chém gió tý về ta và tin cpi >> xăng tăng giá >> t+3 >.>> trần lãi xuất .

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi CHUNGLOC, 21/04/2012.

6098 người đang online, trong đó có 640 thành viên. 22:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1970 lượt đọc và 23 bài trả lời
  1. CHUNGLOC

    CHUNGLOC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    5.531

    Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói về lãi suất có nêu: “Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi”.

    Chuyện giờ mới hỏi: thế nào là “chống cho vay nặng lãi”; thực tế vừa qua, hiện nay và sắp tới đã, đang và sẽ như thế nào?
    :-w
  2. CHUNGLOC

    CHUNGLOC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    5.531
    Điều hành lãi suất và câu hỏi lớn
    Không phải ngẫu nhiên mà dư luận những ngày gần đây đề cập nhiều đến giả thiết bỏ trần lãi suất huy động và áp trần lãi suất cho vay.
    Ngân hàng Nhà nước sẽ nói gì khi chiếu thực tế lãi suất cho vay với trách nhiệm ở 5 chữ ngắn gọn có trong luật định?

    Hơn một năm qua, có lẽ chẳng mấy doanh nghiệp hay người dân vay vốn bỏ thời gian ngồi tra soát một bộ luật mới có hiệu lực: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011.

    Nhưng, nếu đọc lại bộ luật này, người quan tâm có thể dừng mắt ở điều 12 với 5 chữ ngắn gọn để nhìn lại thực tế.

    Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói về lãi suất có nêu: “Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi”.

    Chuyện giờ mới hỏi: thế nào là “chống cho vay nặng lãi”; thực tế vừa qua, hiện nay và sắp tới đã, đang và sẽ như thế nào?

    Quý 1/2008, lãi suất cho vay VND ngắn hạn khoảng 11% - 13%/năm, lãi suất cho vay trung và dài hạn ở mức 14% - 16%/năm. Quý 1/2009, tương ứng là 8% - 10%/năm và 12% - 15%/năm, cá biệt sau đó có chính sách hỗ trợ lãi suất kích cầu. Quý 1/2010, tương ứng là 13% - 14%/năm, 15% - 16%/năm.

    Riêng năm 2011, lãi suất cho vay bắt đầu leo thang, các mức cao phổ biến ghi nhận từ 20% - 25%/năm; quý cuối năm có hạ chút đỉnh nhưng phổ biến vẫn từ 19% - 20%, lãi suất ở các lĩnh vực không khuyến khích 22% - 25%/năm…

    Dữ liệu so sánh là rõ ràng. Những mức 20% - 25%/năm vừa qua càng khắc nghiệt hơn nếu nhìn ở một góc độ: dồn dập những năm khó khăn 2008, 2009, 2010 rồi tới 2011, sức chịu đựng của nhiều doanh nghiệp và người dân vay vốn đã bị mài mòn, hay một số chuyên gia vẫn dùng từ là “rệu rã”. Đó cũng là câu trả lời thực tế cho việc xác định lãi suất cho vay như vậy “nặng lãi” hay không “nặng lãi”.

    Tất nhiên, cứ theo luật mà xác định. Cho vay nặng lãi trước đây được căn cứ theo Bộ luật Dân sự với giới hạn 150% lãi suất cơ bản. Oái ăm là, đúng trong kỳ lãi suất cao 2011 và cho đến nay, lãi suất cơ bản không còn tồn tại. Đúng hơn, sau lần công bố ngày 1/12/2010, nó trở nên vô hồn vì không điều chỉnh bất cứ cái gì, bất cứ quan hệ vay mượn nào, hay ngay cả giá trị tham khảo và tính tín hiệu cũng chẳng có.

    Nhưng, ngay trong điều 12 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà thời điểm hiệu lực còn tươi mới vẫn có cụm từ “lãi suất cơ bản”, dù định nghĩa nó và sử dụng nó là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua. Hơn một năm qua nó bị mờ nhạt, như số phận 5 chữ “chống cho vay nặng lãi” nói trên vậy.

