Chia sẻ thông tin, nhận định, kinh nghiệm (phần 14)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duc6869, 24/08/2012.

5880 người đang online, trong đó có 606 thành viên. 21:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 150628 lượt đọc và 863 bài trả lời
  1. Unlimited2012

    Unlimited2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2012
    Đã được thích:
    664
    nhà tranh vách lá . gắn máy lạnh mới ko đụng hàng [:D]
  2. topstock

    topstock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Nhiều lần chênh lệch lớn sau soát xét, giải trình của VCG đã hợp lý?
    Kiểm toán viên của Deloite Việt Nam lưu ý về khoản công nợ tiềm tàng liên quan đến xử lý tài chính sau thanh tra việc CPH VCG.
    Tổng CTCP Vinaconex (MCK: VCG) đã công bố báo cáo tài chính bán niên soát xét hợp nhất. Theo đó, sau soát xét chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là 101,8 tỷ đồng, giảm 119,3 tỷ đồng so với 221 tỷ đồng trước soát xét. Phần lợi nhuận ròng của cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2012 cũng giảm từ 154,52 tỷ đồng còn 96,26 tỷ đồng.

    VCG cho biết, nguyên nhận chính làm giảm lợi nhuận sau thuế hợp nhất sau soát xét là do:

    (i) Lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo tài chính riêng sau soát xét của các công ty thành viên và các công ty liên kết, liên doanh giảm so với trước soát xét.

    (ii) Toàn bộ lợi nhuận của Công ty Mẹ và các Công ty thành viên trong việc thực hiện hợp đồng thi công xây lắp tại dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh phải chuyển sang ghi nhận là khoản lợi nhuận chưa thực hiện khi hợp nhất báo cáo toàn Tổng công ty.

    Vì chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh là Công ty liên doanh An Khánh – một công ty liên doanh có 50% vốn của Vinaconex. Và đến ngày 30/06/2012 Công ty liên doanh chưa ghi nhận doanh thu, lợi nhuận từ việc bán nhà tại dự án mà vẫn đang ghi nhận toàn bộ khối lượng do các đơn vị thi công hoàn thành tại mục chi phí đầu tư dự án.

    Phải nhấn mạnh rằng, đây không phải lần đầu tiên VCG bị vênh số liệu trước và sau kiểm toán nhiều. VCG đã gây ra cú sốc lớn cho nhà đầu tư khi hồi năm 2009 giảm mạnh và mới gần đây nhất là báo cáo soát xét 2011 đã ghi nhận LN ròng sau kiểm toán giảm 10 lần từ 447 tỷ xuống 40,2 tỷ đồng. Liên tiếp tạo ra chênh lệch tăng/ giảm lớn sau soát xét, liệu giải trình của công ty đã hợp lý?

    Kiểm toán viên của Deloite Việt Nam lưu ý về khoản công nợ tiềm tàng liên quan đến ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ về xử lý tài chính sau thanh tra việc CPH VCG.




    Q. Nguyễn

    Theo TTVN/VCG
  3. Odyssey_Dawn

    Odyssey_Dawn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2011
    Đã được thích:
    909
    giờ mới nghe bác lạc quan đôi chút...
  4. chungkhoan2007

    chungkhoan2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Đã được thích:
    165
    Bác Đức đúng là người nhẫn nhịn và có tâm, nhớ PM cho em với nhé. Thank bác
  5. topstock

    topstock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2012
    Đã được thích:
    0
    nhìn nó đạp 20k, 50k ,70k bán VCG vãi chưởng, bác Đức tinh đời :-w
  6. huylawyer

    huylawyer Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2010
    Đã được thích:
    16
    Ủa, mình nghỉ là mua ngày 4/9 mới bắt đầu tính T3 chứ nhỉ? Bác có nhầm không vậy?:-o
  7. vietmy68

    vietmy68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    12
    [r2)]
  8. deloitte

