Chia sẻ thông tin, nhận định, kinh nghiệm (phần 7)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duc6869, 25/05/2012.

4585 người đang online, trong đó có 298 thành viên. 22:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 43100 lượt đọc và 512 bài trả lời
  1. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Em nghĩ việc mình lo chưa xong, hơi đâu đi lo việc thiên hạ tuốt bên trời Tây?
    Việc cần làm là xoay tiền cho khá để tuần tới không nhỡ sóng.
    Việc Hy Lạp để Pháp, Đức ... và châu Âu lo, mình lo làm giề? Mà có lợi ích giề khi mình lo chuyện của Tây ?
  2. duc6869

    duc6869 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    4
    BTP thì tạm thời cứ giữ, nếu giảm về dưới 5.9 thì mới nên thoát ra hết.
    ASM thì tôi ko khuyến nghị vào hàng vì đang downtrend chứng tỏ người bán đang rất quyết tâm bán. Tất nhiên, giảm quá mạnh thì sẽ nhanh về đến đáy, tuy nhiên điều rất quan trọng là chúng ta ko xác định được đâu là đáy. Nếu tình hình KD có gì đó bất ổn mà chưa công bố thông tin cộng với áp lực đánh xuống thì ko loại trừ khả năng về dưới mệnh giá như rất nhiều mã khác. Nói chung, về nguyên tắc thì ko giải ngân vào các mã đang down trend. Nếu ai cũng tuân thủ nguyên tắc này thì ko có chuyện bị thua lỗ nặng nề 2 năm qua khi hầu hết các mã khi đó đều cho chart down trend.
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế của Quốc hội
    “Can thiệp, điều tiết bằng tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ làm méo mó thị trường”