    Nhưng tại điều 12 cũng có mở một hướng: “Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác”. Liệu thời gian qua có phải là sự nối dài của những bất thường, khiến yêu cầu “chống cho vay nặng lãi” trở nên mờ nhạt?

    Ngân hàng Nhà nước có thể trả lời rằng (thực tế đã được nhấn mạnh trong quan điểm đưa ra thời gian qua) là dùng lãi suất cao để chống lạm phát cao, xem đó như một giải pháp kinh điển.

    Ngân hàng Nhà nước phải đứng trước các lựa chọn. Với giải pháp trên, vừa đẩy lãi suất lên để chống lạm phát cao, vừa đè lãi suất xuống để chống cho vay nặng lãi là bất khả thi.

    Còn nay, khi lạm phát đã hạ nhiệt, yêu cầu chống cho vay nặng lãi cần được đặt ra một cách rõ ràng và kín kẽ, nhất là khi vẫn còn lãi suất cho vay cỡ 22% - 25%/năm. Ở đây là cơ chế. Cơ chế chặn trần lãi suất huy động và mở lãi suất cho vay thỏa thuận hiện nay là không đảm bảo được yêu cầu chống cho vay nặng lãi, cả về mặt pháp lý.

    Thế nên, không phải ngẫu nhiên mà dư luận những ngày gần đây đề cập nhiều đến giả thiết bỏ trần lãi suất huy động và áp trần lãi suất cho vay.

    Có những phản biện khác nhau về giả thiết đó. Nó có thể gặp phản ứng từ các ngân hàng thương mại, vì liên quan trực tiếp đến khả năng tạo lợi nhuận của họ. Nhưng khi mà câu chuyện lãi suất cơ bản với quy định tại Bộ luật Dân sự không gặp nhau, nó là một giải pháp để Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ chống cho vay nặng lãi.

    Và nếu áp trần lãi suất cho vay, ngoài mục đích và yêu cầu trên, Ngân hàng Nhà nước còn bình định được lãi suất huy động. Bởi lãi suất huy động càng sát trần cho vay, ngân hàng càng hẹp lãi, thậm chí lỗ; trường hợp bất chấp cả lỗ thì trụ được mấy lâu. Ngược lại, ngân hàng muốn lợi nhuận tốt thì cần giữ lãi suất huy động hợp lý.

    Nhưng áp trần như vậy có hạn chế tính thị trường, với nguyên tắc rủi ro cao lãi suất cho vay phải cao? Trần ở đây là giới hạn cuối cùng về độ rủi ro, vượt quá nó nên được xem nhu cầu vay đó không được đáp ứng; hoặc có thể áp các mức trần khác nhau với các nhóm đối tượng khác nhau, như sản xuất với phi sản xuất…

    Sẽ có băn khoăn, đó vẫn là một biện pháp hành chính? Cũng không khác gì, vì cơ chế trần lãi suất huy động hiện nay cũng là hành chính, chỉ là một sự đổi chỗ mà thôi.

    Theo Minh Đức
    Vneconomy
    http://cafef.vn/20120421023656935CA34/dieu-hanh-lai-suat-va-cau-hoi-lon.chn
  3. CHUNGLOC

    CHUNGLOC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    5.531
    CPI tháng 4 cả nước tăng “khoảng 0,06%”
    Nguồn tin: VnEconomy | 20/04/2012 3:58:48 CH
    In tin |

    Lưu vào sổ tay |

    RSS


    Tại phiên thảo luận chiều 20/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 4/2012 là “khoảng 0,06%”.

    Trước đó, vào sáng 20/4, cũng chính Bộ trưởng Vinh đã “hé lộ” về diễn biến CPI tháng này, khi ông cho biết, mức tăng của CPI tháng 4 thấp hơn tháng trước.

