1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Chia sẻ nhận định và kinh nghiệm (tập 2, phần 2)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duc6869, 10/04/2012.

4325 người đang online, trong đó có 315 thành viên. 08:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 125895 lượt đọc và 1117 bài trả lời
  1. bienvang1975

    bienvang1975 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2003
    Đã được thích:
    23
    Gửi mọi người 1 bài viết rất hay về chia tách cổ phiếu nhé
    Nghiệp vụ tách gộp cổ phiếu

    ( Bình chọn: 9 -- Thảo luận: 0 -- Số lần đọc: 10075)

    Bài viết này đã được công bố từ lâu, tôi đọc rất thích và đã sưu tầm lại. Nhân thấy Saga chưa có bài này, tôi đưa lên để bạn nào chưa đọc có thể tham khảo và cùng thảo luận:


    Được thành lập vào tháng 7/2000 thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua 6 năm hoạt động với các giai đoạn thăng trầm, từ lúc phát triển quá nóng sang tới giai đoạn suy thoái và hiện nay đang ở giai đoạn khởi sắc với những bước tiến lên khá mạnh cả về chất và lượng. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển không ngừng suốt 12 tháng qua (2006), khi giá trị cổ phiếu trên thị trường tăng hơn 15 lần trong một năm thì có thể có hai kết luận: thời kỳ phát triển đỉnh cao của thị trường chứng khoán đã đến, hoặc thời kỳ đỉnh điểm như vậy đã đến và không bao giờ. Nhưng mọi dự đoán cho "ngày mai" của thị trường này đều có thể là sai vì sự biến động của nó có thể vượt ngoài tầm dự đoán của con người. Chính vì vậy các nhà đầu tư luôn phải theo sát từng động thái hắt hơi sổ mũi của thị trường đỏng đảnh này. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư rất quan tâm đến nghiệp vụ tách, gộp cổ phiếu của các công ty cổ phần bởi lẽ nghiệp vụ này có tác động rất lớn đến giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Trong khi đó có rất nhiều công ty đã thay đổi giá trị hay qui mô cổ phần và gọi đó là việc tách gộp cổ phiếu là hoàn toàn sai lầm. Vậy hiểu thế nào cho đúng về nghiệp vụ tách gộp cổ phiếu ngày càng phổ biến cùng với sự phát triển sôi động của thị truờng chứng khoán này?

    Tách và gộp cổ phiếu là việc làm tăng hoặc giảm số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty cổ phần mà không làm thay đổi vốn điều lệ, vốn cổ phần hay toàn bộ giá trị thị trường tại thời điểm tách hoặc gộp cổ phiếu. Tùy theo mục đích của công ty và tình hình thị trường mà công ty có thể tiến hành tách hay gộp cổ phiếu. Việc tách, gộp cổ phiếu thường được quy định trong điều lệ công ty và do Đại hội cổ đông quyết định, nhưng trong thực tế thường thì Đại hội cổ đông thông qua chủ trương và ủy quyền cho Hội đồng quản trị lựa chọn thời điểm thích hợp tiến hành việc tách hoặc gộp cổ phiếu. Việc tách gộp cổ phiếu là mới mẻ ở Việt Nam nhưng không hề xa lạ đối với các công ty ở nước ngoài, nó đã xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ XX ở những tập đoàn nổi tiếng và lâu đời.

    Vụ tách cổ phiếu sớm nhất diễn ra tại IBM vào tháng 2-1926 với tỷ lệ cứ 1 cổ phiếu cũ đổi thành 3 cổ phiếu mới. Vào tháng 4 cùng năm công ty năng lượng Edison ở Anh cũng tiến hành tách cổ phiếu với tỷ lệ cao hơn 4:1 và tháng 12 năm đó tập đoàn chuyên các động cơ diesel Carterpillar cũng cho phép cổ đông quy đổi 1 cổ phiếu cũ thành 5 cổ phiếu mới. Sau đó là đến năm 1956 hãng Disney cũng thực hiện vụ tách cổ phiếu lần đầu tiên với tỷ lệ 2:1; tiếp theo đó là nhà khổng lồ Ford Motor vào năm 1962, Texas Instruments, công ty chuyên cung cấp thiết bị link kiện điện tử của Mỹ vào tháng 11 năm 1963, tập đoàn nước giải khát PepsiCola năm 1967... Thị trường chứng khoán thế giới đã đi trước Việt Nam hàng nửa thế kỷ, và nghiệp vụ tách gộp cổ phiếu cũng xuất hiện sớm hơn ở Việt Nam từng đó thời gian, vậy chúng ta những nhà đầu tư đi sau hãy suy nghĩ thấu đáo về nghiệp vụ này để phản ứng linh hoạt trước sự biến động của thị trường.

