Chiến lược giao dịch ngày 19/7/2011:

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi quyphupham, 19/07/2011.

4074 người đang online, trong đó có 347 thành viên. 14:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 2387 lượt đọc và 50 bài trả lời
  1. long.bvan

    long.bvan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Đến cuối năm nay, thị trường BĐS khó khởi sắc
    Bên lề Đại hội Hiệp hội BĐS Việt Nam lần thứ 3, TS Đỗ Thị Loan – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS TP.HCM đã chia sẻ, giai đoạn này cũng như giai đoạn tới không dễ để làm giàu khi đầu tư vào BĐS bởi thị trường khó có thể khởi sắc khi bị siết tín dụng.

    TS Đỗ Thị Loan – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS TPHCM.
    Có nhiều ý kiến cho rằng, chính sách tín dụng cho BĐS không được ổn định, gây mất an toàn cho các bên liên quan tham gia thị trường. Bà đánh giá thế nào về ý kiến này?

    Thực ra mà nói, theo dõi các năm qua, các ngân hàng hết sức quan tâm và ưu ái cho ngành BĐS, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư cũng như những người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn vay cho ngân hàng.

    Hiện nay, ngân hàng không thể tiếp tục cho chủ đầu tư, khách hàng vay tiền nhiều hơn nữa vì vấn đề nguồn cung tiền có giới hạn, nhiều ngành và lĩnh vực đặc biệt như sản xuất, xuất nhập khẩu… phải được ưu tiên phát triển trong tình hình hiện nay.

    Nếu chúng ta tiếp tục nới lỏng cho vay, thì trên cả nước có bao nhiêu dự án, chưa có cơ quan nào tính toán tất cả các dự án này có bao nhiêu nền nhà, bao nhiêu căn hộ, thực tế nhu cầu ở thực sự tại từng địa phương, tỉnh, thành phố là bao nhiêu? Nếu cứ tiếp tục cho cung tiền ra mà không kiểm soát được quan hệ cung – cầu thì sẽ xảy ra thực trạng nhiều dự án ra mà sẽ không có người ở.

    Bà nhận định như thế nào về con số Hà Nội “hút” 6,9% tín dụng trong tổng số dự nợ BĐS 6 tháng đầu năm?

    Tôi nghĩ chưa có con số cụ thể của từng tỉnh thành khác như tỷ lệ bao nhiêu và có cao hơn không vì hiện nay dư nợ BĐS trên cả nước khoảng 220 nghìn tỷ thì Hà Nội đã là hơn 38 nghìn tỷ. Dù sao phía Nam vẫn nghĩ rằng, người dân Hà Nội luôn có nhiều tiền hơn người dân TP Hồ Chí Minh, lượng tiền trên thị trường Hà Nội lúc nào cũng nhiều hơn lượng tiền có trên thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh.

    Về món nợ hơn 38 nghìn tỷ, từng doanh nghiệp BĐS cần cố gắng giải quyết, làm sao đưa sản phẩm tốt nhất ra thị trường, đáp ứng sát những nhu cầu thực sự của người dân. Phải bán hàng ra được thì mới có tiền trả cho ngân hàng, còn nếu không giải quyết được thì cùng với lãi suất ngày một tăng thêm thì số tiền dư nợ BĐS còn tiếp tục tăng lên trong tương lai.

    Quan điểm của bà thế nào khi có ý kiến cho là, với dư nợ tín dụng quá thấp thì khó khăn của thị trường BĐS Hà Nội không phải do siết tín dụng?

    Qua theo dõi tôi thấy, có những thời kỳ thị trường BĐS tại TP Hồ Chí Minh quá khó khăn, số lượng giao dịch rất ít, thế nhưng thị trường Hà Nội lại vẫn “sung”, nào là Ba Vì, Sóc Sơn đất đều sốt từng ngày, thậm chí những vùng phụ cận Hà Nội cũng sốt, khu căn hộ cũng sốt lên… Vì thế, bên cạnh vấn đề vay tiền ngân hàng, nhưng theo tôi, tiềm lực tài chính của người dân Hà Nội còn rất nhiều, có thể tham gia vào thị trường.

