ ra thêm hàng ngàn, hàng triệu đồng để gánh chịu sự tăng giá của các sản phẩm, dịch vụ (vì giá tăng hoặc không được giảm tương ứng như giá dầu giảm trên thế giới).


    Việc tận thu ngay trong thuế xăng dầu, nếu tiếp tục được giữ ở mức đỉnh như hiện nay, chẳng khác nào tình trạng "tham bát bỏ mâm", và sẽ trở thành sự trái ngược tiêu biểu nhất đối với chủ trương kích cầu nền kinh tế VN trong giai đoạn này.


    Ngay trong bài phát biểu đầu năm 2009, Thủ tướng *************** đã nhận định rằng "tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí vận động theo những xu hướng trái chiều". Minh chứng là nền kinh tế VN thời gian qua chưa hết lạm phát cao đã chuyển sang bị ảnh hưởng do suy thoái của kinh tế toàn cầu, khiến sức mua giảm mạnh.


    Với những tình trạng đặc biệt như thế của nền kinh tế, sự tận thu trong trường hợp thuế xăng dầu không những chẳng giúp kích cầu, mà có thể còn tạo ra lực đẩy trái chiều với nỗ lực chung. Cần có tầm nhìn rộng hơn để đưa ra và áp dụng chính sách thuế, trong đó dù Nhà nước tạm thất thu một đồng, nhưng có thể giảm bớt gánh nặng hàng ngàn, hàng triệu đồng cho DN và người tiêu dùng, góp phần tích cực thúc đẩy sự kích cầu trong xã hội!(Nguồn: LĐ, 3/1)
  6. DTCKVN

    DTCKVN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Ý bác là đổi tên nước ta thành tên "NƯỚC **********************" hay là đổi tên thành NƯỚC ÂU LẠC-ẤU TRĨ VÀ LẠC HẬU? Hai cái tên này nghe đến thì. Vậy em đề nghị đổi tên thành nước VĂN LANG như ngày xưa cho nó có bản sắc dân tộc (Văn Lang nghĩa là văn hoá rất ...khoai lang)
  7. chimhoabinh

    chimhoabinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Ý tưởng của bác tuy có vẻ to tát nhưng không thực tế, và không đi đến đâu, không để làm gì vì:

    Cái A: Tỉa cành lá trên ngọn không làm cho thân cây khỏi mục ruỗng.

    Cái B: Phụ thuộc vào cái A.

    Cái C: Phụ thuộc vào cái A và B.

    Và nếu mất công mơ mộng thì mơ cho nó hoành tráng một chút, không phải là năm 86 thứ 2, mà mơ luôn năm 1945 thứ 2 đi.
  8. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    467
    Đều là ý tưởng rất thực tế và gần gũi cuộc sống. Hy vọng bác nào có thành ý hãy vào viết bài còn không thì các bác đừng quan tâm.
  9. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    467
    Ở các nước khác người ta sửa hiến pháp là chuyện kg phải hiếm sao ở ta không thấy ai nhắc đến. Quá bảo thủ và lối mòn.
  10. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    467
    Mời ACE tiếp tục đọc bài này.

    Năm 2009: Cơ hội rõ ràng để cải cách
    20:45'' 02/01/2009 (GMT+7)
    - Hai năm trong WTO, sự chuẩn bị của Việt Nam chưa tốt nên chưa tận dụng được nhiều cơ hội và đối phó tốt với các thách thức. Năm 2009 thực sự là cơ hội để cải cách nhằm ứng phó tốt hơn trong cuộc chơi lớn.


    Phát biểu tại Hội nghị đánh giá tác động sau 2 năm gia nhập WTO, ông Tuyển một lần nữa nhắc lại quan điểm của mình: "Gia nhập WTO là cơ hội nhưng cơ hội tự nó không biến thành lợi ích, muốn chuyển thành lợi ích thì phải thông qua hoạt động cụ thể của doanh nghiệp và Nhà nước. Thách thức là sức ép thực tiễn, nhưng ép đến đâu thì tuỳ thuộc vào khả năng phản ứng của ta. Nếu không phản ứng tốt, thách thức sẽ lấn át và biến thành khó khăn lâu dài".


    Việt Nam chưa tân dụng tốt cơ hội và chưa chưa đối phó tốt với thách thức trong WTO. (Ảnh: VNN)


    Một ví dụ được ông Tuyển nhắc đến là, từ 1/1/2009 là mở cửa phân phối, Hiệp định thương mại Hoa Kỳ ký từ năm 1999 đã ghi rõ lộ trình mở cửa phân phối. Như vậy doanh nghiệp chúng ta có 10 năm chuẩn bị nhưng sự chuẩn bị chưa đapó ứng được yêu cầu.

