Chia sẻ thông tin, nhận định, kinh nghiệm (phần 10)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duc6869, 11/06/2012.

4168 người đang online, trong đó có 327 thành viên. 09:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 450384 lượt đọc và 1772 bài trả lời
  1. duc6869

    duc6869 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    4
    Chiến thuật của tôi là chỉ giải ngân khi mã đó cho chart đẹp, FA tạm ổn, TT chung đang up trend. Chart của PVX hiện tại đang quá đẹp về mọi mặt nhưng 2 yếu tố còn lại nói trên lại ko ủng hộ nên tôi đành chấp nhận ngồi nhìn. Thèm lắm nhưng phải kìm lòng đó cụ. ~X
  2. BrokerHSC

    BrokerHSC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Thanks anh đã động viên, em cũng vừa học vừa rút kinh nghiệm, cần phải học hỏi anh và mọi người nhiều, đặc biệt là cách đối nhân xử thế.

    Em cũng ko biết là già hay trẻ nữa, thấy các cụ ở nhà cứ bắt lấy vợ và bảo là "còn trẻ gì nữa", còn mấy ông anh thì nói "chơi đi đã, vội gì". Em sinh năm 1986.

    Thân !
  3. topstock

    topstock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2012
    Đã được thích:
    0
    ‘Lãi suất có thể tiếp tục hạ’
    Theo Tiến sĩ Lê Anh Tuấn- Giám đốc Nghiên cứu của Dragon Capital, lãi suất cân bằng của kinh tế Việt Nam hiện vẫn thấp hơn mức 9% hiện tại. Do đó, từ nay đến cuối năm, con số này có thể giảm tiếp 2-3%.

    - Trong vòng 3 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất 4 lần, xuống 9% một năm kể từ 11/6. Ông đánh giá như thế nào về tác động của điều chỉnh này tới thị trường tiền tệ?
    - Lãi suất liên ngân hàng đã ở mức rất thấp trong 3 tuần vừa qua, trong đó lãi suất qua đêm ở mức 1-1,5%, một tuần là 2-2,5% và một tháng là 4-4,5%. Lãi suất liên ngân hàng đã thấp như vậy thì theo tôi nếu có giảm thêm 2% có lẽ cũng không khiến thị trường bị sốc.

    Tỷ giá đôla Mỹ so với đồng Việt Nam những ngày qua chịu tác động khá nhiều bởi việc các ngân hàng thương mại hạn chế bán ra USD, do chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền không còn hấp dẫn. Tuy nhiên, theo tôi, các ngân hàng cũng không dám nâng lượng USD nắm giữ lên cao. Do đó, việc giảm lãi suất huy động VND cũng sẽ không có tác động mạnh lên tỷ giá trong thời gian tới.

    - Vậy ông nhận định thế nào về tác động của quyết định này lên lạm phát?

    - Trong quý I/2012, Ngân hàng Nhà nước đã đúng khi không giảm lãi suất nhanh. Lạm phát khi đó còn rất cao, 14,2%. Tuy nhiên, tới tháng 5, có thể thấy rằng lạm phát đã về 8,4% và kỳ vọng tháng 6 lạm phát về mức gần 7%. Như vậy, lạm phát trong nước đang trên chiều giảm rất mạnh. Thêm vào đó, một số nước khác còn đang lo lắng về giảm phát. Do đó, việc giảm mạnh lãi suất vừa qua của Ngân hàng Nhà nước, theo tôi, là hợp lý.



    TS. Lê Anh Tuấn, Giám đốc Nghiên cứu của Dragon Capital.
    Việt Nam là một trong những nước có lãi suất thực cao nhất trên thế giới hiện nay. Lạm phát kỳ vọng vào khoảng 7%, trong khi đó trước kia lãi suất tiền gửi là 11%. Lãi suất thực tế của Việt Nam hiện là 4%. Trong khi các nước khác lãi suất thực phần lớn là âm hoặc gần bằng không.

