Chia sẻ thông tin, nhận định, kinh nghiệm (phần 7)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duc6869, 25/05/2012.

4153 người đang online, trong đó có 308 thành viên. 20:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43096 lượt đọc và 512 bài trả lời
  1. nhieutiennhat

    nhieutiennhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2010
    Đã được thích:
    1.631
    em đây chị , giờ chỉ ăn với đi chơi thôi hi mưa quá chị ơi , nên ưu tiên shoping với mọi người
    cuối tuần nên cũng chỉ ăn chơi thôi chị
    thế chị làm gì thế , có gì vui không kể cho mọi ngời biết đi ,
    [r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]
    PS có vụ gì mà chán thế chị , ?? kể cho mọi người đi biết đâu lại vui ngay ý mà , hi
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  2. duc6869

    duc6869 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    4
    GAS mới lên sàn trong khi TA cần data nhiều tháng gd nên chưa phán theo TA được. FA của 1 mã mới lên sàn cũng được chế biến kỹ lắm, nhất là với 1 ông lớn ntn, do vậy cũng chưa pt được gì cả, tốt nhất là tìm em khác nếu như ko có được ttin tin cậy từ nội bộ.
    PV2 đang ở giai đoạn sideway và chưa báo hiệu 1 xu hướng sắp tới rõ ràng. LN post lên mạng thì đang khá ổn. Với những gì tôi biết thì chỉ có thể dự xu hướng trong tháng 6 này: 40% sẽ tăng mạnh, 30% giảm mạnh, 30% sideway, do vậy cũng chưa nên chơi nhiều khi chưa rõ xu thế.
  3. duc6869

    duc6869 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    4
    NHS là hàng cơ bản tốt, chưa tăng quá nhiều và cũng mới giảm kha khá. Nếu TT vào sóng tăng thì em nên cơ cấu sang hàng có thanh khoản cao, sóng mạnh cho dễ chơi, nếu thấy xu hướng TT vẫn chưa rõ ràng, sideway tiếp thì cứ nên giữ nó hy vọng vẫn lời hơn GTK.
  4. QuocAnh12

    QuocAnh12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2011
    Đã được thích:
    1.039
    Cổ nhân thường nói:
    Ngu mà không biết minh ngu thì là ngu thật; Nguy hiểm thật
  5. QuocAnh12

    QuocAnh12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2011
    Đã được thích:
    1.039
    Nguy hiểm thật !
  6. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Thế mới gọi là ngu!

    Ngu thì ko nguy hiểm!
    Kẻ nguy hiểm ko hề ngu .
    Chỉ có kẻ sợ người ngu nguy hiểm mới là ngu. >:)
  7. reddevil99

    reddevil99 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Cam on nhung dong chu nay
    Nhiieutiennhat khong phai chi thich tien phai khong. Sorry vi khong co ban phim chu Viet.
  8. QuocAnh12

    QuocAnh12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2011
    Đã được thích:
    1.039
    Sai rồi Chú em ơi:
    Ví dụ thế này Chú hiểu liền à:
    Ngu mà cứ múc chứng ào ào thì có ngày bán nhà , bán vợ => nguy hiểm;
    Ngu mà xúi dại người khác làm theo mình: => Cực kỳ nguy hiểm;
    Ngu mà nhiệt tình làm việc: thì thành phá hoại =>Cực nguy hiểm.
    ............................
    Nói mãi rồi. Hiểu chưa ?
  9. duc6869

    duc6869 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    4
    KMR gần đây tăng quá nhiều, đang cho mô hình 2 đỉnh nên cần thận trọng. Tôi cũng ko rõ về FA của nó nên ko biết liệu có quay đầu được ko.
  10. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Hiểu rồi, vào nhà người khác mắng họ ngu là thằng vừa ngu vừa nguy hiểm
  11. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Anh xem giúp em mã ASM và BTP nên bán, giữ hay mua thêm?
  12. QuocAnh12

