Chia sẻ thông tin, nhận định, kinh nghiệm (phần 14)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duc6869, 24/08/2012.

6964 người đang online, trong đó có 917 thành viên. 16:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 150847 lượt đọc và 863 bài trả lời
  1. thanh_loc9302

    thanh_loc9302 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/12/2010
    Đã được thích:
    1.921
    Đúng roài=D>=D>=D>=D>=D>
  2. mtkrin91

    mtkrin91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2012
    Đã được thích:
    775
    Trên TT CK ngoài việc học cách giữ đừng để mất tiền thì (rất quan trọng) là cần phải học cách hạn chế tối đa việc mua đắt, bán rẽ (đặc biệt là rẽ mạt).
  3. daibang.vn

    daibang.vn Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2011
    Đã được thích:
    24
    Em quan sát thấy những người xung quanh mình ác balo đi nghĩ lễ nhìu lắm, nên e dư mai & cả thứ 3 sau lể giao dịch sẽ té 20-30% so trung bình, các bác cùng kiểm chứng nhé
  4. BrokerHSC

    BrokerHSC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    0
    HNX dưới góc nhìn của một Technician !

    Thị trường đã chuyển sang downtrend vì thế lúc này hoặc sắp tới có mua vào cũng chỉ là lướt sóng để ăn rebound chứ ko thể đánh sóng như Uptrend. Cho đến ngày 28/8 mọi việc vẫn còn tiêu cực và ngày hôm qua thị trường mới có tín hiệu tốt, mô hình 2 đáy được hình thành như trong nhận định của người viết trước đó.

    Sau khi rớt mạnh thị trường sẽ bật lên là điều chắc chắn và điều này đã dự báo từ trước đó. Tuy nhiên, quan trọng hơn là nó sẽ tăng bao nhiêu và có thể lướt sóng T4 hay ko, trả lời được câu hỏi trên mới là ăn tiền. Theo quan điểm cá nhân người viết, trường hợp tốt nhất là HNX tăng tới vùng 65-66, khả năng lên tới 68-70 là rất khó.

    Hôm nay HNX đóng cửa sát 62, tức là cũng gần với vùng giá mục tiêu, vì thế nếu thị trường tăng tiếp thì mua T4 chưa chắc là hợp lý. Vì luôn thận trọng và đặt yếu tố an toàn nên hàng đầu thành ra đợt tăng này cá nhân tôi quyết định đứng ngoài chờ mọi việc rõ ràng hơn mới cân nhắc mua vào, thà ăn ít nhưng ăn toàn còn hơn chịu rủi ro cao.

    Lượng bắt đáy rất nhiều khi HNX rớt, cộng với lượng kẹt hàng trên cao khi thị trường sideway trước đó sẽ là một nguồn cung rất lớn nếu thị trường tăng mạnh trong thời gian tới. Đây cũng là lý do vì sao HNX sẽ khó đi xa được và quyết định đứng ngoài. Tất nhiên ko loại trừ khả năng thị trường sẽ tăng mạnh và khi đó tôi đã nhận định sai.

    Kết luận: đứng ngoài thị trường là chiến lược an toàn nhất trong một xu hướng tiêu cực. Trường hợp giữ nhiều cổ phiếu với giá cao có thể cân nhắc lướt T+, tuy nhiên sau đó vẫn nên bán ra khi thị trường tăng để hạ tỉ trọng cổ phiếu về mức an toàn.

    P/s: một số người cho rằng HNX hiện nay khá giống giai đoạn tháng 5/2011, tuy nhiên tôi cho rằng nó sẽ ko tăng mạnh như thời điểm đó vì nhiều lý do khác nhau. Cho đến hiện tại, cá nhân người viết cho rằng xu hướng trung và dài hạn là tiêu cực nên đứng ngoài thị trường, chỉ cân nhắc quay trở lại khi có tín hiệu đảo chiều của thị trường.
  5. luotsongthanck

    luotsongthanck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2010
    Đã được thích:
    1.905
    scr vào đc không bác đức?
  6. 078078

    078078 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2012
    Đã được thích:
    1.899

    gia đình bác thành tâm bán thóai quá
    NVB: Vợ "đại gia" Đặng Thành Tâm bất ngờ bán gần 15 triệu cổ phiếu

    Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ ông Đặng Thành Tâm, Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Nam Việt (HNX: NVB) bất ngờ đăng ký bán hết 14,824,072 cổ phiếu, tương đương gần 5%.


    http://image.*********.vn/2012/08/29/tc2%20[400x400].jpg Ông Đặng Thành Tâm và vợ