    Do đó, con số dư nợ hơn 38 nghìn tỷ này có thể sẽ giảm hoặc tăng, điều này phụ thuộc vào vấn đề chủ đầu tư có bán được hàng hay không. Mà điều này lại phụ thuộc vào vị trí, giá cả cạnh tranh, đáp ứng sát nhu cầu của người mua, nhất là đối tượng mua để ở, kể cả nhu cầu đầu tư, mua đi bán lại, người ta phải đánh giá kỹ dự án có tính thanh khoản cao mới đầu tư. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi ngân hàng hạn chế cho vay tín dụng, chủ đầu tư xây giữa chừng không có tiền làm tiếp dẫn đến dự án dở dang thì sẽ không bán được.

    Có nhiều ý kiến cho rằng, giá nhà ở Hà Nội cao là do giá đầu vào cao nên đã đẩy giá sản phẩm lên cao. Ý kiến bà về vấn đề này thế nào?

    Tôi nghĩ rằng, việc giá BĐS bị đẩy lên cao trong thời gian qua là do người dân rất thích đầu tư BĐS ngoài kênh đầu tư vàng và đô la. Có lẽ, kinh nghiệm của họ cho thấy rằng, trong quá khứ có người tiền mặt cũng có nhiều nhưng sau một thời gian đầu tư nhà đất bây giờ trở nên giàu “kếch xù”, vì thế làm cho nhiều người có lòng mong muốn đầu tư trong lĩnh vực này để làm giàu như những người trước đó. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng như giai đoạn tới đây không dễ để làm giàu như những năm vừa qua.

    Xin bà cho biết tình hình thị trường BĐS từ nay đến cuối năm liệu có thể khởi sắc?

    Theo ý kiến cá nhân tôi thì tình hình BĐS Việt Nam không khả quan lắm trong cuối năm. Bởi lẽ, Ngân hàng Nhà nước kiên quyết siết chặt tín dụng nên tỷ lệ tín dụng cho khu vực phi sản xuất tiếp tục giảm từ 22% vào cuối tháng 6 và giảm còn 16% vào cuối tháng 12. Chính vì lý do đó mà nguồn tiền trên thị trường sẽ không trụ được nên dự báo thị trường từ nay đến cuối năm khả năng khởi sắc là điều rất khó.

    Hiện nay thị trường BĐS đang trong giai đoạn hết sức trầm lắng, nói đóng băng là không đúng, bởi đóng băng thì không có nơi nào giao dịch nhưng thực tế ở đâu đó vẫn có giao dịch, vấn đề là nhiều hay ít và tùy theo địa phương. Còn đóng băng hoàn toàn thì không, nếu chủ dự án có đưa ra thị trường những dự án tốt, có vị trí đắc địa, đáp ứng nhu cầu ở thực sự của người dân mà giá cạnh tranh thì chắc chắn những người có khả năng về tài chính sẽ mua để ở, còn những người mua để đầu tư, nhất là những người dùng vốn vay ngân hàng thời gian qua và thời gian tới sẽ chững lại.

    Nguồn vay tín dụng từ ngân hàng đã bị siết chặt, tỷ lệ đầu tư lướt sóng, mua để chờ thời cơ bán lại sẽ giảm đi, còn những người có nhu cầu thực sự về nhà ở, nếu hội tụ các điều kiện nêu trên, đặc biệt chủ đầu tư có khả năng hoàn thành dự án đúng tiến độ thì người dân sẽ mua.

    Thị trường BĐS Việt Nam đặc biệt là ở những đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ khả quan hơn khi nào chính sách tín dụng được nới lỏng, kể cả chủ đầu tư lẫn khách hàng mua nhà có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng may ra thị trường mới có cơ hội khởi sắc.
  2. long.bvan

    long.bvan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2011
    Đã được thích:
    0
    AGR lãi sau thuế 54 tỷ đồng nửa đầu năm

    (*********) – CTCP Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (HOSE: AGR) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2 với lợi nhuận sau thuế 49 tỷ đồng, tăng 127% so với cùng kỳ, nâng lũy kế 6 tháng đầu năm lên 54 tỷ đồng.
    Trong quý này, AGR đạt 416.7 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ so mức 404 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

    Cơ cấu doanh thu của AGR chiếm tỷ trọng cao nhất là doanh thu khác với 256.7 tỷ đồng, tiếp đến là hoạt động tự doanh mang lại 152.3 tỷ đồng. Doanh thu từ hai mảng này đều tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

    Doanh thu từ các mảnh khác chiếm tỷ trọng thấp nhưng hầu hết đều sụt giảm so với cùng kỳ, ngoại trừ doanh thu từ tư vấn.

