Chia sẻ thông tin, nhận định, kinh nghiệm (phần 7)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duc6869, 25/05/2012.

3966 người đang online, trong đó có 273 thành viên. 18:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43093 lượt đọc và 512 bài trả lời
  1. bupmangnon

    bupmangnon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Vẫn chưa ổn đâu,mấy năm qua DN nào làm ăn trong phần vốn của mình ít vay nợ thì ok chứ càng cố phát triển mở rộng kinh doanh sản xuất càng chết.
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Việt Nam có thể kiện tại WTO trước các biện pháp chống bán phá giá tôm


    SGTT.VN - Ngày 24.5, tại Hà Nội, phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với hội đồng Tư vấn phòng vệ thương mại thuộc trung tâm WTO, tổ chức hội thảo: Kiện ra toà án Hoa Kỳ và WTO để bảo vệ lợi ích xuất khẩu trước các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tại Hoa Kỳ – thực tiễn và bài học kinh nghiệm.
    Tại hội thảo, luật sư William H. Barringer – cố vấn pháp lý của các doanh nghiệp (DN) tôm trong vụ kiện chống bán phá giá tôm Việt Nam tại Hoa Kỳ, và cố vấn pháp lý cho Chính phủ Việt Nam trong vụ kiện ra WTO đầu tiên của Việt Nam – đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong việc kiện ra toà án Hoa Kỳ và WTO để bảo vệ lợi ích xuất khẩu trước các biện pháp chống bán phá giá – chống trợ cấp tại Hoa Kỳ. Theo ông Barringer, ở một số nước có pháp luật về thương mại quốc tế chưa phát triển, toà án cũng có ít kinh nghiệm về vấn đề này, nếu Việt Nam đưa vụ kiện ra tại nước đó thì cũng không có nhiều cơ hội. Hoặc đối với các vụ kiện tại Hoa Kỳ, dù họ có hệ thống toà án tốt, hệ thống pháp luật về chống phá giá và trợ cấp chi tiết, nhưng có vấn đề lại không phù hợp với hiệp định WTO, hoặc nó không giải quyết mà chỉ có hiệp định WTO giải quyết, thì trong trường hợp đó Việt Nam phải đưa ra WTO mới có kết quả tốt.
    Để tiến hành kiện tại WTO, các DN cần điều tra hành chính, chuẩn bị tốt các lập luận, cơ sở pháp lý cho khiếu kiện của họ tại toà án. Bên cạnh đó, khi yêu cầu Chính phủ đưa vụ kiện ra toà án WTO, DN phải giúp Chính phủ chuẩn bị hồ sơ, giải thích, cung cấp thông tin để Chính phủ nắm được thông tin trong quá trình khởi kiện.
    T. Tuyền
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    ,



