Chào năm mới Kỷ Sửu 2009: Cùng tạo ra 1 năm 86 thứ 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi futureprecedor, 03/01/2009.

6809 người đang online, trong đó có 977 thành viên. 09:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 2323 lượt đọc và 37 bài trả lời
  1. vni5000

    vni5000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Bé thì có nhớ điều này không ?
    Khi xưa mỗi thùng hàng hay máy móc viện trợ từ Liên xô đều có chữ CCCP. Người ta dịch rằng CCCP = CÀNG CHO CÀNG PHÁ
  2. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    467
  3. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    467
    Ngân sách là 1 nồi cơm thạch sanh bác nhỉ.
    Buồn như con chuồn chuồn.

    Chắc phải đóng topic ở đây thôi kẻo mình thành kẻ hâm
  4. vni5000

    vni5000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Đã được thích:
    0
  5. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    467
    Copy bài này của VNN, ace cùng đọc tham khảo

    Không lực cản nào thắng nổi sức dân!
    05/01/2009 08:50 (GMT + 7)
    Muốn biến thách thức thành vận hội phải biết khởi động sức mạnh của cả dân tộc. Sức sống ấy như sức cuộn chảy của dòng sông xuôi về biển lớn không gì ngăn cản được. Biết cách khởi động và phát huy sức mạnh đó thì dù khó khăn của năm 2009 là lớn đến đâu cũng đều có thể vượt qua - GS Tương Lai.


    Năm 2008 đi qua để lại những dấu ấn khá đậm nét. Thành tựu có nhiều, gian nan và bức xúc cũng lắm, song ấn tượng rõ nhất là sự chứng minh trong hiện thực luận điểm được đưa ra vào thập kỷ cuối của thế kỷ XX chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI: có nhưfng thơ?i điê?m quyết định hay các bước ngoặt lịch sư? có tâ?m quan trọng lớn lao hơn các thơ?i điê?m khác, bơ?i vi? nhưfng thay đô?i chúng tạo ra la? cực ky? sâu rộng, nhiê?u chiê?u va? khó tiên đoán. Thời điểm ấy chính là thời điểm chúng ta đang sống đây.



    Vượt lên chính mình mới thực khó!




    Vượt sóng ra khơi (Ảnh: VNN)


    Những sự kiện dồn dập của thiên tai và ?onhân tai? ập đến trên nhiều vùng rộng lớn của thế giới và trên đất nước ta đã cho thấy: Cuộc sống vừa diêfn ra không hê? la? các sự kiện liên kết với nhau theo tri?nh tự, ma? la? một chuôfi nhưfng sự đụng độ, va đập, biến đô?i ma? kiê?u tư duy tuyến tính không thê? na?o lươ?ng hết hết được. Vấn đê? đặt ra la? pha?i biết học cách chung sống và thích nghi với sự biến động va? nhưfng bất định ấy.

    Quả đúng là "chúng ta đang la?m biến đô?i môi trươ?ng cu?a ta đến tận gốc rêf đến mức rô?i ta pha?i tự biến đô?i chính mi?nh đê? tô?n tại được trong môi trươ?ng đó" - điều mà Nobert Wiener, cha đe? cu?a nga?nh điê?u khiê?n học đaf cảnh báo từ thế kỷ trước. Nhưng xem ra, biến đổi môi trường, nhất là tàn phá môi trường - môi trường tự nhiên và môi trường xã hội - thì dễ, mà biến đổi chính mình, điều chỉnh và vượt lên chính mình thì thật khó.



    Nhớ lại những phút thăng hoa phấn khích khi Việt Nam được báo chí nước ngoài tán dương là ?ongôi sao mới nổi trên bầu trời thương mại thế giới?, việc gia nhập WTO thực sự là làn gió mát khiến vị thế của Việt Nam được nâng cao... thì nay, khi phải đối mặt với những khó khăn như sóng đại dương ập đến, mới thấy nhức nhối với câu hỏi: "Vậy thì bài học về cái mất oan uổng, nhất là mất thời cơ lịch sử đã tiếp thêm nghị lực và kinh nghiệm cho hành trình đến với WTO có tiếp tục được vận dụng, và vận dụng ra sao khi tiến trình hội nhập để phát triển đi vào chiều sâu?".

