Chia sẻ một cách tóm tắt quan điểm về xu hướng TTCKVN trong thời gian tới:

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vagabond_82, 22/11/2010.

3301 người đang online, trong đó có 378 thành viên. 16:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 644 lượt đọc và 9 bài trả lời
  1. vagabond_82

    vagabond_82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Đã được thích:
    0


    1- Xu hướng dài hạn tổng quát: là xu hướng tăng mạnh

    Trên phương diện phân tích sóng: sóng tăng dài hạn đã bắt đầu từ đáy tháng 2/2009. Độ dài thời gian của sóng dài hạn này có thể từ 7-10 năm (thậm chí có thể lâu hơn).

    Ngay cả khi nền kinh tế thế giới trở lại suy thoái (suy thoái kép), TTCK Mỹ giảm mạnh xuống dưới đáy tháng 3/2009 (theo kịch bản bi quan mà tôi đã bình luận ngày 14/8/2010), xu hướng tăng dài hạn trên TTCKVN như nói trên có lẽ khó bị đảo ngược (mặc dù có thể sẽ bị tác động mạnh). Sự giảm mạnh của TTCK Mỹ theo kịch bản bi quan này, nếu có (khả năng xảy ra là khá thấp), có lẽ chưa thể xảy ra ít nhất trong 6 tháng tới.

    Về triển vọng kinh tế, theo đánh giá và cảm nhận của cá nhân tôi:

    Trên lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam đã và đang tham gia tích cực, năng động, sáng tạo và hiệu quả vào nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương cấp khu vực và quốc tế (tháng 7/2008 và tháng 10/2009, Việt Nam đã hai lần hoàn thành trọng trách Chủ tịch trong nhiệm kỳ hai năm 2008 - 2009 làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; Việt Nam cũng đang chuẩn bị kết thúc năm 2010 với việc hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN…). Chính những thành công đó góp phần tạo hình ảnh tốt đẹp về Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Những hợp tác tốt đẹp cấp Nhà nước và Chính phủ sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển quan hệ làm ăn kinh tế ở cấp vi mô. Trong thời gian tới đây, có lẽ sẽ không khó để dự báo rằng dòng vốn FDI, FII, ODA… sẽ vào Việt Nam sôi động hơn. (cũng trên cách tiếp cận này, tôi cho rằng cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam trong trung và dài hạn vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Sự “nóng sốt” trên thị trường ngoại hối như thời gian vừa qua là diễn biến trong ngắn hạn và không nên quá lo ngại).

    Bất chấp một số bất cập kinh tế gần đây (những bất cập thường thấy trong các nền kinh tế đang phát triển), Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao nhiều năm liên tục; đã hoàn thành trước hạn nhiều mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc; sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã nhanh chóng chuyển từ vị trí nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có thu nhập trung bình thấp; Việt Nam đã đối phó tốt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay; năm 2009 Chính phủ Nhật Bản từng công nhận Việt Nam là nước sử dụng vốn ODA hiệu quả nhất…

    Dự báo triển vọng lạc quan của kinh tế vĩ mô trong thời gian tới đây xuất phát từ cảm nhận rằng: đang có sự thay đổi tích cực theo hướng tăng cường hiệu lực và hiệu quả trong điều hành vĩ mô. Sự thay đổi mô hình tăng trưởng như đề cập trong Dự thảo Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội 2011-2020 trình Đại hội Đảng XI tới đây (tôi có bình luận ngày 27/9/2010 trên bài: “Chính thức sửa đổi một số điểm của Thông tư 13”); quyết tâm tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nước (điển hình là vụ Vinashin); tăng cường hoạt động an toàn và hiệu quả của hệ thống ngân hàng; Sự góp ý, phản biện một cách xây dựng và trách nhiệm của các Đại biểu Quốc hội đối với công tác điều hành của Chính phủ….

    Những tiến triển theo hướng tích cực như nêu trên sẽ góp phần làm nên những nhân tố nền tảng hỗ trợ cho xu hướng tăng mạnh dài hạn của TTCK VN trong thời gian tới.