    Vậy tại sao lại tách gộp cổ phiếu? Câu trả lời cho câu hỏi này cũng là lời giải đáp về những tác động của việc tách gộp cổ phiếu đối với nhà đầu tư và với bản thân công ty phát hành.

    Tách cổ phiếu sẽ làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành và làm giảm mệnh giá cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ tách, do đó giá cổ phiếu trên thị trường cũng sẽ giảm tương ứng và giao dịch được thực hiện dễ dàng hơn. Việc tách cổ phiếu thường được thực hiện khi giá cổ phiếu trên thị trường tăng quá cao làm cho các giao dịch sẽ khó thực hiện và điều này sẽ làm giảm tính thanh khoản của cổ phiếu. Vì vậy, khi giá cổ phiếu tăng cao trên thị trường thì việc tách cổ phiếu là cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu, đồng thời sau khi tách giá cổ phiếu thường có xu hướng tăng lên. Mặt khác, sau khi tách cổ phiếu, số lượng cổ phiếu được giao dịch trên thị trường tăng lên có thể làm tăng số lượng cổ đông của công ty, qua đó góp phần làm hạn chế khả năng công ty bị thâu tóm.

    Ví dụ, một công ty cổ phần ABC có 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu (tổng giá trị niêm yết là 10 tỷ đồng) và giá thị trường tại thời điểm hiện tại là 100.000 đồng/cổ phiếu. Công ty tiến hành tách cổ phiếu theo tỷ lệ 1:2 (nghĩa là người sở hữu 1 cổ phiếu cũ sẽ nhận được 2 cổ phiếu mới), khi đó tổng số cổ phiếu mới của công ty sẽ là 2 triệu cổ phiếu mệnh giá 5.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị niêm yết vẫn là 10 tỷ đồng nhưng giá thị trường của cổ phiếu mới sẽ dao động ở mức 50.000 đồng/cổ phiếu.

    Ngược lại, trường hợp gộp cổ phiếu sẽ làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành, mệnh giá cổ phiếu tăng lên và giá thị trường của cổ phiếu cũng tăng lên tương ứng với tỷ lệ gộp cổ phiếu. Theo thống kê ở các nước thì trường hợp gộp cổ phiếu thường ít khi xảy ra đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán bởi vì mục đích duy nhất của việc gộp cổ phiếu là làm cho cổ phiếu đó có giá trị hơn trên thị trường và qua đó làm tăng tính thanh khoản của cổ phiếu.

    Ví dụ, công ty cổ phần DEF có 6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu, tổng giá trị niệm yết là 60 tỷ đồng và giá thị trường đang ở mức 12.000 đồng/cổ phiếu. Để tránh cho giá cổ phiếu của công ty giảm xuống thấp hơn mệnh giá, công ty cổ phần DEF tiến hành gộp cổ phiếu theo tỷ lệ 3:1 (nghĩa là cổ đông sở hữu 3 cổ phiếu cũ sẽ nhận được 1 cổ phiếu mới). Như vậy sau khi gộp, tổng số cổ phiếu mới của công ty là 2 triệu cổ phiếu, với mệnh giá 30.000 đồng/cổ phiếu và giá thị trường của cổ phiếu mới sẽ dao động quanh mức giá 36.000 đồng/cổ phiếu.

    Chúng ta hãy đi sâu vào nghiệp vụ tách cổ phiếu vì nó có tác động lớn đến giá cổ phiếu trên thị trường và thường xảy ra hơn nghiệp vụ gộp cổ phiếu. Việc tách cổ phiếu cũng là một cách thức mà các công ty nêu trên sử dụng thổi phồng danh tiếng của mình trên các phuơng tiện thông tin và là một bước đi để công ty tiến gần đến công chúng hơn. Tuy nhiên không phải lúc nào muốn là công ty có thể tiến hành việc chia tách ngay mà nó tùy thuộc vào lãi suất trên thị trường. Suốt cuối thập niên 1920 khi thấy lãi suất trên thị trường dâng lên cao, rất nhiều công ty lớn đã thu hút đại chúng bằng cách tách cổ phiếu, đến thập niên 1990, khi lãi suất lại một lần nữa nóng lên, các công ty lại có hành động tương tự. Chính vì vậy một kinh nghiệm quý báu cho các nhà đầu tư là khi một hay nhiều công ty công bố tách cổ phiếu thì phải nghĩ ngay đến nguyên nhân lãi suất và xem xét nó ảnh hưởng như thế nào đến quyết định đầu tư của mình.