    Giao dịch thực hiện từ 30/08 đến 30/09 bằng cả phương thức khớp lệnh lẫn thỏa thuận. Mục đích bán chỉ được bà Thanh ghi chung chung là đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.
    Ông Đặng Thành Tâm, Thành viên thường trực HĐQT NVB, chồng bà Thanh đang nắm giữ 14,827,692 cổ phần, chiếm 4.9258% vốn điều lệ ngân hàng.
    Theo báo cáo thường niên 2011 của NVB, tính đến hết năm 2011, Tập đoàn Dệt may Việt Nam nắm trên 3.62% vốn của ngân hàng, tương đương 11 triệu cổ phần.
    Cổ đông nước ngoài nắm giữ tỷ lệ cổ phần rất nhỏ chưa đến 0.1% vốn của ngân hàng. Các thành viên HĐQT của NVB cũng sở hữu tỷ lệ rất thấp, ngoại trừ ông Đặng Thành Tâm nắm 4.9258% và ông Nguyễn Vĩnh Thọ, Chủ tịch HĐQT năm hơn 0.855%, tương ứng 2,574,180 cổ phần.
    Trong khi đó, những người thân trong gia đình ông Đặng Thành Tâm chỉ có ông Đặng Quang Hạnh, anh trai nắm giữ hơn 1.1 triệu cổ phiếu NVB.
    Với mức giá đóng cửa ngày 29/08 của cổ phiếu NVB là 8,000 đồng, thì giá trị số cổ phần vợ chồng ông Đặng Thành Tâm đang sở hữu đạt hơn 237 tỷ đồng.
    Cách đây vài tuần, ông Đặng Thành Tâm cũng thực hiện bán 22 triệu cổ phiếu SQC, tương ứng 20% vốn điều lệ của công ty này, với giá trị hơn ngàn tỷ, qua đó giảm số lượng nắm giữ xuống 44 triệu cổ phiếu, ứng với 40% vốn cổ phần của SQC.
    Trong một diễn biến khác, mặc dù chưa chính thức nhưng nhiều thông tin cho thấy, nhóm công ty do ông Đặng Thành Tâm đứng đầu vốn là cổ đông lớn của WesternBank với tỷ lệ sở hữu hơn 15% đã được bán lại hết cho Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (HOSE: PVF) để thực hiện thương vụ hợp nhất PVF và WesternBank thành một ngân hàng thương mại mới.
    Đến nay, chưa ai biết được mục đích thực chất của ông Đặng Thành Tâm, cùng người thân liên tục thoái vốn ở các công ty và ngân hàng mà họ nắm số lượng cổ phần lớn là gì.
    Viết Vinh (*********)
    ffn
  7. NgheobuonCK

    NgheobuonCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2009
    Đã được thích:
    21
    Bán vì mục đích "Lê Lai cứu chúa", "Trạng chết chúa cũng băng hà"
  8. chi.chip

    chi.chip Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2010
    Đã được thích:
    61
    Rút khỏi ngân hàng thời điểm này là thượng sách. Thị trường chứng trung và dài hạn sẽ tèo vì thượng tầng ngân hàng còn nhiều bất ổn. Sẽ còn nhiều vụ thoái vốn khủng tại các ngân hàng trong thời gian tới.
  9. lstuyetnga

    lstuyetnga Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/08/2012
    Đã được thích:
    140
    bạn post bài lên diễn đàn , bạn nhớ loan tin cho mình nhé lstuyetnga [};- mình thích đọc nhận định của bạn nhất là nhận định hàng ngày[};-[};-
  10. Desertfox2012

    Desertfox2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2012
    Đã được thích:
    608
    Kêu lỗ: Vừa lên giá, xăng dầu muốn tăng tiếp
    Thứ Năm, 30/08/2012, 07:04 RSS Gửi email In tin TIN LIÊN QUAN
    30-08
    Doanh nghiệp FDI: "Không từ mà biệt" 25-08
    Những dự án BĐS bị bán cắt lỗ nhiều nhất 22-08
    BĐS thời thiếu tiền: Chuyện ngược đời về... Một ngày sau khi giá xăng dầu tăng lần thứ 4 liên tiếp, không tính lợi nhuận, bù thêm từ Quỹ bình ổn, xăng dầu lại đang lỗ từ khoảng 500-800 đồng/lít. Kế hoạch tăng giá tiếp theo đã được các doanh nghiệp (DN) rục rịch tính toán ngay từ bây giờ.