    Số doanh nghiệp giải thể tiếp tục tăng cao


    SGTT.VN - Trên địa bàn Hà Nội, riêng 4 tháng đầu năm, số doanh nghiệp ngừng hoạt động đã thông báo cho cơ quan thuế bằng 82% của cả năm 2011, ông Nguyễn Văn Tứ, phó giám đốc thường trực sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cho biết tại hội nghị bàn về tình hình sản xuất kinh doanh tháng 5 của bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức sáng 25.5 tại Hà Nội.
    [​IMG]
    Doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn vay cũng như đầu ra cho sản phẩm (ảnh minh họa). Ảnh: Đặng Hoàng
    Theo ông Tứ, trong 4 tháng đầu năm 2012, số doanh nghiệp giải thể ở Hà Nội là 319 doanh nghiệp, có đến 2.348 doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng chưa đóng mã số thuế.
    Trong khi đó, cùng thời gian này, số doanh nghiệp đăng ký mới là 5.074, giảm 70% so cùng kỳ 2011, vốn đăng ký hơn 25.000 tỉ đồng, giảm 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
    Như vậy, mặc dù thực hiện thành công mục tiêu kiềm chế lạm phát nhưng Hà Nội lại đối diện với sự suy giảm phát triển kinh tế rất rõ, suy giảm trong tốc độ sản xuất công nghiệp, trong kết quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thương mại, đầu tư xã hội, hoạt động của doanh nghiệp. So với năm 2011 thì khó khăn rõ nét hơn.
    Tại TP HCM, theo phó giám đốc thường trực sở Kế hoạch và đầu tư Lâm Nguyên Khôi, tình hình của các doanh nghiệp cũng chưa có dấu hiệu sáng sủa hơn.
    Đáng chú ý, số liệu của sở Kế hoạch và cục Thuế lại có sự “vênh” nhau khá lớn. Chẳng hạn như, trong 5 tháng đầu năm, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tại sở Kế hoạch là 906 doanh nghiệp (tăng hơn 23% so với cùng kỳ) thì con số ở cục Thuế lên đến 1.396 doanh nghiệp.
    Có 788 doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng hoạt động, tăng 4,02 lần so với cùng kỳ. Còn số liệu của cục Thuế thì có đến 9.665 doanh nghiệp, trong đó chờ khóa mã số thuế hơn 2.500 doanh nghiệp, bỏ trốn, mất tích hơn 2.000 doanh nghiệp, tạm ngưng hoạt động có thời hạn 2.485 doanh nghiệp…
    Biện pháp của TP.HCM cũng là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, về lãi suất, hỗ trợ xuất khẩu, tập trung vào các doanh nghiệp thâm dụng lao động, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Khôi cho biết.
    Tính chung cả nước, bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, tính đến ngày 22.5, số doanh nghiệp thành lập mới đạt 4450, số vốn đăng ký là 55.000 tỷ đồng. Tính chung 5 tháng đầu năm, cả nước có khoảng 30.100 doanh nghiệp thành lập mới, tổng vốn đăng ký khoảng 190.000 tỉ đồng, giảm 12,2% về lượng và giảm 3,6% về vốn so với cùng kỳ năm ngoái.
    Tính đến tháng 5, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến tăng đến gần 30% so với cùng kỳ 2011. Trong đó tồn kho xi măng, vôi, vữa tăng hơn 52%, phân bón và hợp chất ni tơ tăng gần 40%, bia và mạch nha tăng 29,1%; trang phục tăng 40,7%; xe có động cơ tăng 56,5%, ô tô xe máy tăng 42,3%, thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 9,6%, giấy nhăn và bao bì tăng 43,7%, các sản phẩm từ plastic tăng 89,1%.
    Việt Anh
  4. bupmangnon

    bupmangnon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Thì VN chơi kiểu TQ,TQ đang cáo buộc lại Mỹ vi phạm nhân quyền vì Mỹ rất hay cáo buộc các nước khác vi phạm nhân quyền.Nó nói sao mình cứ chịu vậy mãi sao được,nhất là làm ăn kinh tế theo thông lệ quốc tế nó ép mình quá mình cứ kiện mạnh.
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Tài chính quốc tế
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] Kiểu đọc sách Thứ 7, 26/05/2012, 16:12

    Các chính phủ ngày càng can thiệp sâu vào thị trường tài chính?





    [​IMG]
    Từ thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu cho đến các ngân hàng, tất cả đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của các chính phủ.
    Mỗi động thái được chính quyền thực hiện trong 5 năm qua đều có mục đích thúc đẩy nền kinh tế và cứu lấy hệ thống tài chính. Tuy nhiên, các chính sách cũng có những tác dụng phụ - sự lấn át của chủ nghĩa dân tộc trên thị trường. Các ngân hàng trung ương đóng vai trò chủ đạo trên thị trường trái phiếu chính phủ ở rất nhiều nước phát triển. Thị trường chứng khoán chỉ khởi sắc khi ngân hàng trung ương tăng cung tiền. Hệ thống ngân hàng cũng ngày càng phụ thuộc nhiều vào sự trợ giúp từ chính phủ.

    Trước tiên, hãy xem xét các ngân hàng. Các định chế tài chính này tồn tại như kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm sang người đi vay với khởi nguồn là từ các hộ gia đình sang các công ty. Tuy nhiên, các ngân hàng hiện đại huy động vốn không chỉ thông qua những người gửi tiền nhỏ lẻ mà còn từ thị trường. Cho đến năm 2007, các ngân hàng châu Âu vẫn có thể đi vay từ thị trường với giá rẻ hơn so với các tổ chức vốn được xếp hạng đầu tư. Thế nhưng, trong 5 năm trở lại đây, chi phí đi vay của ngân hàng đã cao hơn chi phí của các công ty phi tài chính. Điều này làm nổi lên câu hỏi liệu ngân hàng có còn đóng vai trò là tổ chức trung gian nữa hay không.

