Chết cười hô hào Đánh Xuống

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nhanh_tay, 13/05/2012.

5818 người đang online, trong đó có 735 thành viên. 17:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8866 lượt đọc và 138 bài trả lời
  1. 007ckc

    007ckc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2012
    Đã được thích:
    3.219
    Nếu tôi không nhầm thì lúc trước bác có vào mấy topic của tôi về VPK, ANV, HU3, HU1, SAm, SSI ... Những mã cp này lúc trước không ai mua (tháng 3-đầu tháng 4)..., nhưng tôi vẫn túc tắc nhặt lúc ấy và giờ thì cũng kiếm được kha khá, mình tin thì mua và kiên trì với nhận định của mình, tôi chưa bao giờ vì một vài bài hô hào lên-xuống mà mua-bán cp hết.

    Đồng qua điểm. Năm 2012 vị thế CK đã khác, tôi lấy kim chỉ nam là Buy & Hold. :-bd

    Chúc bác thắng lợi nhé! [};-

  2. khoa007xx

    khoa007xx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Bài viết hay, thể hiện là người am hiểu thị trường, mang tính chất trung tính. Chúc pac có nhiều bài hay như thế này, nhưng có lẽ pác không thích lướt lát, kiểu mẫu an toàn, tuân thủ kỹ luật, vào đúng đáy và có thể ra đính đỉnh, chắc chắn pác thành công.
  3. tiengiay

    tiengiay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2010
    Đã được thích:
    0
    bác chấp làm gì :-":-":-":-":-":-"lên f 319 để chia sẻ kinh nghiệm pác ạ.
  4. namviet2612

    namviet2612 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/11/2008
    Đã được thích:
    12
    Hehe. Bác cẩn thận
  5. nhanh_tay

    nhanh_tay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn sự động viên của mọi người một chút kinh nghiệm cá nhân thôi .ỏ đâu cũng vậy ,sân chơi nào cũng ohair có luật ,nhất là đây là những đồng tiền từ sương máu của mình ,mình không thể bừa ẩu được ,thứ nhất khổ mình ,thứ hai nhg ng xung quanh
    Vẫn anh Đoàn Nguyên Đúc hôm qua trách bác Doanh đó ,bác Doanh tôi biết bác từ hội có Bác Giá làm bộ trưởng bộ kế hoạch cơ ,bây giờ nói gì có trách nhiêm với câu nói chút .Mặc dù lời nói giá bay ,nhưng 10.000 cổ đong ta mà nói thì đé chế nào chụi nổi
    Bác Đúc phải thật khoẻ lên đấy ,mấy chục ngàn job từ bác mà ra đó [r2)][r2)][r2)]:)):))
  6. 11Pm.11.1.11

    11Pm.11.1.11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    84
    hiện nay anh Đức đang thiếu dòng tiền bởi kẹp BDS và cao su chưa thu hoạch, thế nên mới mua được giá này.

    để khi cty anh hoàn thiện tài chính rồi, mua giá 10 đô/cp nhá :x
  7. mnpq12

    mnpq12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2010
    Đã được thích:
    1.191
    Phân với tich làm gì cho mêt
    chỉ càn đánh giá thế này
    TTCK lao dốc khi nào?
    Khi mà nhà đầu tư đầy bụng cp, và chỉ có một suy nghĩ là TT chỉ có thể tăng và không tìm ra
    được bất kỳ lý do gì để TT rớt, Đó chính là lúc TT quay đầu lao dốc với khối lượng từ khủng long đến teo tóp dần mòn
    điều này hoàn toàn logic với thực tế là chỉ có 5% và chỉ 5% thôi nhà đầu tư có thể giành chiến thắng
    trên TT tài chính, chứng khoán.
    Vấn đề bạn và tôi cần cảm nhận lúc này là tất cả chúng ta đã đầy bụng CP chưa? full margin chưa
    và không tìm thấy lý do nào để TT rớt chưa?, nếu đúng vậy sẽ có một đợt rớt mạnh từ lỗ nặng..đến giải chấp..
  8. nhanh_tay

    nhanh_tay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật trong tuần




    [​IMG]
    Chính phủ ban hành Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; Tổng biên chế công chức năm 2012 hơn 281.000 biên chế...
    Là những thông tin văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật trong tuần từ 7 - 12/5/2012.


    Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường

    Chính phủ ban hành Nghị quyết 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, trong đó cócác giải phápgia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập đối với một số doanh nghiệp; giảm tiền thuê đất; miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối...
    Chính phủ gia hạn 9 tháng thời hạn nộp thuế đối với thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2011 trở về trước mà chưa nộp vào ngân sách nhà nước (không bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn theo Quyết định số 04/2012/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 về việc gia hạn nộp thuế thêm 3 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý I, quý II năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động) của doanh nghiệp quy định tại nhóm 1 và nhóm 2 nêu trên và của doanh nghiệp sản xuất sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất, vận tải đường thủy (bao gồm cả vận tải thủy nội địa và vận tải biển), sản xuất thép, xi măng.
    Chính phủ quyết nghị giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2012 theo quy định tại Quyết định số 2093/QĐ-TTg ngày 23/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất trong năm 2011 và năm 2012 đối với một số tổ chức kinh tế cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đang được Nhà nước cho thuê đất mà năm 2012 phải xác định đơn giá thuê đất theo quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
    Bên cạnh đó, gia hạn tối đa 12 tháng thời hạn nộp tiền sử dụng đất đối với các chủ đầu tư dự án có khó khăn về tài chính.UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định thời gian gia hạn cụ thể cho từng dự án, nhóm dự án sau khi báo cáo Thường trựcHĐND cùng cấp.
    Đẩy nhanh giảm lãi suất cho vay phù hợp với mức giảm chỉ số giá tiêu dùng
    Tại Nghị quyết 12/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2012, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt và có hiệu quả; chỉ đạo quyết liệt để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
    Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc giảm lãi suất cho vay phù hợp với mức giảm chỉ số giá tiêu dùng; ưu tiên tín dụng đối với doanh nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động; khẩn trương có biện pháp phân loại và cơ cấu lại nợ gắn với việc cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém.
    Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng có thế mạnh, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng cường xúc tiến thương mại, tranh thủ sự phục hồi từng bước của các thị trường quốc tế để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.
    Hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho thông qua các chương trình khuyến khích tiêu dùng, đưa hàng về nông thôn; phối hợp với Bộ Ngoại giao đẩy nhanh việc ký kết Thỏa thuận hợp tác đối tác (PCA) với EU.
    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộiđược giao nhiệm vụphối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện tốt các biện pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; đặc biệt chú ý hỗ trợ lao động mất việc làm từ các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, bảo đảm đúng chính sách, đúng đối tượng.
    Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhất là các vụ việc liên quan đến đất đai, khiếu kiện đông người kéo dài; tăng cường đối thoại tại chỗ, giải quyết dứt điểm các vụ việc tại địa phương; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng; khẩn trương triển khai thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
    Nghị định của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
    Theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, hàng năm, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
    Ngoài được hỗ trợ sản xuất lúa hàng năm, người sản xuất lúa còn được hỗ trợsản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
    Cụ thể, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khi sản xuất lúa bị thiệt hại trên 70%; mức hỗ là là50% khi sản xuất lúa bị thiệt hại từ 30 - 70%.
    Đồng thời, ngân sách Nhà nước cũng sẽ hỗ trợ 70% chi phí khai hoang, cải tạo đất chưa sử dụng thành đất trồng lúa hoặc cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước; mức chi phí do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định.
    Hỗ trợ 100% giống lúa trong năm đầu để sản xuất trên diện tích đất trồng lúa mới khai hoang.
    Hỗ trợ 70% giống lúa trong năm đầu để sản xuất trên diện tích đất lúa khác được cải tạo thành đất chuyên trồng lúa nước.
    Ngoài ra, sẽ ưu tiên hỗ trợ chi phí bảo hiểm sản xuất lúa theo quy định.
    Xác định và quản lý vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
    Vị trí việc làm được xác định và điều chỉnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời phải gắn với chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý tương ứng.
    Đây là nguyên tắc xác định và quản lý vị trí việc làm được nêu trong Nghị định 41/2012/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập đã được Chính phủ banhành.
    Theo đó, vị trí việc làm được xác định dựa trên 5 căn cứ sau: 1- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và công việc thực tế của đơn vị sự nghiệp công lập; 2- Tính chất, đặc điểm, nhu cầu công việc của đơn vị sự nghiệp công lập; 3- Mức độ phức tạp, quy mô công việc; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của luật chuyên ngành; 4- Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin; 5- Thực trạng bố trí, sử dụng viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
    Tổng biên chế công chức năm 2012 hơn 281.000 biên chế

