Chết chi??m với RAL va?? VIP !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi leader11, 19/04/2007.

4988 người đang online, trong đó có 408 thành viên. 19:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1708 lượt đọc và 28 bài trả lời
  1. hoangtt

    hoangtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Đã được thích:
    0
    thế có bán ko? giảm 10% bán ko? nếu giảm 5% mai lên sàn đầy thằng bán!
  2. conanvietnam

    conanvietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2007
    Đã được thích:
    1
    he he, có ní
  3. Linda_Kieu

    Linda_Kieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Đã được thích:
    34
    Anh nào bán 80 Linda mua hết..
  4. hoangtt

    hoangtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Đã được thích:
    0
    [QUOTE=vnmedia:
    http://www.vnmedia.vn/NewsDetail.asp?Catid=25&NewsId=87896
    Bán đi ko giống ông này nè!!!
  5. Rivaldo_bra

    Rivaldo_bra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2002
    Đã được thích:
    0
    Gần nửa đêm còn điện, Các bác bảo thế có tức không chứ, cái con mụ khớp lệnh hộ e nó vừa điện cho e bảo mai e bán hết VIP đi anh ạ, anh xem có nên bán không theo em thì nên bán có 4k thôi định để đến tết nhưng nó làm ở Cty CK tại sao nó lại điện cho mình vào lúc này, hỏi nó nó chỉ bảo chắc còn xuống nữa, chẳng lẽ lại bán, các bác xem tình hình thế nào đi chứ, hộ e với
  6. Linda_Kieu

    Linda_Kieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Đã được thích:
    34
    Híc... bác Rivaldo nói thế thì em kô mua thêm VIP nữa.. em có 4001 cp VIP.. mai em đặt lệnh bán giá sàn 80 lúc 8H01 .. lệnh em nhiều hơn lệnh bác, sớm hơn lệnh bác.. thía nào em cũng chạy được VIP trước bác hihi... chúc may mắn..
  7. leader11

    leader11 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Hặè? hặĂè? baèn 'i, baèn hêèt caè? 'i. Maè? 'ặĂèÊi thặè 2 hfèfng baèn coè 'ặặĂèÊc không. Luèc 'Âèy mặĂèi 'fèÊt 'ặặĂèÊc cfn nhaè? cuè?a em, cuè?a ngặặĂè?i yêu em nặèfa.
    CặĂ hôèÊi 'aèf 'êèn, em muèc thÂèÊt lặèÊc thôi !
  8. hoangtt

    hoangtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Đã được thích:
    0
    OH tưởng ông muốn tư vấn! , AE ai chẳng biết ông muốn gì!
  9. daucockhoan

    daucockhoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Nhiều Bro. Cứ hỏi tại sao Khoai Tây mua RAL, đây là một ví dụ nhỏ nè!

    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Đấu giá cổ phần Intimex: Những "lỗ hổng" còn tồn tại đến bao giờ?
    Lao Động số 89 Ngày 19/04/2007 Cập nhật: 8:22 AM, 19/04/2007

    Siêu thị Intimex 22-32 Lê Thái Tổ - HN vừa được cho thuê 50 năm.
    (LĐ) - Trong khi Báo Lao Động vừa có loạt bài cảnh báo về những "lỗ hổng chết người" trong tiến trình CPH các DNNN hiện nay, thì vụ đấu giá bán cổ phần (CP) tại Cty xuất nhập khẩu Intimex (Bộ Thương mại) ngày 12.4 vừa qua một lần nữa gióng lên hồi chuông: Những "lỗ hổng" trong CPH còn tồn tại đến bao giờ?
    Bài 1: "Hàng xấu", trả giá cao

    Từ một cáo bạch... xấu

    Nhìn vào bản cáo bạch của Cty Intimex công bố vào thời điểm tháng 1.2007, nhà đầu tư mù mờ nhất cũng phải tỏ ra ái ngại. Ngoại trừ thế mạnh của một Cty có tiếng về ngoại thương (nhưng cũng chỉ mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, lợi nhuận thấp), thì vốn liếng cả của nổi lẫn của chìm hầu như không có gì đáng giá.