    Việc tách cổ phiếu trong các công ty cổ phần của Việt Nam

    Cho đến nay, nghiệp vụ tách, gộp cổ phiếu chưa thực sự xảy ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bởi lẽ các công ty chỉ tiến hành công việc này khi trước hết nó đem lại lợi ích cho chính công ty, nhưng đặt vào trong hoàn cảnh một thị trường tuy "sung sức" nhưng quá non trẻ của Việt Nam thì tách cổ phiếu còn hơi xa vời. Thị trường chứng khoán Việt Nam với khối lượng giao dịch ở qui mô nhỏ dễ dàng nhạy cảm với một đột biến về cung hoặc cầu. Trước đây, việc chia tách cổ phiếu cho cổ đông của REE (Tổng công ty cơ điện lực) hay SAM (Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông) đều tạo nên một khối lượng cung đột biến, làm cho giá cổ phiếu bị giảm ngay sau khi chia tách. Chính vì vậy tách cổ phiếu không hề góp phần nâng cao tính thanh khoản cho giao dịch cổ phiếu, tác động tích cực này chưa kịp phát huy thì tác động tiêu cực đã xuất hiện dìm giá cổ phiếu xuống. Xét theo bối cảnh "khát vốn" của doanh nghiệp Việt nam hiện nay, việc tham gia trên thị trường chứng khoán là cần thiết nhưng không phải là tiên quyết. Nếu việc chia tách cổ phiếu nhằm tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp thì đó là một việc nên làm. Còn nếu việc chia tách cổ phiếu chỉ là làm cho giá cổ phiếu giảm xuống để tạo cho việc mua bán trên thị trường chứng khoán được dễ dàng hơn thì đây chưa phải lúc. Vấn đề quan trọng và trước tiên hiện nay là mang lại sự phát triển ổn định cho công ty trước khi tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá trên thị trường.

    Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận tác động tích cực của việc tách cổ phiếu, thậm chí chỉ là thông tin "tách cổ phiếu", đối với giá trị cổ phiếu công ty, đặc biệt khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển với tốc độ "Thánh Gióng" thì việc tách cổ phiếu sẽ ở trong một tương lai rất gần. Sacombank và Sacom là hai ví dụ điển hình. Vào giai đoạn trước tết 2007, khi các cổ phiếu bluechip liên tục thăng hoa thì STB vẫn giậm chân tại chỗ hoặc tiến chậm. Còn trong các phiên giao dịch tuần đầu tháng 3-2007, khi các bluechips nối đuôi nhau giảm giá thì STB lại luôn tăng kịch trần. Nguyên nhân là do thông tin chia tách cổ phiếu và kinh doanh có lãi của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) đã khiến nhiều nhà đầu tư quay trở lại với cổ phiếu này sau một thời gian dài quên lãng. Còn như trường hợp Sacom, với kế hoạch sau năm 2010 trở thành tập đoàn kinh doanh đa ngành có vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng, vừa có dự định tách cổ phiếu với tỷ lệ 2 cổ phiếu cũ trở thành 3 cổ phiếu mới (3:2). Lập tức các nhà đầu tư đang đổ tiền vào chứng khoán Sacom do nguồn này đang mang lại lợi nhuận lớn và có những cổ phiếu hấp dẫn trong tương lai.

    Việc tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần cơ điện lạnh REE vào tháng 10-2006 và của một số công ty niêm yết khác dự định thực hiện trong thời gian tới bằng cách phát hành thêm cổ phiếu không phải là trường hợp tách cổ phiếu. Đó chính là trường hợp công ty dùng các khoản thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại và các quỹ hiện có để chuyển thành vốn điều lệ thông qua hình thức phát hành thêm cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu, nghĩa là vốn điều lệ và số lượng cổ phiếu của công ty tăng lên nhưng trong thực tế tổng vốn chủ sở hữu của Công ty vẫn không thay đổi và như vậy việc phát hành thêm cổ phiếu của Công ty REE và một số Công ty dự định thực hiện trong thời gian tới về thực chất chính là điều chỉnh lại giá trị sổ sách trên một cổ phiếu.