    Một điều quan trọng là lạm phát bị ảnh hưởng bởi lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế chứ không hoàn toàn vào giá của tiền (lãi suất). Có rất nhiều giai đoạn, mối liên quan giữa lãi suất và lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế bị gián đoạn. Việt Nam chúng ta có lẽ đang ở trong giai đoạn này.

    Việc kích cầu và giảm lãi suất mạnh là đúng, nhưng cần phải chú ý dòng tiền kích cầu đi vào dự án nào, có thực sự giúp doanh nghiệp được không, và có thực sự tăng sức mua của người dân hay không. Nếu kích cầu mà phần lớn dòng tiến tiếp tục vào những dự án kém hiệu quả như năm 2009, thì khả năng lạm phát quay lại trong trung hạn là có.

    - Vậy trong thời gian tới, ông dự đoán việc điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước sẽ như thế nào?

    - Theo tôi, để cân bằng lãi suất thực của nền kinh tế Việt Nam, lãi suất huy động phải thấp hơn mức 9% hiện tại khá nhiều. Tuy nhiên, do hệ thống và cơ cấu huy động - cho vay của ngành ngân hàng đã làm cho lãi suất xuống rất chậm. Tôi không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ còn phải giảm thêm khoảng 200-300 điểm (2-3%) các lãi suất điều hành như OMO, tái cấp vốn… từ đây đến cuối năm.

    - Lãi suất giảm, dòng tiền sẽ chảy vào kênh đầu tư nào, thưa ông ?

    - Bình quân lãi suất tiền gửi của Việt Nam từ năm 2000-2007 là 6,2%, cũng trong giai đoạn này lạm phát bình quân vào tầm 4,6%/năm. Trong đó có giai đoạn 2000-2001, lãi suất tiền gửi ở mức 3-5% mỗi năm. Có nhiều giai đoạn Việt Nam chúng ta có lãi suất thực âm hay rất thấp nhưng tiền gửi vẫn tăng. Trong giai đoạn tới, các tài sản khác sẽ có độ biến động về giá mạnh do diễn biến của thế giới. Do đó, có lẽ các tài sản khác vẫn chưa đến giai đoạn hút nguồn vốn mạnh từ tiết kiệm.

    - Vậy bên cạnh việc hạ lãi suất, theo ông cần có giải pháp gì để kích thích kinh tế?

    - Theo tôi, việc hạ lãi suất chỉ mang tính kích cung là chính, hiệu ứng kích cầu của lãi suất chỉ là gián tiếp. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam đang gặp cả vấn đề về cung và cầu. Chính sách kích cầu từ tài khóa là hợp lý, tuy nhiên hiệu quả của chính sách kích cầu từ tài khóa lại vấp phải trăn trở rất lớn từ hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

    Do đó, theo tôi, Quốc hội nên mạnh dạn cho thâm hụt ngân sách cao hơn, tuy nhiên quy trình giám sát các gói kích cầu cần phải được chú ý thật kỹ. Kích đúng nơi và kích sao cho tạo hiệu ứng lan tỏa cao nhất.
    Theo VnEconomy
  4. nguyencuong089

    nguyencuong089 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    86
    Dải BB đang co thắt lại cho thấy xu hướng tới là swing như bác nói, nhưng sau mỗi lần swing thì tt biến động rất mạnh, mình chỉ lưu ý là đường DI+ chuẩn bị cắt lên đường DI- thì lại hướng xuống ( giống như cố với mà ko được vậy ). Vì vậy, giờ thận trọng như bác và bác Đức là rất hợp lý.
  5. tihonsieuquay

    tihonsieuquay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2012
    Đã được thích:
    5.020
    Bác Đức xem giúp con PVS và LCG giúp nhé
  6. Canada01

    Canada01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2011
    Đã được thích:
    12.105