    Của nổi gồm nhà cửa, xe cộ, máy móc, thiết bị..., sau khi khấu hao chỉ còn vẻn vẹn hơn 105 tỉ đồng. Còn của chìm (lợi thế kinh doanh - thương hiệu và giá trị quyền sử dụng đất) thì không có một đồng, bởi dù Intimex đang toạ lạc và sử dụng trên một diện tích đất lên tới trên 1,27 triệu mét vuông, nhưng vì tất cả là đang đi thuê nên không được tính vào giá trị DN. Về năng lực sản xuất kinh doanh xem ra cũng bi đát không kém.

    Trong khoảng thời gian từ 2004 đến 9.2006, tỉ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn kinh doanh năm 2004 chỉ đạt 1,65%, năm 2005 tụt xuống 0,76% và 3 quý đầu năm 2006 bị âm (- 18,01%)!

    Chưa hết, hoạt động đầu tư của Cty đến thời điểm này càng bi đát hơn. Cả 3 nhóm dự án sản xuất đều phải bù lỗ và chưa biết bao giờ sinh lãi: Nhóm sản xuất chế biến nông sản, Cty phải trả nợ gốc lẫn lãi vay tới 33,7 tỉ đồng; nhóm dự án siêu thị cũng phải bù lỗ và trả nợ tới gần 4,3 tỉ; nhóm dự án thuỷ sản phải trả gốc lãi vay và bù lỗ tới gần 66 tỉ đồng...

    Bởi vậy, mặc dù là một Cty tầm cỡ của Bộ Thương mại, với hơn 1.000 CBCNV, bao gồm hơn 20 đầu mối phòng ban, chi nhánh, đơn vị, hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực trên địa bàn nhiều tỉnh, thành, nhưng đến thời điểm trước khi CPH, vốn điều lệ của Intimex chỉ vẻn vẹn có 50 tỉ đồng!

    Nhưng giá đấu vẫn cao ngất

    Với thể trạng và gia tài như thế, thoạt nhìn chắc chắn rất ít nhà đầu tư dám bỏ vốn vào mua cổ phần của Intimex bởi sẽ cầm chắc phần lỗ (dù là mua với giá thấp). Vậy mà lạ thay, phiên đấu giá bán CP của Intimex ngày 12.4.2007 đã khiến gần 1.000 nhà đầu tư tham gia đấu giá quá đỗi ngạc nhiên và bàng hoàng.

    Theo vốn điều lệ và cơ cấu CP phát hành của Intimex thì trong tổng số 50 tỉ đồng tại thời điểm CPH sẽ chia thành 5 triệu CP, mệnh giá 10.000 đ/CP, Nhà nước sẽ sở hữu 45% (2,25 triệu CP, tương đương 22,5 tỉ đồng); ưu đãi cho CBCNV 21,34% (1.067.200 CP, tương đương 10,672 tỉ đồng) và nhà đầu tư mua theo hình thức đấu giá công khai 1.682.800 CP (tương đương 16,828 tỉ đồng), chiếm 33,66%. Riêng 1.682.800 CP được đem ra đấu giá công khai, giá khởi điểm là 10.200 đ/CP.

    Phiên đấu giá diễn ra rất bài bản, rất đúng luật và lẽ ra không có gì để nói nếu "vở diễn" này không chính xác đến mức khiến người ta phải nghi ngờ. Trong số 1.682.000 CP được đem ra đấu giá, người ta thấy khách hàng đầu tiên mua 20.000 CP với mức giá cao ngất ngưởng: 160.100 đ/CP (gấp gần 16 lần)!