    2- Xu hướng trung hạn:

    Thị trường đang chuẩn bị bước vào sóng tăng có thể kéo dài từ 8-10 tháng (không loại trừ khả năng có thể tới 12 tháng hoặc lâu hơn một chút). Mục tiêu của sóng trung hạn này: Vn-Index có thể đạt tới 700-750 điểm (mức khiêm tốn). Trong quá trình triển khai sóng trung hạn này, sẽ xuất hiện tuần hoàn tăng-giảm ngắn hạn.

    Kể từ tháng 10/2009, TTCKVN trong chu kỳ giảm trung hạn, bắt đầu từ động thái thắt chặt tiền tệ của NHNN. Kể từ đó tới nay, chính sách tiền tệ tiếp tục được điều hành theo hướng ổn định và không nới lỏng (nếu không muốn nói là đôi lúc có vẻ như thắt chặt hơn). Ngày 29/7/2010, khi cảnh báo về sự đứt gãy của ngưỡng 480, tôi có nhấn mạnh Vn-Index trong ngắn hạn chưa được hưởng lợi từ sự ổn định của chính sách tiền tệ.

    Tuy nhiên, có lẽ tới đây, TTCKVN sẽ được hưởng lợi từ chính những gì được cho là bất lợi trước đây – chính sách tiền tệ thắt chặt trong một năm qua. Mặt bằng lãi suất đã ở mức cao và khó có thể “mạnh tay” thắt chặt tiền tệ hơn nữa. Có lẽ sự kết thúc chương trình hỗ trợ lãi suất năm 2009 và chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2010 sẽ không còn gây áp lực lớn lên lạm phát năm 2011 trên phương diện tiền tệ. Các giải pháp chống lạm phát (nếu tái diễn mức cao) có lẽ sẽ được nhấn mạnh vào việc kiểm soát chi tiêu công; tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; các biện pháp hành chính như kiểm tra, thanh tra tình trạng “té nước theo mưa”…; sử dụng các quỹ bình ổn giá; công tác tuyên truyền để ổn định tâm lý người dân… thay vì quá nhấn mạnh chỉ vào công cụ chính sách tiền tệ.

    3- Xu hướng ngắn hạn:

    TTCKVN (hay nói chính xác hơn: HNX-Index và giá của đa số mã cổ phiếu trên hai sàn) đang ở vùng đáy của sóng giảm số 5 (thuộc sóng C của chu kỳ giảm trung hạn bắt đầu từ cuối tháng 10/2009). Những thông tin xấu nhất có vẻ như đã được chiết khấu đầy đủ vào giá của hầu hết các mã cổ phiếu trên hai sàn.

    Thời gian gần đây, Vn-Index bị chi phối mạnh bởi diễn biến trên một số mã vốn hóa lớn nhưng thanh khoản yếu, cho những tín hiệu nhiễu. Tuy nhiên, đối với những ai vẫn quan tâm tới chỉ số này làm tín hiệu để giao dịch, vùng 390-410 có lẽ sẽ là vùng hỗ trợ rất mạnh (trong bình luận ngày 14/8/2010 tôi có đề cập đến vùng hỗ trợ 360-380. Tuy nhiên, khi đó tôi có nhấn mạnh nếu DJIA giảm mạnh xuống dưới đáy tháng 3/2009 theo kịch bản bi quan thì vùng này mới có nguy cơ bị bẻ gãy).

    Cũng cần lưu ý rằng, trong giai đoạn phục hồi tới đây, chính những mã cổ phiếu vốn hóa lớn thanh khoản kém có lẽ lại là những mã tiếp tục gây nhiễu và cản trở sự bứt phá của Vn-Index (chừng nào chưa có sự điều chỉnh trọng số của những mã này trong rổ Vn-Index). Và không loại trừ khả năng Vn-Index đạt đáy sóng 5 chậm một chút so với HNX-Index và đa số mã cổ phiếu trên thị trường. Vì vậy, nếu quá tập trung vào Vn-Index, có thể sẽ có cảm nhận thiếu chính xác những tín hiệu từ thị trường.