    Tăng giá xong, vẫn kêu lỗ

    Liên bộ Tài chính - Công Thương tiếp tục quan điểm điều hành thị trường, cho phép tự chủ về giá xăng dầu. Dù vậy, đợt tăng giá thứ 4 này đã không thỏa mãn hầu hết các DN đầu mối.

    "Lệnh chấp thuận cho tăng giá quá trễ so với đề xuất của DN. Trong khoảng thời gian chờ đợi này, lỗ lại tăng lên từng ngày. Cùng đó, mức tăng lại chỉ được bằng 50% mức đề xuất vốn đã lạc hậu và việc bù từ Quỹ bình ổn lại quá mỏng so với yêu cầu", một đại diện của SaigonPetro nhận xét.

    Chỉ trong 5 ngày sau khi đơn vị gửi đăng ký giá, các khoản lỗ mới đã cách xa lỗ cũ. Tính toán của đơn vị đầu mối lớn nhất phía Nam này cho thấy, trước giờ tăng giá, lỗ xăng là 1.500 đồng/lít thay vì 1.200 đồng/lít và lỗ dầu diezen đã lỗ 900 đồng/lít thay vì 700 đồng/lít. Hai mặt hàng dầu còn lại là dầu hỏa và dầu madut cũng tiếp tục lỗ 200 đồng/lít. Đây là kết quả tính theo đúng công thức của Nghị định 84 dựa trên giá bình quân 30 ngày.

    Ông Lê Thanh Mân, Phó Tổng giám đốc Công ty Xăng dầu Đồng Tháp (Petimex) cho hay: "Lúc gửi đề xuất, giá lỗ là trên 1.000 đồng/lít. Nhưng giờ, nếu tính 10 ngày gần đây, xăng đã lỗ tới 2.000 đồng/lít và dầu diezen đã lỗ trên 1.500 đồng/lít".

    Vì lẽ đó, mức tăng 650 đồng/lít xăng tối qua 28/8 trên thực tế chỉ bằng 43% so với mức lỗ của DN. Mặt hàng dầu diezen được tăng 300 đồng/lít cũng chỉ tương ứng 33% mức lỗ.

    Bù lại, Bộ Tài chính cho phép xả Quỹ bình ổn tới 500 đồng/lít đối với xăng và 300 đồng/lít đối với các mặt hàng dầu nhưng lại không cho ngừng trích Quỹ. Tác dụng thực sự của chế độ bù lỗ này không đáng là bao. Theo phân tích của các DN, vừa xả, vừa trích như vậy thì bản chất tất cả các mặt hàng xăng dầu không phải trính lập Quỹ nữa và riêng xăng, chỉ được bù thêm 200 đồng/lít.

    Tính chung, các DN xăng dầu có thêm 850 đồng/lít vào giá bán lẻ xăng nhưng con số này vẫn thua xa so với con số lỗ 1.500-2.000 đồng/lít.

    Nguồn lực Quỹ bình ổn xăng dầu rất hạn chế. Tại Petrolimex, Quỹ bình ổn có khoảng 250 tỷ đồng và tại SaigonPetro, số dư Quỹ đã tích được khoảng 80 tỷ đồng. So với con số 500 tỷ đồng Quỹ bình ổn của 13 DN đầu mối thì có thể thấy, hai đơn vị trên đã đóng góp tới 66%. Khoảng 34% quỹ còn lại nằm ở 11 DN đầu mối còn lại và thực tế, trong số này, một đơn vị đang bị "âm" quỹ.

    Một đại diện DN đầu mối khác bày tỏ: "Bộ Tài chính lần này không cho DN tính lợi nhuận định mức trong giá cơ sở. Riêng về phụ phí như giá cước vận tải về Việt Nam... Hơn nữa, Bộ Tài chính quên mất một điều là các DN đã bị đối tác ép giá thế nào khi phải gấp rút nhập bù cho 7 ngày nhà máy lọc dầu Dung Quất ngừng cấp hàng".

    Theo thông tin từ đơn vị này, Bộ Tài chính chỉ tính phụ phí bảo hiểm, vận chuyển xăng dầu về cảng Việt Nam vào khoảng 2,5- 3 USD/thùng nhưng trên thực tế, phụ phí này ở các DN đã tăng lên 7-8 USD/thùng vào thời điểm nguồn Dung Quất đứt đoạn. Thêm vào đó, chi phí kinh doanh vẫn chỉ được phép tính 600 đồng/lít dù thực tế, chi phí này tại các DN đã vượt xa rất nhiều.