    QuocAnh12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2011
    Đã được thích:
    1.039
    Anh thông cảm với Chú, Chú có suy nghĩ giống như Anh thời còn là SinhViên vậy à.
    Trong trắng, hồn nhiên và rất bộc trực.
  13. duc6869

    duc6869 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    4
    Rất cảm ơn các cụ đã bức xúc hộ cho tôi khi có những phát ngôn ko đúng thực tế vì mọi người đều biết hàng tôi mua hôm thứ 3 thì thứ 2 mới về.
    Tuy nhiên, cũng ko cần phải đôi co nhiều vì cứ hình dung nếu các cụ đi ngoài đường và gặp 1 người cứ nhai nhai gì đó và nói lầm bầm thì các cụ có nghĩ người đó là người bình thường để có thể tiếp chuyện ko? [:D]
    Tôi thì thấy thương hại vì họ ko có được những phẩm chất của chúng ta hoặc họ mới gặp 1 sự cố gì đó rất đau buồn trong cuộc đời nên ko bình thường để suy nghĩ như chúng ta được. Thương hại nhưng ko giúp được gì nên tôi sẽ ko bình luận gì thêm nữa.
  14. Bogiaa

    Bogiaa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    5.423
    Bác chém gió quả là đại tài!? Bái phục, bái phục!!
    ^:)^^:)^^:)^
  15. duc6869

    duc6869 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    4
    Nếu chúng ta mà nhìn ra được là có thể mất mạng thì các chuyên gia bên đó họ đã nhìn thấy từ trước chúng ta từ lâu rồi nên sẽ ko bao giờ để chuyện đó xảy ra. Bình thường, dễ gì chúng ta có thể giúp hàng xóm hậu hĩnh nhưng nếu nhà họ đang cháy và có nguy cơ cháy sang cả nhà của chúng ta thì chắc chắn là chúng ta sẽ giúp họ rất nhiệt tình, ko tiếc gì hết. Giờ chưa đến ranh giới giữa cái sống và cái chết nên còn nhìn nhau thêm 1 chút để đỡ tốn cái gì hay cái đó. Tôi thì nghĩ là tình hình đang căng nhưng rồi họ sẽ tìm ra giải pháp hết các cụ à, tuy nhiên, các nước mạnh có thể phải thiệt hại đáng kể vì cứu.
  16. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    , 08:25 (GMT+7)