    Thời điểm này, nên tập trung theo dõi diễn biến một số mã cổ phiếu tín hiệu sau: SSI, STB, BVS, KLS, SAM, PVX, VCG, HNX-Index, ITA, REE. Đặc biệt lưu ý diễn biến của mã cổ phiếu SSI (giá của mã cổ phiếu SSI đang có vùng hỗ trợ mạnh tại 20.000-22.000. Nếu giá của mã cổ phiếu này phá vỡ vùng hỗ trợ trên với khối lượng tăng đột biến, thị trường nhiều khả năng sẽ trở nên rất xấu. Liệu cơ quan quản lý, các nhà tạo lập thị trường có để kịch bản này xảy ra? Diễn biến trên mã cổ phiếu này trong những phiên tới sẽ rất quan trọng). Tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ trên mã cổ phiếu SSI nên được kết hợp với diễn biến tích cực trên mã STB và ACB (như vậy tín hiệu đảo chiều có độ tin cậy cao hơn).

  2. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.032
  3. chieumotminhquapho

    chieumotminhquapho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Bài viết có giá trị, đầy tâm huyết !
  4. vagabond_82

    vagabond_82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Đã được thích:
    0
    Bẫy thị trường[​IMG] TTCK đang diễn biến phức tạp, hàng loạt “cái bẫy” vẫn đang được giăng lên để đón NĐT sơ sẩy.

    Chuyên gia nói hớ
    Cuối tháng 7/2010, khi VN Index đang ở mốc 500 điểm, ông Kevin Snowball, Giám đốc điều hành PXP Vietnam Asset Management (PXP), đưa ra dự báo VN Index có thể tăng lên 1.000 điểm trong những tháng cuối năm. Thế nhưng nhìn vào diễn biến của TTCK lúc này, có thể khẳng định dự báo trên có đến 99% trật lất.
    Chưa dừng lại ở đó, vị này lại “bồi” thêm nhận định trong vòng 2 năm tới VN Index có thể quay trở lại ngưỡng 1.000 điểm và chỉ ra hàng loạt yếu tố khẳng định TTCK Việt Nam hấp dẫn. Vậy mà quỹ do PXP quản lý thời gian vừa qua bán rất nhiều nhưng mua lại chẳng bao nhiêu.
    Mới đây PXP vừa công bố bán không được một loạt CP như SSC, GIL, TMS. Nhận định thị trường hấp dẫn, tăng điểm nhưng lại bán ra, động thái quá lộ này cho thấy sự đáng ngờ của PXP. CEO của một công ty quản lý quỹ lớn, có thâm niên trên TTCK Việt Nam lại hành động như vậy không chỉ bản thân và quỹ bị ảnh hưởng, mà cả những NĐTNN khác cũng có thể bị vạ lây.
    NĐT bị “nhát ma”
    Đầu tuần rồi, CTCK VN Direct (VND) đưa ra khuyến nghị: “Chúng tôi nghĩ rằng thị trường đang có chút hoảng loạn trong ngắn hạn do tin tức lãi suất và một số tài khoản bị giải chấp... Khảo sát của một số môi giới và NĐT cho thấy áp lực giải chấp là hoàn toàn hiện hữu”. Đến giữa tuần, VND lại tiếp tục nhận định: “Mặc dù nhiều CP đang trong vùng quá bán dưới áp lực giải chấp, NĐT vẫn không có cơ sở để kỳ vọng vào một đợt tăng điểm”.
    Như đã biết, áp lực giải chấp là một trong những nguyên nhân khiến thị trường khốn đốn không ít lần trong năm nay. Cho đến bây giờ, không dễ dàng gì xác định được dòng tiền tham gia thị trường có bao nhiêu là vốn tự có, bao nhiêu là đòn bẩy.
    Nhìn lại những phiên giảm giá trong thời gian qua, rất ít nhận định cho rằng thị trường đang chịu áp lực giải chấp. Không hiểu cuộc khảo sát của VND được thực hiện như thế nào, quy mô tới đâu mà có thể nói thị trường đang chịu áp lực giải chấp.
    Nhiều NĐT đặt câu hỏi: Có chăng áp lực giải chấp này bắt nguồn từ chính VND nên mới suy bụng ta ra bụng người như vậy? Thiết nghĩ, trong những lúc thị trường cực kỳ nhạy cảm hiện nay, những nhận định đưa ra cần phải được kiểm soát chặt chẽ. NĐT rất dễ bị dao động tâm lý, nếu bị bồi thêm những thông tin kiểu như trên, hậu quả sẽ khó lường.
    Mua đến đâu?
    Một số ông chủ của các công ty đã công bố mua vào CP, thoạt nhìn đây có thể là điểm tích cực, vì cho thấy giá CP đang ở mức hấp dẫn. Nhưng xem lại danh sách, số lượng các ông chủ mua vào khá ít, khối lượng đăng ký mua cũng không quá lớn.
    Bên cạnh đó, đăng ký mua vào là một chuyện, còn có mua thật hay không còn phải chờ. Không thể loại trừ trường hợp các ông chủ chơi đòn gió để tạo sự ổn định về tâm lý cho NĐT. Từ đây, NĐT mua vào và nhờ vậy CP mới tạo đáy chứ nguyên nhân không xuất phát từ các ông chủ.
    Thực chất các ông chủ vẫn có thể dàn dựng theo kịch bản như sau: Nhờ các cổ đông lớn khác bán, sau đó ra tay mua, nhưng đến khi thị trường lên, lại tiến hành bán ra, trả CP lại. Với động thái này, số tiền bỏ ra không quá nhiều, nhưng kết quả thu được lại rất lớn.


