Chia sẻ thông tin, nhận định, kinh nghiệm (phần 7)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duc6869, 25/05/2012.

5106 người đang online, trong đó có 564 thành viên. 22:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43177 lượt đọc và 512 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Cơ cấu lại nợ: Ranh giới giữa “bình thường” và “không bình thường”





    [​IMG]
    Cơ cấu lại nợ bao gồm thời hạn trả nợ, lãi suất, cho vay mới trả nợ cũ…, thực chất chính là một dạng đảo nợ.

    Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ cho phép các ngân hàng được cơ cấu lại nợ để tạo điều kiện cho DN vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Đây là quyết định đúng, cơ cấu lại nợ cũng đã có tiền lệ, nhưng ranh giới giữa đảo nợ để che giấu nợ xấu với đảo nợ để sản xuất rất khó phân biệt.

    Quyết định đúng

    Ngày 10/5/2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Trong đó nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ (thời hạn trả nợ, lãi suất, cho vay mới trả nợ cũ…) và các giải pháp khác cần thiết, phù hợp với từng loại hình, lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho DN vay được vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh, nhất là đối với những DN có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn về tài chính.

    Những tháng đầu năm 2012, khó khăn của DN do ảnh hưởng của lạm phát cao và suy giảm tăng trưởng kinh tế năm 2011 bắt đầu lộ rõ. Chưa có thời điểm nào mà con số DN phải tạm ngừng hoạt động, thua lỗ và có nguy cơ phá sản lại nhiều như hiện nay. Không chỉ các DN bất động sản rơi vào khủng hoảng, mà một loạt DN trong các lĩnh vực kinh doanh khác cũng suy thoái.

    Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho biết, năm 2011 có hơn 53.000 DN và 4 tháng đầu năm nay có 17.700 DN giải thể và ngừng hoạt động. Hai con số này cộng lại chiếm hơn 40% tổng số DN giải thể và ngừng hoạt động từ trước đến nay. Như vậy, tính đến ngày 30/4/2012, trong tổng số hơn 647.600 DN đã thành lập, cả nước còn khoảng 463.800 DN đang hoạt động, chiếm 71,6%; có trên 81.900 DN đã giải thể, trên 16.000 DN đã đăng ký dừng hoạt động và trên 85.800 DN dừng hoạt động nhưng không đăng ký.

    “Nếu cứ đà này, trung bình một tháng sẽ có từ 4.000 - 4.500 DN giải thể, thì chắc chắn năm nay, con số sẽ xấp xỉ năm ngoái, dự báo khoảng 50.000 DN sẽ giải thể, ngừng hoạt động. Điều này nói lên mức độ khó khăn của DN hiện nay”, ông Sinh nói.

    Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ DN, hỗ trợ thị trường nhằm cứu các DN trong thời khốn khó. Nghị quyết 13 được nhìn nhận là luồng gió mới thổi vào từng lĩnh vực sản xuất - kinh doanh trên khắp cả nước.

    Đã có tiền lệ

    Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 của Việt Nam không đề cập đến vấn đề cơ cấu lại nợ. Chỉ có các văn bản dưới luật không cho phép cơ cấu lại nợ nếu mục đích của việc cơ cấu lại nợ là để lấy nợ mới trả nợ cũ và do đó làm mất đi dấu vết của nợ xấu, nhưng có thể được giải thích là không ngăn cấm việc cơ cấu lại nợ nếu có những lý do chính đáng.

    Tại Mỹ, luật pháp không cấm đảo nợ, tái cơ cấu nợ, gia hạn nợ..., nhưng khoản vay mới phải được thực hiện trong khuôn khổ chính đáng. Rất nhiều trường hợp cơ cấu lại nợ ở Mỹ, chẳng hạn có nợ cũ lãi suất 10%, DN xin vay một khoản nợ mới với số tiền tương tự để trả nợ cũ, nhưng lãi suất nợ mới giảm xuống 7% và kỳ hạn trả nợ được thay đổi để thích hợp hơn với điều kiện tài chính mới của DN, cùng với điều kiện thế chấp và những điều kiện vay dễ dàng hơn.

    Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, cơ cấu lại nợ bao gồm thời hạn trả nợ, lãi suất, cho vay mới trả nợ cũ…, thực chất chính là một dạng đảo nợ. Trên thực tế, việc đảo nợ sẽ phân biệt theo 2 cách: đảo nợ theo nghĩa che giấu nợ xấu, DN không thể trả nợ vay nhưng ngân hàng vẫn kéo dài khoản nợ để làm đẹp sổ sách, thì sẽ phải cấm; còn đảo nợ theo nghĩa về sản xuất - kinh doanh như DN bị khó khăn tạm thời, không trả được nợ thì ngân hàng sẽ kéo dài nợ. Đó cũng là bản chất của ngành ngân hàng, sinh ra là để đảo nợ, DN hết vay món này lại trả món kia và vòng quay như vậy luôn xoay, chứ không bao giờ dứt điểm.

    Theo thông lệ quốc tế, việc các ngân hàng áp dụng tái cơ cấu vay nợ của khách hàng là hoạt động rất bình thường. Câu hỏi quan trọng nhất ở đây, theo ông Phạm Hồng Hải - Phó tổng giám đốc Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC, là việc tái cơ cấu này có giúp khách hàng trả được nợ trong tương lai hay không? Ví dụ, khách hàng đang nợ 1 tỷ đồng, một số trường hợp không những ngân hàng gia hạn khoản nợ, mà còn cho vay thêm, để khách hàng có thể hoàn thành xong dự án, có thể trả được tiền. Hoặc ngân hàng chỉ đòi 500 triệu đồng, 500 triệu đồng còn lại giãn ra.

    “Hoạt động của ngân hàng dựa trên quan điểm bằng mọi cách hỗ trợ khách hàng để khách hàng hoặc tháo gỡ khó khăn, hoặc tốt hơn nữa là kinh doanh hiệu quả, từ đó lợi cho chính ngân hàng, ngân hàng có thể thu hồi tiền, bên cạnh đó củng cố quan hệ với khách hàng. Do vậy, việc giúp khách hàng mà đảm bảo ngân hàng có khả năng thu hồi toàn bộ số nợ hay một phần nợ thì nên làm. Đó là việc rất bình thường”, ông Hải nhấn mạnh.

    Nhưng cần thận trọng

    Trao đổi với ĐTCK, lãnh đạo một ngân hàng cho biết, hiện ngân hàng ông đang dư khoảng 10.000 tỷ đồng, nhưng không dám cho vay. Mặt khác, rất nhiều DN hiện nay cũng không dám vay, bởi hàng tồn kho còn quá nhiều, sản xuất tiếp sợ không ai mua. Giám đốc một DN sản xuất - kinh doanh bao bì ở Đồng Nai chia sẻ, DN ông từ tháng 4 trở lại đây tồn kho 100%, dù đã giảm 60% công suất, nên mọi hoạt động sản xuất đang phải tạm dừng và chờ đợi.

    “Hiện tại, chẳng ngân hàng nào dám huy động với lãi suất cao, vì không muốn tiếp tục ôm đống tiền vào mà biết chắc khó có thể làm gì để có lợi nhuận phù hợp. Đối với các DN đi vay thời điểm hiện tại, không ít trong số đó chắc chắn chỉ là để cơ cấu lại nợ”, vị lãnh đạo ngân hàng trên nhận định.

    “Theo Nghị quyết 13, không phải DN nào cũng được cơ cấu lại nợ. Do vậy, quan trọng là việc ngân hàng làm có nhằm mục đích cuối cùng để khách hàng trả được nợ cho mình hay không? Bản thân hành động đó không hề sai, nhưng nếu lạm dụng theo kiểu muốn giấu nợ xấu sẽ thành sai”, ông Hải nói.