    Câu hỏi ấy cần được đặt ra khi năm 2009 đến với những thách đố gay gắt của thời điểm lịch sử, không phải chỉ riêng cho Việt Nam, mà là một thách đố có tính toàn cầu.



    Đổi thay trở thành khát vọng toàn cầu

    Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lần này với quy mô tương tự như cuộc đại suy thoái 1929-1933 làm phá sản nhiều học thuyết kinh tế từng ngự trị trong quá trình tự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản. ?oBàn tay vô hình vạn năng của thị trường? không còn có phép mầu vạn năng nữa mà bàn tay ấy đã bị ?ohoại thư?, vì vậy sự can thiệp mạnh mẽ của ?obàn tay nhà nước? đang được hối thúc phải hành động gấp. Cùng với nó, là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế cả về sản xuất kinh doanh lẫn chính sách, cơ cấu lại hệ thống tài chính - tiền tệ ở cả quy mô toàn cầu cũng như từng quốc gia.



    Cùng với nó là sự nhanh chóng phải ra đời các ngành công nghiệp và dịch vụ tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường nhằm đối phó với những thảm họa về môi trường sống cũng tàn hại không kém.

    Và đương nhiên, sự cộng hưởng tất yếu của những biến động dữ dội nói trên là sự xáo động của bàn cờ chính trị quốc tế làm lung lay ảo mộng làm bá chủ thế giới của Mỹ, đưa vị thế của Nga, của Trung Quốc, của Ấn Độ? nổi lên, nhiều nước Châu Mỹ La tinh, vốn là sân sau của Mỹ, cũng đã hình thành những tổ chức liên minh, hợp tác của chính mình nhằm đối phó với sự lũng đoạn của Mỹ.



    Rõ ràng không phải chỉ là do cái gia tài ảm đạm của nhiệm kỳ Bush để lại mà ?othay đổi? là khẩu hiệu tranh cử của Obama, mà là khát vọng về sự thay đổi một thực trạng kéo dài của một xã hội tích tụ trong nó những tiềm năng lớn lao gắn liền với những nghịch lý quái gở đã đến lúc phải có những đột phá để hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn. Chẳng phải chỉ một Obama!




    "Nhưng sức dân cũng như sức nước, điều ấy đã từng được chứng minh"
    Ảnh: VNN




    Cũng đã có nhiều người nghĩ và theo đuổi những ý tưởng hướng đến một xã hội tốt đẹp như vậy, Bill Gates là một ví dụ. Đã từng là người giàu nhất hành tinh, Bill đã nghĩ về một ?ochủ nghĩa tư bản sáng tạo? nhằm thay đổi thực trạng.

    Vì theo Bill Gates, bên cạnh những thành tựu đã đạt được ?oCNTB cũng đã bỏ lại hàng tỉ người phía sau trên con đường cải tiến của nó. Rất nhiều người thiếu thốn những nhu cầu sinh hoạt căn bản, lâm vào cảnh khó khăn bởi không được thị trường ?ođể ý đến".

    Họ bị mắc kẹt trong nghèo đói dù thế giới vẫn giàu lên, họ chết vì những căn bệnh có thuốc chữa, chưa kể tới việc họ không bao giờ có cơ hội làm chủ cuộc đời mình. Ông ta đã nêu lên rất cụ thể: ?oCó 1 tỉ người trên hành tinh của chúng ta sống ở mức dưới 1 đô la mỗi ngày. Họ không có đủ thức ăn dinh dưỡng, nước sạch và điện thắp sáng. Những sáng tạo đáng kinh ngạc của khoa học như vacxin và chip vi mạch dường như không đến với 1 tỉ người đó?.



