Chia sẻ nhận định và kinh nghiệm (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duc6869, 25/03/2012.

5726 người đang online, trong đó có 711 thành viên. 08:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 159184 lượt đọc và 1239 bài trả lời
  1. smallcats

    smallcats Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2001
    Đã được thích:
    49
    Cảm ơn bác, em lại cứ tưởng bác mới điều chỉnh thêm danh mục mới chứ cái bảng đấy của bác thì em thuộc lòng rồi, tks bác nhiều [};-
  2. bi04virgo

    bi04virgo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2009
    Đã được thích:
    14.114
    choài oai khủng khiếp quá : Sóng thần ập tới thật rồi các bác ơi.....

    Quá khủng : Năm 2012, ngân hàng Bản Việt sẽ đầu tư 13,6 nghìn tỷ đồng kinh doanh chứng khoán, chiếm gần 50% tài sản có sinh lời.

    Thu lãi từ đầu tư chứng khoán 1.416 tỷ đồng, tăng 216%

    Số tiền này bằng cash của 1/2 toàn bộ hệ thống 105 cty chứng khoán

    Thảo nào mà VCSC nó kêu là sắp có sóng lớn

    Link đây các cụ: ........ http://nguyenthanhphuongvn.net/ngan...ach-loi-nhuan-550-ty-dong-trong-nam-2012.html
  3. reddevil99

    reddevil99 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    0
    @thangbomnhat
    Tuan sau toi co viec di vang khoang 10 ngay ban co nhan dau tu uy thac ngan han khong, neu co xin ban lien he voi toi rpcthanh@yahoo.com nhe. Cam on ban.
  4. MDE12

    MDE12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    9.000
    :D, bank nó phải đầu tư vào tresury bond để dự phòng thanh khoản, noc múc cổ phiếu cho chú xơi à :-o
  5. miketqd

    miketqd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2011
    Đã được thích:
    33
    Ha ha bọn em toàn bọi VCSC với Bản Việt Bank là những kẻ ko biết sợ và có túi thần đô rê mon :D
  6. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Cảm ơn bạn đã quan tâm, mình không nhận ủy thác ngắn hạn, nếu ngắn hạn chỉ tư vấn, còn ủy thác tối thiểu là 1 năm.[};-
  7. baovu1985

    baovu1985 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Đã được thích:
    1.590
    >.@ Thiết nghĩ , trend chung thì bác đức đã nói rồi , còn vấn đề take profit or stop loss phải do mỗi cá nhân đặt ra cho riêng mình. Nếu các bác muốn hỏi , thì hỏi buổi tối này luôn, chứ trong giờ GD , bác Đức cứ fai đọc cmt tung người , chart từng mã, vô hình chung sẽ mất độ focus vào diễn biến chính lúc trend đổi chiều, ko kịp loan báo cho các bác , thì chính các bác mới là người chịu thiệt thòi[r2)] góp ý 1 tý thôi ạ
  8. topstock

    topstock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2012
    Đã được thích:
    0
    cứ dòng tiền mạnh mà chiến[r2)][r2)][r2)][r32)]
  9. topstock

    topstock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Thị trường đang đứng trước chân một con sóng lớn
    Đó là nhận định của ông Marc Djandji, Trưởng bộ phận Phân tích CTCK Bản Việt (VCSC) trong cuộc trả lời phóng vấn báo Đầu tư Chứng khoán.

    Khác với diễn biến cuối năm 2011, khối NĐT nước ngoài đang có xu thế mua ròng kể từ đầu năm tới nay. Diễn biến này có mâu thuẫn với áp lực thoái vốn của các quỹ đầu tư nước ngoài sắp tới thời hạn phải thanh lý quỹ? ĐTCK đã trao đổi với ông Marc Djandji (ảnh), Trưởng bộ phận Phân tích CTCK Bản Việt (VCSC).

    Khối NĐT nước ngoài hoạt động tích cực trở lại kể từ giữa tháng 1 tới nay và sự hưng phấn chỉ giảm nhẹ trong những ngày TTCK tăng mạnh. Theo ông, nhóm NĐT nào đang gây ảnh hưởng trên thị trường?