    Áp lực này được xoa dịu bởi động thái bơm lượng lớn thanh khoản của ngân hàng trung ương, gần đây nhất là chương trình tái cấp vốn dài hạn của ECB. Hậu quả là nguồn tài trợ từ khu vực tư nhân được thay thế bởi vay mượn từ chính phủ.

    Các ngân hàng trung ương đã đóng vai trò là người cho vay cuối cùng của các ngân hàng kể từ giữa thế kỷ 19. Tuy nhiên, đó chỉ là những khoản vay ngắn hạn trong thời điểm hỗn loạn. Giờ đây, ECB đã chi ra 1 nghìn tỷ euro (tương đương 1,3 nghìn tỷ USD) với thời hạn 3 năm với hy vọng những khoản vay này sẽ được thu hồi thông qua khu vực tư nhân vào năm 2014 hoặc 2015. Dường như đây là sự lạc quan thái quá. Nguồn tài trợ này đã kéo dài được 5 năm.

    Các khoản vay từ khu vực nhà nước được sử dụng để giảm bớt tác động của việc nguồn vốn khu vực tư nhân bỏ chạy. Matt King đến từ Citigroup ước tính, đã có khoảng 100 tỷ euro bay khỏi Tây Ban Nha trong năm 2011, 160 tỷ euro ra khỏi Italia khi các nhà đầu tư nước ngoài rút tiền gửi ngân hàng hoặc bán trái phiếu chính phủ. Giờ đây, một số nước là con nợ dài hạn của ECB, trong khi Đức, Phần Lan và Luxembourg là những chủ nợ lớn.

    Thị trường trái phiếu chưa bao giờ thoát khỏi ảnh hưởng của ngân hàng trung ương: kỳ vọng về lãi suất luôn luôn ảnh hưởng đến lợi suất. Lợi suất không chỉ được quyết định bởi cân bằng cung cầu của thị trường.

    Hơn nữa, rất nhiều nước đang tuân theo các chính sách được thiết kế để điều khiển giá trị của tiền tệ mà trong nhiều trường hợp là giữ giá trị đồng nội tệ ở mức thấp. Chính quyền đang giúp cho giá cổ phiếu tăng lên. Chứng khoán lập tức tăng điểm do hiệu ứng phụ từ các gói nới lỏng định lượng.

    Kết quả là, khó có thể biết được thị trường đang phát ra tín hiệu gì. Liệu lợi suất trái phiếu thấp có chứng tỏ nhà đầu tư tán thành chương trình cắt giảm thâm hụt của nước Anh hay điều đó có nghĩa là chính phủ còn nhiều khả năng nới lỏng chính sách?

    Các ngân hàng luôn là người mua trái phiếu chính phủ nhiều nhất trong những năm qua. Họ có thể mượn tiền từ NHTW với lãi suất thấp và cho vay lại với mức lãi suất cao. Trong tương lai, các ngân hàng thậm chí còn mua nhiều trái phiếu hơn bởi các luật lệ quốc tế đòi hỏi ngân hàng có lượng tài sản thanh khoản nhiều hơn trong đó trái phiếu chiếm tỷ lệ lớn.

    Bởi vậy, chính phủ đứng đằng sau hệ thống ngân hàng, và ngược lại các ngân hàng lại là những khách hàng lớn mua nợ của chính phủ. Sự kết hợp tài chính – chính trị này được củng cố bởi quyết tâm giữ cho các ngân hàng không đổ vỡ của chính phủ. Can thiệp sâu vào thị trường còn hơn là không làm gì và lặp lại lỗi lầm của thời kỳ Đại suy thoái.

    Có thể là như vậy. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy khi can thiệp vào một lĩnh vực nào đó, chính phủ khó có thể rút khỏi. Với triển vọng ảm đạm hiện nay, khó có thể hình dung ra tình huống chính phủ từ bỏ hỗ trợ thanh khoản hoặc chính sách giữ lãi suất ở mức thấp bị bỏ qua.