    Cho nên, thay đổi thực trạng là một khát vọng mãnh liệt của cả loài người. Khát vọng đó chẳng phải chỉ bây giờ mới có, đó là vấn đề xuyên suốt con đường dài dằng dặc của con người đi tìm sự giải phóng cho chính mình, nhưng phải nói rằng, thế kỷ XXI với những đột biến như đã thấy, khát vọng ấy càng cháy bỏng trong những điều kiện mới, với sự xuất hiện của những tiềm năng mới cho sự thay đổi.

    Thay đổi như thế nào, câu trả lời đang còn chờ phía trước, song điều cần khẳng định là nhất thiết phải thay đổi. Niềm tin của Obama: ?oVâng, chúng ta làm được? (Yes, We can!) gần như đã thành một câu phương ngôn mới của thời đại chúng ta đang sống.



    Việt Nam: "Có cứng mới đứng được đầu gió"

    Và, tiến trình hội nhập để phát triển của đất nước ta đang đi vào chiều sâu, tác động của thế giới càng trực tiếp, dấu ấn của thời đại càng cụ thể và sâu đậm khiến chúng ta cũng hiểu câu phương ngôn ấy theo cách của chúng ta.

    Trước hết, càng hiểu ra rằng, trong cơn sóng dữ của đại dương, con thuyền của dân tộc càng cần tay lái vững, và cả dân tộc càng khẳng định bản lĩnh ?ocó cứng mới đứng được đầu gió? như ông cha chúng ta đã từng.



    Nếu tỉnh táo nhìn nhận, chính vào những thời điểm quyết định, nếu biết chớp lấy thời cơ, vượt lên khó khăn, có thể biến nguy cơ thành vận hội để con thuyền đi tới đích một cách khôn khéo.

    Lịch sử nước ta đã từng ghi nhận những ví dụ sống động như vậy, chỉ nói từ cuộc thế chiến lần thứ hai và cách chớp lấy thời cơ để làm nên Cách mạng Tháng Tám 1945 khi mà nạn đói hoành hành đã khiến hơn hai triệu người thiệt mạng (trong tổng số dân lúc đó là khoảng hơn 20 triệu người), mở ra một kỷ nguyên mới trong hành trình của đất nước đi về phía trước.

    Hay chỉ điểm lại thời điểm tiến hành đại hội VI của Đảng tháng 12 năm 1986, bước ngoặt quyết định đưa đất nước đang ở bên bờ vực do cuộc khủng hoảng trầm trọng và kéo dài bứt lên với sự nghiệp Đổi Mới.



    Đọc lại những dòng sử biên niên vào thời kỳ cam go đó mới thấy ra được hoàn cảnh hiểm nghèo của đất nước. Chỉ xin lẩy ra vài nét: thiếu gạo, thiếu vải, thiếu đường, thiếu chất đốt, thiếu thuốc men, thiếu đủ thứ cộng thêm với những tàn hại của thiên tai.

    Cuối tháng 7/1986, đỉnh lũ lớn hiếm thấy kể từ 1902, đỉnh lũ vượt qua tất cả những mức cao nhất đã từng có trước đó, riêng đoạn sông Hồng qua Hà Nội đỉnh lên đến 12,35 mét! Trước đó, đầu tháng 7 có đợt nắng nóng chưa từng có kéo dài hơn mười ngày, nhiệt độ Hà Nội 38,2o Vĩnh Phú 40o, Nghệ An 40,5o.

    Và sau đó, đầu tháng 9/1986 cơn bão số 5 với sức gió mạnh cấp 12 tàn phá vùng đồng bằng Sông Hồng! Nhưng chính vào những thời điểm cam go đó, nhân dân đã cùng với Đảng mở ra một bước ngoặt với tầm vóc lịch sử: khởi động sự nghiệp Đổi Mới, đưa đất nước đi vào quỹ đạo của sự phát triển, tiến cùng thời đại.