    Cứu doanh nghiệp, mọi con đường đều dẫn đến… xử lý nợ xấu


    SGTT.VN - Câu hỏi đang được đặt ra hiện nay là ta đang cứu doanh nghiệp hay cứu ngân hàng? Số phận đã ràng buộc doanh nghiệp với ngân hàng khi lệ thuộc vào nguồn tín dụng này.
    Theo tiến sĩ Võ Trí Thành, viện phó viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng được kết luận là không tuyến tính. Lạm phát cao quá, thấp quá hay dao động mạnh đều ảnh hưởng không tốt đến tăng trưởng. Một số nghiên cứu còn đặt vấn đề tìm kiếm một mức lạm phát tối ưu của từng quốc gia cho tăng trưởng. Từng có nghiên cứu đưa ra con số đối với Việt Nam là 9%.
    [​IMG]
    Câu hỏi đang được đặt ra hiện nay là ta đang cứu doanh nghiệp hay cứu ngân hàng? (ảnh chỉ mang tính minh họa)
    Năm nay, cơ quan quản lý nhà nước và nhiều chuyên gia nhận định lạm phát sẽ đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra, ở mức 9%. Thế nhưng, những người lạc quan nhất cũng không hy vọng gì về một sự tối ưu cho tăng trưởng, khi mà tác dụng phụ của cuộc chiến kiềm chế lạm phát năm ngoái theo nghị quyết 11 của Chính phủ là tình cảnh nền kinh tế đình đốn với những con số thống kê không ngừng gia tăng về số doanh nghiệp phá sản, ngưng hay hoạt động cầm chừng, sức mua giảm, tồn kho tăng…
    Nghị quyết 11 đưa ra hai mũi giáp công chống lạm phát là chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; chính sách tài khoá thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Theo thẩm tra của uỷ ban Kinh tế – Quốc hội về báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2011 của Chính phủ, mặc dù áp dụng cắt giảm chi thường xuyên 10%, chi ngân sách năm 2011 vẫn vượt 13,8% so với dự toán và hơn 28,58% so với năm 2010, trong đó chi đầu tư phát triển đã tăng 27,5% so với dự toán. Ông Thành cho rằng nếu chính sách tài khoá hiệu quả hơn, thì đã không đến nỗi chính sách tiền tệ bị “áp lực” mà hệ quả là doanh nghiệp phải uống thuốc đắng kéo dài, với lãi suất tăng cao, tăng trưởng tín dụng giảm mạnh...
    Giờ đây, khi tạm yên lòng với lạm phát, để cứu doanh nghiệp, cũng lại hai công cụ chính sách là tài khoá và tiền tệ được lên kế hoạch áp dụng. Gói hỗ trợ doanh nghiệp có tính chất “tài khoá” trị giá 29.000 tỉ đồng vừa được Chính phủ thông qua được ông Thành đánh giá là nhỏ, nên mang tính động viên tinh thần là chính. Ông Thành và cả tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, nguyên phó chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, đều cho rằng giảm thuế thu nhập là giải pháp cứu trước mắt. Một cách căn bản, cần giảm thuế suất để khuyến khích đầu tư lâu dài, tăng khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư với các nước. Cũng như, thay vì hoãn, cần giảm thuế giá trị gia tăng để thực sự kích cầu.
    Nếu chính sách tài khoá hiệu quả hơn, thì đã không đến nỗi chính sách tiền tệ bị “áp lực” mà hệ quả là doanh nghiệp phải uống thuốc đắng kéo dài, với lãi suất tăng cao, tăng trưởng tín dụng giảm mạnh... Gói tài khoá dù chưa đủ mạnh nhưng dù sao mục tiêu cũng rõ ràng, việc thực hiện cũng tương đối đơn giản, so với gói mang tính chất tiền tệ, mà theo ông Lê Xuân Nghĩa là “mơ hồ”. Tới hết tháng 4.2012, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức âm. Vẻ như, lại một lần nữa, ta gặp vấn đề ở mục tiêu phối hợp đồng bộ. Cần phải tập trung gỡ nút thắt này.
    Ông Nghĩa phân tích, nói áp trần lãi suất 15% cho bốn lĩnh vực/khu vực ưu tiên, nhưng thật ra là cho toàn nền kinh tế rồi vì doanh nghiệp vừa và nhỏ – một trong bốn lĩnh vực ưu tiên – chiếm tới 90% số lượng doanh nghiệp. Dù thế, trần này chỉ có lợi cho doanh nghiệp có điều kiện tài chính tốt, đủ điều kiện để được vay, còn lại đại bộ phận doanh nghiệp chỉ nhìn và thèm. Các ngân hàng đã biết sợ nợ xấu sau cơn khủng hoảng năm rồi. Ngân hàng nào không bị khủng hoảng nhờ hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh coi trọng quản trị rủi ro như ACB, theo đánh giá của ông Nghĩa, càng thấm thía giá trị của sự an toàn. Cho nên gần đây mới có chuyện tưởng như nghịch lý là ACB công bố mình “thừa” tới 3 tỉ USD nhưng không kiếm được khách hàng tốt để cho vay, phải cho vay trên thị trường liên ngân hàng hay mua trái phiếu, tín phiếu với lãi suất thấp. Vì vậy, giảm lãi suất cho vay chỉ là một vế của bài toán rã băng thị trường tín dụng.