    “Anh em đang tính, nhưng chiều qua báo cáo tôi là chắc chắn dưới 0,1%”, ông Vinh nói.

    Tháng trước, CPI tăng 0,16%, thấp nhất trong so sánh với 20 tháng qua và với cùng kỳ 3 năm gần đây. Tuy nhiên, với công bố của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì “kỷ lục” của CPI tháng 3 đã bị phá chỉ sau một tháng.

    Theo đánh giá của Chính phủ, CPI trong quý 1/2012 đã giảm dần và có tốc độ tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước. Nguyên nhân là do thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ tiền tệ, tín dụng, tăng cường quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước và đầu tư công. Sức mua của thị trường trong nước giảm, lương thực, rau quả được mùa cũng tác tác động làm giảm giá nông sản, thực phẩm.

    Bên cạnh đó, việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp tăng cường quản lý giá cả, thị trường cũng đã góp phần làm giảm tốc độ tăng giá thời gian qua, báo cáo của Chính phủ nêu rõ.

    Cũng theo số liệu cơ quan thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2012 của Hà Nội lần đầu tiên sau một thời gian dài đã tăng ở mức âm (-0,03%) so với tháng trước, là “đáy” trên đường hiển thị thống kê của 10 năm trở lại đây.

    Còn tính chung, CPI Hà Nội đã tăng 2,59% kể từ đầu năm và tăng 9,52% so với cùng kỳ năm 2011.

    Có thể thấy CPI của Hà Nội trong tháng 4 đã chịu tác động lớn của đợt tăng mạnh giá xăng dầu ngày 7/3 vừa qua, khi chỉ số giá của nhóm hàng giao thông tăng tới 2,67%.

    Tuy nhiên, nhóm hàng có quyền số lớn trong rổ tính CPI là lương thực và thực phẩm lại giảm. Một nguyên nhân chính là sự e ngại của người tiêu dùng về chất tạo nạc trong thịt lợn nổi lên thời gian gần đây, trong khi thời tiết ủng hộ cho nguồn cung các mặt hàng rau, củ, quả…

    Ở tác động vĩ mô, sau một thời gian dài thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán đã sụt giảm, người dân tiết kiệm chi tiêu hơn. Một thực tế được ghi nhận là lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng giảm mạnh với -1,96% trong quý 1/2012; tổng phương tiện thanh toán tính đến 26/3/2012 cũng chỉ nhích nhẹ khoảng 1,06% so với cuối năm 2011.


    NGUYÊN VŨ
  4. CHUNGLOC

    CHUNGLOC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    5.531
    =))=))=))

    Chứng khoán còn nhiều phiên “nổi loạn”
    Nguồn tin: Diễn đàn kinh tế Việt Nam | 21/04/2012 5:50:00 SA
    [​IMG] In tin | [​IMG] Lưu vào sổ tay | [​IMG] RSS


    [​IMG] Đã có cơ sở để có thể tin rằng vào tháng 6/2012, chỉ số HNX đạt được tối thiểu vùng điểm 90. Nhưng nhà đầu tư còn phải trải qua khá nhiều thử thách cam go nữa, với không ít phiên thị trường “nổi loạn” theo cả hai chiều lên và xuống.

    Ai "vẽ" thị trường?


    Dù chỉ số chứng khoán Hà Nội đã tăng đến 45% và không khí giao dịch ngày càng sôi động, nhưng nhiều diễn đàn chứng khoán vẫn trầm lắng. Nhiều người vẫn nhìn nhau dò hỏi, không biết thực hư về con sóng phục hồi sẽ đi đến đâu. Bởi nếu không cẩn thận, số phận của họ cũng sẽ lặp lại gần như năm 2011.