    Quả thật, đúng như nhận xét của một học giả Pháp: ?oLịch sử cổ xưa và hiện đại cho thấy khả năng kỳ lạ của đất nước này trong việc tìm ra những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải?.

    Phải chăng đây cũng là thời điểm để biểu hiện ra ?okhả năng kỳ lạ của đất nước này?" Chỉ có điều, cái khả năng biến thách thức thành vận hội sẽ còn nhiều gian truân mà lực cản không chỉ là từ bên ngoài tuy rằng cái đó không thiếu, song đáng sợ hơn là lực cản bên trong!




    Hi vọng tương lai tươi sáng sẽ đến trong năm mới (Ảnh: bp3.blogger.com)




    Không sức nào mạnh bằng sức dân

    Lực cản đáng sợ đó là cái quán tính trì trệ, bảo thủ vốn đã kéo quá dài và chưa phải là đã được thanh toán, là nạn tham nhũng đang hoành hành, là cuộc cải cách hành chính tạo ra sự thông thoáng trôi chảy trong nền quản trị quốc gia chưa đạt được thành công cần phải có?

    Vì vậy, để biến thách thức thành vận hội phải biết khởi động sức mạnh của cả dân tộc. Dường như ?oviệc tìm ra những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải? lại là những lúc bị dồn đến chân tường, sức sống của dân tộc phải bật dậy để tồn tại, không những thế, lập nên những kỳ tích.



    Sức sống ấy như sức cuộn chảy của dòng sông xuôi về biển lớn không gì ngăn cản được. Đương nhiên về nguyên lý là như vậy. Nhưng trên thực địa, mọi dòng sông đều phải uốn lượn, vòng vèo vì buộc phải nương theo địa hình khi không thể cuốn phăng đi những cản trở. Không khuất phục được, thì rồi phải nhân nhượng, ?ohòa giải? với những lực cản, để cuối cùng vẫn cứ đến được nơi phải đến là biển cả. Mà lực cản thì luôn luôn tồn tại. Trong tự nhiên là vậy, trong xã hội cũng chẳng khác.



    Nhưng sức dân cũng như sức nước, điều ấy đã từng được chứng minh. Chở thuyền là dân mà lật đổ thuyền cũng là dân. Đặc biệt là trong thời đại của Internet nối mạng toàn cầu, thi? ơ? mọi nơi, các hệ thống thứ bậc đang bị thách thức tư? bên dưới va? pha?i tự biến đô?i tha?nh các cấu trúc theo chiê?u ngang va? có tính cộng tác hơn.

    Trong một cấu trúc xaf hội ma? đặc trưng la? quyê?n lực đi tư? dưới lên, điê?u ma? Chu? tịch Hô? Chí Minh đaf tư? lâu mong muốn ?oquyê?n ha?nh va? lực lượng đê?u nơi dân?, ngươ?i dân sef thực sự ca?m thấy có kha? năng ca?i thiện vận mệnh cu?a mi?nh. Ở đâu có sự cổ vũ cho ý tưởng đó, ở đấy sẽ tìm được chủ trương đúng, giải pháp đúng.




    Cần rất nhiều đổi thay (Ảnh: VNN)


    Thú vị làm sao, kết thúc năm 2008 bằng sự kiện đột phá của bóng đá Việt Nam, tuy chỉ là ngôi vô địch của một giải bóng đá không lớn trong khu vực song cũng đủ xua bớt đi những ảm đạm của ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu tác động trực tiếp đến mâm cơm nghèo của không ít những gia đình Việt Nam.



    Cứ nhìn dòng người tuôn chảy như thác trên đường phố đêm Noel, rồi đêm 28 rạng sáng 29 tháng 12 vừa rồi để chào mừng chiến công của đội tuyển bóng đá Việt Nam cũng đủ thấy được khát vọng về sự thay đổi, trực tiếp nhất là thay đổi diện mạo của nền bóng đá Việt Nam, và mạnh mẽ hơn nữa là thay đổi diện mạo đất nước, tạo ra được khởi sắc, đưa dân tộc bứt lên để sánh vai cùng khu vực và thế giới là mãnh liệt đến nhường nào.