  5. daithangmauthan1968

    daithangmauthan1968 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2010
    Đã được thích:
    561
    cụ phân tích khá hay.
  6. vagabond_82

    vagabond_82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Đã được thích:
    0
    chúng tôi cho rằng diễn biến hôm qua chỉ có vẻ là tích cực nhưng bản chất thì có lẽ là chưa có cơ sở để hi vọng.
    thứ nhất, động thái mua của nước ngoài gần đây đã có những thay đổi, trước đây họ thường tích luỹ các bluechips được đánh giá là rẻ với lượng mua dàn trải khá rộng - nắm giữ dài hạn và thường bán ra khi thị trường vào sóng. gần đây thì lực mua thường đổ dồn vào một số mã, nằm ở những mức giá không được đánh giá là hấp dẫn vì vậy động thái của nhiều NĐT nhận định khả năng mua giữ giá nhiều hơn.
    thực tế trong đợt suy giảm vừa qua cổ phiếu ngày cảng rẻ hơn nhưng lực mua của khối ngoại đã có sự giảm sút và họ còn tận dụng những thời điểm tăng điểm để tranh thủ bán ròng.
    do vậy động thái hôm nay không loại trừ khả năng NĐT lớn mua vào để giảm tâm lý tháo chạy của Nđt, tránh sự sụt giảm mạnh của thị trường. do vậy tiếp theo đây họ sẽ tiếp tục mua mạnh hay là tranh thủ thời điểm tốt để bán ra là vấn đề cần đặc biệt chú ý.
    chúng tôi cho rằng trước mặt CPI tháng 11 sẽ tiếp tục ám ảnh và gây lo ngại cho NĐT, tinh trạng lình xình có thể tiếp tục kéo dài cho đến cuối năm khi mà các con số, các chỉ tiêu kinh tế của năm đã có kết quả cuối cùng, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được thể hiện chính xác trong báo cáo cuối năm. do vậy từ nay đến đầu tháng 12 khả năng có sóng tăng mạnh rất khó xảy ra.
    hầu hết các cổ phiếu nhỏ trên sàn vẫn đang có sự sụt giảm dần và giá hiện tại đang được đánh giá là thấp, đây là cơ hội tốt để NĐT dài hạn tích lũy dần, nếu mua ở thời điểm này NĐT cần xác định kế hoạch đầu tư trung hạn với thời gian nắm giữ tối thiểu khoảng 6 tháng.
  7. huuphuccantho

    huuphuccantho Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    14/04/2010
    Đã được thích:
    96
    Phia truoc la bau troi, phia sau la dia nguc
  8. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.605
    Great![r2)]
  9. vagabond_82

    vagabond_82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Đã được thích:
    0
    Hiện tại một số NĐT vẫn căn cứ vào chỉ số Vn-Index làm tín hiệu giao dịch.