    Rất nhiều nhà đầu tư đã không thể hài lòng về thị trường, nhưng vì thị trường lại luôn đúng, nên họ đã không thể hài lòng về bản thân. Không khí trầm lắng trên các diễn đàn chứng khoán cũng phản ánh một điều: tỷ lệ lời lãi cá nhân khá khiêm tốn so với mức tăng bình quân của thị trường. Bởi nếu cho HNX tăng 45% và VNI tăng 40%, tính "đổ đồng" có ít nhất hàng trăm cổ phiếu trên hai sàn đã phục hồi gấp đôi tỷ lệ tăng của thị trường. Cá biệt, khoảng 15-20 cổ phiếu có độ tăng từ gấp đôi đến hai lần rưỡi trong hơn ba tháng qua. Đó chính là những cổ phiếu được các đội lái ưu ái "đánh lên", tái hiện thời kỳ lịch sử năm 2009.

    Vượt hơn hẳn nhóm cổ phiếu bluechip, nhóm cổ phiếu nhỏ đã được đầu cơ giá lên trong một thị trường răng cưa đi lên. TAS, CIC, SVS, TDN, BMC, PVL đã đạt được được tỷ lệ tăng trưởng khoảng 150%. Trong khi đó, những cổ phiếu nhỏ khác như THT, ORS đạt gần 200%. Riêng KSA và PTC lên đến 250%. Điều được xem là "quy luật" tại nhóm cổ phiếu này là sự biến động về thanh khoản, với vùng giá thấp thanh khoản còn rất èo uột, nhưng giá càng lên thì thanh khoản lại tăng mạnh, nhà đầu tư nhỏ lẻ lại có xu hướng lao vào mua đuổi theo tâm lý bầy đàn.

    Nếu nhóm cổ phiếu ngân hàng đã khởi sự sóng tăng đầu tiên trên thị trường, thì sau đó được tiếp nối bởi sóng của nhóm cổ phiếu chứng khoán và cổ phiếu bất động sản. Còn đa số nhà đầu tư vẫn ngơ ngác, không biết vì lý do gì mà nhiều doanh nghiệp làm ăn thất bát vẫn có cổ phiếu phục hồi kinh khủng đến như thế.

    Rõ ràng thị trường đã và đang tăng tiến theo kiểu... Dow Jones. Chỉ số hai sàn cứ lên điểm một cách chậm rãi, nhưng đầy kiên nhẫn. Không có hy vọng lớn cho nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn, nhưng cũng không để tâm lý người mua bị thất vọng hoàn toàn. Đa số những người chăm bẳm vào chuyện lướt sóng nhưng thiếu kinh nghiệm hoặc không may mắn đã không thể có được tỷ lệ lợi nhuận bằng số người kiên tâm nắm giữ hoặc... không biết gì về chứng khoán.

    Nhưng chỉ số chứng khoán Dow Jones của Mỹ dù sao cũng còn vận động theo một quy luật có thể định hình được. Trong sóng răng cưa đi lên, chỉ số này thường tạo ra những hình tam giác hoặc hình thang hướng lên, đáy sau cao hơn đáy trước. Số phiên vận động cũng thường tuân theo quy luật 3-5 phiên tăng lại có 1 phiên điều chỉnh. Thậm chí chỉ số Nasdaq của Mỹ còn xác lập được chuỗi phiên tăng liên tục đến 7-8 phiên.

    Song vào lần này, hoạt động răng cưa của thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên quá khó. Nếu vào năm 2009, cơ cấu giữa số phiên tăng và phiên giảm thường là 4/1/ hoặc 4/2, thì nay đặc trưng của thị trường là sự tăng/giảm vô chừng, không thể đoán định được.Cũng vì thế, mảng nhận định thị trường hàng ngày, kể cả hàng tuần của các công ty chứng khoán lại tự rước vào thân một rủi ro quá lớn, với số lần nhận định sai nhiều hơn hẳn số lần nhận định đúng.