    Từ trong dòng thác người tuôn chảy đó mà nhìn ra khát vọng của tuổi trẻ Việt Nam, về lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, nguồn sức mạnh bất tận của con người Việt Nam để vững tin vào cuộc sống, vào sức mạnh bất tận của nhân dân. Biết cách khởi động và phát huy sức mạnh đó thì dù khó khăn của năm 2009 là lớn đến đâu cũng đều có thể vượt qua.



    Hơn lúc nào hết cần nhớ lại lời căn dặn của Bác Hồ: ?oĐể giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân?.

    GS. Tương Lai
  6. vni5000

    vni5000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Lúc khó khăn thì gọi sức dân. Lúc kiếm chác, tham nhũng mua biệt thự, xe hơi, con du học NN.. thì có thằng nào nghĩ đến dân trong bần cùng khố rách.
  7. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    467

    Nhân dịp năm mới đầu xuân, future xin post tặng ACE F319 bài viết trên VNN

    Cơ hội có thật nào cho Việt Nam trong khủng hoảng?
    04/02/2009 09:58 (GMT + 7)
    (TuanVietNam) - Có những cơ hội được nói đến trong khủng hoảng mà nếu cố tình tóm bắt sẽ trở thành thảm họa cho nền kinh tế. Cơ hội có thật chính là tự cải cách, đổi mới mình. Nếu không làm đúng, vin vào lí do khủng hoảng để có những chính sách bất hợp lý cũng là thảm họa - Ts. Phan Minh Ngọc nói.
    Cơ hội liệu có thật?

    Đã có nhiều bài viết và phát biểu của các quan chức và chuyên gia về cơ hội của Việt Nam trong khủng hoảng, kể từ thời điểm có những số liệu thống kê cho thấy: cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã thực sự đặt dấu ấn lên nền kinh tế Việt Nam.

    Những số liệu đó đã đặt hồi kết cho luồng ý kiến vô căn cứ của một số người cho rằng Việt Nam không chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh tế.

    Tuy nhiên, không khó để thấy rằng nhiều trong số những cái gọi là ?ocơ hội? mà những nhân vật này đưa ra thực ra chẳng phải là cơ hội. Đôi khi, việc cố tình tóm bắt những ?ocơ hội? đó lại trở thành thảm họa cho nền kinh tế.


    Đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất

    ?oCơ hội? tiêu biểu nhất được nhiều người nêu ra có lẽ là chuyện giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị và phương tiện sản xuất kinh doanh đã sụt giảm đáng kể, và đây được coi là dịp may hiếm có để các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam mua vào để nâng cấp và mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh của mình (chuyện mà mới chỉ một vài tháng trước còn là điều trong mơ).

    Với lập luận rất có tính thuyết phục này hết Vinalines đến Hiệp hội dệt may đều kiến nghị Chính phủ hỗ trợ tín dụng để nhập dây chuyền máy móc và phương tiện.

    Ít nhất có hai điều mà những người đưa ra ?ocơ hội? này đã không tính đến. Đó là đầu ra cho sản phẩm của họ. Đó là chi phí và khả năng thu xếp các khoản tín dụng ngoại tệ để nhập khẩu máy móc và phương tiện.



    Nhập dây chuyền máy móc và phương tiện đang được nhiều DN xem là cơ hội trong khủng hoảng. Ảnh: baohaiphong.com.vn


    Nói cách khác, để được coi là cơ hội thì các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam phải tìm được thị trường tiêu thụ cho khối lượng sản phẩm gia tăng từ việc mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh, còn nguồn vốn tín dụng phải có lãi suất tương đối thấp và điều kiện cho vay tương đối dễ dãi.