    Cộng hưởng mọi yếu tố trên, giá vốn của DN và giá cơ sở theo cách tính của Bộ có một khoảng chênh rất lớn hay nói cách khác, mức lỗ thật của DN không dừng lại ở 1.500 đồng/lít.

    Ngày 29/8, sau khi loại bỏ 300 đồng lợi nhuận định mức và cộng thêm khoản bù từ Quỹ bình ổn, chênh lệch giá cơ sở với giá bán lẻ của 4 mặt hàng xăng dầu vẫn "âm". Cụ thể, xăng tiếp tục lỗ 761 đồng/lít, dầu diezen lỗ 480 đồng/lít, dầu hỏa lỗ 490 đồng/lít và dầu madut lỗ tới 630 đồng/kg.

    Vì thế, nhiều DN đầu mối tiết lộ, không thể đừng lại việc phải xin tăng giá trong 10 ngày tới nếu xăng thế giới vẫn giữ và tăng giá.


    Vấn đề mới của cơ chế điều hành

    Không như mọi đợt tăng giá trước, hiện tượng treo biển "hết hàng" vẫn chưa chấm dứt. Việc nhập xăng dầu về hệ thống bán lẻ vẫn rất khó khăn. Một chủ cửa hàng xăng dầu lớn nhất phía Đông Hà Nội (xin giấu tên) than thở: "Cứ tưởng việc nhập hàng chỉ khó khăn trong cuối tuần vừa qua nhưng ngay cả khi đã được tăng giá, đến hôm nay, 29/8, chúng tôi vẫn không thể nhập được xăng".

    Hiện, chủ cây xăng này vẫn đang trưng biển "hết hàng". Kể từ thứ 6 tuần trước, 24/8, sau khi có thông tin tăng giá, cây xăng này đã không lấy thêm được giọt xăng nào. Cho đến ngày 27/8, bồn xăng đã cạn sạch. Tình huống này buộc các công ty nhỏ, chủ các cây xăng lẻ này phải nhờ nhau nhập hộ ở đầu mối khác nhưng vẫn không ăn thua.

    "Nguyên nhân lại vẫn là chuyện lỗ. Trước đây, họ tìm mọi cách để găm hàng chờ tăng giá thì nay, họ cũng tìm mọi cách để hạn chế sản lượng bán ra. Vì càng bán nhiều, càng lỗ nhiều", vị chủ cây xăng này bình luận.

    Giá xăng tăng nhưng hoa hồng vẫn không tăng. SaigonPetro cho hay, chiết khấu hoa hồng vẫn giữ ở mức 300 đồng/lít sau 2 đợt tăng giá. Trong khi đó, chi phí vận tải của các chủ cây xăng đã chiếm khoảng 150 đồng/lít nên chắc chắn, cây xăng cũng lỗ. Hiện, DN này đang ký hợp đồng cung cấp cho 30 tổng đại lý và 100 cây xăng bán lẻ trực tiếp. Dù nguồn hàng vẫn đảm bảo theo hợp đồng nhưng sau đó, SaigonPetro cũng không thể kiểm soát được việc 130 đối tác này có bán hàng thông suốt đúng quy định không?

    Theo phân tích của DN này, chiêu đối phó phổ biến là các cửa hàng lẻ giảm nhân viên trực bồn, đóng cửa sớm, mở bán muộn để giảm lỗ.

    Hiện hoa hồng của Petrolimex ở khu vực Hà Tây cũ, Hòa Bình đang xoay quanh mức 200 đồng/lít đối với xăng, 300 đồng/lít đối với dầu. Hoa hồng của PVOil ở mức 240 đồng/lít xăng, 300 đồng/lít dầu từ Hải Phòng nhưng về tới Hà Nội, trừ chi phí vận tải, cây xăng lẻ chỉ còn được hưởng khoảng 80 đồng/lít đối với dầu, riêng xăng là âm.

    Sau 4 lần tăng giá xăng dầu theo cơ chế thị trường, thị trường xăng dầu đã lộ nhiều điểm bất ổn. Tăng giá, hoa hồng thấp, lỗ rồi lại tăng giá, lại lỗ, đó là một vòng luẩn quẩn mà điều hành xăng dầu đang vấp phải khi giao quyền định giá cho DN. Hướng tháo gỡ vòng luẩn quẩn này có lẻ chỉ còn trông mong vào thuế nhưng cho đến nay, Bộ Tài chính vẫn bảo lưu quan điểm giữ thuế.

    Phạm Huyền


    VEF

Chia sẻ trang này