    Theo quan sát của tôi, NĐT nước ngoài mua ròng trên TTCK vài tháng qua thuộc về một số nhóm đối tượng. Thứ nhất là các quỹ đầu tư mới, họ đã mở tài khoản trong năm 2011 và chờ cơ hội chín muồi để hành động. Thứ hai là sự quay trở lại thị trường của các quỹ đóng đã chuyển đổi mô hình từ quỹ đóng sang quỹ mở, điển hình là nhóm NĐT đến từ Đông Á. Thứ ba là các quỹ đầu tư đã hiện diện bấy lâu nay ở TTCK Việt Nam. Mức độ tham gia của họ chỉ cầm chừng do hạn chế về nguồn lực, nhưng trong số này, các quỹ đầu tư chỉ số ETF thực hiện tái cơ cấu danh mục khá mạnh mẽ.

    Đâu là lý do dẫn đến việc thay đổi thái độ đối với chứng khoán Việt Nam so với cuối năm 2011, khi khối ngoại bán ròng mạnh mẽ?

    Điều này có cả lý do chủ quan lẫn khách quan. Về mặt các chỉ số định giá, theo tính toán của VCSC vào đầu tháng 3/2012, P/E trung bình các cổ phiếu trên HOSE vào khoảng 9 lần và P/B vào khoảng 1,48 lần. So với tương quan các thị trường trong khu vực có chỉ số P/E từ 14 - 18 lần, chứng khoán Việt Nam có mức độ hấp dẫn nhất, do suy giảm mạnh trong cả năm 2011. TTCK đã phục hồi trở lại, nhưng giá nhiều cổ phiếu vẫn rẻ so với các thị trường khác.

    Một trong các lý do quan trọng khiến NĐT nước ngoài mua ròng thời gian qua là các yếu tố mất cân đối vĩ mô của Việt Nam đang dần được kiểm soát: lạm phát hạ nhiệt, cán cân thanh toán được cải thiện, tỷ giá USD/VND ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được nâng cao… Về mặt tâm lý, NĐT nước ngoài cũng được khích lệ khá nhiều bởi các nhận định tích cực về kinh tế vĩ mô và TTCK Việt Nam thời gian qua, từ một loạt tổ chức tên tuổi như Fitch Rating, HSBC, Bloomberg… Các chuyển biến vĩ mô vẫn là nhân tố chính, còn động lực thúc đẩy là TTCK Việt Nam là thị trường duy nhất trong khu vực giảm mạnh trong cả năm 2011 và hiện vẫn trong vùng định giá hấp dẫn.

    Ông bình luận ra sao về áp lực trong trung hạn của TTCK Việt Nam khi các quỹ đầu tư nước ngoài tới hạn phải giải thể, các con số ước lượng cổ phiếu thanh lý lên tới 24.000 - 25.000 tỷ đồng?

    Năm ngoái, hai khách hàng tổ chức của VCSC đã chuyển đổi thành công mô hình quỹ đóng thành quỹ mở. Tôi tin xu thế này sẽ tiếp tục đối với nhiều quỹ còn lại. Sẽ rất khó có chuyện các quỹ chấp nhận ra đi bằng mọi giá. Bởi lẽ, so với mức đỉnh 1.170 điểm của VN Index cách đây 5 năm, giá trị tài sản ròng của các quỹ hiện nay dù đã phục hồi khi TTCK tăng trở lại, nhưng vẫn giảm rất mạnh so với giai đoạn hoàng kim.

    Sắp tới, có hai sự lựa chọn dành cho NĐT của các quỹ khi kết thúc thời hạn hoạt động: hoặc chấp nhận thu về một số tiền ít ỏi sau 5 - 7 năm đầu tư; hoặc chờ đợi thị trường phục hồi. Qua trao đổi với nhiều khách hành tổ chức nước ngoài, tôi thiên về nhận định nhiều quỹ đầu tư nước ngoài sẽ được các NĐT gia hạn thời gian hoạt động tại TTCK Việt Nam hay đạt được sự đồng thuận chuyển đổi mô hình sang quỹ mở. Tại sao phải ra đi khi TTCK Việt Nam đang đứng trước chân một con sóng lớn? Tôi đánh giá áp lực thoái vốn của họ không quá lớn hay căng thẳng như bấy lâu nay các NĐT nội địa vẫn thường mường tượng.

    Áp lực tái cơ cấu khi chuyển đổi từ các quỹ đóng thành quỹ mở của các NĐT ngoại có tác động đến xu hướng thị trường, thưa ông?

    Trong ngắn hạn, có thể có các tác động nhất định lên các cổ phiếu mà các quỹ đang nắm giữ, nhưng sẽ không gây tác động sâu sắc tới toàn thị trường. Mới đây, khi hai quỹ đến từ Đông Á chuyển đổi cũng chỉ có khoảng 10 - 30% giá trị tài sản rút về nước, phần còn lại vẫn bám trụ ở TTCK Việt Nam.