    SGTT.VN - Ngày 23.5, uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đã gửi một bản báo cáo cho các đại biểu Quốc hội về những quan điểm, ý kiến của uỷ ban này trong việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Báo cáo này có những yêu cầu đáng chú ý với Chính phủ như: không điều tiết nền kinh tế bằng các DNNN mà phải bằng các chính sách tài khoá, tiền tệ; thu hẹp phạm vi hoạt động của DNNN ở những lĩnh vực, ngành nghề mà kinh tế tư nhân không thể làm; tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN…
    Ngày 24.5, phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị đã phỏng vấn ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế của Quốc hội xung quanh những nội dung này.
    Thưa ông, vì sao uỷ ban Kinh tế đề nghị Chính phủ không nên điều tiết, can thiệp thị trường bằng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà phải bằng chính sách tài khoá tiền tệ?
    [​IMG]
    Ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: Việt Dũng
    Xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng phải định hướng trên những quy luật của nền kinh tế thị trường. Cái gì phù hợp với những ưu tiên của chúng ta thì ưu tiên cho nó phát triển, cái nào không phù hợp thì hạn chế tối đa. Một trong những điều chúng ta phải tôn trọng là quy luật giá trị hàng hoá và quy luật cung cầu.
    Việc can thiệp thông qua các công ty nhà nước sẽ làm méo mó thị trường theo hai hướng. Thứ nhất là trong quản trị doanh nghiệp, chúng ta chuyển một đơn vị được thành lập vì kinh doanh thành một đơn vị làm dịch vụ công, phi lợi nhuận. Hỗ trợ là anh không tính lợi nhuận. Thứ hai, anh tạo ra cơ chế hai giá cho thị trường, bởi nếu không để hai giá thì anh phải bù lỗ cho doanh nghiệp. Như thế sẽ làm cho bài toán về hàng hoá bị lệch. Để tôn trọng giá trị đó, chúng ta tiến hành đầu tư công để làm giảm chi phí vận tải, cước phí từ miền xuôi lên miền ngược. Chúng ta làm thế nào để nhu cầu tối thiểu của người dân vùng sâu, vùng xa cũng được đáp ứng. Có như thế chúng ta mới làm cho những hàng hoá bà con sản xuất được, thông thương được. Không qua nhiều tầng nấc.
    Cho đến nay, Chính phủ vẫn xác định các tập đoàn, tổng công ty có vai trò nòng cốt trong nền kinh tế và các tập đoàn, tổng công ty này được chỉ đạo can thiệp, bình ổn thị trường khi cần thiết...
    Nếu hiểu chữ nòng cốt theo nghĩa giữ vai trò đi trước, mở đường thì được. Khi hình thành thị trường xong, Nhà nước phải rút ra đầu tư vào những lĩnh vực khác. Như thời kỳ đầu cần phát triển thị trường chứng khoán, hầu hết các công ty chứng khoán khi đó là của các ngân hàng, của Nhà nước. Nhưng bây giờ, trong hơn 100 công ty chứng khoán, có công ty nào của Nhà nước nữa đâu? Đây là một kinh nghiệm về vai trò của Nhà nước. Bây giờ, có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ. Nhưng thực tế, có những ngành tuy nói không cần nhưng Nhà nước vẫn buộc phải nắm như sản xuất điện. Mặc dù có nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam, nhưng mức giá họ yêu cầu lại vượt quá khả năng chi trả giá điện của người dân.
    Tất nhiên, thực tế không phải lĩnh vực nào DNNN giữ vai trò nòng cốt cũng thành công. Vì đây là kinh tế thị trường, có thắng, có thua… Ví dụ như trên thị trường gạo, dù có nhiều doanh nghiệp các thành phần khác tham gia nhưng vai trò của một số DNNN lớn vẫn là cần thiết, vì nó liên quan đến 56 triệu nông dân; nó thực hiện vai trò thu mua lúa, gạo, đảm bảo lợi ích cho nông dân. Hiện nay, chủ yếu là DNNN đầu tư hệ thống kho chứa lớn, các doanh nghiệp nước ngoài, tư nhân họ không xây kho bảo quản. Hay ngược lại, như tổng công ty Ximăng chiếm khoảng 30% thị phần nhưng bảo chi phối được thị trường bằng giá thì không khác gì tự sát. Tổng công ty Ximăng không giữ được thương hiệu, không có những sản phẩm định hướng được trên thị trường. Vì vậy, nếu dùng tập đoàn, công ty nhà nước vào bình ổn thì sẽ đẩy họ vào tình thế khó.
    Vì thế mà trong báo cáo, uỷ ban đề nghị nên thu hẹp DNNN?
    Mình không có khái niệm thu hẹp mà là chuyển DNNN sang chế độ công ty cổ phần, tức là báo cáo thu chi tài chính hàng năm công khai, được kiểm toán, nó khác với các công ty cổ phần của thành phần kinh tế khác. Chúng tôi không đặt vấn đề cổ phần hoá là bước đi duy nhất, vì đó chỉ là một trong các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chúng ta nhìn lại doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam, họ cũng là công ty TNHH một thành viên, thế thì tại sao ta lại chuyển tất cả DNNN sang cổ phần?
    Ta phải bình tĩnh, và cái mà chúng tôi đề nghị là chế độ công ty cổ phần, đây là đóng góp của ủy ban Kinh tế, tức là thực hiện chế độ tài chính như một công ty cổ phần đối với doanh nghiệp nhà nước để mọi người có thể kiểm tra, để công khai minh bạch. Ở thời điểm 2012, độ công khai của khối doanh nghiệp nhà nước, ở một số mặt, đã công khai hơn một số thành phần khác như FDI…
    Trong tình hình hiện tại, theo ông làm sao để tái cấu trúc khối DNNN thành công?
    Quan trọng nhất là Nhà nước phải có được mô hình tăng trưởng, trong đó chỉ ra được ngành nào, lĩnh vực nào Nhà nước ưu tiên. Ưu tiên bằng chính sách, đất đai, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực… chứ chúng ta không cấp vốn. Vốn nhà nước sẽ tập trung đầu tư công, vào cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho dân sinh.
    Từ năm 2009, qua công tác giám sát, uỷ ban Kinh tế đã phát hiện có những khoảng trống trong quản lý, giám sát vốn, tài sản của tập đoàn nhà nước. Uỷ ban đã có kiến nghị gì để khắc phục và các kiến nghị đó được thực hiện đến đâu?
    Hồi đó Uỷ ban đưa ra hai đề nghị: một là đề nghị Quốc hội ban hành luật Quản lý vốn và tài sản DNNN, hai là đề nghị có cơ quan chuyên trách quản lý phần vốn đấy.
    Luật Quản lý vốn và tài sản thì năm 2009 – 2010 uỷ ban cùng bộ Kế hoạch và đầu tư đã dự thảo luật Đầu tư công nhưng không thành công vì không phải cứ có ý tưởng, bắt tay xây dựng là thành công ngay. Chúng tôi thấy nếu dùng khái niệm đầu tư công như là trong đấu thầu xây dựng, mua sắm thì không đúng nên đang nghiên cứu lại để tên gọi, nội hàm nó quản lý được vốn đấy. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu vì đây là một hình thức chưa có tiền lệ.
    Ông có cho rằng vì chưa có hệ thống pháp lý nên có những lỗ hổng trong quản lý vốn tại các tập đoàn dẫn đến nhiều sai phạm, gây thất thoát vốn như ở Vinashin, Vinalines?
    Dù chưa có luật nhưng chúng ta đã có những nghị định của Chính phủ về quyền hạn của chủ sở hữu, hạch toán trong DNNN, tất nhiên, tính pháp lý của nó không cao bằng luật.
    Theo ông, lực cản lớn nhất trong tái cấu trúc khối tập đoàn, tổng công ty nhà nước là gì?
    Đó là sức ì không muốn thay đổi. Sức ì ở đây là sức ì trong tư duy, trong hành động tự đổi mới mình.
    Mạnh Quân – Chí Hiếu (thực hiện
  4. nhieutiennhat

    nhieutiennhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2010
    Đã được thích:
    1.631
    ôi châu âu thì lo gì cụ , không liên quan tới viêt nam đâu , , mà thực ra tình hình châu âu là bị thổi phồng lên chứ cũng chr có gì lo lắng , bọn em gần như lớn lên bên đó nên hiểu ngọn ngành rát kỹ mấy vấn đề đó ,
    thực ra hy lạp hay tây ban nha , mấy nước đó chả xi nhê gì đâu , muỗi đốt sắt ý mà , ba nước lớn là ĐỨC Ý và PHÁP mới nắm sinh mạng châu âu , vậy nên thằng ANH quốc nó không chịu nổi sự thao túng của ba anh nên nó sớm rời khỏi châu âu tiêu tiền riêng từ hơn 10 năm trước , ( anh vẫn dùng tiền bảng , và chỉ cho phép công dân mấy nước EU đi lại , không dùng EU zone cho visa schengen )
    không cần phải lo lắng vụ HY lạp đâu , các bác nhìn gương ICELAND thì thấy ,
    về sự sụp đổ EURO zone thì gần như không có cơ hội , vì mấy nước nhỏ xin vào chư không phải bị ép vào , có cụ nào đi du lịch sang Hy lạp chưa nhỉ , ?? sang đó cũng như mình về quê ấy , nông nghiệp mà lại nghèo nàn lạc hâu lắm , chỉ được một tý ty ở thành phố chính thôi , còn mọi thứ không có gì , nên cũng chả ảnh hưởng tới ai , tây ban nha cũng tương tự , là nước nông nghiệp là chính cấp rau cỏ cho chau âu , . không có tiếng nói trong hệ thống tài chính và ngân hàng là bao nhiêu ,
    nói chung là ba ông lớn đang cần mạnh hơn nên còn phải đi xâm lược thêm mấy nước xung quanh về cho cái hệ thống EU nó to hơn , mà rất nhiêu fnuowsc đệ đơn còn bị bác đơn đấy , .
    mà HY lạp thực sự cũng chỉ thế thôi , chỉ là nó khác hệ thống ở vn là được quyền biểu tình tự do nên bộn thanh nien nó mới quậy phá chứ không nghiêm trọng đâu ,
    có lẽ hè rồi mời các bác sang đó một chuyến chơi , cho biết nhỉ , chứ thông tin đôi khi sai lệch lắm để phục vụ cho ý đồ riêng của hệ thống ,
    ( hy lạp tham nhũng cũng kinh lắm đấy các cụ ạ . )
    [r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]
  5. tvtu45

    tvtu45 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    89
    bác Đức đi làm chính trị được đấy .
    Em thấy XH VN làm chính trị là mau có tiền nhất
    =D>=D>=D>
  6. khongthikgiau

    khongthikgiau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2012
    Đã được thích:
    0
    Chào anh Đức,
    Anh có thể chia sẻ giúp em tháng tới và có thể những tháng sắp tới nữa thì nhóm ngành nào có khả năng bức phá hơn cả.
    Cám ơn anh, chúc anh và các anh chị em đầu tư thắng lợi
  7. duc6869

    duc6869 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    4
    Vấn đề là SS cũng đâu chịu cover từ sớm vì họ phải tin tưởng vào trend giảm thì mới SS, đến gần cuối phiên thì nhà cái chất CE quá nhiều rồi thì làm sao cover được nữa. Tất nhiên, sẽ đến lúc cover được nhưng sau đó TT ntn thì cũng chưa biết, chỉ biết lực cầu sẽ giảm bớt.
    Tất nhiên, mọi cái chỉ là dự đoán để cùng suy tính, cân nhắc và ko nên quá mạo hiểm khi chưa rõ ràng thôi, ko khẳng định gì hết cụ à. [:D]
  8. tvtu45

    tvtu45 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    89
    Bác Đức cho hỏi về PVF và SJS PVX , xu hướng có khả quan không ?
    hành chủ lực của em đợt này .
    Bắt vào ngày 18 , hàng về nem giữ tiếp không ???
  9. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Em thấy hôm thứ sáu vừa rồi ASM dư mua trần 171660 cổ, phải chăng đã đến lúc xoay chiều ?
  10. duc6869

    duc6869 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    4
    Rất vui được cụ khongquen25 ghé thăm và comment. Khi tôi mới nhìn chart lúc gần kết phiên hôm qua thì thấy chart rất đẹp, nhất là HNX, tuy nhiên, ngồi bình tĩnh lại thì thấy cũng còn nhiều điều đáng ngờ lắm và cần phải thận trọng thay vì mạo hiểm. Tuy nhiên, khi chart đã cho tín hiệu tốt thì tôi thấy cũng nên chuẩn bị tinh thần cho 1 kịch bản tích cực để chúng ta ko bị động nếu TT ko đi theo hướng mà chúng ta dự đoán.
    Trên F319 tôi khoái nhất là đọc các phân tích về vĩ mô của cụ, rất thực tế, rất dễ hiểu. Nếu cụ xem lại thì thấy top nào của cụ tôi cũng vote và cũng thích.
    Tuy nhiên, tôi chỉ đọc mà ko comment vì thấy ko có ý gì hay hơn ý của cụ để comment cả. Mong cụ tiếp tục có các nhận định giá trị như vậy. [r32)][r32)][r32)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

Chia sẻ trang này