    Theo Quyết định 542/QĐ-TTg đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, tổng biên chế công chức năm 2012 của các cơ quan, tổ chức hành chính và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế công chức của Bộ *******, Bộ Quốc phòng và công chức cấp xã) là 281.692 biên chế.
    Cụ thể, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 111.894 biên chế.
    Cơ quan của HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện gồm 161.723 biên chế. 1.075 biên chế thuộc các cơ quan Đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
    Biên chế công chức dự phòng là 7.000, trong đó, có 3.000 biên chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; còn lại 4.000 biên chế thuộc cơ quan của HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
    13 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
    Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 2) đối với 13 di tích gồm:
    1- Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố Đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
    2- Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa và quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).
    3- Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
    4- Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
    5- Di tích lịch sử Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (huyện Yên Thế, huyện Tân Yên, huyện Việt Yên và huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).
    6- Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
    7- Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
    8- Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Mỹ Hòa Hưng (thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
    9- Di tích lịch sử Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng).
    10- Di tích lịch sử Tân Trào (huyện Sơn Dương và huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang).
    11- Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên).
    12- Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (huyện Tân Biên, tỉnhTây Ninh).
    13- Danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động (huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).
    Rà soát tất cả các khu vực bãi thải khai thác than
    Thủ tướng *************** giao Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp khai thác than rà soát lại tất cả các khu vực bãi thải từ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công, quy trình thực hiện đổ thải nhằm tránh trượt lở bãi thải tương tự như vụ việc đã xảy ra tại mỏ than Phấn Mễ Thái Nguyên.
    Đồng thời, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo các doanh nghiệp khai thác than thực hiện nghiêm các quy định về an toàn khai thác mỏ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thiết kế khai thác mỏ, công tác bảo đảm an toàn lao động trong khai thác khoáng sản theo quy định.
    Chống tiêu cực trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe

    Cho ý kiến chỉ đạo đối với đề nghị của Bộ Côngan vàcủamột số Bộ về việc chuyển giao công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho ngành *******,Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ ******* và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe nêu tại Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt đẩy mạnh hơn nữa công tác chống tiêu cực trong công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe.
    Bảo đảm tiêu thụ hết lúa hàng hóa trong dân

    Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với một số địa phương kiểm tra, khảo sát lúa hàng hóa còn tồn trữ trong dân để đề xuất việc tiếp tục mua, giữ giá lúa ổn định, có lợi cho nông dân.
    Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, có giải pháp khắc phục khó khăn, bảo đảm tiêu thụ hết lúa hàng hóa và thực hiện mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2012.
    Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, việc hỗ trợ lãi suất để mua tạm trữ lúa gạo thời gian qua là giải pháp cần thiết có hiệu quả nhất định, tuy nhiên cần nghiên cứu xem xét thêm về thời điểm thực hiện để các doanh nghiệp chủ động mua kịp thời, không để giá lúa xuống quá thấp.
    Hoàn thành quy hoạch nông thôn mới cấp xã trong năm 2012

    Đó là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 mà Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đặt ra cho Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
    Phó Thủ tướng yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 đối với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là phải cơ bản hành thành công tác quy hoạch nông thôn mới cấp xã, quy hoạch phải xuất phát từ xã, thể thiện nguyện vọng của nhân dân, nhất là quy hoạch sản xuất. Công tác quy hoạch phải kết hợp giữa chất lượng với tầm nhìn lâu dài.
    Về tổ chức thực hiện, phải kết hợp giữa ưu tiên chỉ đạo điểm với đẩy mạnh triển khai trên diện rộng nhằm bảo đảm tăng số xã đạt chuẩn nông thôn mới hàng năm và đồng thời tăng số tiêu chí đạt chuẩn của các xã khác.
    Theo Hoàng Diên
    Chinhphu.vn
  9. nhanh_tay

    nhanh_tay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Vui quá hôm qua thì bác Đức ,hôm nay thì bác Quang A rồi ngày mai thì...
    Tiến sĩ Nguyễn Quang A: “Tôi tự hào vì đã trải qua khá nhiều thất bại”


