Chia sẻ thông tin, nhận định, kinh nghiệm (phần 7)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duc6869, 25/05/2012.

3911 người đang online, trong đó có 278 thành viên. 18:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43093 lượt đọc và 512 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    “Khẩu vị” chọn CTCK của nhà đầu tư





    [​IMG]
    NĐT chọn CTCK mở tài khoản vì phí thấp, đường truyền nhanh, phần mềm hay, được margin cao…, thập chí có người chọn CTCK có thị phần thấp vì dễ vào lệnh.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } Sự phục hồi của TTCK mang đến cơ hội phát triển cho các công ty chứng khoán, đặc biệt là nhóm dẫn đầu thị trường, về cả mảng tự doanh và môi giới.
    Nhiều công ty đã nhanh nhạy tung ra hàng loạt chiến dịch “chiêu dụ” nhà đầu tư về mở tài khoản tại công ty mình, trong đó nổi bật là các tên tuổi như như HSC, FPTS, VNDirect…
    Là nhân viên của một công ty chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát, anh L. hiện là cộng tác viên cho Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC). Anh này đảm nhiệm phần việc giới thiệu những khách hàng ở công ty cũ của mình mở tài khoản giao dịch mới tại HSC. Nếu đạt doanh số nhất định, anh sẽ chính thức được đầu quân về HSC.
    Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) cũng tuyển thêm nhân viên và giao cho các nhân sự mới này nhiệm vụ phát triển khách hàng. Nhiều nhà đầu tư đã nhận được email mời mở tài khoản tại FPTS với phí giao dịch ưu đãi 0,15% cho đến ngày 5/6/2012.
    Cho đến thời điểm này, chính sách phí ở hầu hết công ty chứng khoán khá minh bạch. Các công ty đều niêm yết phí cho các hạn mức giao dịch trong ngày. Tuy nhiên, nếu là khách hàng có lịch sử giao dịch thường xuyên thì môi giới cũng sẽ trình cấp trên đồng ý cho nhóm này được hưởng mức phí thấp cố định cho mọi giao dịch.
    Tuy nhiên, chiêu cạnh tranh bằng phí gần như đã bão hòa. Trong nhóm công ty hàng đầu thì công nghệ cũng tương đương nhau với nhiều tiện ích như tự động ứng trước tiền bán, tự động margin, chuyển tiền online với ngân hàng và giữa tài khoản nội bộ…
    Nhiều CTCK đang mở chiến dịch thu hút nhà đầu tư nhân thị trường sôi động
    Trong giai đoạn thị trường phát triển nóng vừa qua, một số nhà đầu tư cá nhân có giá trị giao dịch khoảng vài tỷ đồng/tháng thường lựa chọn mở tài khoản ở hai công ty chứng khoán, trong đó có tài khoản ở một công ty chứng khoán tên tuổi để có thể vay margin khi cần thiết và một tài khoản mở tại công ty chứng khoán mà thị phần môi giới nhỏ hơn để dễ vào lệnh.
    Chẳng hạn, giới đầu tư thường kháo nhau, đua lệnh ở những công ty chứng khoán như KLS rất nhanh, hoặc một công ty bị kiểm soát như Chứng khoán Cao su lại có đường truyền tốt. Tùy loại cổ phiếu nhà đầu tư mua mà họ quyết định sử dụng tài khoản nào để giao dịch. Việc đua lệnh tại các cổ phiếu nóng trong thời gian vừa qua giúp nhiều nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận sau T+4, nên mở tài khoản ở một công ty chứng khoán có thị phần môi giới vừa phải cũng có lợi ích với họ. Chưa kể phí giao dịch ở các công ty này thường thấp, chỉ khoảng 0,2%.
    Ở các công ty chứng khoán có uy tín, thị phần môi giới lớn thì yếu tố thu hút nhà đầu tư chủ yếu là chất lượng tư vấn, sự cập nhật thông tin vĩ mô và danh sách cổ phiếu khuyến nghị đầu tư. Những công ty chứng khoán lớn thường nhận định thị trường chuẩn hơn, vì họ quan sát được dòng tiền vào ra thị trường.
    Khi thị trường sôi động thì phí cầm cố và ứng trước chứng khoán là dịch vụ mang lại lợi nhuận lớn cho công ty chứng khoán và cũng là nhu cầu thiết yếu của nhà đầu tư. Tuy nhiên, không nhiều người biết là cách tính mức phí này ở các công ty chứng khoán cũng khác nhau. Công ty Chứng khoán Bảo Việt mới đây đã giảm lãi suất vay margin xuống 18,5%/năm, thấp hơn mức mà nhiều công ty khác đang áp dụng là 20,5%/năm. Việc công bố lãi suất margin theo ngày của công ty chứng khoán khiến nhà đầu tư có cảm giác lãi phải trả là nhỏ so với lợi nhuận kiếm được trên thị trường. Tại HSC, lãi suất margin và ứng trước là 0,06%/ngày và cao nhất là 0,09%/ngày. Theo ghi nhận ở các công ty chứng khoán, lãi suất margin và ứng trước tại nhiều công ty sẽ sớm giảm thêm.
    FPTS thì áp dụng mức lãi suất 0,055%/ngày cho cả margin và ứng trước bằng với lãi suất mà VNDirect đang áp dụng. Tuy nhiên, mức lãi suất margin của FPTS với khách hàng thông thường lại tính từ ngày T so với T+2 của các công ty chứng khoán khác.
    Với sự hỗ trợ của phần mềm, các công ty chứng khoán hiện đã thiết kế các gói dịch vụ cực kỳ chi tiết, đảm bảo tiện ích cho nhà đầu tư với chi phí thấp nhất. Hầu hết công ty đều cho phép nhà đầu tư sử dụng tiền bán chứng khoán từ ngay T để mua mới và chỉ tính phí ứng trước từ ngày T+2, là ngày thực tế mà công ty chứng khoán phải chuyển tiền thanh toán. Tuy nhiên, dịch vụ này không phải tự động thiết lập mà vẫn phải do các nhân viên môi giới quản lý đề nghị.
    Một nhà đầu tư nhỏ mở tài khoản ở Công ty Chứng khoán MBS cho biết, anh mở tài khoản ở MBS nhân dịp công ty này ra mắt phần mềm giao dịch mới. Anh không chọn chương trình tài khoản có tư vấn nên được hưởng phí môi giới 0,15%, nhưng khi bán chứng khoán, nhà đầu tư phải đợi tiền về tài khoản mới có thể giao dịch được, thay vì được giao dịch không lãi suất cho đến ngày T+2 như ở công ty chứng khoán khác. Với điểm này, theo anh là một bất tiện khiến anh không chuyển thêm tiền vào giao dịch ở tài khoản mở tại MBS.
    Theo Thành Nam
    ĐTCK
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Đề xuất giãn thời hạn thoái vốn ngoài ngành cho các tập đoàn, tổng công ty





