Chia sẻ thông tin, nhận định, kinh nghiệm (phần 12)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duc6869, 10/07/2012.

6170 người đang online, trong đó có 603 thành viên. 20:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 194841 lượt đọc và 1196 bài trả lời
  1. maghilop63

    maghilop63 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    9.484
    Phía sau nỗi niềm oan ức của nhà đầu tư chứng khoán
    Các công ty chứng khoán lại tiếp tục gây sóng gió trong mùa báo cáo tài chính bán niên năm nay với những khoản lợi nhuận “kếch xù” không đến từ chính ngạch, mà ngược lại đến từ doanh thu “ngoài luồng”, những hoạt động dịch vụ hỗ trợ giao dịch nhà đầu tư như: margin.
    Đằng sau niềm vui của công ty chứng khoán khi có lợi nhuận đó là cả một hằng hà sa số những nỗi niềm oan ức của nhà đầu tư.
    Xung đột lợi ích giữa khách hàng và công ty chứng khoán là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây khi một số báo chí đề cập đến các báo cáo phân tích của công ty chứng khoán.
    Theo lẽ thường, công ty chứng khoán có hai mảng kinh doanh khá quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của công ty: tự doanh và cho vay margin (ngoài ra còn cầm cố, ứng tiền...).
    Với nghiệp vụ tự doanh, công ty chứng khoán cũng giống như nhà đầu tư, nghĩa là cũng thực hiện giao dịch mua hoặc bán chứng khoán hàng ngày. Chính vì vậy, xung đột lợi ích trong tự doanh là đương nhiên.