    Tiếp theo khoảng 10 khách hàng đồng loạt đặt mua số lượng CP đúng bằng tổng số CP chào bán (1.682.800 CP- không sai 1 đơn vị) với mức giá cũng đồng loạt là 160.000 đ/CP! Trong số này có một đại gia mua tới 1 triệu CP.

    Gần 1.000 khách hàng còn lại đều bị rớt thê thảm vì họ chỉ trả giá thấp rất xa so với "nhóm đại gia" nghi ngờ nói trên! Đến đây, người ta không thể không đặt ra hai câu hỏi:

    Thứ nhất, vì sao với một bản cáo bạch không lấy gì sáng sủa, thậm chí còn rất xấu như vậy mà nhóm khách hàng trên đã trả giá cao gấp 16 lần giá chào ban đầu (điều mà chỉ có thể xảy ra với những loại CP nóng, hấp dẫn thuộc các ngành đang rất "hot" hiện nay như dầu khí, ngân hàng, bảo hiểm, Cty chứng khoán...)?

    Thứ hai, có hay không sự trùng hợp ngẫu nhiên đến mức hơn 10 "đại gia" trả cùng một mức giá với tổng số CP khớp đến từng đơn vị với tổng lượng CP bán ra như vậy? Có hay không một kịch bản được dàn dựng chính xác đến từng chi tiết để thâu tóm toàn bộ số CP bán ra của Intimex vào tay một nhóm đại gia?
    Bắc Lập


    Đấu giá cổ phần của Cty XNK Intimex (Bộ Thương mại): Những nghi vấn cần được làm rõ
    Lao Động số 90 Ngày 20/04/2007 Cập nhật: 7:48 AM, 20/04/2007

    Cty XNK Intimex C96 Trần Hưng Đạo (Hà Nội).
    (LĐ) - Trong loạt bài Báo Lao Động đăng tải về những lỗ hổng trong CPH các DNNN có đề cập đến một lỗ hổng chết người đó là giá trị sử dụng đất khi đi thuê không được đưa vào giá trị tài sản DN. Kẽ hở này đã làm Nhà nước thất thoát hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng. Với trường hợp của Intimex, kẽ hở này đang được tận dụng một cách ngoạn mục.
    Vì sao giá đấu lại gấp 16 lần?

    Theo cáo bạch của Intimex thì vào thời điểm trước khi CPH, DN này đang quản lý tới 1.268.800 mét vuông đất tại 20 địa điểm khác nhau trên nhiều tình, thành phố cả nước. Trừ một số khu đất tại các địa phương dùng để sản xuất kinh doanh (không mấy giá trị) được thuê 49 hoặc 50 năm thì một số diện tích đất khác đang trong thời gian làm thủ tục thuê dài hạn.

    Trong số này, người ta đặc biệt chú ý đến 3 mảnh đất đắc địa tại thủ đô Hà Nội. "Đắt giá hơn vàng" phải kể đến khu đất 22- 23 Lê Thái Tổ, ngự ngay bên bờ hồ Hoàn Kiếm với gần 100 mét mặt tiền và rộng tới 2.871 mét vuông. Tại thời điểm CPH vì là đang làm thủ tục thuê đất nên giá trị của nó bằng 0! Thế nhưng, chỉ trước thời điểm đấu giá công khai CP của Cty này đúng 1 tuần, ngày 6.4.2007,
    Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Lê Quý Đôn đã ký Quyết định số 1266/QĐ- UBND cho Cty Intimex thuê 2.871m2 đất "quý hơn vàng" ấy với thời gian tới 50 năm (kể từ năm 1993). Thời gian thuê nửa thế kỷ nghĩa là mảnh đất ấy nghiễm nhiên gần như là tài sản của Intimex và mặc dù để chuyển được mục đích sử dụng đất phải qua nhiều cấp xét duyệt, nhưng "kinh nghiệm thực tế" cho hay "khó mấy chắc cũng làm được".