    Lý do theo đại diện Bộ Công thương là do thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản hiện quá khó khăn.
    Tại Hội thảo về tái cấu trúc DN ngành Dầu khí ngày 24/5, đại diện Bộ Công thương cho biết, do TTCK, BĐS hiện quá khó khăn, các bộ, ngành đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giãn thời hạn thoái vốn ngoài ngành cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
    Cụ thể, thời hạn được đưa ra hiện nay là vào năm 2015.
    Theo thống kê, vốn đầu tư ngoài ngành của khối doanh nghiệp này hiện là hơn 20.000 tỷ đồng.
    Bên cạnh đó, thị trường khó khăn cũng khiến công tác cổ phần hóa không thuận lợi. Một trong những mục tiêu của quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp trong các tập đoàn và tổng công ty nhà nước là đẩy mạnh đa dạng hóa sở hữu. Các tập đoàn kinh tế sẽ phải phân loại doanh nghiệp thành viên theo vị trí và tầm quan trọng trong chiến lược phát triển chung của tập đoàn, trên cơ sở đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên mà tập đoàn không cần nắm giữ 100% vốn, bán bớt phần vốn tại các doanh nghiệp mà tập đoàn không cần nắm giữ vốn.
    Theo P.Lan
    Đầu tư chứng khoán
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    CII đăng ký mua thêm 2,9 triệu CP để nâng tỷ lệ sở hữu LGC lên 60%





    [​IMG]
    Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch: từ 30/5 đến 30/7/2012.
    Công ty Cổ phần Cơ khí - Điện Lữ Gia (LGC) thông báo giao dịch cổ phiếu của CĐNB CTCP Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) như sau:
    Tên nhà đầu tư thực hiện giao dịch: CTCP Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII)
    Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 2.069.403 đơn vị tương đương tỷ lệ 24,98%
    Số lượng cổ phiếu đăng ký mua: 2.900.734 đơn vị
    Số lượng cổ phiếu nắm giữ sau giao dịch: 4.970.137 đơn vị tương đương tỷ lệ 60%
    Giao dịch thực hiện nhằm mục địch cơ cấu lại danh mục đầu tư của CII và dự kiến thực hiện bằng phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
    Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch: từ 30/5 đến 30/7/2012.