    Hoạt động phân tích kỹ thuật chứng khoán cũng vì thế đã chỉ có ý nghĩa như "thày bói mù sờ voi". Khi thị trường đã lên điểm khá nhiều, những yếu tố hỗ trợ kỹ thuật mới bắt đầu lộ ra và khiến cho các công ty chứng khoán mạnh miệng phán đoán là thị trường còn tiếp tục tăng nữa. Nhưng rủi thay, đó cũng là lúc mà thị trường đảo chiều. Sau nhiều lần bị hố như thế, dĩ nhiên nhà đầu tư và ngay cả một số công ty chứng khoán cũng không còn xem trọng phân tích kỹ thuật nữa.

    Tối thiểu 90 điểm cho HNX?

    Không nương nhờ được phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư chỉ còn biết trông chờ vào mảng thông tin kinh tế vĩ mô. Nhưng xét về góc độ này, người ta lại thường nhận ra màu sắc bi quan hơn là lạc quan. Hiển nhiên là kinh tế trong nước vẫn chưa hề phục hồi, vẫn ngổn ngang quá nhiều khó khăn tài chính từ khối công ty chứng khoán, bản danh sách đen các mã cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo và kiểm soát đặc biệt vẫn cứ dài thêm qua từng ngày. Trong khi đó, số doanh nghiệp bị "bức tử" do đói vốn đã lên đến gần 80.000, chỉ tính theo số thống kê chính thức...

    Chỉ đến gần giữa tháng 4/2012, tín hiệu nới lỏng tín dụng mới được Ngân hàng nhà nước chính thức phát lộ. Mặt bằng lãi suất có xu thế giảm dần có lẽ là dấu hiệu rõ nét nhất, căn cứ vào tình hình tồn ứ vốn quá lớn tại các ngân hàng. Song không phải thế mà chứng khoán được hưởng lợi trực tiếp. Nếu căn cứ vào một "thông điệp" của Thống đốc Nguyễn Văn Bình thì chứng khoán không cần được ưu tiên về tín dụng. Tuy vậy, ông Bình cũng bổ sung rằng ông tin chứng khoán vẫn cứ đi lên, tuy không mạnh nhưng bền vững.

    Phép đánh đố đối với nhà đầu tư càng lúc càng trở nên căng thẳng. Cứ cho là thị trường "tăng bền vững", nhưng bài học xương máu của bao năm chinh chiến đã đủ chứng minh là không có bất cứ sự bền vững nào tồn tại được lâu dài trong TTCK Việt Nam.

    Ở phía trên, vùng điểm 520 và trên nữa là 550 đang chờ đón chỉ số VNI. Tương tự là vùng điểm 85 và 95 đang giống như một hấp lực đối với chỉ số HNX. Nếu tăng được đến vùng điểm này, HNX sẽ bứt phá hẳn qua cái tỷ lệ 50% mà nó đã từng thực hiện vào quý 3 năm 2008, xác nhận một chu kỳ tăng điểm thực sự.

    Đã có cơ sở để có thể tin rằng vào tháng 6/2012, chỉ số HNX đạt được tối thiểu vùng điểm 90. Nhưng từ đây tới thời điểm đó, nhà đầu tư còn phải trải qua khá nhiều thử thách cam go nữa, với không ít phiên thị trường "nổi loạn" theo cả hai chiều lên và xuống

    VIỆT THẮNG
  5. CHUNGLOC

    CHUNGLOC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    5.531
    Tối thiểu 90 điểm cho HNX?

    Không nương nhờ được phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư chỉ còn biết trông chờ vào mảng thông tin kinh tế vĩ mô. Nhưng xét về góc độ này, người ta lại thường nhận ra màu sắc bi quan hơn là lạc quan. Hiển nhiên là kinh tế trong nước vẫn chưa hề phục hồi, vẫn ngổn ngang quá nhiều khó khăn tài chính từ khối công ty chứng khoán, bản danh sách đen các mã cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo và kiểm soát đặc biệt vẫn cứ dài thêm qua từng ngày. Trong khi đó, số doanh nghiệp bị "bức tử" do đói vốn đã lên đến gần 80.000, chỉ tính theo số thống kê chính thức...