    Theo một nguồn tin không chính thức thì lô đất này đang được một nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng trả tới 28 triệu USD (khoảng 450 tỉ đồng) để được liên doanh! Song điều đáng nói ở đây là quyết định này được giữ bí mật tuyệt đối, rất ít người trong Cty được biết (kể cả một vị Phó TGĐ, kiêm Chủ tịch Công đoàn cũng không hề hay biết). Và dĩ nhiên, hơn 1.000 nhà đầu tư "trung thực" kia cũng không hề biết nên tại buổi đấu giá họ chỉ dám trả mức giá rất khiêm tốn.

    Nhưng đó mới chỉ là 1 lô đất tại thủ đô. Cũng tại thành phố này, Intimex cũng đang được thuê đất tại số 9 Láng Hạ với 1.800m2, tại 96 Trần Hưng Đạo (trụ sở chính của Cty) với 1.100m2... Nếu những mảnh đất màu mỡ này sau CPH bỗng dưng đều được thuê dài hạn tới 50 năm như tại 22- 23 Lê Thái Tổ, thử hỏi số tài sản "vô hình" của Intimex rơi vào tay các đại gia sẽ lên tới mấy trăm, mấy ngàn tỉ đồng! Thế mới hiểu vì sao cái mức giá tưởng cao ngất kia (gấp 16 lần giá khởi điểm) vẫn được một nhóm "nhà đầu tư" ôm gọn. Hẳn họ đã cân lên đặt xuống nát nước trước khi đặt giá!

    Đến đây thì người vô tâm nhất cũng không thể không đặt câu hỏi: Phải chăng đã có thông tin nội gián? Rằng đằng sau các "đại gia" vừa ôm gọn hơn 1,6 triệu CP của Intimex là những ai?

    Nhưng chưa hết... Người lao động sẽ ra đường!

    Ông Nguyễn Văn Tạo- Chủ tịch CĐ Cty Intimex suốt mấy ngày nay cứ như ngồi trên lửa. Ông bảo, mỗi ngày ông nhận được hàng trăm cuộc điện thoại của CBCNV trong Cty, rồi các cuộc gặp gỡ, bày tỏ, phản ánh, lo lắng... của người lao động (NLĐ) với ông- với tư cách Chủ tịch CĐ. Lý do chính là nhiều người lo sẽ bị "về vườn", bị "đẩy ra đường" sau CPH.

    Theo luật định, NLĐ trong Cty sẽ được mua một số CP ưu đãi với mức giá bằng 60% mức giá trúng thầu bình quân. Nhưng với mức trúng bình quân cao ngất như trên (khoảng 160.025 đ/CP) thì mỗi CP ưu đãi, NLĐ cũng phải bỏ ra tới 100.000đ. Theo cách phân bổ CP cho NLĐ của Intimex thì người ít cũng được vài trăm, người nhiều lên tới 3.000 CP. Với NLĐ nghèo nay bỏ ra vài ba trăm triệu để mua chắc không phải ai cũng có khả năng. Khi đó buộc họ phải "bán lúa non".

    Và người mua lúa non này không ai khác chính là các "đại gia" vừa ôm gọn 33% số CP của Intimex. Nếu điều này xảy ra, khả năng phần lớn CP ưu đãi của NLĐ (khoảng 21,34%) sẽ lại chui vào túi họ. Khi đó, chỉ cần bỏ ra hơn 400 tỉ đồng, các đại gia này sẽ chiếm tỉ lệ áp đảo trong Intimex và dĩ nhiên lúc đó việc quyết định số phận của Intimex nằm trong tay họ.

    NLĐ ở lại hay ra đường cũng phụ thuộc vào nhóm "đại gia" này. Số phận thương hiệu Intimex sau gần 30 năm tồn tại sẽ được định đoạt một cách ngoạn mục từ chính những kẽ hở của luật định và ý đồ của những đại gia có sự bắt tay của những người trong cuộc?
    B.L

Chia sẻ trang này