    Theo TTVN/HoSE
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Thông tư 52: Doanh nghiệp nói gì?

    26-05-2012 17:12:37

    [​IMG]



    (ĐTCK) Theo nhiều DN, cơ quan quản lý cần xem lại quy định về thời gian trong công bố thông tin và cả những nội dung cần thông tin.

    • UBCK vừa hoàn tất việc tập huấn công bố thông tin (CBTT) theo quy chuẩn mới là Thông tư 52/2012/TT-BTC, sẽ được áp dụng từ 1/6/2012. Nhưng theo nhiều DN, cơ quan quản lý cần xem lại quy định về thời gian trong CBTT và cả những nội dung cần thông tin.
      [​IMG]
      “Có thể phát sinh thêm chi phí”
      Ông Nguyễn Văn Hóa, Giám đốc Tài chính, CTCP XNK Y tế Domesco (DMC)
      Dù có những quy định ngặt nghèo hơn, nhưng chúng tôi ủng hộ những thay đổi trong quy định về CBTT ở Thông tư 52. Vì nó sẽ giúp DN minh bạch và trách nhiệm hơn trong CBTT. Nếu mọi DN đều tuân thủ CBTT theo Thông tư 52, tin đồn trên TTCK về hoạt động của DN sẽ ít đi và nhà đầu tư sẽ có cơ sở hơn trong việc ra quyết định.
      Lâu nay, DMC vẫn là một trong những DN làm tốt công tác CBTT. Vì thế, chúng tôi tin, DMC sẽ tuân thủ được các quy định của Thông tư 52. Chẳng hạn, trong quy định rút ngắn thời gian nộp BCTC, vấn đề không ở con số tập hợp được mà DMC sẽ phải làm việc chặt chẽ hơn với kiểm toán. Có thể vì áp lực thời gian, kiểm toán sẽ yêu cầu DN trả thêm chi phí cho các BCTC có kiểm toán.
      Với các thông tin phải công bố trong 24 giờ, 48 giờ… DMC vẫn đảm bảo tuân thủ. Trong trường hợp sự việc diễn ra ngoài thời gian làm việc, chúng tôi thường thực hiện theo cách gửi nội dung cơ bản trước. Nội dung hoàn chỉnh sẽ bổ sung sau. Thông thường, UBCK, các Sở GDCK cũng chấp nhận cách làm này.

      “CBTT bất thường cần tính theo giờ làm việc”
      Ông Nguyễn Quang Quyền, Giám đốc Đầu tư, CTCP Cơ điện lạnh REE
      Từ trước đến nay, REE vẫn CBTT theo đúng như những chuẩn mực của Thông tư 52. Vì thế, đối với chúng tôi, Thông tư 52 ban hành không có ảnh hưởng gì nhiều.
      Trong công bố các BCTC, chúng tôi đã có những quy trình rất cụ thể. Hàng ngày, các số liệu, bút toán đều được tập hợp, kiểm tra. Số trong ngày đều là các con số hợp lệ, không có sai sót. Hàng tháng, chúng tôi có báo cáo số liệu. Trên cơ sở đó, số liệu báo cáo quý, bán niên, năm đều thuận lợi, mau chóng. Đối với BCTC kiểm toán, chúng tôi mời kiểm toán tham gia ngay khi kết thúc kỳ. Thậm chí, ngay trong các tháng 12, kiểm toán đã có thể cùng tham gia với REE. Vì thế, số liệu giữa REE công bố với số liệu từ kiểm toán không vênh nhau. Và nó cũng giúp đảm bảo thời gian trong CBTT.
      Về công bố thông tin bất thường, tôi hiểu 24 giờ là 24 giờ làm việc. Chứ nếu không tính theo giờ làm việc, thử hỏi khi một sự kiện trong diện cần CBTT xảy ra, có ai ở cơ quan để thực hiện việc công bố? Ngoài giờ làm việc là phút riêng tư. Họ có quyền tắt di động, đi chơi. Chưa kể, CBTT ra bên ngoài là cả quy trình từ trên xuống. Phải có người ký, người duyệt, xem xét, chịu trách nhiệm rồi mới đưa lên, chứ đâu thể đưa lên ngay.