    Chỉ đến gần giữa tháng 4/2012, tín hiệu nới lỏng tín dụng mới được Ngân hàng nhà nước chính thức phát lộ. Mặt bằng lãi suất có xu thế giảm dần có lẽ là dấu hiệu rõ nét nhất, căn cứ vào tình hình tồn ứ vốn quá lớn tại các ngân hàng. Song không phải thế mà chứng khoán được hưởng lợi trực tiếp. Nếu căn cứ vào một "thông điệp" của Thống đốc Nguyễn Văn Bình thì chứng khoán không cần được ưu tiên về tín dụng. Tuy vậy, ông Bình cũng bổ sung rằng ông tin chứng khoán vẫn cứ đi lên, tuy không mạnh nhưng bền vững.

    Phép đánh đố đối với nhà đầu tư càng lúc càng trở nên căng thẳng. Cứ cho là thị trường "tăng bền vững", nhưng bài học xương máu của bao năm chinh chiến đã đủ chứng minh là không có bất cứ sự bền vững nào tồn tại được lâu dài trong TTCK Việt Nam.

    Ở phía trên, vùng điểm 520 và trên nữa là 550 đang chờ đón chỉ số VNI. Tương tự là vùng điểm 85 và 95 đang giống như một hấp lực đối với chỉ số HNX. Nếu tăng được đến vùng điểm này, HNX sẽ bứt phá hẳn qua cái tỷ lệ 50% mà nó đã từng thực hiện vào quý 3 năm 2008, xác nhận một chu kỳ tăng điểm thực sự.

    Đã có cơ sở để có thể tin rằng vào tháng 6/2012, chỉ số HNX đạt được tối thiểu vùng điểm 90. Nhưng từ đây tới thời điểm đó, nhà đầu tư còn phải trải qua khá nhiều thử thách cam go nữa, với không ít phiên thị trường "nổi loạn" theo cả hai chiều lên và xuống

    [​IMG]
  6. bslqtuyen

    bslqtuyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2010
    Đã được thích:
    65
    Dự trữ ngoại tệ thường được coi là thước đo tiềm lực tài chính của nền kinh tế một quốc gia. Việc sở hữu lượng ngoại tệ lớn giúp quốc gia giữ tỷ giá được ổn định và vận hành nền kinh tế một cách suôn sẻ hơn.

    Theo báo cáo bổ sung tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 được Chính phủ trình lên Thường vụ Quốc hội ngày 20/4, dự trữ ngoại tệ của Nhà nước đã được cải thiện rõ rệt và hiện đang ở mức khoảng 9 tuần nhập khẩu.

    Trước đó, hôm 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong buổi họp báo công bố Báo cáo “Triển vọng phát triển châu Á 2012” cho biết, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tại thời điểm quý I năm nay vào khoảng 17 tỷ USD, cao hơn 3,5 tỷ USD so con số được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra hồi giữa năm ngoái.
  7. saigonchiutroi

    saigonchiutroi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    89
    Thứ 2 theo kinh nghiệm nhiều năm của tôi thì thứ 2 nếu múc sớm sẽ đc giá tốt và sẽ có hàng mình ưng ý, nếu múc trể sẽ phải múc giá cao và những con hàng tốt sẽ hết, lúc đó phải múc những con mà nhiều khi mình không muốn
  8. nobitavnam

    nobitavnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Đã được thích:
    165
    Canh hàng ngon mà múc, chẳng có gì phải xoắn cả[r32)]
  9. CHUNGLOC

    CHUNGLOC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    5.531

    cho vào list canh cả rồi [r2)]
  10. haxuanlinh9x

    haxuanlinh9x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2011
    Đã được thích:
    40
    Chart của bác nhìn hay quá :). cho hỏi đây là phần mềm gì vậy? nhìn xong chả hiểu gì [:D][:D][:D]

Chia sẻ trang này