    Minh Anh

    Theo TTVN/Economist
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Sản xuất lúa vụ hè thu: Rủi ro trực chờ





    [​IMG]
    Đầu tháng 5-2012, nông dân Hậu Giang hoang mang, lo lắng nạn “bệnh lạ” trên trà lúa hè thu. Lúa đang làm đòng bị đỏ lá và khô từ ngọn xuống gốc chết.
    Trong khi đó, nhiều nông trồng lúa ở Bến Tre và Sóc Trăng kêu cứu vì nước mặn tràn vào vùng trồng lúa.
    Tiềm ẩn bệnh vàng lùn
    Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật (BVTV) phía Nam, kết quả xét nghiệm “bệnh lạ” trên lúa hè thu ở Hậu Giang chính là bệnh vàng lùn. Sở dĩ phải nhờ đến Trung tâm BVTV phía Nam “chẩn bệnh” vì lúa hè thu ở đây biểu hiện bệnh không rõ nét. Hè thu hiện là vụ lúa có sản lượng lớn thứ hai sau vụ đông xuân, diện tích gieo sạ hơn 1,6 triệu ha.
    Vừa qua, hàng ngàn hécta lúa hè thu ở Đồng Tháp và Hậu Giang nhiễm bệnh vàng lùn, làm nông dân thiệt hại nặng nề. “Các cơ quan chức năng khuyến cáo nông dân nên xuống giống theo lịch địa phương công bố. Nhưng nông dân cứ thích thì làm, xé rào xuống giống nối đuôi, chúng tôi rất lo bùng phát dịch rầy nâu” - TS Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt, nhận định.
    Hẳn nhiều người vẫn chưa quên cách đây hơn 6 năm (tháng 3-2006), dịch rầy nâu lan rộng và tấn công hầu hết trà lúa hè thu sớm ở ĐBSCL, gây thiệt hại gần 1 triệu tấn lúa. Đến tháng 10-2006, Bộ NN-PTNT phải công bố dịch bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá tại ĐBSCL và miền Đông Nam bộ. Các nhà khoa học ở Viện lúa ĐBSCL và các tỉnh đã bắt tay tuyên chiến với rầy nâu.
    Và sau đó, giải pháp gieo sạ đồng loạt để né rầy đã giúp hàng triệu nông dân trồng lúa khỏi dịch bệnh. Đây cũng là giai đoạn hệ thống bẫy đèn ở ĐBSCL được hình thành và hoạt động rất mạnh. Tháng 3-2009, Cục BVTV đã công nhận Giải pháp gieo sạ đồng loạt né rầy trên diện rộng để phòng bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá ở ĐBSCL là tiến bộ kỹ thuật.
    Tuy nhiên, hiện nay giải pháp này có nguy cơ bị phá vỡ do nông dân liên tục sản xuất lúa 3 vụ/năm và xuống giống nối đuôi nhau, tạo điều kiện để rầy nâu phát tán. Nhiều hộ nông dân nhỏ xé rào xuống giống không theo lịch thời vụ sẽ thành chuyện lớn, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá vẫn tiềm ẩn những mối nguy. Tại Hậu Giang, có hơn 500ha lúa bị bệnh vàng lùn, mức độ thiệt hại nhiều nơi 10%-20%. Trong khi đó, các bệnh cháy lá, lem lép hạt cũng xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành trong vùng.
    Theo các nhà khoa học, việc nông dân tuân thủ lịch thời vụ xuống giống và bón phân hợp lý rất quan trọng. Do thời gian các giống lúa sản xuất hiện nay đều là giống ngắn ngày nên thời gian hạt lúa sau khi xay xát thành gạo khó trữ lâu như các giống lúa dài ngày.
    Đối phó với lũ mặn
    Tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre việc nông dân dẫn nước mặn nuôi tôm vào sâu trong đồng ruộng đã làm thiệt hại nặng diện tích trồng lúa. Rõ nhất, ở xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, lúa của nhiều nông dân đang trổ bông nhưng chết gần hết do nhiễm nước mặn, một số hộ phải bỏ đất hoang vì nước quá mặn. Đời sống hàng ngàn người dân ở đây bị xáo trộn vì không trồng lúa được. Nguy cơ mặn hóa dẫn đến hàng trăm hécta đất bỏ hoang ngày càng gần hơn.