      “Tính giờ nên loại trừ Chủ nhật, ngày lễ”
      Bà Trần Thị Hường, Thành viên HĐQT CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR)
      Một khi Thông tư ban hành ra, khó mấy chúng tôi vẫn phải chấp hành. PDR có khả năng đáp ứng những yêu cầu CBTT của Thông tư 52. Tuy nhiên, tôi cho rằng, có những điểm trong Thông tư 52 không hợp lý lắm. Điển hình là quy định phải công bố nghị quyết ĐHCĐ trong vòng 24 giờ sau khi được thông qua. Thử hỏi, nếu ĐHCĐ tổ chức thứ Bảy, Chủ Nhật thì làm sao chúng tôi có thể đăng kịp khi sau đó là ngày nghỉ, văn phòng đóng cửa. Mọi người có thể tranh thủ hoặc tìm cách đối phó như làm mẫu sẵn, đóng mộc sẵn, chỉ cần điền thông tin rồi sau đó về cơ quan đẩy thông tin lên, nhưng cách làm như vậy sẽ dễ có sai sót. Vả lại, Chủ Nhật hay ngày lễ, TTCK không hoạt động, nhà đầu tư cũng không có nhu cầu tìm hiểu thông tin. Buộc DN cứ phải CBTT trong những tình huống cập rập như vậy là không hợp lý.
      Liên quan đến quy định về thời gian nộp BCTC, trước mắt, đã thấy DN phát sinh chi phí. Một số đơn vị kiểm toán lấy lý do cần đảm bảo đúng thời gian kiểm toán đã chào giá kiểm toán cao hơn. Để đáp ứng nhu cầu lớn từ TTCK, khi vào mùa kiểm toán, nhiều công ty kiểm toán đã phải làm việc thâu đêm. Nếu siết thời gian, họ bắt buộc phải tuyển thêm nhân viên. Tuyển và chỉ sử dụng nhân viên chủ yếu trong mùa cao điểm khiến công ty kiểm toán phát sinh thêm chi phí, buộc họ tăng giá để bù lại. Như vậy, thực chất là DN phải chịu khoản tăng này. Tôi cho rằng, các quy định cần hợp lý, vừa sức với DN. Chỉ như vậy, DN mới có khả năng thực hiện nghiêm túc.

    Ngọc Thủy thực hiện.
  5. hongbach09

    hongbach09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2010
    Đã được thích:
    198
    NHẬN DIỆN CỔ PHIẾU HỌ VINALINES
    (24-05-2012)
    Font Font + Font ++
    Điểm qua một số DN niêm yết mà Vinalines đã và đang nắm giữ cổ phần với tỷ lệ lớn bao gồm: Vosco (VOS), Vitranschart (VST), Vinaship (VNA), Gemadept (GMD), Viconship (VSC)..

    Sở hữu cổ phần tại không ít doanh nghiệp (DN) đang niêm yết trên sàn, nhưng NĐT gần như không thấy một ảnh hưởng nào của Vinalines tại những DN này. Điều này khác hẳn với Petro Vietnam hay Tập đoàn Sông Đà, ít nhiều cũng đặt dấu ấn của mình đối với những công ty con hay công ty mình sở hữu. Đó cũng là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao trên sàn NĐT nhắc nhiều đến họ CP Petro, Sông Đà, Vinaconex mà gần như không nói đến họ CP Vinalines.

    Trên thực tế, ngay những họ CP nhỏ hơn như Vneco thì Vinalines vẫn không bằng. Về quy mô có thể Vneco không bằng Vinalines nhưng CP của Vneco ít ra còn có sóng mạnh với mã VNE hay VE9. Điểm qua một số DN niêm yết mà Vinalines đã và đang nắm giữ cổ phần với tỷ lệ lớn bao gồm: Vosco (VOS), Vitranschart (VST), Vinaship (VNA), Gemadept (GMD), Viconship (VSC)… sẽ có một số điểm rất đáng chú ý.

    VOS, VST, VNA hiện đang là những CP “bèo” nhất trên sàn với giá dưới mức 5.000 đồng/CP, nhưng cả 3 lại đang được Vinalines sở hữu cổ phần với tỷ lệ lớn: 60% tại VOS và VST, 51% tại VNA. Ước tính một cách đơn giản, Vinalines là cổ đông sáng lập của những công ty này, góp vốn với giá 1.0 thì đến giờ xem như đã lỗ khoảng 50% vốn nếu căn cứ theo giá CP hiện nay.

    VOS có vốn điều lệ (VĐL) lên đến 1.400 tỷ đồng, nhưng hiện tại giá trị vốn hóa chỉ chừng 600 tỷ đồng, như vậy số cổ phần VOS mà Vinalines sở hữu chỉ khoảng 360 tỷ đồng, nhưng nếu tính theo mệnh giá 1.0 lại lên đến 840 tỷ đồng.

