Chia sẻ thông tin, nhận định, kinh nghiệm (phần 10)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duc6869, 11/06/2012.

3894 người đang online, trong đó có 304 thành viên. 13:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 450385 lượt đọc và 1772 bài trả lời
  1. langtudocco

    langtudocco Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Đã được thích:
    452

    Em làm chứng, và có 1 cách đơn giản để biết "Hãy để thời gian trả lời" [:D]
  2. BrokerHSC

    BrokerHSC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Cũng ko biết phải trao đổi thế nào với bác, có thể vì em và bác có 2 cách đánh khác nhau. Nghệ thuật mà, bác chờ break mới chạy, còn em thì chạy từ rất lâu rồi và nếu lúc này đang giữ cp thì cũng chạy luôn.

    Quan điểm của em là thế này: em cho rằng sẽ break 72 (vì lý do acb..., cái này tuỳ mỗi người). Và em sẽ chờ ở mức 69 để lướt vì em cho rằng mức này mạnh. Còn nếu nó ko break 72 thì sao? Có nghĩa là em sai và em chờ nó break 76 để cân nhắc mua vào.

    Còn chuyện "bốc phét" hay ko thì em ko quan tâm, bác cho rằng em "bốc phét" cũng được.
    Thanks bác đã trao đổi.
  3. maghilop63

    maghilop63 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    9.573
    Chi phí tồn kho của Casumina giảm còn 1/3 chỉ bằng một cải tiến với 4 chữ “đúng”.

    Mua đến 500 tỉ đồng nguyên liệu dự trữ từ lúc giá mủ cao su 90.000 đồng/kg, bất ngờ giá giảm chỉ còn 20.000 đồng/kg. Lỗ đến 70.000 đồng mỗi kg nguyên liệu đã đưa Casumina đến quyết định phải thay đổi hệ thống quản lý hàng tồn kho.
    Từ hệ thống tốn kém...
    Mô hình quản lý hàng tồn kho kiểu cũ đã không đem lại hiệu quả cao. Với mô hình cũ, Casumina ước tính sản lượng sẽ tiêu thụ trong một quý rồi nhập vật tư đủ cho cả quý, với giá trị trung bình khoảng 500 tỉ đồng. Từ lượng nguyên liệu sẵn có này Công ty mới lên kế hoạch sản xuất. Sản xuất xong mới tính đến việc bán hàng.
    Theo cách tính đó, lượng vật tư tồn nhiều, chi phí tồn kho quá lớn. Tính trung bình, khi bán được 125 tỉ đồng hàng hóa, trong kho vẫn còn lượng hàng trị giá khoảng 100 tỉ đồng. Tồn kho lớn khiến Casumina đối mặt với rủi ro lớn, nhất là khi lãi suất tăng cao. Ông Lê Văn Trí, Phó Tổng Giám đốc Casumina, cho biết với cách làm đó, mức lợi nhuận có khi chỉ đủ để trả lãi ngân hàng.
    Cái lợi của cách quản lý cũ là khi nhu cầu thị trường cao hơn, Công ty sẽ có sẵn sản phẩm để bán. Tuy nhiên, nếu nguyên liệu rớt giá, Công ty sẽ thiệt hại lớn do trước đó đã ôm hàng với giá cao. Casumina từng gặp tình cảnh này vào năm 2008.
    Cuối năm 2008 đầu năm 2009, Casumina đã quyết định thay đổi chính sách. Giá cao su lên xuống thất thường, nếu cứ để tồn kho 700-800 tấn sẽ dẫn đến thua lỗ. Bài toán đặt ra cho lãnh đạo Công ty là làm sao tồn kho ít nhất để có được vòng vốn quay nhanh nhất.
    ...đến hệ thống năng động
    Ông Trí đã quyết định tìm hiểu mô hình Just-in-time của tập đoàn xe hơi Nhật Toyota. Mô hình này được gói gọn trong một câu: “Đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm”. Mô hình này giúp doanh nghiệp tạo ra một lượng hàng hóa vừa đủ theo yêu cầu của khách hàng. Mỗi công đoạn của quy trình cũng chỉ sản xuất ra lượng sản phẩm bằng đúng số lượng mà công đoạn tiếp theo cần.
    Ông Trí nhận thấy, nếu áp dụng mô hình của Toyota, 3 khâu chính là ký kết đơn hàng, sản xuất và vật tư phải liên kết với nhau chặt chẽ.