    Tuy nhiên, cách thức này đã trở nên không phù hợp cho giai đoạn hiện nay; nguy cơ họ sẽ không thể cảm nhận chính xác tín hiệu từ thị trường đồng nghĩa với việc họ sẽ thất bại trong giao dịch.

    Con sóng mạnh trung hạn đã trải qua giai đoạn “thai nghén” tới gần 3 tuần giao dịch rồi đấy. Mặc dù vậy, giá của hầu hết các cổ phiếu tăng đợt vừa qua cũng chỉ mới cao hơn so với đáy khoảng 10-15% hoặc hơn chút (một số ít cổ phiếu tăng nóng thì có mức tăng cao hơn).

    Điều đó cũng có nghĩa, cho dù trải qua mấy phiên tăng khá vừa qua, mặt bằng giá cổ phiếu hiện này vẫn còn quá thấp. Thời điểm này vẫn còn cơ hội lớn cho những ai chậm chân. Tuy nhiên, đòi hỏi họ phải là những người quyết đoán.

    Có lẽ những người theo trường phái thận trọng nhất, đến thời điểm này, cũng phải tự cảm thấy bất an nếu tiếp tục đứng ngoài thị trường.

    Có người cho rằng tin tức vĩ mô vẫn chưa cải thiện? Nhưng có thể nói chắc chắn rằng họ không phải là những chuyên gia có năng lực phân tích vĩ mô sắc sảo, họ càng không phải là những người có độ nhạy cảm cao với những tiến trình thực tế để mà phán xét rằng vĩ mô chưa cải thiện.

    Kể từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, đã mấy mùa Thu đi qua rồi nhỉ? Và mùa Thu năm nay cũng qua đi trong sự đìu hiu của thị trường, sự se sắt của lòng người và nhói đau của con tim!

    Thị trường thật khắc nghiệt! “Dìm” NĐT tới tận cùng của sự thất vọng để rồi lại bùng lên thật mạnh mẽ. Sức nóng của thị trường sẽ làm ấm lòng NĐT trong cái mùa đông giá lạnh này.

    Và khi Tết đến Xuân về, mọi người có thể nở những nụ cười rạng rỡ vì cả những cay đắng của thời kỳ khó khăn dài vừa qua, vì những gì đã đạt được trong mùa đông này và cả vì những gì đang mở ra phía trước!

    Gửi ai đó một lời nhắn nhủ: mở lòng mình để đón nhận những niềm vui!

    Thời điểm này vẫn là cơ hội lớn cho việc tích lũy cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu tiếp tục chần chừ và không quyết đoán, bạn sẽ phải hối tiếc sau 1 tuần giao dịch nữa.

    Thân ái và quyết thắng!
  10. vagabond_82

    vagabond_82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Đã được thích:
    0
    Thị trường mới chỉ bắt đầu hồi phục làm gì có đỉnh mà phân phối, theo tôi nên gọi các mã chứng khoán ở Việt Nam là các mã có vỗn hoá lớn và các mã có vốn hoá nhỏ mà thôi không nên dùng từ BLUE và Penny.

    Nếu tôi có các mã cổ phiếu vốn hoá lớn và đắt đỏ như BVH, VIC, MSN...thì tôi sẵn sàng bán chúng đi với giá sàn cảu vài phiên liên tiếp để mua vào các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt có vốn hoá thấp hơn nhưng bị giảm rất mạnh trong thời gian qua (giảm khoảng trên 50% trong khi các mã như tôi vừa nêu trên thì thạm chí còn tăng mạnh trong thời gian sụt giảm rất mạnh của chứng khoán Việt Nam).

    Tôi thấy hôm nay là cơ hội gom hàng và tiếp tục giải ngân thêm, đặc biệt là các mã cổ phiếu bên sàn HA, đầu tư ở thời điểm thuận lợi thế này chưa có lợi nhuận 50% trở lên tôi chưa ra hàng. Kinh nghiệm phục hồi năm 2009 cho tôi điều này.

Chia sẻ trang này