    Hay như phần vốn của Vinalines tại VNA hiện có giá trị tính theo giá CP trên thị trường vào khoảng 48 tỷ đồng, nhưng nếu Vinalines tiến hành thoái vốn chưa chắc đã đạt được con số này vì còn phụ thuộc vào biến động của TTCK và bên mua vào.

    Thực tế, tỷ lệ thua lỗ này có thể thay đổi do giá biến động và quá trình tăng vốn của các DN vừa nêu có thể diễn ra vấn đề chia tách. Nhưng nhìn chung, sở hữu những DN giá CP dưới 1.0 xem như thua lỗ.

    “Bèo” về giá CP đã đành, nhưng cả VOS, VST hay VNA cũng kém cỏi trong hoạt động kinh doanh khi thua lỗ trong quý I. VNA có VĐL 200 tỷ đồng, quý I vừa rồi lỗ hơn 43 tỷ đồng, số lỗ chiếm hơn 20% VĐL. Cuối tháng 4, HOSE đưa VNA vào diện cảnh báo với lý do bảo vệ quyền lợi NĐT do 3 năm liên tục báo cáo tài chính (BCTC) có ý kiến lưu ý của công ty kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục.

    Hay như trường hợp của VST, một số NĐT khi nhắc đến CP này thường chỉ chờ đợi xem công ty có hoạt động bán tàu cũ để tạo nguồn thu đột biến hay không, còn hoạt động kinh doanh chính lại không thấy gì đặc sắc. Vosco là một tên tuổi lớn trong ngành vận tải biển, nhưng từ khi lên sàn hồi cuối tháng 9-2010 đến nay cũng không có dấu ấn gì đặc biệt, quý I vừa rồi VOS lỗ gần 60 tỷ đồng.

    Với vốn điều lệ chỉ 200 tỷ đồng nhưng quý I-2012 VNA lỗ hơn 43 tỷ đồng.

    GMD và VSC là những CP “được giá” nhất trong “họ Vinalines” với thị giá lần lượt là 2.4 và 3.3 (tính đến phiên ngày 23-5). Đây cũng là một trong những DN hoạt động khá ổn trên sàn, nhưng trớ trêu là hiện tại Vinalines đều sở hữu cổ phần với tỷ lệ thấp.

    Đến đây sẽ có một số câu hỏi được đặt ra: Phải chăng do GMD và VSC thoát được ảnh hưởng của Vinalines nên có thể mở rộng hoạt động kinh doanh? Thực tế không thể phủ nhận việc phát triển của GMD hay VSC do ít nhiều đã tận dụng được những ưu thế từ cổ đông lớn Vinalines.

    Nhiều năm trước, khi thị trường quan tâm và đánh giá cao GMD, lúc đó Vinalines vẫn còn sở hữu lớn tại DN này. Như vậy việc Vinalines thoái vốn tại GMD và VSC có hợp lý hay không? Bởi đây là những DN hoạt động hiệu quả, thoái vốn cũng có nghĩa là mất đi những nguồn thu hợp lý cho mình.

    Một điểm chung không đáng có trong nhóm CP “họ Vinalines” chính là độ minh bạch không cao. Ngày 21-3, VOS bị HOSE cảnh cáo trên toàn thị trường với lý do vi phạm quy định về công bố thông tin (chậm công bố thông tin BCTC quý IV-2011).

    GMD là một DN có nhiều lợi thế, nhưng chưa bao giờ được đánh giá cao về độ cởi mở trong việc chia sẻ thông tin với NĐT, hiếm khi thấy lãnh đạo của GMD xuất hiện trên truyền thông để chia sẻ với cổ đông hay NĐT điều gì và ĐHCĐ của GMD cũng thường tổ chức trễ hơn so với các DN lớn khác.

    Ngoài những DN nêu trên, Vinalines còn sở hữu cổ phần tại một loạt DN nếu nói không quá không khác gì những “con bệnh”, những CP kém chất lượng trên thị trường.

    Chẳng hạn Hàng hải Đông Đô (DDM), một trong những “hình mẫu” tiêu biểu cho các DN khó khăn, phải bán tài sản để trang trải, rơi vào diện cảnh báo của HOSE; hay như Hàng hải Hà Nội (MHC) mà Vinalines hiện chỉ còn sở hữu dưới 10%, hồi đầu năm nay mới thoát khỏi việc bị hủy niêm yết cũng do tình hình kinh doanh quá yếu kém.