    Như đã nói ở trên, khi thị trường chứng khoán Việt Nam đạt đến một quy mô nhất định thì việc chia tách cổ phiếu sẽ trở thành một hoạt động phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho chính doanh nghiệp và cổ đông. Thị trường chứng khoán phát triển thật ấn tượng trong suốt một năm 2006, dự đoán năm 2007 quả bóng này chưa thể vỡ và còn tiếp tục tích đầy năng lượng, liệu việc chia tách cổ phiếu có khiến cho thị trường này thêm sôi động? Điều đó phụ thuộc vào chính thời điểm, tỷ lệ chia tách và chúng ta hãy chờ đợi xem công ty nào khôn ngoan khi biết đặt sự kiện đó đúng vào lúc "thiên thời địa lợi nhân hòa".
  2. carotcaygay

    carotcaygay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Đã được thích:
    460
    Bac xem giup con SD9 cai, nang mong qua,.
    Thanks
  3. duc6869

    duc6869 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    4
    Cụ ơi, bài này nói về tách, gộp CP để nhằm thay đổi số lượng CP đang lưu hành và thay đổi thị giá CP nhằm 1 mục đích nào đó mà ko làm thay đổi lượng vốn hóa của CP đó trên TT, đâu có liên quan gì đến việc chia cổ tức mà tôi nói đâu cụ (ngoại trừ trường hợp chia thưởng bằng CP thì cũng tương đương với việc tách CP). Cụ mở lại bài viết của tôi sáng nay và tô đỏ câu nào mà cụ thấy ko đúng đi! Những gì tôi viết sáng nay là kiến thức vỡ lòng về chơi chứng và tôi rất tự tin là tôi viết ko có gì sai.
  4. duc6869

    duc6869 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    4
    VMD là hàng cơ bản tốt, nó chưa lên có thể vì ko có ai đẩy giá hoặc đội lái đang gom hàng nên chưa đẩy. Sau khi đi ngang mà nó giảm về dưới 15.8 thì nên bán, nếu nó tăng trên 17.5 thì giữ và có thể mua thêm theo đà tăng của nó.
    Rất nhiều CP tốt nhưng giá ko tăng vì CP trôi nổi trên TT ko nhiều, phần lớn bị nắm giữ bởi các NĐT dài hạn, họ biết CP tốt nên sẽ ko bao giờ chịu bán rẻ. Khi CP trôi nổi ko nhiều thì ko đội lái nào có thể đè giá để gom được lượng CP đủ lớn để đầy lên cả nên giá CP cứ lình xình có khi cả nửa năm trời ko tăng, ABT là 1 ví dụ.
  5. thuypb

    thuypb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    8.654
    Tôi xin phép được hỏi ý kiến và bày tỏ suy nghĩ xung quanh việc điều chỉnh giá cổ phiếu vào ngày không hưởng quyền. Có gì không đúng bác Đức chỉ giáo nhé[:D]
    - Chúng ta mua cổ phiếu với kỳ vọng được nhận cổ tức và kỳ vọng giá lên.
    - Đến ngày không quyền, giá CP giảm tương ứng với tỷ lệ cổ tức. Ví dụ cổ phiếu BMC, giả sử ngày hôm đó có giá 60.000đ/CP; do thưởng CP tỷ lệ 2:1 và tiền mặt 30% nên giá của nó ngày không quyền là 27.000đ.
    Người lăn chốt sau 1/2 tháng (giả sử thế) được nhận lại 3.000đ/CP và sau 3 tháng được nhận số CP thưởng theo tỷ lệ nêu trên.
    Như vậy, người lăn chốt bị thiệt hại là tiền và CP sau một thời gian khá dài mới quay lại tài khoản. Số tiền đó không sinh lợi trong quãng thời gian đó.
    - Giả sử ta mua Cp vào ngày không quyền với giá 29.000đ/CP và những ngày giao dịch tiếp theo giá cổ phiếu có thể tăng, có thể giảm hoặc lình xình quanh giá ngày không quyền (rất nhiều CP rơi vào tình trạng này sau thưởng) thì người mua sau đỡ bị thiệt hại bởi vốn bị đọng. lượng tiền bỏ ra ít hơn do giá thấp hơn, tuy nhiên có thể chưa được lợi tăng giá ngay.
    - Do vậy tôi nghĩ điều chỉnh giá cổ phiếu vào ngày không quyền là đúng, nhưng theo tôi không nhất thiết phải trừ hết tương ứng với tỷ lệ cổ tức công bố mà có thể chỉ là một tỷ lệ nào đó hợp lý hơn để khuyến khích nhà đầu tư lăn chốt (tức là đầu tư dài hạn hơn, góp phần làm thị trường ổn định hơn) và những người mua sau thì sự 'lợi" của họ cũng giảm bớt đi một chút.
  6. Phang3em

