Chia sẻ thông tin, nhận định, kinh nghiệm (phần 7)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duc6869, 25/05/2012.

5168 người đang online, trong đó có 599 thành viên. 17:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 43196 lượt đọc và 512 bài trả lời
  1. tuanminh2007

    tuanminh2007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Sang tuần T2 tăng, thanh khoản cải thiện thì úp cả tuần nhỉ
  2. SuPerSic

    SuPerSic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/02/2012
    Đã được thích:
    2
    -Tái cơ cấu kinh tế: Chính sách-Con người-Tiền

    -Trao đổi với PV, ông Cao Sĩ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV VN cho rằng, để đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế phát huy được hiệu quả thì phải giải quyết được ba vấn đề chính: Chính sách - con người - tiền.

    - Ông đánh giá thế nào về Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh mà Chính phủ vừa trình Quốc hội?

    Tôi thấy rằng đề án này hơi dàn trải và chưa chỉ ra được các yếu huyệt. Các giải pháp đưa ra cũng chưa đi vào trọng tâm, mũi nhọn, kể cả về hành lang pháp lý, về mô hình, cách thức triển khai…

    - Vậy theo ông đâu là trọng tâm của Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế?

    Vấn đề lớn nhất hiện nay là đánh giá một cách chính xác thực tại nền kinh tế, từ đó mới có thể “bốc thuốc chữa bệnh”. Có rất nhiều vấn đề được đặt ra, đó là: môi trường chính sách, hệ thống mô hình tổ chức và nguồn nhân lực.

    Chúng ta muốn chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, khắc phục vấn đề sử dụng vốn nhiều, lao động nhiều, tài nguyên nhiều thì cần đảm bảo có sự thay đổi cơ bản về chất lượng. Những khuyết điểm cũng cần phải được phân biệt rõ cái nào mang tính tình thế, cái nào tích tụ từ lâu, kể cả trong định hướng đường lối, trong kết cấu hạ tầng, bố trí nhân sự… Từ đó có giải pháp riêng phù hợp

    Đối với giải pháp ngắn hạn, Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Khoá XI đã xác định ba lĩnh vực ưu tiên tái cơ cấu trong 5 năm tới, bao gồm: tái cơ cấu đầu tư với trọng tâm là đầu tư công, tái cơ cấu thị trường tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, và tái cơ cấu DN nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn và TCty nhà nước. Nhưng đối với nội dung trọng tâm và lâu dài của tái cơ cấu kinh tế như định hướng mô hình phát triển, cơ cấu các thành phần và vùng miền là phải có đánh giá rất nghiêm túc và phải có phát hiện sâu sát những bất cập để đổi mới.

    - Một vấn đề đang gây nhiều tranh luận hiện nay là có cần thiết phải “bơm” tiền để thực hiện tái cơ cấu kinh tế ? Quan điểm của ông về vấn đề này?

    Dứt khoát là phải cần đến tiền. Tiền để thực làm đề án đã đành nhưng cần một khoản tiền không nhỏ để bù vào những tổn hại khi triển khai đề án. Chẳng hạn, như cơ cấu lại ngân hàng thì phải giải quyết nợ xấu, giải quyết nợ không thu hồi được, giải quyết các đơn vị bị xóa sổ…

    Để thực hiện thành công đề án tái cơ cấu thì ba vấn đề mấu chốt cần phải được đặc biệt quan tâm là: định hướng môi trường và chính sách; công tác nhân sự và tiền.

    Xin cảm ơn ông!
    -
  3. chemgioluotsong

    chemgioluotsong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/05/2012
    Đã được thích:
    0
    cuoi tuan tich cuc chem gio vai =)) =)) =)) =))
  4. tuanminh2007

    tuanminh2007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    0
    G8 còn bàn đến tiền nữa là VN
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu trong tuần qua





    [​IMG]
    Không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường hàng hóa toàn cầu, diễn biến của thị trường nhiên liệu thế giới trong tuần qua cũng hết sức ảm đạm, khi giá dầu liên tiếp tụt xuống các mức thấp kỷ lục của tháng.
    Điều này đã khiến nỗ lực bứt phá đi lên của giá “vàng đen” trong hai phiên cuối tuần trở nên kém hấp dẫn.