    TS. Hiếu nhấn mạnh, ngân hàng khi tái cơ cấu nợ phải chứng minh được khách hàng đó có khả năng, chứ không phải dùng để làm mập mờ sổ sách, không phải xào nấu số liệu để món nợ trở nên “đẹp” hơn. Chuyện này đưa đến rủi ro có rất nhiều khoản nợ đáng lý ra đã quá hạn phải chuyển xuống nhóm nợ xấu, thì cách giãn nợ và đảo nợ làm cho các món nợ đó trở thành nợ tốt, chất lượng các món nợ được giữ tốt một cách giả tạo. Nhưng vấn đề đằng sau quan trọng hơn là nếu nợ xấu cứ tụt từ 3 xuống 4, xuống 5, rủi ro tín dụng tăng lên đồng nghĩa với việc buộc ngân hàng phải đẩy chi phí dự phòng rủi ro tăng tương ứng.

    “Nếu ngân hàng giữ nợ xấu ở nhóm 2, đặc biệt nếu giữ được ở nhóm 1 thì chi phí dự phòng rủi ro rất thấp, chỉ 0,75%, nghĩa là ngân hàng tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ. Đó là một động cơ có khả năng dẫn đến tình trạng lạm dụng Nghị quyết 13”, TS. Hiếu nói.

    Luật sư Đức nêu quan điểm: “Thực tế cho thấy, ranh giới giữa đảo nợ để che giấu nợ xấu với đảo nợ để sản xuất rất khó phân biệt và đặc biệt còn phụ thuộc vào đạo đức, quan điểm... của từng ngân hàng”.

    “Tuy nhiên, đừng nhầm tưởng để có con số nợ xấu đẹp thì các ngân hàng cũng yên tâm hơn, thị trường nhìn vào thấy tin tưởng hơn, Ngân hàng Nhà nước cũng dễ điều khiển hệ thống hơn..., vì bản chất của nền kinh tế, bản chất của vấn đề sẽ lại nguy hiểm hơn. Ngân hàng cũng là DN, hai bên luôn phải dựa vào nhau, quan hệ mật thiết, sống còn với nhau. Trạng chết thì Chúa cũng băng hà”, một chuyên gia kinh tế nói.

    Theo Hồng Dung
    ĐTCK

  2. hongbach09

    hongbach09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2010
    Đã được thích:
    198
    Vào nhà mình thấy mọi người out đi chơi hết nên kêu chán chứ có gì đâu em:-ss:-ss:-ss. Sau mới nhớ ra hôm nay thứ 7, máu chảy về tim Hehe[r32)] Cả ngày hôm nay chị cũng chỉ ở nhà nấu nướng, thời tiết ko tốt lắm nên chị ko đi đâu. Nhớ nhiệm vụ xây hết 200 tầng của em giao nên vào... góp sức Hihi[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Đại diện Eximbank cam kết hỗ trợ Sacombank và SBS





    [​IMG]
    HĐQT mới của Sacombank có 10 người, trong đó có 8 thành viên mới tham gia ứng cử.








    [​IMG]
    Mười thành viên HĐQT mới của Sacombank

    ----------------------------------


    Đại diện cổ đông lớn Eximbank phát biểu tại Đại hội STB:


    Tôi không định phát biểu nhưng sau khi nghe bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch HĐQT – Ông Đặng Văn Thành. Thay mặt nhóm cổ đông lớn tôi muốn bày tỏ một số suy nghĩ của mình như sau:


    Đây là thời điểm chuyển giao của HĐQT đương nhiệm và HĐQT vừa mới được bầu bổ sung. Thời điểm này, nhìn lại và đánh giá những thành tựu to lớn của Sacombank dưới sự lãnh đạo của ông Đặng Văn Thành, chúng tôi thấy có những thành tựu rất đáng tự hào như sau:


    (i) Hạ tầng cơ sở vật chất của Sacombank có một mạng lưới hơn 412 điểm giao dịch trải đều trên 63 tỉnh thành phố Việt Nam, ở những vị trí hết sức trọng yếu, thuận lợi trong giao dịch.


    (ii) Đội ngũ trên 10.000 nhân viên được đào tạo hết sức cơ bản, có chất lượng. Đây là tài sản hết sức quý báu, một nhân tố quyết định sự phát triển của Sacombank trong quá khứ, hiện tại và tương lai.