    Để xử lý xung đột này, ngay từ năm 2000, cơ quan quản lý đã đưa ra quy định như cấm đặt lệnh trước lệnh của khách hàng. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp xung đột lợi ích khác như báo cáo khuyến nghị khách hàng một đường, công ty chứng khoán lại thực hiện một nẻo, lại chưa có “thuốc chữa”.
    Thậm chí, vào giai đoạn 2009, một số công ty chứng khoán còn đưa ra chủ trương tiết lộ thông tin tự doanh cùng một số khách hàng lớn, theo kiểu “chúng ta cùng đánh”, nhưng nếu “tôi mua trước anh mua sau”, rồi “tôi bán trước anh mới bán” thì cũng gây ra xung đột lợi ích.
    Gần đây, khi margin (giao dịch ký quỹ) chính thức được công nhận thì doanh thu, lợi nhuận từ dịch vụ này của công ty chứng khoán mới chính thức được phản ánh trong báo cáo tài chính, thay vì đi “lòng vòng” và núp dưới nhiều khoản mục khác. Nhưng cũng chính từ đây, xung đột lợi ích trong margin nó cũng rõ hơn và mạnh mẽ hơn.
    Thực ra, xung đột lợi ích ở dịch vụ này không thể hiện ra trực tiếp, mà nó liên quan đến 3 điều gián tiếp: lợi ích của khách hàng với lợi ích của người tư vấn (thường là môi giới), lợi ích của khách hàng với lợi ích của người viết nhận định, khuyến nghị gửi khách hàng đọc hàng ngày (thường là tư vấn), và lợi ích của khách hàng với lợi ích của chính công ty chứng khoán khi triển khai dịch vụ.
    Đối với xung đột lợi ích giữa khách hàng và nhân viên môi giới, cụ thể là môi giới hưởng hoa hồng. Chắc có nhiều khách hàng biết thừa là nhân viên môi giới của mình được hưởng % trên giá trị giao dịch của họ, thậm chí có công ty chứng khoán khi thương lượng phí giao dịch còn nói thẳng với khách hàng của mình rằng, phí giao dịch bên công ty tôi là có phần trả cho môi giới phục vụ anh, tuy nhiên ít khách hàng nào biết mức hoa hồng của môi giới. Nói ra có khi họ sẽ choáng, bởi có công ty trả hoa hồng hơn 50% phí giao dịch.
    Xung đột ở đây là gì? Đó là môi giới vẫn có thu nhập ngay cả khi vì khuyến nghị của mình mà khách hàng thua lỗ. Vẫn biết khách hàng thắng thua phải chịu, cũng như chả cấm được môi giới tư vấn cho khách, nhưng nếu đề cập đến góc độ rằng chính môi giới xúi khách hàng giao dịch liên tục chỉ vì hoa hồng của mình chứ không vì lợi ích của khách thì sao?
    Ví dụ, khi mua thì tìm mã đầu tư dài hạn cho khách hàng, nhưng mua rồi thì liên tục khuyên khách bán “cắt” lỗ, bán xong lại khuyên khách mua, cuối cùng nhìn lại khách hàng dài hạn mà như đầu cơ. Hoặc khách hàng không có hiểu biết gì về margin, nhất là rủi ro margin nhưng môi giới cứ xúi khách hàng đặt lệnh nhiều hơn số tiền họ có. Cái này chắc nhiều khách hàng cũng từng trả qua, nhiều môi giới có lương tâm cũng thấy đau trong lòng khi mình “lỡ” khiến khách mất tiền, nhưng tất nhiên cũng có nhiều kẻ chẳng thấy đau gì.
    Có ý kiến cho rằng, muốn tránh gây xung đột lợi ích, tốt nhất công ty chứng khoán nên công khai trước với khách mức hoa hồng mà môi giới của chính họ được hưởng, hoặc quy định môi giới không được nhận hoa hồng nếu khách hàng thua lỗ, hoặc đưa ra quy định gắn liền trách nhiệm của chính công ty chứng khoán với mọi tuyên bố của nhân viên của họ, từ đó công ty chứng khoán sẽ có cách khiến nhân viên bớt khuyến nghị theo kiểu văng mạng. Không thể nói rằng nhân viên mang danh công ty lại đi tư vấn khách hàng mà chả chịu trách nhiệm gì.
    Đối với xung đột giữa lợi ích khách hàng với nhân viên phân tích, tư vấn... khi họ làm các bản tin, báo cáo nhận định hàng ngày gửi cho khách hàng, mức độ cũng không hề nhỏ. Nhân viên phân tích nhiều khi cũng chính là nhà đầu tư thôi, do đó khi họ viết nên những dòng tư vấn khuyến nghị mua hoặc bán bất kỳ mã chứng khoán nào, có ai biết họ đã mua trước rồi không, có ai ngăn được chuyện họ lại bán ra không?
    Trên thực tế, để hạn chế chuyện này, đã có công ty chứng khoán đưa ra quy định buộc nhân viên phân tích phải ghi vào báo cáo của mình là họ không có hoặc đang sở hữu bao nhiêu cổ phiếu đó, rằng họ cam kết không có hành vi giao dịch ngược lại với những tư vấn của chính họ trong khoảng thời gian ngay sau khi báo cáo của họ được phát hành... Đây là điều rất trân trọng, rất đáng nhân rộng, nhưng liệu đang có bao nhiêu công ty chứng khoán thực hiện được như thế?
    Đối với xung đột lợi ích giữa khách hàng với công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ thì cũng khá nghiêm trọng. Đến nay chưa công ty nào bị tố vì chuyện công bố báo cáo phân tích, khuyến nghị mua nhưng tự doanh bán, chưa công ty nào bị buộc tội thả lỏng cho nhân viên môi giới, phân tích tạo tin đồn, xài tin đồn, xúi khách hàng mua bán loạn xị, thậm chí có công ty còn cho khách hàng margin online nhưng lãi suất margin và mức xử lý thì không hiển thị ở ngay màn hình đặt lệnh mà để chỗ khác trên website, nhưng chỗ đó có mấy nhà đầu tư đọc trước khi đặt lệnh để biết nó có thay đổi bất lợi gì không...
    Tiếp sau Nghị định số 58/2012/NĐ- CP ngày 20/07/2012 hướng dẫn Luật chứng khoán sửa đổi vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành và có hiệu lực từ ngày 15/9/2012, một loạt các văn bản hướng dẫn khác sẽ được Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành.
    Giới đầu tư hy vọng rằng khung pháp lý mới sẽ có những điều chỉnh để hạn chế những xung đột lợi ích nói trên, mang lại sự công bằng và bảo vệ các nhà đầu tư.
    Hoàng Nam
  2. vnlp13

    vnlp13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2006
    Đã được thích:
    1.659
    mấy hôm nữa mà TQ nó oánh Trường Sa thì chứng ko biết rơi về đâu. hu hu
  3. lucky.chandai

    lucky.chandai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2012
    Đã được thích:
    2
  4. hamtien2009

    hamtien2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Chúc một ngày vui vẻ và giao dịch thành công!

    Thị trường có những tín hiệu tích cực...
  5. chicchoac

    chicchoac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Đã được thích:
    1.869
    [​IMG]

    Thế này thị trường VN ko lên mới lạ [r2)]
  6. ranggolaivon

    ranggolaivon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2012
    Đã được thích:
    1.372
    VN hay lạ lắm bác! [:D][:D][:D][:D][:D]
  7. Formula2

    Formula2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Đã được thích:
    512
    Lịch sử cho thấy, sau mỗi lần kéo mạnh qua kháng cự để xả là TT giảm sâu
  8. lucky.chandai

    lucky.chandai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Phiên chiều nay biến động xấu