    Đầu tuần (ngày 21/5), hoạt động đầu cơ hàng hóa giá rẻ cùng với những lo ngại về diễn biến căng thẳng tại Iran đã đẩy giá dầu mỏ đi lên tại thị trường Mỹ. Thêm vào đó, thị trường năng lượng còn nhận được sự hỗ trợ từ kết quả tích cực của cuộc họp Nhóm 8 nước công nghiệp phát triển (G8), sau khi lãnh đạo các nước này cam kết sẽ giữ Hy Lạp ở lại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) cân bằng giữa các biện pháp khắc khổ và tăng trưởng.

    Tuy nhiên, giá dầu liên tiếp sụt giảm mạnh trong những phiên sau đó, do xuất hiện xu hướng né tránh các tài sản rủi ro của giới đầu tư, sau khicựu Thủ tướngHy Lạp Lucas Papademosbất ngờ đưa ra lờicảnh báo rằng Athens có thể sẽ rời khỏi khu vực Eurozone .

    Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận định rằng châu Âu, nơi tiêu thụ 18% sản lượng dầu của thế giới, có thể rơi vào suy thoái trong năm 2012 nếu các nhà lãnh đạo không kịp thời đưa ra các biện pháp kích thích nền kinh tế. Điều này có thể tác động tiêu cực tới nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới, trong thời điểm mà nguồn cung đang có xu hướng gia tăng, với việc Arập Xêút và Libya đều nâng dự báo về sản lượng dầu trong năm nay.

    Bên cạnh đó, việc Iran đồng ý để các giám sát viên của Liên hợp quốc tới nước này thanh sát chương trình hạt nhân mới được cho là một động thái nhượng bộ, giúp tình hình căng thẳng giữa Têhêran và các nước phương Tây trở nên “dễ thở” hơn, song chính điều này lại là nhân tố khiến giá dầu đua nhau “lao dốc.”

    Đáng chú ý là trong phiên giao dịch ngày 23/5, giữa lúc đồng euro chìm xuống mức đáy của 22 tháng qua, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 7/2012 cũng giảm tới 1,95 USD xuống 89,9 USD/thùng-mức thấp nhất kể từ tháng 10/2011.

    Tới phiên giao dịch ngày 24/5, giá dầu bật tăng trở lại sau khi cuộc họp kéo dài 2 ngày giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm 5 ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc cùng với Đức) tại Baghdad xung quanh chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của quốc gia Hồi giáo này đã không đạt được bước đột phá nào. Theo giới phân tích, giá dầu phục hồi một phần cũng là do nhiều nhà đầu tư tung tiền "săn" hàng giá hời khi mặt hàng nguyên liệu chiến lược này đã giảm xuống các mức quá thấp trong nhiều tháng qua, thậm chí giá dầu ngọt nhẹ đã "bốc hơi" tới 16 USD/thùng chỉ trong vòng 3 tuần trở lại đây, xuống dưới ngưỡng 90 USD/thùng.

    Những bế tắc trong tình hình kinh tế-chính trị tại châu Âu cùng với sự bất đồng dai dẳng giữa Iran và phương Tây xung quanh chương trình hạt nhân của nước này đã tiếp tục đẩy giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng trong ngày giao dịch cuối cùng của tuần (25/5). Kết thúc phiên này, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2012 tại sàn New York tăng 20 xu, tương đương 0,2%, lên 90,86 USD/thùng. Tuy nhiên, tính chung cả tuần qua, giá mặt hàng này vẫn giảm 0,7%. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển giao cùng kỳ hạn cũng tăng 28 xu, lên 106,83 USD/thùng .

    Nhưng dù sao thông tin nhóm P5+1 và Iran sẽ gặp lại nhau trong hai ngày 18-19/6 tại thủ đô Mátxcơva của Nga đã phần nào trấn an tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường năng lượng và góp phần hỗ trợ giá dầu đi lên.