    (iii) 70.000 cổ đông và hàng triệu khách hàng. Tôi cho rằng đây là thành quả lớn nhất 20 năm xây dựng Sacombank đã có được. Đây là cơ sở đảm bảo các thành công trong quá khứ cũng như trong tương lai của Sacombank.


    (iv) Uy tín và thương hiệu của Sacombank trong thị trường ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng.


    Các thành quả đó đã tạo nên một thương hiệu Sacombank rất khác biệt rất lớn, có vị trí rất quan trọng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và Xã hội. Các thành quả đó chúng ta thấy rõ, có vai trò đóng góp rất to lớn, rất quyết định của chủ tịch HĐQT – Đặng Văn Thành. Vì vậy thay mặt nhóm cổ đông lớn, chúng tôi xin được nói lời cảm ơn chân thành về những đóng góp to lớn, hết sức quyết định của chủ tịch HĐQT – Ông Đặng Văn Thành.


    Chúng tôi cam kết sẽ có trách nhiệm kế thừa và phát triển giá trị cốt lõi, tốt đẹp, quý báu mà anh Đặng Văn Thành – Chủ tịch HĐQT và hàng vạn CBCNV đã làm nên trong thời gian 20 năm qua.


    Chúng tôi cam kết sẽ góp phần, phấn đấu xây dựng ngân hàng Sacombank của chúng ta trở thành NHTMCP hàng đầu, đa năng, hoạt động an toàn, hiệu quả, bền vững theo mục tiêu mà Sacombank đã xây dựng – vì cộng đồng phát triển địa phương.


    Về vấn đề SBS, chúng tôi đã tìm hiểu bước đầu và thừa nhận thực tế tình hình ở đây do có biến động về thị trường. Chúng tôi có cam kết tìm ra giải pháp hợp lý hợp tình,thỏa đáng cho vấn đề SBS. Mong các quý cổ đông quan tâm.


    Nhóm cổ đông lớn của chúng tôi xin cam kết với quý cổ đông, chúng tôi – những thành viên mới của HĐQT sẽ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, vì quyền lợi cao nhất của hơn 70.000 cổ đông và hàng triệu khách hàng. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, kế thừa những giá trị cốt lõi truyền thống tốt đẹp của Sacombank, vững bước đưa Sacombank phát triển hiệu quả, an toàn, bền vững như phát triển của chủ tịch.


    Đối với bộ máy ban điều hành và 10.000 CBCNV, chúng tôi cam kết trên cơ sở hoạt động hiệu quả, từng bước thường xuyên nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của hệ thống chúng ta như: chế đô thưởng, lương, xe nhà, vật chất tinh thần khác. Chúng tôi tin rằng đó sẽ là những động lực trực tiếp để làm cho CBNCV chúng ta yên tâm tập trung vào việc nâng cao chất lượng hơn nữa công tác của chúng ta vì quyền lợi cổ đông và vì quyền lợi bản thân mình.


    Một lần nữa, cho phép chúng tôi nhóm cổ đông lớn, nếu được phép thay mặt cả đại hội nói lời cảm ơn sự đóng góp to lớn của Chủ tịch Đặng Văn Thành, của HĐQT, Ban điều hành và toàn thể CBCNV đã phấn đấu để xây dựng Sacombank vừa qua trở thành thương hiệu lớn, sắp tới chắc chắn sẽ trở thành thương hiệu rất lớn trong tương lai.




    ------------------------
    Sáng ngày 26/05/2012 Đại hội cổ đông thường niên năm tài chính 2011 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (MCK: STB) đang diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh.


    Tại Đại hội này, STB trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc xin từ nhiệm của 5 thành viên H ĐQT gồm: Bà Huỳnh Quế Hà, Ông Nguyễn Châu, Ông Phạm Duy Cường, Ông Nguyễn Ngọc Thái Bình, Ông Lim Peng Khoon.

    Như vậy, nếu việc từ nhiệm được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, HĐQT đã được Đại hội đồng cổ đông bầu và thông qua kỳ Đại hội năm trước chỉ còn lại 2 thành viên là cha con ông Đặng Văn Thành - Đặng Hồng Anh.