    Ở một khía cạnh khác, giảm bằng mệnh lệnh hành chính đang khiến cho một số ngân hàng lách bằng cách “né hồ sơ xin cho vay của các đối tượng ưu tiên”, như lời của một nhân viên tín dụng mà ông Nghĩa dẫn lại.
    Theo ông Nghĩa, nói cơ cấu lại nợ bằng cách giãn nợ cho doanh nghiệp, thực chất là kéo dài thời hạn vay đối với những khoản nợ cũ. Doanh nghiệp chưa chắc được vay mới, vì còn tuỳ vào trần tăng trưởng tín dụng và khả năng huy động để cho vay của mỗi ngân hàng. Dù có cho vay mới hay không, các ngân hàng vẫn tiếp tục thu lãi, ít nhất là với nợ cũ, còn doanh nghiệp thì chỉ giảm được chút ít áp lực trả nợ. Vì vậy, tác dụng của những giải pháp này là “hết sức hạn chế”.
    Trên thực tế, cho đến nay, ngay cả khi ngân hàng Nhà nước “bật đèn xanh” cho việc này (cho phép khi cơ cấu nợ không phải chuyển nợ đó lên nhóm nợ xấu cao hơn, mà cùng với đó là phải trích dự phòng rủi ro nhiều hơn) thì theo ông Nghĩa, những thông tin cần có về sự tích cực của các ngân hàng cũng không rõ ràng. Trong khi đó, cũng có không ít ý kiến lo ngại cho phép cơ cấu lại nợ sẽ là một bước lùi trong việc minh bạch hoá nợ xấu, làm tiền đề cho tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
    Cả ông Thành, ông Nghĩa đều cho rằng giải pháp căn bản nhất để rã băng thị trường tín dụng trong điều kiện hiện nay là phải làm sao cho doanh nghiệp đạt được chuẩn tín dụng để vay mới. Muốn vậy, phải xử lý được nợ xấu tồn đọng. Từ góc nhìn của giới ngân hàng, ông Trần Xuân Giá, chủ tịch hội đồng quản trị của ACB, cũng cho rằng “phải có chính sách thiết thực để cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp, nếu không thì ngân hàng không cách gì cho vay ra”. Âu cũng là cứu ngân hàng. Với thâm niên kinh nghiệm xử lý khủng hoảng nợ trước đây, ông Giá cho rằng “sử dụng nguồn lực có được của Nhà nước vào việc làm sạch sẽ sổ sách doanh nghiệp có tác dụng hơn nhiều” (so với những giải pháp hiện nay – PV).
    Theo ông Nghĩa, Nhà nước cần đứng ra mua lại nợ xấu vì khu vực tư nhân không thể nào mua nổi số nợ khổng lồ này. Nguồn thì có thể huy động từ trái phiếu chính phủ, tín phiếu của ngân hàng Nhà nước, nguồn dự phòng rủi ro hay vay vốn quốc tế và trong nước. “Quan điểm xử lý có vẻ đồng thuận, nhưng tổ chức thực hiện thế nào còn đang lúng túng”, ông Nghĩa nhận định. Bởi lẽ, nếu có được tài trợ thêm vốn, công ty Mua bán nợ và xử lý tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thuộc bộ Tài chính (DATC) cũng không đủ năng lực, và nhất là khuôn khổ thể chế để đảm đương. Ông gợi ý kinh nghiệm của Thuỵ Điển: Quốc hội uỷ quyền cho ngân hàng Nhà nước đứng ra mua và bán lại nếu được giá và giám sát quá trình này.
    Xử lý căn cơ vấn đề nợ xấu trong lúc này sẽ có tác dụng kép, trước mắt, là rã băng thị trường tín dụng và về lâu dài là bước đi cần thiết để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
    Câu hỏi đang được đặt ra hiện nay là ta đang cứu doanh nghiệp hay cứu ngân hàng? Số phận đã ràng buộc doanh nghiệp với ngân hàng khi lệ thuộc vào nguồn tín dụng này. Cho đến khi các doanh nghiệp có thể đa dạng hoá nguồn vốn bằng các kênh khác như thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… muốn cứu doanh nghiệp cũng phải cứu chiếc cầu nối – ngân hàng – cũng là cả nền kinh tế. Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mà ta đang bắt đầu tiến hành, coi như là một sự gia cố hay xây mới chiếc cầu này cho vững chãi.
    Nguyên Lê

Chia sẻ trang này