    [​IMG]Đó đích thực là một câu nói rất... Nguyễn Quang A - cái tên khá quen thuộc trong giới doanh nhân, học giả và bạn đọc.
    Họ biết đến ông không phải với tư cách là một kỹ sư, một doanh nhân, như đáng ra phải thế, mà là với tư cách một dịch giả, một nhà báo với những cuốn sách và bài viết khá ấn tượng. Thế giới phẳng, Bằng sức mạnh tư duy, Sự bí ẩn của tư bản, Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử, Xã hội mở và những kẻ thù của nó... Đó chỉ là một số trong gần 20 cuốn sách ông đã dịch. Có thể nói thuật ngữ "thế giới phẳng" chỉ xuất hiện một cách phổ biến ở nước ta hiện nay sau khi cuốn The World Is Flat của Thomas L. Freedman được ông chuyển ngữ và cho xuất bản năm 2005. Còn các bài viết của ông trên các báo, các trang mạng bao giờ cũng lôi cuốn bạn đọc ngay từ cách đặt vấn đề rất trúng đến những phản biện đầy thuyết phục để đi đến việc giải quyết vấn đề một cách rốt ráo nhất, hiệu quả nhất.
    Sinh năm 1946 tại Bắc Ninh, năm 1965 ông được đi học tại Hungary ngành vô tuyến điện, rồi làm luận án phó tiến sĩ và tiến sĩ cũng ở Hungary. Đã từng làm giáo sư Trường Đại học Bách khoa Budapest - một trường có lịch sử hơn 200 năm; kinh qua các công việc ở Viện Kỹ thuật quân sự, Tổng cục Điện tử Việt Nam... vậy mà cuộc đời lại dẫn dắt ông sang một hướng khác: Đi làm "con buôn" - theo đúng nghĩa, ông nói vậy. Và cuộc trò chuyện giữa chúng tôi được bắt đầu từ chỗ ông thôi làm các công việc kỹ thuật - niềm đam mê bấy lâu của mình - để trở thành "con buôn".
    Năm 1987, sau khi làm luận án tiến sĩ khoa học, về nước tôi được phân vào làm ở Tổng cục Điện tử Việt Nam. Ở đó còn một ông tiến sĩ khoa học nữa, nội bộ cơ quan cũng có những bất ổn, bên nào cũng muốn kéo thêm người để "uýnh nhau", thế là tôi lảng. Đúng lúc đó có một anh bạn đang làm ở Sài Gòn rủ tôi vào làm một dự án về phần mềm tin học. Công việc đó nay gọi là thuê ngoài (outsourcing).