    Chủ tọa đại hội gồm các ông Đặng Văn Thành, Nguyễn Tấn Thành, Trần Xuân huy, Lê hùng Dũng, Trầm Bê và Phạm Hữu Phú.

    STB cũng trình Đại hội danh sách các ứng viên ứng cử vào HĐQT nhiệm kỳ 2011 – 2015 gồm: Ông Trầm Bê, Ông Phạm Hữu Phú, Ông Trần Xuân Huy, Ông Trầm Khải Hòa, Ông Phan Huy Khang, Bà Dương Hoàng Quỳnh Như và ông Nguyễn Miên Tuấn.

    Thành viên HĐQT độc lập được đề nghị là ông Kiều Hữu Dũng.



    Xem lý lịch các ứng viên HĐQT tại đây

    Đại hội đang nghe báo cáo của Ban Kiểm soát.



    Chúng tôi ghi nhận Đại hội năm nay của STB số lượng cổ đông tham dự ít hơn các năm trước.

    Đại hội đang biểu quyết đồng ý từ nhiệm của từng thành viên có tên trong Danh sách.



    Đại hội thống nhất thông qua Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2011 - 2015 là 10 thành viên, Ban kiểm soát là 4 thành viên
  4. duc6869

    duc6869 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    4
    Nói đúng ra thì làm chính trị mau lên voi nhưng cũng mau xuống chó nhất. Làm chính trị thì rất cần quyền lực nên hôm nay ở vị trí này thì chỉ mơ lên cao hơn 1 bậc là đủ rồi. Lên 1 bậc thấy vẫn bị có thằng đì nên lại muốn ngoi lên nữa để thoát và nếu có thể thì đì lại. [:D]
    Chính những nấc thang danh vọng này sẽ làm cho chúng ta chới với và có thể ngã nhào khi bước lên 1 nấc ko an toàn. Nó cũng gần như chơi chứng vậy nên hấp dẫn được nhiều người theo đuổi mặc dù rất rủi ro. Dù sao thì chơi chứng vẫn dễ kiểm soát rủi ro hơn và có thể kiểm soát được áp lực lên chúng ta bằng việc thay đổi lượng vốn bỏ vào TT. :-bd
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Nhật Bản lại siết chặt chất lượng tôm Việt Nam





    [​IMG]
    Ngày 25.5, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản về việc Nhật Bản có cảnh báo và siết chặt việc kiểm soát tôm của Việt Nam.
    Trước đó, VASEP nhận được thông tin do lo ngại chất lượng tôm Việt Nam nên Bộ Y tế Nhật Bản quyết định kiểm tra 30%các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam đối với chất Ethoxyquin với mức giới hạn cho phép là 0,01 ppm.
    Phía Nhật Bản thông báo sẽ tăng tần suất kiểm tra lên mức 50 - 100% nếu tiếp tục phát hiện dư lượng chất Ethoxyquin vượt mức cho phép trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
    VASEP cho hay việc kiểm tra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới xuất khẩu tôm, làm tốn thêm chi phí của doanh nghiệp.
    VASEP đề nghị doanh nghiệp tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất Ethoxyquin trước khi chế biến và truy xuất nguồn gốc.
    Ngoài ra, các doanh nghiệp cần chủ động cập nhật thông tin về nguồn lây nhiễm, cách phòng tránh và tăng cường kiểm soát từ khâu nguyên liệu đối với chất Ethoxyquin (Ethoxyquin được sử dụng khá phổ biến làm chất chống oxy hóa trong sản xuất thức ăn thủy sản).
    Theo Trung Hiếu
    Thanh niên
  6. duc6869

    duc6869 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    4
    Rất cần những chia sẻ có lập luận rõ ràng ntn để mọi người tham khảo. Thực ra, TTCK rất rộng và mỗi người chúng ta chỉ có thể nhìn được 1 góc rất nhỏ. Điều quan trọng là chúng ta chịu chia sẻ thông tin, quan điểm của mình một cách chân thành để giúp người khác và sau đó là giúp chính chúng ta có cái nhìn thấu đáo hơn từ đó ra quyết định sẽ chính xác hơn. Cám ơn cụ! Tôi thấy thông tin của cụ rất đáng lưu tâm. [r32)]
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Dự kiến tháng 6 sẽ ra mắt chỉ số HNX30