    Mechungkhoan 1 nói vậy là yên tâm rồi. Cảm ơn bạn.
  7. ThanhBMW

    ThanhBMW Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2006
    Đã được thích:
    1.537
    cùng chờ đến ngày 17/6 này kiểm chứng nhé bác [};-[};-[};-[};-[};-
  8. duc6869

    duc6869 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    4
    Vậy thì chỉ kém anh có mỗi 20 tuổi tròn thôi. Tuổi này thì cứ chơi đi đã, chưa phải vội, hihi. [r32)]
  9. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Eng, vào Room em chọn kèo tham gia bắt bóng đá, góp tiền nhậu + ủng hộ từ thiện.[:D]
    P/s: Không tham gia cũng phải góp đó, nên anh cố gắng tham gia nha.:-"
  10. topstock

    topstock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2012
    Đã được thích:
    0
    HSBC dự báo Việt Nam sẽ hạ lãi suất thêm 2%
    Trong một báo cáo vừa ra, ngân hàng HSBC cho rằng, với áp lực lạm phát tiếp tục suy yếu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ cắt giảm lãi suất thêm 2% trong những tháng tới.


    Theo nhận định của HSBC, động thái cắt giảm lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày thứ Sáu tuần trước không nằm ngoài dự đoán, xét tới việc dư nợ tín dụng tiếp tục suy giảm trong thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 4. Bên cạnh đó, lạm phát cũng liên tục đi xuống từ tháng 9 năm ngoái và được dự báo sẽ còn giảm trong thời gian tới. Động thái hạ giá xăng dầu mới đây cũng làm suy yếu thêm các áp lực về giá cả.

    “Bất chấp những đợt cắt giảm lãi suất gần đây, nhu cầu nội địa của Việt Nam vẫn trong tình trạng yếu, thể hiện qua lượng dư nợ tín dụng suy giảm 0,7% ở thời điểm tháng 4 so với cuối năm 2011. Điều này cho thấy, rủi ro lạm phát đang giảm”, báo cáo HSBC có đoạn viết.

    Theo ngân hàng này, thoạt đầu thì lần cắt giảm lãi suất mới nhất của Việt Nam có vẻ như đến quá sớm, “nhưng với sự giảm tốc nhanh của lạm phát và các điều kiện tín dụng vẫn còn thắt chặt, thì động thái này là phù hợp”.

    Về tăng trưởng, HSBC cho rằng, Việt Nam sẽ đối mặt nhiều thách thức trong thời gian tới, bao gồm cả môi trường kinh doanh khó khăn trong nước và môi trường kinh tế quốc tế nhiều bất ổn. Ngân hàng này duy trì dự báo mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay ở 5,1%, thấp hơn mức dự báo 5,2% mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra mới đây, mức thấp nhất kể từ năm 1999.

    HSBC nhận định, động thái hạ trần lãi suất huy động 2% nằm trong nỗ lực của Chính phủ nhằm hạ lãi suất cho vay và hỗ trợ các doanh nghiệp. “Tuy nhiên, sau động thái này, lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, khoảng 15-17%, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong vấn đề tiếp cận vốn vay. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp thiếu tài sản thế chấp cần thiết để vay vốn, kết quả của việc vay nợ thái quá từ những năm trước”, báo cáo viết.

    Mặc dù vậy, theo HSBC, trong cái rủi cũng có cái may. Chính sự giảm tốc của nền kinh tế đã buộc Việt Nam phải đánh giá lại hiệu quả của các khoản đầu tư, cả trong lĩnh vực kinh tế nhà nước và tư nhân.

    HSBC dự báo, với lãi suất giảm xuống, các hoạt động kinh tế của Việt Nam có thể sẽ sôi động hơn trong quý 3 và 4 năm nay. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng được HSBC dự báo sẽ chỉ ở mức khoảng 13% trong năm nay, so với mức trung bình dưới 30% trong 5 năm qua.

    Trước đó, trao đổi với VnEconomy, TS. Lê Anh Tuấn, Giám đốc Nghiên cứu của Dragon Capital, cho rằng: “không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ còn phải giảm thêm khoảng 200-300 điểm lãi suất điều hành (OMO, tái cấp vốn…) từ đây đến cuối năm”.

    Theo An Huy
    VNeconomy

Chia sẻ trang này