    Cũng trong phiên giao dịch 25/5, giá xăng giao tháng 6/2012 tại Mỹ tăng 2 xu (0,6%), lên 2,89 USD/gallon. Giá dầu sưởi ấm tăng 1 xu (0,2%), lên 2,83 USD/gallon. Ngược lại, giá khí tự nhiên lại giảm 8 xu, tương đương 3%, xuống còn 2,57 USD/triệu BTU. Tính chung cả tuần qua, giá dầu sưởi và xăng đều đi ngang, trong khi giá khí tự nhiên kỳ hạn giảm tới 6,4%./.

    theo Minh Trang
    TTXVN

  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Hiệu quả doanh nghiệp nhà nước: cũ mà mới


    SGTT.VN - Khó lòng phủ nhận điểm tích cực mà khủng hoảng kinh tế thế giới mang lại cho nền kinh tế Việt Nam là góp phần đưa ra ánh sáng các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, trong đó có các tập đoàn kinh tế của Nhà nước.
    Cụ thể, khi kinh tế thế giới giảm tốc, nhu cầu vận chuyển hàng hoá suy giảm. Hệ quả là chỉ số Baltic, thước đo sức khoẻ vận tải viễn dương, giảm cùng với sự suy giảm của các đơn đặt hàng đóng tàu. Tác động này đẩy nhanh tiến trình làm ăn thua lỗ, bộc lộ những điểm yếu về quản lý và điều hành của các anh cả đỏ một thời như Vinashin và mới đây là Vinalines. Quan trọng hơn, sự sụp đổ buộc phải tái cơ cấu Vinashin và có thể sắp tới là Vinalines như một mồi lửa hun đốt một đầu, đặt doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vào thế: cải cách hay là chết?
    [​IMG]
    Vinalines có không ít sai phạm là bản sao của Vinashin.
    Trong bối cảnh đó, các kiến nghị về tái cơ cấu DNNN của uỷ ban Kinh tế của Quốc hội mang yếu tố mới khi vẽ ra lộ giới để quy hoạch khối doanh nghiệp đang được xác định giữ vai trò chủ đạo. Sứ mệnh của các doanh nghiệp này tóm gọn là các lĩnh vực mà chỉ nhà nước mới có thể cung cấp như quốc phòng, an ninh, cũng như một số ngành đặc thù, hay trong giai đoạn ươm mầm, nơi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa để mắt hoặc chưa đủ năng lực đảm đương. Xem đề xuất trên như một khung quy hoạch để thấy việc triển khai thực hiện tái cơ cấu DNNN, cần cụ thể hoá các khái niệm như thế nào là lĩnh vực tạo ra hàng hoá thiết yếu? Loại doanh nghiệp trong ngành công nghệ nào được xem là mới và có nhiều rủi ro? Hay thế nào ngành có tính đặc thù? Nếu không xác định được, bài toán tái cơ cấu DNNN ngay trong bước đầu tiên đã dần vào ngõ cụt.
    Cho dù minh định được lý do tồn tại của DNNN, điều đó không bảo đảm DNNN sẽ hoạt động hiệu quả. Điểm chung trong kết quả thua lỗ của Vinashin và Vinalines, không chỉ nằm trong loại hình doanh nghiệp hay lĩnh vực hoạt động, mà còn ở các sai phạm trong quản lý và điều hành ở các tập đoàn kinh tế nhà nước, mô hình mang tính thử nghiệm nhưng chưa được tổng kết. Tại nhiều hội thảo liên quan đến chủ đề đổi mới DNNN, các chuyên gia hầu như thống nhất về các bất cập trong mô hình tập đoàn hiện nay. Theo tiến sĩ Trần Tiến Cường, nguyên trưởng ban cải cách và phát triển doanh nghiệp (viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) trong tham luận tại hội thảo “Tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc DNNN” hồi đầu tháng 5 năm nay, cho dù có thay đổi mô hình từ song trùng hay phân tán, cốt lõi, vẫn không có sự phân tách giữa chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước. Điều này dẫn tới các hệ quả, cũng theo tiến sĩ Cường, như không rõ cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu; cơ sự lấn sân từ quản lý nhà nước sang quản lý của chủ sở hữu và ngược lại; bộ máy quản lý không chuyên nghiệp. Tiến sĩ Cường viết rõ: “Sự chồng chéo và không chuyên trách dẫn tới khó quy định rõ và khó phân xử trách nhiệm giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quá trình thực hiện và khi có vấn đề hoặc hậu quả xảy ra”. Cho tới thời điểm này, các bộ lần lượt nhận trách nhiệm về vụ Vinashin song không có gì bảo đảm mối tương quan giữa “nhận trách nhiệm” và khả năng ngăn chặn các sai phạm trong quản lý và điều hành ở các tập đoàn, mà điển hình là ở Vinalines có không ít sai phạm là bản sao của Vinashin.
    Lý thuyết đại diện của kinh tế học, chỉ ra trong mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện – ban điều hành, nếu không có thiết chế giám sát, chế độ trả công gắn nghĩa vụ với quyền lợi, thì phía đại diện có xu hướng tìm kiếm lợi ích riêng. Trong môi trường chưa rõ ràng về đại diện chủ sở hữu cũng như thiếu cơ chế giám sát, sự minh bạch thông tin, thì ưu tiên cho lợi ích riêng của những người điều hành càng khó tránh.
    Giả sử có sự tách bạch về sở hữu chủ, thì bài toán quản trị DNNN đòi hỏi bộ tiêu chí đánh giá, cơ chế giám sát, minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình. Một khi không cụ thể và lượng hoá được, khó có thể điều hành và giám sát quá trình điều hành, quản trị của doanh nghiệp.
    Câu chuyện “Cha chung không ai khóc” ở DNNN vốn thường được nhắc đến từ trước đổi mới kinh tế. Nay, chuyện này vẫn mang tính thời sự ở các tập đoàn kinh tế nhà nước. Chỉ khác là, thời nay các mô hình quản lý, kiến thức quản trị đang được cập nhật khá thường xuyên ở Việt Nam và xuất hiện đều trong các nghiên cứu hay hội thảo về quản trị doanh nghiệp.
    Quốc Khánh
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Giá vàng vụt tăng sau Thông tư 16