    Chưa cần nói đến những vấn đề yếu kém của Vinalines đang được mổ xẻ trong thời gian gần đây, chỉ cần nhìn vào sự yếu kém của các DN thuộc tổng công ty đang niêm yết trên TTCK cũng thấy được nhiều vấn đề. Việc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đưa công ty con, công ty thành viên của mình lên sàn là một chiến lược đúng đắn và đã có những hình mẫu thành công.

    Điều này giúp cho các công ty con tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh, huy động vốn và đồng thời cũng góp phần tái cấu trúc hoạt động của cả tổng công ty, tập đoàn. Bên cạnh đó, các công ty con “mạnh” thì vị thế của “mẹ” cũng được củng cố.

    Điểm qua một số DN niêm yết mà Vinalines đã và đang nắm giữ cổ phần với tỷ lệ lớn bao gồm: Vosco (VOS), Vitranschart (VST), Vinaship (VNA), Gemadept (GMD), Viconship (VSC)..

    Sở hữu cổ phần tại không ít doanh nghiệp (DN) đang niêm yết trên sàn, nhưng NĐT gần như không thấy một ảnh hưởng nào của Vinalines tại những DN này. Điều này khác hẳn với Petro Vietnam hay Tập đoàn Sông Đà, ít nhiều cũng đặt dấu ấn của mình đối với những công ty con hay công ty mình sở hữu. Đó cũng là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao trên sàn NĐT nhắc nhiều đến họ CP Petro, Sông Đà, Vinaconex mà gần như không nói đến họ CP Vinalines.

    Trên thực tế, ngay những họ CP nhỏ hơn như Vneco thì Vinalines vẫn không bằng. Về quy mô có thể Vneco không bằng Vinalines nhưng CP của Vneco ít ra còn có sóng mạnh với mã VNE hay VE9. Điểm qua một số DN niêm yết mà Vinalines đã và đang nắm giữ cổ phần với tỷ lệ lớn bao gồm: Vosco (VOS), Vitranschart (VST), Vinaship (VNA), Gemadept (GMD), Viconship (VSC)… sẽ có một số điểm rất đáng chú ý.

    VOS, VST, VNA hiện đang là những CP “bèo” nhất trên sàn với giá dưới mức 5.000 đồng/CP, nhưng cả 3 lại đang được Vinalines sở hữu cổ phần với tỷ lệ lớn: 60% tại VOS và VST, 51% tại VNA. Ước tính một cách đơn giản, Vinalines là cổ đông sáng lập của những công ty này, góp vốn với giá 1.0 thì đến giờ xem như đã lỗ khoảng 50% vốn nếu căn cứ theo giá CP hiện nay.

    VOS có vốn điều lệ (VĐL) lên đến 1.400 tỷ đồng, nhưng hiện tại giá trị vốn hóa chỉ chừng 600 tỷ đồng, như vậy số cổ phần VOS mà Vinalines sở hữu chỉ khoảng 360 tỷ đồng, nhưng nếu tính theo mệnh giá 1.0 lại lên đến 840 tỷ đồng.

    Hay như phần vốn của Vinalines tại VNA hiện có giá trị tính theo giá CP trên thị trường vào khoảng 48 tỷ đồng, nhưng nếu Vinalines tiến hành thoái vốn chưa chắc đã đạt được con số này vì còn phụ thuộc vào biến động của TTCK và bên mua vào.

    Thực tế, tỷ lệ thua lỗ này có thể thay đổi do giá biến động và quá trình tăng vốn của các DN vừa nêu có thể diễn ra vấn đề chia tách. Nhưng nhìn chung, sở hữu những DN giá CP dưới 1.0 xem như thua lỗ.

    “Bèo” về giá CP đã đành, nhưng cả VOS, VST hay VNA cũng kém cỏi trong hoạt động kinh doanh khi thua lỗ trong quý I. VNA có VĐL 200 tỷ đồng, quý I vừa rồi lỗ hơn 43 tỷ đồng, số lỗ chiếm hơn 20% VĐL. Cuối tháng 4, HOSE đưa VNA vào diện cảnh báo với lý do bảo vệ quyền lợi NĐT do 3 năm liên tục báo cáo tài chính (BCTC) có ý kiến lưu ý của công ty kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục.

    Hay như trường hợp của VST, một số NĐT khi nhắc đến CP này thường chỉ chờ đợi xem công ty có hoạt động bán tàu cũ để tạo nguồn thu đột biến hay không, còn hoạt động kinh doanh chính lại không thấy gì đặc sắc. Vosco là một tên tuổi lớn trong ngành vận tải biển, nhưng từ khi lên sàn hồi cuối tháng 9-2010 đến nay cũng không có dấu ấn gì đặc biệt, quý I vừa rồi VOS lỗ gần 60 tỷ đồng.