    Trong hoàn cảnh hiện nay, dễ thấy điều kiện đầu tiên đã bị vi phạm nặng nề, khi xét đến tổng cầu hàng hóa và dịch vụ đã suy giảm không chỉ trên thế giới mà ngay cả trong nước. Với bối cảnh như vậy, việc sử dụng hết năng lực sản xuất kinh doanh hiện có đã là một thành công ngoạn mục đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam.

    Bởi thế, đầu tư vào máy móc, phương tiện và hạ tầng cơ sở rồi đắp chiếu để đấy, chờ đợi vô vọng cho cầu phục hồi và gia tăng trong khi vẫn phải trả các chi phí liên quan hẳn nhiên không phải là một quyết định mang tính kinh tế.

    Ví như Vinalines, đầu tư vay vốn mua thêm tầu để gia tăng năng lực vận chuyển với giá mua rẻ đi vài chục phần trăm thoạt nghe có vẻ là một quyết định rất khôn ngoan. Thế nhưng người ta sẽ phải giật mình khi biết rằng mới gần đây đã có những hãng tầu trên thế giới phải chấp nhận hạ giá vận chuyển hàng hóa xuống còn 0 (và chỉ tính phụ phí nhiên liệu và một số phí lặt vặt khác).


    Đầu tư vào nâng cấp máy móc để tăng năng lực vận chuyển có phải là
    cơ hội thực sự cho Vinalines? Ảnh: mt.gov.vn


    Thêm nữa, hiện chẳng một chuyên gia nào dám chắc rằng cuộc khủng hoảng sẽ chấm dứt nay mai và mọi việc sẽ trở lại bình thường (cầu sẽ phục hồi) trong một tương lai gần để cho những doanh nghiệp ?ođi tắt đón đầu? như Vinalines gặt hái lợi nhuận. Việc mua tầu rồi để chấp nhận một mức giá vận chuyển thấp đến mức phi lý hoặc không thì phải để han gỉ ở các bến bãi trong một thời gian bất định đâu có khác gì một thảm họa kinh tế?


    Tiếp cận tín dụng

    Về nguồn tín dụng, không phải ngẫu nhiên mà những đề xuất kiểu như trên thường được đưa ra bởi các doanh nghiệp nhà nước, và yêu cầu Chính phủ thu xếp các khoản tín dụng với các điều khoản ưu đãi.

    Bản thân những doanh nghiệp này biết rõ rằng việc tự tiếp cận được với các nguồn tín dụng ngoại tệ hiện nay không hề dễ dàng chút nào và với giá không hề rẻ chút nào như dư luận vẫn lầm tưởng khi thấy các ngân hàng trung ương trên thế giới đua nhau hạ lãi suất cơ bản.

    Trong bối cảnh suy thoái toàn cầu với nhiều bất trắc và rủi ro đổ vỡ, các tổ chức tín dụng nước ngoài đều ra sức áp dụng chiến lược kinh doanh thận trọng, phòng ngừa rủi ro, co hẹp tín dụng hoặc xét nét hơn khi cho vay, và với lãi suất cao.

    Như một cái vòng luẩn quẩn, suy thoái kinh tế làm sụt giảm tổng cầu và tăng nợ xấu dẫn đến thắt chặt tín dụng, rốt cuộc càng làm cho suy thoái kinh tế càng trầm trọng hơn.


    Tất nhiên, Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh các khoản vay này. Nhưng như vậy, mọi rủi ro bất trắc của thị trường, của doanh nghiệp sẽ chất hết lên đôi vai của Chính phủ.


    Cánh cửa tiếp cận với nguồn vốn này cũng rất hạn chế. Ảnh: rd.com


    Và sẽ đến một lúc nào đó, kể cả với sự bảo lãnh của Chính phủ, các chủ nợ nước ngoài sẽ đặt câu hỏi: Liệu Chính phủ Việt Nam có thể thực hiện được toàn bộ nghĩa vụ nợ của mình với quy mô như vậy không? Nói cách khác, cánh cửa tiếp cận với nguồn vốn này cũng rất hạn chế.