    deloitte Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2012
    Đã được thích:
    1
    Bác nào có thông tin về CSM cho em biết với - Vì sao CSM giảm mà cả dư mua và dư bán đều gần như không có thế ?
    Thanks các bác
  9. gloomboom

    gloomboom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2012
    Đã được thích:
    115
    Đã bắt được **************
    Thứ Tư, 05/09/2012, 09:31
    Ngày 5-9, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm thuộc Bộ ******* cho biết đã bắt được bị can ************** (55 tuổi, trú tại phường Thành Công, Hà Nội - nguyên cục trưởng Cục Hàng hải VN).
    Được biết ************** bị bắt tại 1 nước trong khối ASEAN và được Cảnh sát quốc tế Interpol di lý về Việt Nam.

    Trước đó ngày 19-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ ******* đã ra quyết định truy nã bị can **************.

    Quyết định truy nã được thông báo đến cơ quan ******* các địa phương, các đơn vị của bộ để bắt giữ khi phát hiện.

    Trước đó, mở rộng điều tra vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, ra lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông **************. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam thì ông ************** không có mặt tại nhà.

    Ngày 18-5, ông Dũng cũng không có mặt ở cơ quan để làm việc. Sau khi xác minh, cơ quan điều tra xác định bị can này đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên ra quyết định truy nã, thông báo tới cơ quan ******* các địa phương để truy bắt.

    Cùng bị khởi tố với ông ************** còn có hai bị can bị bắt tạm giam gồm ông Mai Văn Phúc (54 tuổi, trú ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội - phó vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, nguyên tổng giám đốc Vinalines) và Trần Hữu Chiều (60 tuổi, trú ở Thái Thịnh, quận Đống Đa - phó tổng giám đốc, phó bí thư Đảng ủy Vinalines).

    Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam một loạt cán bộ thuộc Vinalines về hành vi “tham ô tài sản” gồm các ông Trần Hải Sơn (52 tuổi, trú tại TP.HCM - tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), Trần Văn Quang (37 tuổi, trú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - trưởng phòng kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines). Ngoài ra còn có hai bị can Trần Bá Hùng (33 tuổi, trú tại tỉnh Khánh Hòa - phó trưởng bộ phận vỏ của Công ty TNHH Hyundai Vinashin); Phạm Bá Giáp (40 tuổi, trú tại tỉnh Khánh Hòa - giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân) cũng bị bắt tạm giam về hành vi “tham ô tài sản”.

    Cơ quan điều tra xác định các bị can này đã tham ô trong quá trình sửa chữa ụ nổi No83M do Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam nhập về. Cụ thể, các bị can tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam đã gửi giá nguyên vật liệu sửa chữa nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Theo đó, mỗi ký thép hàn, các bị can Sơn và Quang yêu cầu ông Trần Bá Hùng cộng thêm 10.000 đồng để lấy tiền. Ngoài ra, các bị can này còn nâng khống khối lượng sắt hàn trên hồ sơ quyết toán nhằm tham ô tài sản của Nhà nước.

    Để rút được tiền chuyển cho bị can Sơn và Quang, bị can Trần Bá Hùng đã thông qua Công ty TNHH Nguyên Ân do Phạm Bá Giáp làm giám đốc để làm hợp đồng, chứng từ thanh toán, quyết toán. Qua đó, bị can Trần Bá Hùng đã rút tiền và chuyển hơn 1,5 tỉ đồng cho bị can Trần Văn Quang, chi cho Phạm Bá Giáp 50 triệu đồng để thu lợi bất chính.
  10. rothschild9x

    rothschild9x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2012
    Đã được thích:
    52
    Nhà của anh DUC6869 giờ chẳng khác bãi tha ma là mấy, toàn hồn là hồn, lởn vởn xung quanh mà không thấy bóng hình đầu, Chắc đợt rồi lắm liệt sĩ quá....:-ss:-ss:-ss:-ss

Chia sẻ trang này