    Để thực hiện mô hình Just-in-time, Casumina đã đảo ngược quy trình quản lý sản xuất. Công ty đi kiếm đơn hàng trước, sau đó mới lên kế hoạch nhập nguyên liệu và sản xuất. Sản xuất xong, hàng hóa được mang đi ngay, thời gian tồn kho ít và chi phí thấp. Thay vì trữ hàng trong khoảng 4 tháng như trước đây, hiện nay Casumina chỉ dự trữ trong 15 ngày. Hàng xuất khẩu dự trữ khoảng 10 ngày, trong nước chỉ 5 ngày. “Tôi nói với các nhà cung cấp vật tư rằng Casumina chỉ để tồn kho trong 5 ngày. Vì vậy, cứ 5 ngày mới nhập kho và trả tiền 1 lần. Nếu các công ty cứ đưa nguyên liệu vào kho quá mức nhu cầu thì họ phải tự chịu tổn thất”, ông Trí nói.
    Ông Trí cũng cho biết thêm, trong thời gian đầu các phòng ban sẽ phải tính toán kỹ từng công đoạn
    . Các bộ phận liên quan phải xử lý công việc nhanh và liên tục. Phòng kế hoạch và vật tư phải tính toán chi tiết vấn đề vận chuyển để tránh nhập quá nhiều hoặc quá ít nguyên liệu. Công ty sẽ tăng tính linh hoạt cho các bộ phận liên quan trực tiếp đến quy trình mới. Phòng kế hoạch phải nắm rõ nhu cầu của thị trường và số lượng khách hàng để tránh những bất trắc trong quá trình ký đơn hàng.
    Việc áp dụng mô hình này bước đầu gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, sau khi áp dụng mô hình mới, chi phí hàng tồn kho từ 500 tỉ đồng như năm 2008 đã giảm xuống chỉ còn 170 tỉ đồng trong năm 2009.
    Casumina đã thành công với mô hình mới trong năm 2009. Tuy nhiên, sang năm 2010 và 2011, mô hình chưa mang lại hiệu quả cao nhất khi giá vật tư đầu vào liên tục tăng cao. Giá cao su năm 2010 lên đến 50.000 đồng, tăng hơn 100% so với mức giá khoảng 20.000 đồng của năm 2009. Vì vậy, giải pháp tồn kho 15 ngày không giúp Công ty tạo ra lợi nhuận cao.
    Ông Trí cho biết, để áp dụng linh hoạt mô hình mới, năm nay Hội đồng Quản trị đã đưa ra chính sách dự trữ tùy theo tình hình thị trường.
    Lãnh đạo Công ty tính toán rằng khoảng thời gian từ tháng 12 tới tháng 5, cây cao su không cho mủ nên giá sẽ tăng hoặc ít nhất là không giảm. Vì vậy, tháng 12.2011, Công ty đã dự trữ 3.500 tấn cao su khi giá còn ở mức 67.000 đồng/kg. Hiện nay, giá mủ cao su đã lên tới 80.000 đồng/kg.
    Từ tháng 6 tới tháng 11, với dự báo giá có khả năng xuống khi cao su vào mùa, Công ty sẽ áp dụng chính sách dự trữ trong 15 ngày. Với sự linh hoạt này, chiến lược quản lý hàng tồn kho của Casumina dường như đang dần được hoàn thiện.
    với chính sách linh hoạt này cộng với kết quả kinh doanh thời gian qua tôi tin khả năng CSM ĐỨNG VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN. họ nhìn ra đuoc cái sai cái đúng của phương thức quản lý mói này
  4. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Nếu bạn để ý, mình không PR hay bơm thổi trên này nhé.
    Bạn kiểm tra lại dữ liệu xem lúc DRC 32-33 thì VNI bao nhiêu nhé, mình nhớ không nhầm thì gần 500 điểm, so với bây giờ mất hơn 50 điểm, DRC hiện tại còn gần 27. Vậy nếu VNI không giảm trong hơn 1 tháng qua mà tăng trên 500 điểm thì liệu DRC có giá này không?[:D]
    Cổ phiếu tốt, xấu vẫn chịu sự chi phối của thị trường thôi, trong downtrend thì cứ hô nó sẽ về giá này. Đúng thôi, VNI giảm, các cổ phiếu khác giảm, DRC, CSM phải giảm theo. Còn vào xu thế Uptrend, có ai hô: DRC sẽ lên 40, chuyện bình thường.
    Đấy chỉ nên gọi là "tát nước theo mưa"![:D]
  5. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Những phân tích và đánh giá cổ phiếu em ko sai, nhưng những cái em đang nói là nó đã xảy ra rồi và em ko sử dụng nó cho lần sau, em đang đi phân tích quá khứ, điều này phần nào sẽ ảnh hưởng đến việc khi em tìm ra được một cổ phiếu "vàng" nào đó mà không thể nắm giữ nó đủ lâu để biết nó sẽ tăng lên mức nào, ttck nó có sự vận động riêng và cổ phiếu cũng vậy, muôn đời của ttck thì lòng tham và nỗi sợ hãi vẫn luôn tồn tại, thói quen số đông của NĐT đều không thay đổi, những gì em đang đánh giá chỉ đúng phần nào về mặt lý thuyết nhưng vẫn chưa đủ, em thử phân tích đi sâu vào nó hơn, biết đâu em sẽ thấy điều gì đó hơn những gì em đang đánh giá ở đây, đúng nhưng chưa đủ và chưa thực tế. Chúc em ngày càng thành công hơn.[};-
  6. BrokerHSC