    TTO - Giá vàng miếng trong nước giao dịch ngày cuối tuần vụt tăng thêm 300.000 đồng/lượng sau khi NH Nhà nước ban hành Thông tư 16 hướng dẫn Nghị định 24, tiếp tục cho kinh doanh vàng miếng tự do trong vòng 6 tháng tới.
    [​IMG]
    Thông tư 16 cho phép hoạt động kinh doanh mua, bán vàng tự do được kéo dài thêm 6 tháng, tính từ ngày 10-7 tới - Ảnh: TTO
    Giá vàng SJC niêm yết sáng 26-5 tăng ở hai chiều mua, bán. Theo đó, giá mua vào ở mức 41,52 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 41,72 triệu đồng/lượng. Còn giá vàng Phượng Hoàng PNJ của Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận mua vào 41,42 triệu đồng/lượng, bán ra 41,57 triệu đồng/lượng.
    Tại Hà Nội, giá vàng rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh tăng tới 300.000 đồng/lượng so với hôm qua nhưng giá bán ra loại vàng này vẫn ở mức 40,35 triệu đồng/lượng, mua vào 40,65 triệu đồng/lượng.
    Những ngày qua, chênh lệch giá giữa vàng SJC với vàng miếng các thương hiệu khác ngày càng bị nới rộng. Sáng nay, vàng miếng Bảo Tín Minh Châu thấp hơn vàng miếng SJC 1,07 triệu đồng/lượng.
    Giá vàng trong nước đã có một tuần chông chênh do phụ thuộc vào giá vàng thế giới trồi sụt liên tục. Trong ngày 23-5, giá vàng về chạm mức đáy trong tuần nhưng sau đó phục hồi tăng trở lại.
    Trên thị trường thế giới, giá vàng hồi phục nhanh trở lại khi các chuyên gia vàng dự đoán giá vàng sẽ kiểm tra ngưỡng tâm lý quan trọng 1.600 USD/ounce vào tuần tới.
    Đêm qua, giá vàng giao tháng 6-2012 tại Mỹ đóng cửa tăng 0,7% lên mức 1.568,9 USD/ounce. Nhưng tính trong tuần này, giá vàng đã giảm 1,2% do giá giảm mạnh trong 3 ngày đầu tuần.
    Trên sàn Kitco sáng nay, giá vàng giao ngay đang neo ở mức 1.573,7 USD/ounce, tăng 15,9 USD so với giá đóng cửa phiên trước.
    Theo khảo sát chuyên gia vàng của Kitco, hầu hết kỳ vọng giá vàng tăng cao hơn. Các nhà phân tích kỹ thuật cũng cho rằng mục tiêu của vàng sẽ là 1.600 USD/ounce trong tuần tới.
  8. tuanminh2007