    [​IMG]
    Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Tranh: Hoàng Tường
    Thời năm 1989, thuật ngữ outsourcing chưa ra đời. Công việc cụ thể là hợp tác với một công ty ở bên Pháp để làm phần mềm thuê ngoài, do vậy có thể nói đó là công ty làm outsourcing đầu tiên ở Việt Nam, công ty có tên là Genpacific. Outsourcing tức là mình có người phát triển phần mềm, làm ra phần mềm ấy hay gia công phần mềm của người khác để cung cấp cho khách hàng của người thuê gia công, họ có khách hàng của họ (trong trường hợp này là khách hàng Pháp) - thực sự cũng chỉ là làm thuê thôi. Tôi thấy dự án cũng hay vì phù hợp với những kiến thức mình đã được học và quyết định bỏ Hà Nội vào Sài Gòn.
    Hơn nữa, đây là một ý tưởng rất hay, đi trước thời đại (gọi là thế cũng được), vì ý tưởng làm outsourcing chỉ thực sự nở rộ sau năm 2000, khi có sự cố máy tính Y2K toàn cầu thì nhiều công ty Mỹ thuê các công ty Ấn Độ viết phần mềm khắc phục. Chúng tôi có khoảng 25 người lập trình rất giỏi, đại bộ phận là người trước kia làm ở Viện Kỹ thuật quân sự. Chúng tôi cũng "thuê" một người làm phần mềm của Banque Nationale de Paris về Việt Nam để tập huấn về những yêu cầu của khách hàng bên Pháp ra sao... Có thể nói 25 người này đều là những người rất giỏi và hiện đều là những người thành đạt. Thời gian đó, họ đã viết được những phần mềm phục vụ được những nhu cầu của khách hàng Pháp và châu Âu. Nhưng rất đáng tiếc, dự án đó thất bại hoàn toàn.
    Tại sao, thưa ông?
    Có thể nguyên nhân đầu tiên là chúng tôi hơi hão huyền vì không lường trước được những khó khăn mà mình sẽ gặp phải: Làm thế nào để cung cấp dịch vụ đó cho bên Pháp, bằng cách nào, bằng phương tiện gì? Làm sao đưa được phần mềm và người sang để cài đặt? Hồi đó chưa có internet, điện thoại quốc tế thì vẫn còn lạc hậu. Để gọi một cú điện thoại sang Paris chúng tôi phải nhờ cô nhân viên bưu điện nối điện thoại, đợi có khi cả tiếng đồng hồ thì mới nói được nhưng với một chất lượng rất kém và giá "cắt cổ". Cũng có thể gửi người đi nhưng vô cùng tốn kém. Cũng có thể có cách khác là nhồi chương trình phần mềm vào băng từ rồi nhờ hàng không chuyển, nhưng cũng không thể làm theo cách này được, vì lúc đó mỗi tháng chỉ có hai chuyến Air France... Giá như chúng tôi phát hiện ra những khó khăn ấy sớm thì đã không làm cái việc ấy và chuyển sang làm việc khác từ lâu rồi...
    Nhưng sau này, Genpacific vẫn "làm mưa làm gió" với thương hiệu máy tính Bull Micral đấy thôi...
    Khi dự án phần mềm bị thất bại thì chúng tôi chuyển sang hướng làm phần cứng: Sản xuất máy vi tính. Chúng tôi làm một dây chuyền lắp ráp máy vi tính với đầy đủ quy trình, thiết bị nhập từ Pháp về tại nhà máy điện tử Bình Hòa, với công suất 4.000 máy tính/năm. Tất nhiên, lúc đó vẫn còn đang cấm vận, nên máy của chúng tôi làm ra được bán với giá rất đắt (khoảng 5.000-6.000 USD/chiếc) với cấu hình mà nói ra bây giờ thì "nực cười", bộ nhớ ổ đĩa là 8MB, RAM giỏi lắm là khoảng 256KB, tốc độ 8MHz. Bây giờ một máy tính vớ vẩn thì các chỉ số ấy cũng phải cao gấp ngàn lần.
    "Trong cái rủi có cái may" - Xem chừng, câu cách ngôn này đặc biệt đúng đối với Genpacific...
    Đúng thế, Genpacific là công ty liên doanh, vốn chủ yếu là từ Pháp và cũng chỉ là dưới dạng vật tư, thiết bị chứ có đồng tiền mặt nào đâu. Việt Nam có một văn phòng ở 258B Lê Văn Sỹ góp vào làm vốn. Anh em đầu tiên tham gia vào Genpacific rất đói, chúng tôi phải đi lắp ráp thuê đồng hồ điện tử, trong đó có cả Gimiko. Nhưng khi có dây chuyền lắp ráp máy tính nói trên, chúng tôi sản xuất cũng kha khá. Việc bán được hàng lại cũng bắt đầu từ chỗ "không may" của chúng tôi: Có một triển lãm điện tử ở Mông Cổ mà Chính phủ Việt Nam hứa sẽ tham dự, nhưng chắc nghĩ là chẳng có mối lợi gì từ một nước còn lạc hậu như thế nên chẳng đơn vị nào muốn đi, và thế là họ cử chúng tôi đi. Từ đó, chúng tôi đã sang Liên Xô tìm cách bán hàng. Thời đó, bức tường Berlin chưa sụp đổ nên việc bán máy tính sang Nga rất "trúng".