    Phang3em Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2011
    Đã được thích:
    45
    Hi bạn Duc , Lí do đơn giản là tôi bấm nhầm cái nút Không thích còn thực ra tôi rất thích , rất xin lỗi vì sự vô ý làm bạn phải băn khoăn . Chúc bạn luôn mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống ! Mong bạn luôn có những nhận xét đóng góp cho diễn đàn ngày càng phát triển .
    Best regard !
  7. lanlan

    lanlan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    3.148
    Tôi rất yên tâm dù đỏ lửa nhưng tài khoản của tôi vẫn tăng vì tôi đang nuôi với số lượng lớn 2 con KSA và KLS. Hơn nữa tôi cũng nhìn TT cho trung hạn nên khi đã tăng mà có điều chỉnh 1 vài phiên cũng là chuyện thường. Chừng nào chạy thì có anh Đức thông báo rồi!
  8. duc6869

    duc6869 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    4
    Những CP tốt như BMC, BBC,... thì sau khi bị đ/c giảm giá do chia cổ tức thì thường giá CP sẽ tăng CE nhiều phiên, việc tăng CE này đủ để bù đắp việc vốn của cụ bị đọng do cổ tức chưa về TK. Ngược lại, những CP ko tốt mà sắp chia cổ tức thì giá sẽ giảm mạnh nhiều phiên trước phiên GDKHQ vì ko ai muốn bị đọng vốn bởi 1 CP ko tốt. Nhờ việc giá giảm mạnh trước khi chia này mà sau khi chia cổ tức, giá CP đó nhiều khả năng sẽ tăng mạnh lại và cũng bù đắp thiệt thòi cho việc bị đọng vốn.
    Đối với trường hợp BMC nói trên, nếu cụ nghĩ là cụ bị thiệt do giá BMC bị điều chỉnh giảm khi chia cổ tức, vậy tôi xin hỏi cụ có muốn bán nó ngay trước khi chia để khỏi chịu thiệt ko? Tôi tin là sẽ rất ít người chịu bán vì ai cũng biết sau khi chia nó sẽ tăng CE tiếp rất nhiều phiên. Nếu cụ ko chịu bán, vậy thì cụ ko thiệt rồi, nếu thiệt thì cụ có bán thì cũng ko ai chịu mua cho cụ, tuy nhiên, sát ngày GDKHQ mà cụ bán giá CE thì tôi bảo đảm người ta tranh nhau ngay.
    Mặt khác, như tôi đã nói sáng nay, cần phải ấn định giá trần, sàn ngay từ đầu phiên GDKHQ chứ ko thể để TT tức là các NĐT tự quyết định được vì như vậy thì sẽ ko biết ấn định giá trần, sàn ra sao. Cụ có thể cho VD như thế nào là hợp lý cho dòng chữ to ở trên được ko, tôi ko thấy cái nào hợp lý hơn cả vì cái đang làm là bảo đảm sự công bằng giữa người mua và người bán, thay đổi đi thì bỗng nhiên sẽ có 1 người đương nhiên bị thiệt rồi. Cụ hãy đặt mình vào địa vị người mua ở ngày GDKHQ (người bán được nhận cổ tức, người mua ko được) thì mới thấy cần phải Đ/C giảm giá bán, nhất là trường hợp CP ko được tốt như BMC.
  9. ND835

    ND835 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    14
    Khiếp, bác có cái avartar khủng vãi, chắc ngoài đời bác là đại gia đây, vì như người ta nói "Chân dài là của đại gia, mà bác có những tận ba em chân dài!
    Ặc Ặc :>
    [r24)][r24)][r24)]
  10. TD-Analysis

    TD-Analysis Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Bạn đi vào vết xe đỗ của mình rồi => Mình thấy có cảm tình khi anh Đức chia sẻ kiến thức cho các mem khác nhưng bạn hãy tự kiểm soát và tự ra quyết định cho việc trade của mình đi

Chia sẻ trang này