    tuanminh2007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    0
  9. khongyeu

    khongyeu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    980
    ÚI giời, có 2 ngày không vào diễn đàn mà pic của bác Duc đã dài thế này. Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ. Chúc toàn thể f319 sang tuần mới nhiều thành công.
  10. SuPerSic

    SuPerSic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/02/2012
    Đã được thích:
    2
    -Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 11 tỷ USD

    -Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã lấy lại đà tăng trưởng, khối lượng và giá trị xuất khẩu hầu hết các mặt hàng đều tăng khả quan.

    -Kim ngạch xuất khẩu trong tháng Năm ước đạt 2,3 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 5 tháng đầu năm ước đạt gần 10,9 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.

    Đáng chú ý, ngoại trừ gạo và cao su giảm nhẹ về khối lượng và giá trị, các mặt hàng nông sản khác tạm thời vượt qua khó khăn về thị trường. Xuất khẩu nhóm hàng nông sản 5 tháng đạt 6,1 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.

    Cụ thể, lượng gạo xuất khẩu 5 tháng ước đạt 3 triệu tấn, với giá trị 1,4 tỷ USD. Giá xuất khẩu gạo bình quân đạt 470 USD/tấn. Thị trường xuất khẩu gạo năm nay có nhiều thay đổi, trong đó thị trường Trung Quốc tăng mạnh, gấp 4,4 lần về lượng và gần 4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước; trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh đó, Malaysia đã vượt qua Indonesia để trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai, tăng xấp xỉ 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng tích cực tìm kiếm các thị trường mới thay thế cho các thị trường truyền thống. Châu Phi là nhóm thị trường có tăng trưởng vượt bậc như Côte d'Ivoire, Ghana và Senegal, giúp tiêu thụ gạo phẩm cấp trung bình của Việt Nam.

    Xuất khẩu càphê 5 tháng đạt 860.000 tấn, kim ngạch gần 1,8 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước tăng cả về lượng (7,8%) và giá trị (3%). Hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam là Đức (chiếm 13,9%) và Hoa Kỳ (12,8%) tăng trưởng khá cả về lượng và giá trị. Thị trường Indonesia tăng trưởng đột biến, gấp 8 lần so với cùng kỳ năm 2011.

    Trong khi đó, dù tình hình tiêu thụ cao su vẫn khá tốt so với cùng kỳ năm trước, tăng ở nhiều thị trường lớn như Trung Quốc (tăng 16,8%), Malaysia (gấp 3 lần), Đài Loan (tăng 61%), Ấn Độ (gấp 6 lần) nhưng do giá cao su đang xuống thấp nhất từ đầu năm đến nay nên giá trị xuất khẩu cao su lại giảm. 5 tháng qua, xuất khẩu cao su đạt 317.000 tấn, thu về 952 triệu USD, tăng 35,2% về lượng nhưng lại giảm 7,2% về giá trị. Giá xuất khẩu trung bình đạt 3.000 USD/tấn, giảm 1.365 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

    Các mặt hàng khác như chè, tiêu, điều…vẫn giữ được thị trường tiêu thụ ổn định. Lượng chè xuất khẩu 5 tháng đạt 49.000 tấn với kim ngạch hơn 69 triệu USD, tăng 17,2% về lượng và 14,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Tình hình tiêu thụ chè khá khả quan, Pakistan tiếp tục giữ vị trí thứ nhất, tăng trưởng được thấy ở hầu hết các thị trường lớn ngoại trừ Nga và Đức./.

Chia sẻ trang này