    Một điều tôi muốn chia sẻ là các NĐT nước ngoài hiện nay quan tâm nhiều nhất tới 10 cổ phiếu của Việt Nam, nhưng trong số này 9 cổ phiếu đã hết “room”. Điều này có cả mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tiêu cực là TTCK Việt Nam không còn nhiều hàng hóa hấp dẫn các NĐT nước ngoài tham gia muộn. Mặt tích cực là trong trường hợp quá trình tái cơ cấu diễn ra, quỹ này bán ra thì sẽ có NĐT khác mua vào.

    Về lâu dài, để thực sự thu hút các tổ chức đầu tư quốc tế tên tuổi, thì bên cạnh việc điều hành kinh tế vĩ mô ổn định, Chính phủ nên tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp, tổng công ty lớn như Vinaphone, MobiFone, VietnamAirlines… Điều này sẽ tạo sức hấp dẫn mới cho thị trường vốn Việt Nam.

    Theo Ngọc Giang

    ĐTCK
  10. topstock

    topstock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán Bản Việt: Điều chỉnh là cơ hội mua vào
    Đăng bởi: Ban Biên Tập ngày: 22/02/2012 1:58 pm 0 Phản hồi

    Ông Raphael Wilhelm, Trưởng nhóm phân tích Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng trong quý I/2012, chiến lược chính của VCSC là tập trung MUA

    Ông Raphael Wilhelm, Trưởng nhóm phân tích Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng, Thị trường Chứng khoán Việt Nam vẫn giữ xu hướng tăng trong trung hạn, các đợt điều chỉnh là cơ hội mua vào cho nhà đầu tư.
    Ông Raphael Wilhelm, Trưởng nhóm phân tích Công ty Chứng khoán Bản Việt

    Ông Raphael Wilhelm, Trưởng nhóm phân tích Công ty Chứng khoán Bản Việt

    Phiên giao dịch ngày 21/2 để lại nhiều lo lắng cho các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu khi bên bán chốt lời rất mạnh khiến thị trường không giữ được đà tăng. Tuy nhiên, ông Raphael Wilhelm, Trưởng nhóm phân tích Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng, Thị trường Chứng khoán Việt Nam vẫn giữ xu hướng tăng trong trung hạn, các đợt điều chỉnh là cơ hội mua vào cho nhà đầu tư.

    * Ông bình luận gì về xu hướng của thị trương qua các tín hiệu phân tích kỹ thuật?

    Dựa trên các chỉ số phân tích xung lượng và xu hướng của chúng tôi, Thị trường Chứng khoán Việt Nam hiện đang trong chu kỳ tăng, cả ngắn hạn lẫn trung hạn. Ngưỡng kháng cự tiếp theo của VN-Index là 425 điểm. Một khi VN-Index vượt qua ngưỡng này thành công thì việc tăng lên đến 500 điểm là điều hoàn toàn có thể. Chúng ta có thể thấy nhiều cổ phiếu trụ cột trên cả 2 sàn đang cho dấu hiệu tạo đáy trong ngắn hạn và xu hướng tăng trung hạn hiện vẫn sẽ tiếp tục. Do đó, trong quý I/2012, chiến lược chính của chúng tôi là tập trung MUA.

    * Ông cắt nghĩa thế nào về khối lượng giao dịch 140 triệu cổ phiếu trên hai sàn trong phiên 21/2 và “bulltrap” diễn ra trong phiên?

    Khối lượng giao dịch tăng mạnh tại sàn Hà Nội cho thấy dòng tiền lớn và nhiều nhà đầu tư chậm chân đã bắt đầu tham gia vào thị trường. Các chỉ số kỹ thuật đều cho thấy xu hướng tăng tiếp tục được khẳng định. Điều này khiến cho việc tăng điểm của thị trường có cơ sở vững chắc hơn.

    * Theo ông, trong bối cảnh này, nhà đầu tư nên làm gì?

    Mua thêm mỗi khi thị trường điều chỉnh là lời khuyên của tôi.

    * Vậy nhà đầu tư nên mua nhóm cổ phiếu nào?

    Chủ yếu tập trung vào các nhóm ngành có hệ số beta cao và nhạy cảm với thông tin lãi suất như bất động sản, vật liệu cơ bản và tài chính.

    Kinh Kha

Chia sẻ trang này