    BrokerHSC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Em dùng TA và FA trộn vào nhau để tính toán và tìm điểm ra vào, cũng khá là đau đầu nhưng em cảm thấy an tâm khi sử dụng kết hợp như vậy. Đây là cách em sử dụng:

    + Đầu tiên em sẽ dùng TA để tìm ra những cổ phiếu đã thoát khỏi xu hướng downtrend kéo dài từ 2007 tới nay và hiện nay đang có xu hướng Uptrend trong dài hạn - có thể là Up trong vài năm tới. Cái này tuỳ kinh nghiệm TA của mỗi người sẽ biết cổ phiếu nào đã tạo đáy dài hạn và đi lên.

    + Sau khi chọn cổ phiếu có thể Uptrend trong dài hạn nhờ vào TA thì em dùng FA để gạn lọc. Em sẽ phân tích về ngành nghề và bản thân hoạt động của công ty đó, nếu giai đoạn khó khăn nhất của nó đã đi qua và dự kiến tăng trưởng mạnh trong vài năm tới thì đó là vàng ròng.

    + Và cuối cùng em dùng TA để chọn điểm mua vào, sau khi tính toán thì em có thể biết mình nên mua tại mức giá nào và chấp nhận mức loss trong tầm kiểm soát. Em vẫn phải quan sát thêm xu hướng của thị trường để ra quyết định, tuy nhiên nếu giá vào tầm ngắm thì bắn mà ko cần nhìn HNX.

    Những gì em nói phía trên là lý thuyết, thực tế sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó một phần là do hiểu biết của người sử dụng. Và cách đánh này chủ yếu dành cho đầu tư, còn lướt sóng thì FA đôi khi có thể bỏ qua. Để hiểu thêm, bác có thể quan sát việc mua vào liên tục của khối ngoại tại nhiều cp, họ là những tay chơi thực sự về đầu tư đó.