    Trừ đi các khoản chi phí hoạt động kinh doanh là 343.8 tỷ đồng, AGR đạt lợi nhuận gộp 72.9 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ.

    Các khoản lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 65.7 tỷ đồng và 49.3 tỷ đồng, cùng tăng mạnh so với mức 21.7 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2010.

    Lũy kế 6 tháng đầu năm, AGR đạt 833.4 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng so với mức 799.4 tỷ đồng của cùng kỳ 2010, nhưng và lợi nhuận sau thuế lại giảm còn 54 tỷ đồng so với mức 98.8 tỷ đồng.

    Theo bảng cân đối kế toán, AGR trích lập 173.6 tỷ đồng dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn. Trong khi lượng tiền và tương đương tiền AGR nắm giữ đến cuối quý 2 là 877.5 tỷ đồng, tăng gần 100 tỷ đồng so với đầu năm.
  3. long.bvan

    long.bvan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2011
    Đã được thích:
    0
    LIX: 6 tháng lãi ròng 40.8 tỷ đồng, EPS 4,537 đồng
    (*********) – 6 tháng đầu năm 2011, CTCP Bột giặt LIX (HOSE: LIX) đạt doanh thu thuần 632.88 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 40.83 tỷ đồng. EPS đạt 4,537 đồng.
    So với cùng kỳ năm 2010, doanh thu thuần tăng 33%, còn lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ 2.8%.

    Riêng trong quý 2, doanh nghiệp này ghi nhận mức doanh thu thuần 289.67 tỷ đồng, tăng trưởng 20.7% so cùng kỳ năm trước.

    Mặc dù doanh thu tăng nhưng chi phí bán hàng quý 2 lại giảm mạnh 80%, chỉ chiếm 3.78 tỷ đồng.

    Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 18%, xấp xỉ 8 tỷ đồng.

    Kết thúc quý 2, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 22.96 tỷ đồng, tăng 24.7% so với cùng kỳ năm ngoái. EPS ở mức 2,552 đồng.

    Kết quả kinh doanh quý 2

    Đơn vị tính: Tỷ đồng


    Nguồn: BCTC quý 2/2011
  4. anhhaiftu

    anhhaiftu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2011
    Đã được thích:
    0
    hôm nay em chẳng mua bán gì
  5. long.bvan

    long.bvan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Giá vàng lập kỷ lục mới 1.607,9 USD/ounce
    08:33 19/7/2011

    (InfoTV) - Nỗi lo các nhà lập pháp Mỹ sẽ thất bại trong việc nâng trần nợ trước hạn giúp vàng có phiên tăng thứ 11 liên tiếp - chuỗi ngày tăng dài nhất trong lịch sử.
    - Giá vàng tăng có thể gây bất ổn cho tỷ giá
    - Giá vàng tăng: Nhà nước và người dân đều có lợi
    - Vàng tăng mạnh đầu tuần
    - Tuần qua, xuất khẩu 5 - 7 tấn vàng dưới dạng nữ trang
    - “Bão giá vàng” trong nước đẩy nguy cơ lạm phát leo cao

    Vàng vẫn tăng mạnh ngay cả khi USD tăng giá. Kim loại quý được hỗ trợ vững chắc bởi châu Âu đang phải vật lộn để đưa ra gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp và nguy cơ khủng hoảng lây lan.

    Trong 11 ngày qua, giá vàng đã tăng 8% bởi tổng thống Obama và Quốc hội Mỹ vẫn chưa đạt được thoả thuận nâng trần nợ 14,3 nghìn tỷ USD trong khi ngày đến hạn chỉ còn chưa đến 3 tuần.

    Chốt phiên 18/7, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.603,89 USD/ounce, sau khi đạt kỷ lục 1.607,01 USD/ounce giữa phiên. Trong 4 ngày qua, giá vàng có 3 lần lập kỷ lục. Đợt tăng này cũng là dài nhất trong lịch sử, vượt chuỗi tăng 10 ngày liên tiếp của năm 1970.