    Với vốn điều lệ chỉ 200 tỷ đồng nhưng quý I-2012 VNA lỗ hơn 43 tỷ đồng.

    GMD và VSC là những CP “được giá” nhất trong “họ Vinalines” với thị giá lần lượt là 2.4 và 3.3 (tính đến phiên ngày 23-5). Đây cũng là một trong những DN hoạt động khá ổn trên sàn, nhưng trớ trêu là hiện tại Vinalines đều sở hữu cổ phần với tỷ lệ thấp.

    Đến đây sẽ có một số câu hỏi được đặt ra: Phải chăng do GMD và VSC thoát được ảnh hưởng của Vinalines nên có thể mở rộng hoạt động kinh doanh? Thực tế không thể phủ nhận việc phát triển của GMD hay VSC do ít nhiều đã tận dụng được những ưu thế từ cổ đông lớn Vinalines.

    Nhiều năm trước, khi thị trường quan tâm và đánh giá cao GMD, lúc đó Vinalines vẫn còn sở hữu lớn tại DN này. Như vậy việc Vinalines thoái vốn tại GMD và VSC có hợp lý hay không? Bởi đây là những DN hoạt động hiệu quả, thoái vốn cũng có nghĩa là mất đi những nguồn thu hợp lý cho mình.

    Một điểm chung không đáng có trong nhóm CP “họ Vinalines” chính là độ minh bạch không cao. Ngày 21-3, VOS bị HOSE cảnh cáo trên toàn thị trường với lý do vi phạm quy định về công bố thông tin (chậm công bố thông tin BCTC quý IV-2011).

    GMD là một DN có nhiều lợi thế, nhưng chưa bao giờ được đánh giá cao về độ cởi mở trong việc chia sẻ thông tin với NĐT, hiếm khi thấy lãnh đạo của GMD xuất hiện trên truyền thông để chia sẻ với cổ đông hay NĐT điều gì và ĐHCĐ của GMD cũng thường tổ chức trễ hơn so với các DN lớn khác.

    Ngoài những DN nêu trên, Vinalines còn sở hữu cổ phần tại một loạt DN nếu nói không quá không khác gì những “con bệnh”, những CP kém chất lượng trên thị trường.

    Chẳng hạn Hàng hải Đông Đô (DDM), một trong những “hình mẫu” tiêu biểu cho các DN khó khăn, phải bán tài sản để trang trải, rơi vào diện cảnh báo của HOSE; hay như Hàng hải Hà Nội (MHC) mà Vinalines hiện chỉ còn sở hữu dưới 10%, hồi đầu năm nay mới thoát khỏi việc bị hủy niêm yết cũng do tình hình kinh doanh quá yếu kém.

    Chưa cần nói đến những vấn đề yếu kém của Vinalines đang được mổ xẻ trong thời gian gần đây, chỉ cần nhìn vào sự yếu kém của các DN thuộc tổng công ty đang niêm yết trên TTCK cũng thấy được nhiều vấn đề. Việc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đưa công ty con, công ty thành viên của mình lên sàn là một chiến lược đúng đắn và đã có những hình mẫu thành công.

    Điều này giúp cho các công ty con tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh, huy động vốn và đồng thời cũng góp phần tái cấu trúc hoạt động của cả tổng công ty, tập đoàn. Bên cạnh đó, các công ty con “mạnh” thì vị thế của “mẹ” cũng được củng cố.Nhưng Vinalines lẫn các công ty con, thành viên của mình gần như không đạt được những tiêu chí trên và đây là một điều hết sức đáng tiếc. Chính vì vậy, CP họ Vinalines nói riêng hay nhóm CP vận tải biển nói chung luôn nằm ở nhóm “chót bảng” về sự quan tâm của NĐT trên sàn.

    Theo Hữu Phúc – Minh Hà
    Sài gòn đầu tư tài chính
  6. hongbach09

    hongbach09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2010
    Đã được thích:
    198
    Vinasun: Giá taxi tăng, nhưng nhu cầu sẽ không giảm
    26/05/2012 07:53 A.M
    Ông Trần Anh Minh, Phó tổng giám đốc CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun - VNS) nhận xét như vậy khi thị trường taxi đang bị nhiều yếu tố tác động mạnh.
    Theo ông, có thật Chủ tịch HĐQT VNS sẽ mua 1 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ nắm giữ từ 20,5% lên hơn 23% vốn ở VNS?