    Trong khi đó, tại Sóc Trăng và Bạc Liêu, xung đột mặn – ngọt xảy ra khá gay gắt hơn giữa nông dân nuôi tôm và trồng lúa. Trong đó, hơn 10.000 ha lúa hè thu ở huyện Ngã Năm Sóc Trăng đang bị đe dọa bởi tần số các đợt mặn xuất hiện cao hơn mọi năm và độ mặn gia tăng cao hơn phổ biến ở mức 9‰, cá biệt có nơi lên hơn 20‰.
    Dư luận cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chính là việc lấy nước mặn vào vùng nuôi tôm ở vùng giáp ranh giữa Bạc Liêu và Sóc Trăng. Trong đó, nông dân Ngã Năm “tố” lỗi từ phía Bạc Liêu do không quản lý được quy hoạch, không điều tiết hệ thống cống ngăn mặn hợp lý. Chính quyền địa phương đã phối hợp vào cuộc để truy tìm nguyên nhân.
    “Tuy nhiên, sau khi đi khảo sát thực địa thì nước mặn đã xâm nhập từ biển Tây len theo các tuyến kênh phía Hậu Giang vào chứ không phải từ hướng biển Đông - đi qua địa bàn Bạc Liêu” – ông Lê Thành Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết. Bộ NN-PTNT cũng đã cử đoàn công tác vào nghiên cứu tình trạng phát sinh hướng xâm nhập mặn này. Đây là diễn biến mới, ngày càng minh chứng tác động của biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt hơn.
    Ông Lê Thành Trí còn lưu ý: “Thời tiết ngày càng cực đoan hơn. Nếu mực nước sông Mê Công khánh kiệt thì nước mặn càng lấn sâu vào nội đồng. Khi đó, nông dân trồng lúa trong vụ hè thu, nhất là vùng sản xuất lúa – tôm sẽ đối diện với nhiều khó khăn”. Nói một cách nôm na: Khi lũ ngọt nhỏ thì lũ mặn sẽ lớn hơn, môi trường “quá tải” – đó là nhận định chung cho các tỉnh giáp biển, phải đối diện nhiều vấn đề phát sinh khá gay gắt trong hiện tại và tương lai. Các nhà khoa học đã vào cuộc nhằm lai tạo ra các giống lúa chống chịu với độ mặn cao.
    Cách đây hơn 10 năm, Trường Đại học Cần Thơ đã sưu tập và giữ lại những giống lúa cổ truyền, có khả năng chịu mặn tới 20‰, dù năng suất rất thấp, chỉ chừng 2-3 tấn/ha. Còn các nhà khoa học ở Viện Lúa ĐBSCL đã phóng thích một số giống lúa để ứng phó trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng. Theo đó, một số giống lúa có khả năng chịu đựng độ mặn 3-4‰ và tương lai sẽ có những giống chịu đựng độ mặn 7‰.
    Song, việc duy trì sản lượng lương thực ở mức ổn định như hiện nay ở các tỉnh ven biển ĐBSCL là một thách thức và nông dân trồng lúa hè thu đang đối diện với nhiều rủi ro. Hạn, mặn sẽ gây thiệt hại khi lúa còn ngoài đồng, sau khi thu hoạch gặp mưa dầm, lúa giảm chất lượng nghiêm trọng khi hệ thống sấy lúa hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu.
    ĐBSCL vẫn là vựa lúa chính của cả nước, cần những giải pháp đồng bộ và quyết liệt ngay từ bây giờ để tạo ra cơ sở hạ tầng như thủy lợi, đê bao, dịch vụ sấy hỗ trợ ở mức ổn định để giảm rủi ro cho nông dân trồng lúa.
    Theo Cao Phong
    SGGP
  7. ducvinhbk

    ducvinhbk Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2012
    Đã được thích:
    111
    Thư giản cuối tuần nhé