    Giá vàng giao tháng 8 tăng 12,3 USD lên đóng cửa ở 1.602,4 USD/ounce, sau khi giao dịch từ 1.591,4 – 1.607,9 USD/ounce. Khối lượng giao dịch đạt 130.000 lots, thấp hơn nhiều so với tuần trước.
    Đồ thị kỹ thuật cho thấy giá vàng sẽ lên 1.700 USD/ounce trong vài tháng tới. Robert Lutts, nhà quản lý đầu tư của Cabot Money Management cho biết, giá sẽ lên tới 2.000 USD/ounce trong 9 tháng tới và đó không phải là một dự báo điên cuồng trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

    Jason Pride, giám đốc đầu tư của Glenmede, một quỹ quản lý tài sản với 20 tỷ USD, tuy nhiên cho rằng nếu Mỹ đạt được kế hoạch về giảm thâm hụt ngân sách thì vàng sẽ gặp khó khăn để giữ đà tăng.

    Giá bạc hôm qua tăng gần 4% lên trên 40 USD/ounce lần đầu tiên kể từ tháng 5. Trong 2 tuần qua, cùng đà tăng của giá vàng, bạc đã có thêm 15% giá trị.

    Bởi Mỹ và châu Âu vẫn chưa giải quyết được nợ nần, nhiều nhà đầu tư đã muốn sở hữu vàng hơn các tài sản khác, đặc biệt là tiền tệ. Chỉ số chứng khoán S&P 500 và giá dầu cùng giảm hơn 1% trong phiên hôm qua.

    Các hãng xếp hạng tín dụng uy tín trên thế giới đã cảnh báo, trước 5 ngày đến hạn trần nợ, nếu Mỹ không có biện pháp nào đưa ra thì họ sẽ hạ xếp hạng tín dụng của nền kinh tế số 1 thế giới. Những người quan sát thị trường cho rằng, tình hình này sẽ hỗ trợ cho vàng tăng tiếp trong những phiên tới.
  6. Tranlong1109

    Tranlong1109 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Nếu như trong phiên giao dịch hôm qua, nhóm nghành thép là nhóm tăng điểm mạnh nhất thì hôm nay nhóm nghành thép là nhóm giảm điểm mạnh nhất trong phiên giao dịch hôm nay. Mã Pom là mã chiếm tỷ trọng lớn nhất đối với nhóm nghành này.

    Mong nhà mình thắng lợi!
  7. long.bvan

    long.bvan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2011
    Đã được thích:
    0
    “Cơn lốc” giá vàng chưa dừng lại?
    10:04 19/7/2011

    (InfoTV) - Đà tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu bị đe dọa với hàng loạt thông tin không mấy khả quan trong những ngày qua khiến giá vàng không ngừng chinh phục hết đỉnh cao này đến kỷ lục khác. Vậy đâu là cái đích cuối cùng?
    - Giá vàng lập kỷ lục mới 1.607,9 USD/ounce
    - Vàng vọt lên 39,55 triệu đồng/lượng
    - Phát hiện chiêu xuất lậu hàng chục tấn vàng
    - Giá vàng đã đạt đỉnh?

    Nhà đầu tư thế giới đổ xô vào vàng...

    Sau một thời gian dài không có nhiều biến động, giá vàng đã tăng trở lại. Ngày 14/7, vàng lập kỷ lục mới khi đạt 1.594,16 USD/ounce. Sang ngày 15/7, giá giảm nhẹ, song ngày cuối tuần 16/7, giá lại "nóng" khi liên tục được giao dịch ở mức 1.593,8 USD/ounce.

    Giá vàng liên tục tăng cao được các chuyên gia cho là một sự tất yếu trong bối cảnh sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu đang bị đe dọa bởi những thông tin không mấy khả quan.

    Từ trước đến nay, sự biến động của giá vàng luôn được coi là thước đo phản ánh nền kinh tế. Nếu nhà đầu tư lạc quan, người ta sẽ tìm đến những kênh đầu tư khác như tiền tệ, chứng khoán, bất động sản chứ không đổ xô vào vàng và ngược lại, chỉ cần có một thông tin không tốt từ những nền kinh tế lớn thế giới, nhà đầu tư lại đua nhau tìm đến vàng để tránh rủi ro.

    Lý giải cho đà tăng cao của giá vàng trong những ngày gần đây, các chuyên gia cho rằng, giới đầu tư lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu. Sau những cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng nợ ở Hy Lạp, khả năng Italia cũng có thể bị rơi vào vòng xoáy nợ nần làm giới đầu tư toàn cầu lo lắng, bởi đây là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 3 châu Âu, sau Đức và Pháp, với GDP chiếm 12% tổng GDP của Liên minh châu Âu (EU).