    Lâu nay, lãnh đạo VNS đăng ký giao dịch thế nào đều thực hiện nghiêm túc thế ấy. Lần này cũng vậy. Chủ tịch muốn thể hiện sự cam kết gắn bó lâu dài với Công ty.

    VNS đã công bố lợi nhuận quý I/2012 của công ty mẹ là 28,1 tỷ đồng. Con số lợi nhuận hợp nhất có thay đổi gì không, thưa ông?

    Không thay đổi bao nhiêu. Vì hoạt động của công ty con ở Đà Nẵng chủ yếu để tạo doanh thu. Lợi nhuận từ công ty mẹ vẫn đóng vai trò chính. Chúng tôi đang đi đúng theo kế hoạch đã vạch ra.

    Ngành vận tải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi giá xăng dầu và các chính sách liên quan đến giao thông. Riêng VNS thì sao?

    Xăng dầu là yếu tố đầu vào nên khi giá xăng dầu tăng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của VNS. Ngoài ra, lương, lãi vay, phí bảo hiểm đều tăng đã làm tăng chi phí cho VNS. Đặc biệt, sự gia tăng thuế trước bạ, khấu hao, phí cầu đường và có thể xuất hiện thêm nhiều phí giao thông mới chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến VNS. Tuy nhiên, chúng tôi tính được các tác động này và sẽ có sự điều chỉnh giá dịch vụ taxi hợp lý.

    Nếu điều chỉnh giá, VNS có lo sẽ không thu hút được khách hàng?

    Điều chỉnh này là điều chỉnh chung nên khách hàng sẽ hiểu. Khi điều chỉnh giá, chúng tôi ý thức phải tạo thêm những giá trị cộng thêm như tăng chất lượng xe, tăng khả năng phục vụ để khách hàng thoải mái hơn.

    Ngoài ra, taxi là phương tiện có nhiều ưu thế nên dù giá có tăng thêm, kinh tế suy giảm thì tôi cho rằng, nhu cầu taxi vẫn không giảm.

    Được biết, 70% vốn đầu tư của VNS phải vay ngân hàng. VNS có lo lắng về áp lực lãi vay?

    May mắn cho VNS là các khoản vay tài trợ đầu tư đều là vay trung và dài hạn. Ngoài ra, chính các tài sản cố định đầu tư này tạo doanh thu và dòng tiền, nên lãi vay không phải là vấn đề lo ngại ở VNS. Chúng tôi cũng tìm cách để đảm bảo tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, nợ/tổng tài sản ở mức an toàn.

    Một trong những kế hoạch năm 2012 là VNS sẽ mở rộng hoạt động thông qua thông tóm, sáp nhập (M&A) doanh nghiệp?

    Giữa đầu tư mới hoàn toàn với đầu tư thông qua M&A thì hình thức thứ hai có lợi thế hơn. Nhưng quan trọng là đôi bên đều nhìn thấy cơ hội từ sự hợp tác này. Chúng tôi sẽ hướng hoạt động M&A ra các tỉnh cho mục đích mở rộng địa bàn hoạt động.

    Đây sẽ là cách để đưa thương hiệu Vinasun đi xa hơn.
    Theo ĐTCK Online
  7. hongbach09

    hongbach09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2010
    Đã được thích:
    198
    VNS: Chủ tịch đã nâng tỷ lệ nắm giữ lên 23,83%
    26/05/2012 07:40 A.M
    CTCP Ánh Dương Việt Nam (VNS – sàn HOSE) vừa công bố kết quả giao dịch cổ phiếu của Chủ tịch HĐQT.
    Theo đó, từ ngày 11/5 đến 24/5, ông Đặng Phước Thành, Chủ tịch HĐQT VNS, đã đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu VNS.

    Hết thời hạn đăng ký, ông Thành đã mua được 999.995 cổ phiếu, nâng sở hữu từ 6,15 triệu cổ phiếu, tương đương 20,5%, lên thành 7.149.995 cổ phiếu, tương đương 23,83% tổng số cổ phiếu VNS đang lưu hành.

    Quý I/2012, lợi nhuận của Công ty mẹ đạt 28,1 tỷ đồng.

    Theo ĐTCK Online
  8. hongbach09

    hongbach09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2010
    Đã được thích:
    198
    Chủ nhật vui vẻ cả nhà nhé.:x:x:x
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[r32)][};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  9. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    799
    em nghĩ đấy là lời nói thật lòng và thực sự là nó đúng
  10. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    799
    nhưng năm nay em thấy mấy em chứng khoán đầu ngành như HCM và SSI lại ngon

Chia sẻ trang này