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Bán 5 triệu cổ phiếu quỹ cho Platinum Victory Fund, REE có thêm thặng dư khoảng 26 tỷ đồng





    [​IMG]
    Quỹ này đang đăng ký mua tiếp 2 triệu cổ phiếu REE nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên 19,3 triệu (7,9%).
    Trao đổi bên lề ĐHCĐ thường niên 2012 của Công ty Tài Chính Cổ phần Điện lực (EVN Finance) bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của REE cho biết: quỹ Platinum Victory chính là nhà đầu tư đã mua 5 triệu cổ phiếu quỹ mới đây của REE.
    Sau khi mua lô cổ phiếu này, quỹ Platinum Victory đã nắm giữ 17,3 triệu cổ phiếu tương đương 7,08%. Quỹ này đang đăng ký mua tiếp 2 triệu cổ phiếu REE để nâng tỷ lệ nắm giữ lên 7,9%.
    Giao dịch thỏa thuận này được thực hiện vào ngày 4/5/2012 với giá trị 83,5 tỷ đồng, tương đương với mức giá 16.700 đồng/cp.
    Trước đó REE đã mua 5 triệu cổ phiếu quỹ trên thị trường trong quý 3 năm 2011 (từ ngày 1/6 đến 23/8/2011). Trong khoảng thời gian này, giá cổ phiếu REE dao động từ 10.600 đồng/cp đến 12.300 đồng/cp. Ước tính giá mua trung bình khoảng 11.500 đồng/cp. Chênh lệch giá trị mua, bán khoảng 26 tỷ đồng.
    Theo quy định kế toán hiện hành, khoản thặng dư này sẽ được hạch toán vào mục “Thặng dư vốn cổ phần” trên báo cáo tài chính. Tại báo cáo tài chính quý I/2012, REE đang có 748 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.
    Phương pháp hạch toán kế toán khi tái phát hành (bán) cổ phiếu quỹ:
    1. Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ với giá cao hơn giá thực tế mua lại, ghi:
    Nợ các TK 111, 112 (Tổng giá thanh toán tái phát hành cổ phiếu)
    Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (Giá thực tế mua lại cổ phiếu)
    Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch giữa giá tái phát hành cao hơn giá thực tế mua lại cổ phiếu).
    2. Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ với giá thấp hơn giá thực tế mua vào cổ phiếu, ghi:
    Nợ các TK 111, 112 (Tổng giá thanh toán tái phát hành cổ phiếu)
    Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch giữa giá tái phát hành thấp hơn giá thực tế mua lại cổ phiếu)
    Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (Giá thực tế mua lại cổ phiếu).
    An Huy

    Theo TTVN
  9. Luongbang

    Luongbang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/05/2012
    Đã được thích:
    0

    Thanks Bác =))=))=))=))=))
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    ĐHCĐ JVC: Chủ tịch HĐQT đảm bảo 100% sẽ hoàn thành KHKD 2012