    Sẽ có người chỉ ra rằng các ngân hàng trong nước cũng có một nguồn vốn ngoại tệ nhất định và Việt Nam còn có một khoản dự trữ ngoại tệ nghe đâu chừng 20 tỷ đôla, là những nguồn mà các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước có thể trông vào.

    Tuy nhiên, cũng giống như trường hợp với các tổ chức tín dụng nước ngoài. Có lẽ trừ khi có mệnh lệnh hành chính của Chính phủ buộc các ngân hàng nội địa cung cấp tín dụng theo yêu cầu của các doanh nghiệp (nhà nước) hoặc Chính phủ đứng ra bảo lãnh thì các doanh nghiệp mới có thể tiếp cận được với nguồn vốn này, khi xét đến những yếu tố tiêu cực trong môi trường sản xuất kinh doanh hiện nay. Còn nguồn dự trữ ngoại tệ thì về bản chất không phải là để cho các hợp đồng tín dụng thương mại, và cũng không phải là sẵn sàng cho mục đích này, ít ra vì nó còn phải thực hiện nhiều sứ mệnh quan trọng hơn, hoặc việc sử dụng cho mục đích này sẽ gây ra nhiều hậu quả tai hại hơn.

    Tóm lại, về nguyên tắc, tiền (ngoại tệ) vẫn còn ở một nơi nào đó và vẫn có thể đến được tay các doanh nghiệp, nhưng với những điều kiện ngặt nghèo hơn, đồng nghĩa với chi phí vốn sẽ không hề rẻ, làm cho việc mua máy móc thiết bị trở nên không còn mấy hấp dẫn nữa, bên cạnh chuyện mù mịt thị trường đầu ra.

    Đặt vấn đề một cách đơn giản hơn, nếu chuyện này thực sự là một cơ hội thì sẽ có nhiều doanh nghiệp ở nhiều nước khác cũng không dại gì mà bỏ qua. Nhưng việc giá cả hàng hóa tụt giảm mạnh như thời gian qua tự nó nói lên rằng đó không phải là cơ hội!

    Cơ hội nào trong khủng hoảng?

    Vậy Việt Nam có cơ hội gì trong cuộc khủng hoảng này? Theo người viết, cơ hội là không có nhiều, và nếu có thì đó là cơ hội cho các thay đổi và cải cách trong bản thân Chính phủ cũng như trong chính sách kinh tế của mình.

    Có lẽ sau cuộc khủng hoảng này, nhiều người Việt Nam, trong đó có những quan chức và nhà quản lý, sẽ tin rằng không có cái gì là không thể xảy ra trong thế giới thực này, và Việt Nam quá nhỏ bé để có thể bình yên vô sự đứng ngoài mọi biến động trên thế giới. Rất hy vọng sau đây sẽ có một cuộc lột xác, thay đổi về đội ngũ, tư duy và trình độ quản lý, mức độ minh bạch, phương hướng phát triển.

    Tuy vậy, cơ hội này lại cũng rất có thể sẽ trở thành một thảm họa nếu như người ta nhân danh chống suy thoái, chống khủng hoảng mà thực hiện những biện pháp can thiệp bất hợp lý và những chính sách phi kinh tế mà vì khuôn khổ có hạn ta không thể nêu ra đây.

    Ts. Phan Minh Ngọc
  8. VNIhuyetdao

    VNIhuyetdao Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Đã được thích:
    0
    đầu cơ chính sách và quyết định : đẻ ra lớp tư sản mới .
    Chưa hình thành xong lớp này thì cứ ngồi mà đợi .
    Ngồi chờ đám này làm nên cơm cháo gì không ?



    Được VNIhuyetdao sửa chữa / chuyển vào 12:15 ngày 04/02/2009

Chia sẻ trang này