    P/s: nhiều người thích lướt sóng hàng nóng vì họ kỳ vọng lợi nhuận cao. Cá nhân em thì ko ưa thích hàng nóng, chỉ cần đánh hàng nguội. Tuy nhiên em vẫn có thể tạo ra lợi nhuận cao ko thua gì hàng nóng mà rủi ro lại thấp hơn, cái này là một trong những bài học đầu tiên của trader.
  7. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382


    Xin phép mọi người cho mình và một số bạn tranh luận với BrokerHSC một chút![:D]

    Mình thấy thú vị khi đọc đoạn cuối của bạn. Bạn nói rằng không ưa hàng nóng, chỉ cần đánh hàng nguội. OK man.
    Vậy trước đây có dịp bạn nói đã ăn đậm từ đầu năm cho đến tháng 4 và như thế là đủ, chưa cần phải vào thêm. Vậy bạn có thể cho mình và mọi người biết một chút về danh mục của bạn với những con hàng nguội mà bạn đã ăn đủ chứ?

    Theo mình biết thì bạn thích và nhắm tới VNM, BVH, VIC... và hiện tại bạn vẫn thích VNM (đứng đầu thực phẩm), ACB (đã từng đứng đầu bank trên sàn), MPC (vua tôm)... Và nếu với một danh mục như thế này thì trong đợt sóng từ đầu năm cho đến tháng 4, bạn phải bỏ ra rất rất nhiều tiền, mà lãi lời không được là mấy.

    Bạn có vẻ như là một nhà đầu tư khi mình nhìn qua các mã ưa thích của bạn? Vậy thì có thể nói rằng năm ngoái là một năm không thành công với bạn. Để thị trường VN có đất sống cho một nhà đầu tư thực thụ, còn rất xa!

    Còn trước mắt, nói toẹt ra là: hãy chộp giựt nhanh nhất khi có thể.
  8. tiengiay

    tiengiay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2010
    Đã được thích:
    0
  9. BrokerHSC

    BrokerHSC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Bác có biết tại sao em lại cho rằng DRC sẽ về 25 mà ko phải là 27 ko? Vì đó là mức hỗ trợ trung hạn của cp này. Và DRC về tới bao nhiêu rồi rebound? Sai lệch so với những gì em nói là bao nhiêu?

    Và bác có biết tại sao khi DRC ở trên 30, rất nhiều người còn hưng phấn (nếu em nhớ ko nhầm thì có cả bác), khi đó em lại nhận định sẽ về 24, mặc dù bị mắng té tát. Bác có biết tại sao ko?

    Quan trọng là em đưa ra nhận định trước khi nó xảy ra, còn khi nào nó xảy ra rồi mới nói thì gọi là vuốt đuôi. Còn nếu bác thấy bình thường thì hãy "tát nước theo mưa' xem nào, hãy cho biết HNX sẽ ra sao thời gian tới, kèm theo lập luận logic là ok.
  10. NITARID

    NITARID Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Đã được thích:
    0

    Chú BẺM MÉP và LÙA GÀ nó vừa thui !
    Nên có LƯƠNG TÂM một chút !


    Nói chung khi VNI dao động SIDEWAY trong SWING KANAL thì người ta sẽ bán CP ở resistance trendline và chờ mua ở Support Trendline.

    Vì vây nếu ai chưa kịp CUTLOSS thì nên quan sát kỹ thị trường:
    - Nếu VNI chạm Support Trndline đảo chiều thì LONG tiếp
    - Nếu break down cái Support Trendline với Hug Volume thì CUTLOSS

    Nên khi VNI chưa gãy trendline mà bàn chuyện xa xôi là TA-BỐC PHÉT...:)):)):)):))

Chia sẻ trang này