    Và ông trở thành "con buôn" chuyên nghiệp nhờ thế?
    Thực ra, mới đầu chúng tôi cũng chỉ là lấy công làm lãi trong một hợp đồng tay ba. Hợp đồng đầu tiên tôi ký với khách hàng Liên Xô trị giá 2,7 triệu USD, nhưng theo hình thức: mình giao máy cho Liên Xô, Liên Xô giao phân bón cho Pháp, Pháp lại giao linh kiện cho mình làm... Đại khái là tay ba như thế. Nhưng cuối cùng do đang đổi mới, Liên Xô không thể giao phân bón cho Pháp được. Nhưng hợp đồng thì đã ký nên cuối cùng phía họ phải tìm cách bù bằng một hợp đồng khác: Không phải hàng đổi hàng nữa mà là trả tiền mặt, mở LC đàng hoàng. Thế là từ một anh làm gia công, chúng tôi trở thành một người chủ bán hàng thực sự. Giá trị hợp đồng lúc đó không còn là 2,7 triệu USD nữa mà chỉ còn gần 2 triệu USD, nhưng được trả bằng tiền mặt.
    Lúc đó Nga đang rất cần máy tính. Họ hỏi có lấy tiền rúp chuyển nhượng không? Chúng tôi chẳng biết đồng tiền ấy là gì vì không sờ mó được. Hóa ra, họ bán máy móc cho các công trường của Việt Nam ở Quảng Ninh, sông Đà, cầu Thăng Long... và Việt Nam trả lại bằng quần áo, giày dép, nông sản... gì gì đó, tất cả đều tính bằng đồng rúp chuyển nhượng ấy. Bây giờ họ muốn lấy bằng máy tính thì tuyệt quá rồi còn gì. Chúng tôi dùng đồng tiền rúp chuyển nhượng thu được từ việc bán máy tính, nhượng lại cho các ngân hàng để đổi lấy tiền mặt.
    Đó có phải là quá trình dẫn dắt ông đến với một lĩnh vực mới: Ngân hàng?
    Không. Năm 1993, tôi thôi ở Genpacific, mà nói thẳng ra là bị "đuổi" vì đã phạm một lỗi rất ấu trĩ. Hồi đó, Genpacific có rất nhiều tiền, nhưng về mặt nguyên tắc, không được dùng tiền đó để kinh doanh các lĩnh vực khác. Nhưng tôi đã ký hợp tác kinh doanh với một nhóm "đại gia" tự gọi nhau là G5 đang làm ăn với Liên Xô, cần vốn. Thực chất là cho vay tiền. Nhưng đến kỳ hạn, họ không thanh toán được, thế là tôi đối mặt với khả năng bị hội đồng quản trị "sờ" gáy. Sau khi được các đệ tử (cũng ở Liên Xô) chuyển tiền cho tôi hoàn trả công ty, tôi thoát khỏi việc bị "sờ gáy" và rời Genpacific ra Hà Nội làm. Lúc đó, cụ Hoàng Minh Thắng là Chủ tịch Liên minh Hội đồng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cụ cũng khởi xướng lập ra một ngân hàng gọi là Ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam. Chúng tôi tham gia vào ngân hàng ấy như một sự tình cờ ngẫu nhiên.
    Khi đó, ông có kiến thức đặc biệt gì về ngân hàng không?
    Chẳng có kiến thức gì cả. Tất cả những người tham gia vào đó không ai có kiến thức gì về ngân hàng mà phần lớn là những người tạm cho là có thành công một ít ở những lĩnh vực khác và có thể nói là hơi hoắng. Lúc đó, chúng tôi nhờ ông Nguyễn Trọng Khánh, cũng đã từng làm ở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cũng là tiến sĩ kinh tế ở Hungary về, làm tổng giám đốc. Nhưng đáng tiếc là một thời gian ngắn sau anh bị bệnh và mất. Sau đó, chúng tôi cũng thuê một số người ở các ngân hàng quốc doanh sang làm.