    Vol 2 sàn sấp xỉ 1000 tỷ, tức là tăng 30% so với phiên xanh điểm hôm qua, cộng thêm lực đỡ đã yếu hẳn, chứng tỏ lượng hàng xả sau phiên 23/7 đã xong nhiều hơn dự tính của cá nhân e.
    Sang tuần sau TT sẽ xấu đi nhiều. Không còn phiên bull khỏe như dự kiến nữa.
    Khuyến nghị đứng ngoài TT
    Thân ái![};-
  9. BrokerHSC

    BrokerHSC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhận định nhanh HNX ngày 27/7

    HNX đóng cửa tại 69.35 điểm, giảm 1.1% với KLGD đạt 35 triệu cổ phiếu – cao hơn phiên trước 15% và thấp hơn 15% so với mức bình quân. Tâm lý thị trường nghiêng về bên bán khi số cổ phiếu giảm giá gấp 2 số tăng giá, đa số cổ phiếu nhạy sóng đóng cửa giảm điểm.

    Thị trường ko tăng tiếp như kỳ vọng, lực bán ra dù ko mạnh cũng khiến HNX đóng cửa gần mức thấp nhất trong ngày cho thấy bên mua ko sẵn sàng xuống tiền. Khi tăng điểm thì KLGD thấp và giảm điểm thanh khoản lại tăng là một dấu hiệu ko tốt, cần chú ý.

    Hỗ trợ gần nhất và cũng khá mạnh của HNX là vùng giá 68-69, đây là đáy cũ của thị trường, ngoài ra có sự hội tụ của đường MA200. Kháng cự gần nhất là vùng giá 72-73, đây là đỉnh cũ được xác lập cách đây vài ngày và có sự hội tụ của đường MA50.

    Kết luận: chỉ khi nào HNX break vùng giá 68 – 73 thì xu hướng mới sẽ bắt đầu, bằng ko sẽ sideway trong vùng này. Lúc này đứng ngoài thị trường hoặc giữ ít cổ phiếu là chiến lược hợp lý và chỉ xuống tiền khi cơ hội thuận lợi.
  10. BrokerHSC

    BrokerHSC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhận định thị trường tuần tới (30/7 – 3/8)

    HNX đóng cửa phiên cuối tuần tại 69.35 điểm, giảm 3.9% so với tuần trước. Trong tuần có 186 triệu cổ phiếu được trao tay qua phương thức khớp lệnh – tương đương mức bình quân và thấp hơn tuần trước 20%. Tâm lý thị trường ở trạng thái tiêu cực khi có 4 phiên giảm giá kèm theo chỉ 1 phiên tăng nhẹ và đa số cổ phiếu đều giảm giá so với tuần trước đó.

    Trong tuần qua ko có nhiều thông tin vĩ mô được đưa ra nhưng HNX vẫn giảm điểm, nguyên nhân chính có lẽ là do kinh doanh quý 2 của doanh nghiệp ko như kỳ vọng. Với hàng loạt khó khăn như tín dụng tăng trưởng kém, sức cầu yếu, hàng tồn kho nhiều… thì kết quả kinh doanh kém khả quan trong nửa đầu năm 2012 của các doanh nghiệp là điều tất yếu.

    Các biện pháp đưa ra nhằm hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ sẽ có kết quả tốt vào nửa cuối năm 2012 và đây cũng là đặc điểm mang tính chu kỳ của nền kinh tế VN. Doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ, các khoản vay cũ với lãi suất dễ chịu hơn, tăng trưởng tín dụng sẽ tăng tốc là những tín hiệu đáng mừng và hứa hẹn với thị trường chứng khoán.

    Hiện nay HNX vẫn trong một xu hướng giảm giá và có thể nó còn kéo dài 1,2 tháng tới trước khi tạo đáy dài hạn để đi lên. Trong quá trình đi xuống thị trường sẽ có những đợt rebound hoặc sideway với biên độ hẹp và đây là những tín hiệu Uptrend giả mà chúng ta cần né tránh. Với thanh khoản và vĩ mô như hiện nay thì khả năng giảm giá vẫn là chủ đạo.

    Mức hỗ trợ gần nhất và khá mạnh của HNX là vùng giá 68-69, đây là đáy cũ được xác lập ngày 10/7 và có thêm sự hỗ trợ từ đường MA200. Kháng cự quan trọng đặt tại vùng giá 72-73, tại đây có sự hội tụ của đường MA50 và đỉnh gần nhất được xác lập ngày 20/7. Trong thời gian tới HNX sẽ giao động trong biên độ 68-73 và nghiêng về xu hướng tiêu cực.

    Kết luận: chỉ khi HNX vượt khỏi khung giá 68-73 thì xu hướng mới sẽ được xác lập và đó là cơ hội xuống tiền. Đứng ngoài thị trường hoặc giữ ít cổ phiếu là chiến lược hợp lý trong lúc này.

    [​IMG]

Chia sẻ trang này