    "Vậy thì khi nào thì ta chuẩn bị xong? Thêm vào đó tầm nhìn chính trị của nhiều địa phương kém, ưu ái cho DN nước ngoài hơn cả DN trong nước khi cấp đất cho DN trong lĩnh vực phân phối. Các DN khó khăn trong tiếp cận đất đai là có một phần lỗi của họ nhưng cũng có lỗi của cơ quan quản lý Nhà nước"- ông Tuyển nói.

    TIN LIÊN QUAN
    2 năm sau WTO,Mỹ muốn xuất nhiều thịt bò hơn vào VN
    Nên tranh thủ giải quyết những vấn đề nội tại
    2 năm sau WTO: "Nước đã đến chân" hệ thống ngân hàng
    "Gia nhập WTO, cần tư duy mới về độc lập, tự chủ"
    ĐTNN hậu WTO: Tăng tốc nhưng vẫn còn lãng phí vốn
    Hà Nội: Tiếp xúc cử tri về các chính sách hậu WTO
    Năng lực hội nhập để mưu sinh trong WTO

    Trên một khía cạnh khác, các chuyên gia cũng cho rằng, chúng ta không nên quá vui mừng với những con số và thành tự bề nổi mà quên đi những con sóng ngầm thách thức đang ngày càng lớn hơn.

    Sau gia nhập WTO thị trường xuất khẩu đã mở rộng, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu tăng 22%, năm 2008 tăng hơn 30% nhưng chủ yếu là do yếu tố về giá. Nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 13%.

    Vì thế, các chuyên gia cảnh báo rằng, kim ngạch xuất khẩu sẽ khó tăng cao trong ngắn hạn vì muốn tăng phải cơ cấu lại sản xuất. Vấn đề này đang lạc hậu, gần như đạt đến điểm tới hạn. Còn nhập siêu tăng cao là do cơ cấu xuất nhập khẩu chuyển dịch chậm, xuất khẩu tăng ít hơn so với nhập khẩu.

    Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, khi vào WTO, rõ ràng, chúng ta đã quá coi trọng tốc độ, số lượng mà chưa coi trọng chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng. Chưa có một hệ thống thông tin đủ nhanh nhạy. Ví dụ, 64 tỷ USD của FDI, giải ngân 11 tỷ USD thì bao nhiêu là của Việt Nam? Phải bóc tách rõ ràng về các con số để có thể có hướng đi đúng. Tín dụng vào bất động sản có phải là 9%? Nhiều DN đầu tư vào bất động sản nhưng lai không kê khai cụ thể.

    "Thời gian tới đây, cần phải chú trọng tính hiệu quả bền vững của đầu tư, không nên quá ham số lượng"- ông Doanh nói.

    Thời điểm tiếp tục đẩy mạnh cải cách

    Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói, hai năm vừa qua đã để lại cho chúng ta nhiều bài học, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới thì điều hành nền kinh tế phải hoàn toàn khác. Yêu cầu là phải rất năng động, nhanh nhạy, ứng xử từng ngày, từng giờ, không phải theo tháng, theo quí nữa.

    "Tôi thấy chúng ta hay bàn nhưng bàn xong thì cơ hội đã qua mất rồi. Phải vận dụng nhuần nhuyễn những qui luật của thị trường trong toàn cầu, công cụ của thị trường phải sử dụng rộng rãi, nhuần nhuyễn"- Nguyên Phó Thủ tướng khẳng định.



    Tiếp tục đẩy mạnh cải cách để hội nhập thành công hơn. (Ảnh VNN)

    Nguyên Phó Thủ tướng nói tiếp: "Hai năm vừa rồi cho thấy rõ sự yếu kém của cơ cấu kinh tế Việt Nam, giờ phải cơ cấu lại tầm vĩ mô, vi mô. Ở tầm quốc gia, cần cơ cấu lại mối quan hệ giữa các Bộ sao cho hiệu quả, cơ cấu lại giữa mối quan hệ trong nước và ngoài nước để xác định mức độ như thế nào là hợp lý, đồng thời cơ cấu lại mối quan hệ giữa Nhà nước và DN".

    Cụ thể hơn, ông Tuyển cho rằng, năm 2008 rất khó khăn, nền kinh tế đã bộc lộ hết đầy đủ những yếu kém mà lâu nay ta chỉ thấy tốc độ tăng trưởng cao và sự khen ngợi bên ngoài. Đây là cơ hội để ta nhìn thấy hết những yếu kém, hạn chế của mình. Bây giờ phải nhanh chóng làm một cuộc cải cách về thể chế kinh tế theo nghĩa kinh tế thị trường.

    Đồng ý với những quan điểm trên, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, trong năm 2009, Việt Nam không nên quá chú trọng vào tốc độ tăng trưởng cao mà nên coi đây là quãng thời gian chứa đựng cơ hội lớn để đẩy mạnh cải cách, tạo lập các cơ sở thể chế bền vững cho quá trình tăng trưởng lâu dài. Đó là tầm nhìn cho một cuộc chơi lớn.

    Phước Hà

Chia sẻ trang này