    Lúc đó, ngân hàng Việt Nam cũng mới chuyển từ hệ thống một cấp sang hai cấp, nghĩa là manh nha có những ngân hàng thương mại. Nhưng phải nói thật họ đều là quan chức nhà nước chứ không có ai là "banker" cả. Họ làm cho chúng tôi một thời gian ngắn rồi cũng chẳng mấy hiệu quả. Hội đồng quản trị can thiệp quá sâu, họ có quyền cho đối tượng nào vay, nhưng phần lớn các đối tượng vay lại là các công ty hoặc của thành viên hội đồng quản trị, hoặc của người thân của hội đồng quản trị, đó là cái lỗi ấu trĩ không thể tưởng tượng được. Tất cả những yếu tố đó đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản: Vốn của VP Bank chỉ có 70 tỉ, trong khi đó, nợ trong nước là khoảng 700 tỉ mà phần lớn là khó đòi; bảo lãnh LC ở nước ngoài là 50 triệu USD.
    Lúc đó, tôi cũng là thành viên của hội đồng quản trị nhưng là thành viên chỉ tham dự họp một năm đôi lần. Rồi tôi phải nhận nhiệm vụ bất đắc dĩ là làm chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng. Tất nhiên, trước đó và cả sau này tôi chưa bao giờ trực tiếp điều hành một ngân hàng nào cả và do đó phải đọc rất nhiều sách về ngân hàng. Sách của Hungary, của Anh... và cái quan trọng lúc ấy là mình phải kiếm người, thuê CEO. Chúng tôi tìm được anh Huỳnh Bửu Sơn, là người đã làm trong ngành ngân hàng từ trước 1975 ở Sài Gòn, được học bài bản về ngân hàng, có kinh nghiệm về ngân hàng thương mại, ra ngoài Hà Nội để làm tổng giám đốc. Anh Huỳnh Bửu Sơn đã có đóng góp đáng kể trong việc khôi phục lại VP Bank.
    Bằng cách nào các ông thoát ra được?
    Lúc đó tôi không bao giờ dám nói tôi là chủ tịch ngân hàng cả. Chủ nợ của chúng tôi lúc đó chủ yếu là các công ty Hàn Quốc, đơn kiện lên các cấp lãnh đạo ở ta như bươm ****. Chúng tôi chỉ có kế hoãn binh là phải đàm phán với các chủ nợ, đồng thời lập dự án về việc giãn nợ trình lên Nhà nước và được sự đồng ý thì chúng tôi mới dần dần gỡ những khó khăn. Đến năm 2002 mới giải quyết xong cơ bản về nợ và quay trở lại với việc kinh doanh bình thường. Như vậy là cũng phải là mất năm, sáu năm. Qua năm sáu năm ấy, tôi học được rất, rất nhiều điều mà sách vở hay bất cứ một trường đại học nào đều không thể hướng dẫn đầy đủ cho mình được: Về tài chính, kinh tế, về những vấn đề ứng xử với các cơ quan nhà nước, với chủ nợ, với đủ mọi thứ... Và như thế, công việc cứ dần dần đẩy mình sang, bắt buộc mình phải quan tâm đến các vấn đề khác của cuộc sống như chính trị, xã hội.
    Thật hư về câu chuyện ông đề nghị mua lại nợ của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Liên Xô?
    Đấy là chuyện chẳng liên quan gì đến ngân hàng cả. Thực tế, khi vẫn còn Liên Xô, tôi đã đưa ra một phương án mua lại nợ của Chính phủ Việt Nam (khoảng mười mấy tỉ rúp với giá 600 triệu USD), và Chính phủ chỉ phải trả chúng tôi 300 triệu USD sau khi Liên Xô đã ký giấy và trao cho chúng tôi là Việt Nam không còn nợ họ xu nào và chúng tôi đã là chủ nợ mới của Việt Nam, 300 triệu USD còn lại trả mỗi năm 30 triệu trong 10 năm. Phương án được trình bày trước nhiều quan chức cấp cao của các bộ ngành được tổ chức ở Bộ Ngoại thương, mọi người đều nghĩ đó là một phương án hay nhưng không có ai quyết cả. Sau đó một số năm, sau khi Liên Xô tan rã, việc trả nợ đã được Nga và Việt Nam giải quyết trả một phần bằng USD, hình như hơn một tỉ USD, một phần bằng hàng hóa. Lúc đó tôi rất tiếc, vì giá như tôi đưa ra một phương án "mềm" hơn thì đó đã có thể là một vụ làm ăn rất có lợi cho chúng tôi, đồng thời cũng làm uy tín của Việt Nam với Liên Xô và Nga thật khác so với khi vẫn là con nợ của họ.
    Ông từng thú nhận là trong lĩnh vực kinh doanh của mình, ông cũng mắc những "tật" rất phổ biến do thiếu chuyên nghiệp: Hão huyền, "hoắng", thậm chí là ấu trĩ do quá tự tin... Vậy, trong cuộc sống thì sao và nó có ảnh hưởng gì đến các mối quan hệ xung quanh?