    [​IMG]
    Năm 2012, JVC đặt kế hoạch doanh thu 900 tỷ và lợi nhuận sau thuế là 187,5 tỷ, cổ tức dự kiến là 15%.
    Ngày 26.5 CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) đã tổ chức ĐHCĐ thường niên 2012 tại KS Melia Hà Nội. Đại hội đã thông qua tất cả các tờ trình và bầu thêm 2 thành viên vào HĐQT và 1 thành viên vào BKS.
    Năm 2011, JVC đạt doanh thu 605 tỷ và lợi nhuận sau thuế 134,8 tỷ. Đại hội đã thống nhất trả cổ tức 30% năm 2011, trong đó 20% bằng tiền đã tạm ứng, 10% còn lại sẽ trả bằng cổ phiếu.
    Năm 2012, JVC đặt kế hoạch doanh thu 900 tỷ tăng trưởng 50% so với năm 2011, lợi nhuận trước thuế là 250 tỷ và lợi nhuận sau thuế là 187,5 tỷ. Mức cổ tức dự kiến là 15%.
    Theo báo cáo của HĐQT công ty, doanh thu năm 2012 đến chủ yếu từ lĩnh vực kinh doanh Thiết bị y tế (630 tỷ), lĩnh vực kinh doanh và cung cấp vật tư tiêu hao (150 tỷ), hoạt động đầu tư liên kết thiết bị y tế với các bệnh viện (100 tỷ), lĩnh vực dịch vụ (2 tỷ).
    Trả lời câu hỏi của cổ đông về kế hoạch kinh doanh 5 tháng đầu năm, bà Hồ Bích Ngọc, kế toán trưởng công ty cho biết, do đặc thù tình hình kinh doanh của JVC doanh thu thường tập trung vào hai quý cuối năm, nên doanh thu và lợi nhuận của JVC trong quý I (đạt 56 tỷ và 4 tỷ) và quý II năm 2012 không có gì đột biết so với 2011. Năm ngoái, JVC đạt doanh thu 140 tỷ và lợi nhuận sau thuế 22,3 tỷ trong 6 tháng đầu năm.
    Một cổ đông đề xuất công ty nên mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường Lào và Campuchia, ông Lê Văn Hướng, chủ tịch HĐQT công ty cho biết, JVC đã xúc tiến các thủ tục để thành lập chi nhánh tại 2 nước này.
    "Hai quốc gia này có tổng cộng khoảng hơn 20 triệu dân, là thị trường nhỏ và chưa có công ty thiết bị y tế nào hoạt động. Hơn 10 hãng thiết bị y tế của Nhật cũng chưa có đại diện tại đây. Trong khoảng 2 tháng nữa công ty sẽ công bố thành lập chi nhánh và triển khai kinh doanh."
    Về chủ trương sáp nhập CTCP Kyoto Medical Science và Công ty TNHH Sản xuất & Kinh doanh thuốc thiết bị Y tế RC vào JVC. Ông Hướng cho biết, mục đích của việc này là tăng tính minh bạch và hiệu quả cho hoạt động của JVC.
    "Trước đây để trở thành nhà phân phối thiết bị y tế độc quyền của nhiều hãng, tôi lập ra 3 công ty khác nhau. Khi JVC trở thành công ty đại chúng và niêm yết, để tăng tính minh bạch, các cổ đông lớn và ban lãnh đạo khuyên tôi nên sáp nhập lại. Về tên công ty sẽ không thay đổi và không ảnh hưởng gì đến vai trò phân phối của các công ty này." – Ông Hướng nói.
    Ông Hướng từ chối trả lời các thông tin tài chính về hai công ty sẽ sáp nhập vì đang trong quá trình tư vấn và kiếm toán. Tuy nhiên ông cho biết, các công ty này làm ăn rất tốt và việc sáp nhập chỉ có lợi cho các cổ đông của JVC. Được biết một lĩnh vực hoạt động của các công ty này là sản xuất lò xử lý rác thải bệnh viện, một sản phẩm có nhu cầu rất cao hiện nay tại Việt Nam.
    Nội dung này không được đưa ra trong chương trình ĐHCĐ 2012 như kế hoạch do quá trình kiểm toán và tư vấn chưa hoàn thành. JVC sẽ tổ chức ĐHCĐ bất thường để lấy ý kiến cổ đông về chủ trương này khi cần.
    JVC là cổ phiếu mới niêm yết trên HOSE từ tháng 6 năm ngoái. Đóng cửa phiên ngày 25/5 cổ phiếu này có giá 23.000 đồng. Các cổ đông lớn của JVC là Quỹ Y tế Bản Việt giữ khoảng 2,8%, Công ty QLQ Bản Việt giữ 4,51%, Vietnam Holding Limited giữ 4,62% và quỹ Vietnam Equity Holding giữ 7,53%.
    Quỹ DI Asian Industrial Fund (DIAIF) đang nắm giữ 31% vốn điều lệ của JVC, tương đương 10 triệu đơn vị. Hồi tháng 2 quỹ này đã mua 8 triệu cổ hiếu phát hành riêng lẻ của JVC. ĐHCĐ đã bầu bổ sung thêm 2 thành viên của quỹ này vào HĐQT nhiệm kỳ đến năm 2016. Ngoài ra 1 thành viên của quỹ cũng được bầu bổ sung vào BKS.
    An Huy

    Theo TTVN

Chia sẻ trang này