    HNX cho biết, việc xây dựng HNX30 nhằm mục tiêu bổ sung công cụ chỉ báo trên thị trường CP niêm yết, phản ánh diễn biến giao dịch của CP có tính đại diện cao về thanh khoản và vốn hóa.
    Chiều nay tại Tp. Hồ Chí Minh, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – HNX đã tổ chức buổi giới thiệu chỉ HNX30.

    Được biết, chỉ số HNX30 là chỉ số giá dựa trên giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỷ lệ free-float và tính thanh khoản của 30 công ty được lựa chọn từ danh sách của các công ty niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội.

    HNX30 chỉ số giá của Top 30 cổ phiếu được lựa chọn dựa vào tính thanh khoản, là tiền đề phát triển sản phẩm giao dịch trên chỉ số.

    Mục tiêu của xây dựng HNX30 để bổ sung công cụ chỉ báo trên thị trường CP niêm yết, phản ánh diễn biến giao dịch của CP có tính đại diện cao về thanh khoản và vốn hóa, giúp phản ánh chính xác diễn biến thị trường.

    Đặc điểm của HNX30:
    Loại chỉ số
    Chỉ số giá

    Phương pháp tính
    Giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỷ lệ free - float

    Số lượng thành phần
    30CP, gồm những công ty niêm yết trên HNX (1) có tính thanh khoản cao, và (2) mức vốn hóa thị trường cao

    Quản lý duy trì chỉ số
    Hội đồng chỉ số và HNX

    Tiêu chí lựa chọn
    - Không thuộc diện bị kiểm soát, bị tạm ngừng giao dịch
    - Thời gian niêm yết và giao dịch trên HNX không dưới 6 tháng (trừ tường hợp đặc biệt được HĐCS thông qua)
    - Tính thanh khoản cao
    - Giá trị vốn hóa thị trường cao


    Tỷ lệ free-float
    Làm tròn lên theo bội số của 5%

    Giới hạn tỷ trọng
    15%

    Xem xét định kỳ
    6 tháng/lần (tháng 4 và tháng 10)

    Tần suât tính toán
    Real-time/delay 15’

    Ngày cơ sở
    03/01/2012

    Điểm cơ sở
    100

    Được biết, cuối quý II – dự kiến trong tháng 6 HNX sẽ chính thức được vận hành chỉ số HNX30.

    Q. Nguyễn

    Theo TTVN
  8. ND835

    ND835 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    14
    Không có gì cụ ạ, chỉ là em quá rõ về ngành than mà. (Em người TKV-Ở trong chăn [:D]). Bác nào cần thông tin về FA của bất cứ em nào họ nhà than cứ pm em, biết gì nói nấy, không giấu nghề.
  9. Luongbang

    Luongbang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn cụ đã phản biện, em vào 70% DM đầu tư vào nghành điện và Hải sản rồi cụ ạ.

    Em làm xong iem mới lói cụ ạ :))
  10. duc6869

    duc6869 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    4
    3 em này toàn game lớn của tay to nên cứ đánh theo TA vì hy vọng là nếu có sóng thì sẽ khá dài. Khi nào chart cho tín hiệu uptrend thì vào, thấy giảm 5% thì bán bớt, giảm 10% thì bán hết, khi nào cho tín hiệu uptrend lại mới vào lại. Nếu chơi theo TA thì chỉ có SJS là đang cho điểm mua (PVF, PVX mới tăng 1 hôm chưa cho được xu hướng), tuy nhiên, nếu kết hợp với FA thì cũng hơi hồi hộp vì ngành nghề còn khó khăn mà giá thì đã tăng khá nhiều. Việc tăng giá của SJS chỉ có thể là 1 game nào đó giống như STB chứ ko phải vì nội lực của FA mà đã là game thì khó đoán lắm.

Chia sẻ trang này