    Trong đời kinh doanh, tôi gặp vô vàn thất bại, nhưng tôi không hề ngại những thất bại đó; trái lại, nhìn lại, tôi thấy đã học được rất nhiều vì đã trải qua những thất bại như thế. Tất nhiên, sau mỗi lần thất bại là buồn, nhưng quan trọng là phải biết nhìn trước, nhìn sau và nhìn lại mình, hay nói cách khác là tự kiểm duyệt mình. Tôi cũng là người luôn may mắn vì sau mỗi lần thất bại thì lại tìm được chính trong sự thất bại ấy một hướng đi mới, đầy khám phá, thử thách và vượt qua được. Trong cuộc sống, đôi khi ta phải biết trân trọng sự "hão huyền" hay "hoắng" mà mình có, bởi ở một góc độ nào đó nó thể hiện sự lãng mạn của tư duy. Không có sự lãng mạn thì cuộc sống sẽ vô cùng tẻ nhạt...
    Ông cũng nói rằng hiện ông là con người hoàn toàn tự do, kiên quyết bỏ hết công việc kinh doanh và chỉ làm những công việc mình thích... Vậy việc ông thích làm nhất hiện nay là gì?
    Dịch sách. Dịch là để học và chia sẻ. Đó cũng là đam mê của tôi. Những cuốn sách tôi dịch khá kén bạn đọc nhưng tôi nghĩ nó sẽ có ảnh hưởng nhất định trong việc truyền tải kho tàng trí tuệ của nhân loại. Bản thân tôi cũng rất kén chọn khi dịch, có khi đọc đến hàng chục cuốn tôi mới chọn ra được một cuốn để dịch. Tất cả các sách tôi dịch đều có chung một chủ đề: Hệ phần mềm điều hành xã hội - làm thế nào để vận hành xã hội một cách hữu hiệu. Tôi gọi đó là tủ sách SOS2 (có nghĩa là hệ điều hành xã hội): chính sách, thể chế, những kinh nghiệm thất bại và thành công, các lý thuyết, những cách tổ chức sao cho xã hội vận hành suôn sẻ.
    Cuốn sách ông đang dịch hiện nay?
    Why Nations Fail (Vì sao các quốc gia thất bại) của Daron Acemoglu và James A. Robinson. Đây là một cuốn sách lý thuyết cao siêu nhưng được viết một cách dung dị, dễ hiểu, sáng sủa với những ví dụ lịch sử sinh động từ cách mạng đồ đá mới, cho đến sự sụp đổ của đế chế La Mã, các thành bang Hy Lạp; cho đến Trung Quốc, Nam - Bắc Triều Tiên hiện nay... Tôi hy vọng bản điện tử sẽ hoàn tất vào tháng 6 tới.
    Một người được coi là trí thức, theo quan niệm của ông?
    Tôi thích cách định nghĩa của Friedrich August von Hayek (nhà kinh tế học người Mỹ gốc Áo, đã sống và viết ở Anh rồi sang Mỹ, đoạt giải Nobel kinh tế năm 1974), về trí thức, đại ý: Trí thức là người bán đồ cũ về tư tưởng (của mình hoặc của người khác) cho những người khác. Và như thế, nhà giáo, nghệ sĩ, nhà báo, những người làm chính trị, làm chính sách, học giả, nông dân... đều có thể coi là trí thức, nếu người đó bán "đồ cũ" là tư tưởng (của mình hay của người khác). Người lao động trí óc nhưng không truyền bá tư tưởng không là trí thức theo cách hiểu của Hayek. Hiểu theo nghĩa rất rộng đó thì sẽ có những trí thức tồi tệ, vụ lợi bên cạnh những trí thức luôn lấy mục tiêu truyền bá kiến thức cho cộng đồng làm mục đích.
    Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
    Theo Kim Anh/ DNSG cuối tuầ
  10. nhanh_tay

    nhanh_tay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Mình là người chú có phải Thần thánh đâu.Nói một câu cho vuông thì thần thánh đôi khi cũng có luc sai ,vẫn bao ngừoi lành bị chết oan uổng và vẫn phải gọi Trời ơi ,thế ko phải sai thì còn gì nữa
    Ở trên đời không thể không mắc lỗi ,không thể không sai .Mà quan trọng có thừa nhận cái sai đó và sửa như thế nào
    hoan hô Bác Quang A nhé ,chúng cháu sẽ cũng như Bác bây giờ 8 điểm đã coi như 10 rội ta chỉ mong hoàn hảo thôi chú có cái gì tuyệt đối hoàn hảo đâu
    Quay đầu là bờ hỡi các bác ...thích phá chính sách
    :)):)):))[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

Chia sẻ trang này