    Hiện số nợ nhà nước của Italia đã lên tới khoảng 1.600 tỷ EUR, tương đương khoảng 119% GDP. Nếu quốc gia này bị "nhấn chìm" cũng đồng nghĩa với việc đồng EUR có nguy cơ bị đe dọa.

    Thêm vào đó, thông tin từ nền kinh tế đầu tàu thế giới Mỹ đã "dội" thẳng vào giới đầu tư khi Tổng thống Mỹ Obama yêu cầu hai đảng Dân chủ và Cộng hòa sớm đạt thỏa thuận về việc nâng trần vay nợ cho Chính phủ, nếu không muốn đưa Mỹ tới cận kề nguy cơ vỡ nợ.

    Khoản nợ của quốc gia này đã lên tới 14.460 tỷ USD, chủ yếu là đối với khu vực công, tương đương 98,6% GDP năm 2010 của nền kinh tế Mỹ và vượt xa trần nợ hiện tại. Quốc hội Mỹ sẽ có một tháng để xem xét nới trần nợ, trước khi nước này bị coi là vỡ nợ kể từ ngày 1/8 tới.

    Đó là chưa kể thông tin Hãng xếp hạng tín nhiệm Standard& Poor"s trở thành hãng thứ 2 sau Moody"s cảnh báo về khả năng đánh tụt hạng tín nhiệm quốc gia đối với Mỹ nếu nước này không giải quyết được nguy cơ vỡ nợ.

    Những thông tin thiếu lạc quan đồng loạt xảy ra đã tác động đến tâm lý của giới đầu tư, nên tài sản mà họ cảm thấy an toàn nhất cho dòng vốn hiện nay chính là vàng. Nhà đầu tư đổ xô mua vàng, các quỹ lớn tích trữ vàng đã khiến vàng liên tiếp phá vỡ kỷ lục cũ.

    Giới đầu tư trong nước đua nhau bán vàng...

    Giá vàng thế giới leo cao ảnh hưởng mạnh đến thị trường trong nước. Nếu ngày 14/7, giá vàng mới vượt qua ngưỡng 39 triệu đồng/lượng thì ngày 16/7 đã đạt 39,14 triệu đồng/lượng, được coi là mức giá cao nhất từ trước đến nay.

    Ngày 17/7, trên thị trường Hà Nội, vào lúc 16h, vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức: 38,98 triệu đồng/lượng (mua vào) - 39,08 triệu đồng/lượng (bán ra); vàng SJC: 39,02 triệu đồng/lượng (mua vào) - 39,12 triệu đồng/lượng (bán ra).

    Song, trái với diễn biến của thị trường thế giới, nếu giới đầu tư toàn cầu không ngừng đổ tiền vào vàng thì nhà đầu tư trong nước lại đua nhau bán. Trong ngày 14/-7, cảnh xếp hàng đi bán lại một lần nữa diễn ra tại hầu hết cửa hàng kinh doanh vàng ở Hà Nội.

    Đại diện các cửa hàng cho biết, lượng vàng mua vào "át" lượng bán ra, có thời điểm không có đủ tiền mặt để mua. Hầu hết nhà đầu tư đều tranh thủ giá vàng tăng cao để bán ra.

    Các chuyên gia nhận định, nhà đầu tư trong nước còn giữ thái độ thận trọng với vàng nên chưa mua vào, ngay cả những thời điểm giá trong nước thấp hơn giá thế giới. Bởi, dự thảo về quản lý kinh doanh vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước vẫn đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, nên vàng chưa trở lại là kênh đầu tư hấp dẫn giới đầu tư.

    Dự báo về giá vàng trong thời gian tới, giới chuyên gia cho biết có thể sẽ tiếp tục tăng cao nếu cuộc đàm phán nợ trần của Mỹ không có kết quả khả quan.

    Thêm vào đó, nếu cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu không có giải pháp hiệu quả hơn thì nguy cơ nền kinh tế châu Âu rơi vào khó khăn sẽ tiếp tục hỗ trợ cho giá vàng.

    Do vậy, khả năng vàng tiếp tục "leo thang" là hoàn toàn có thể.
  8. long.bvan

    long.bvan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2011
    Đã được thích:
    0
    in kinh tế trong nước ngày 18/07/2011
    18:39 18/7/2011

    Bão giá vàng” trong nước đẩy nguy cơ lạm phát leo cao
    Nhiều chuyên gia lo ngại chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Bảy có nguy cơ quay trở lại xu hướng của 4 tháng đầu năm, với tốc độ tăng tháng sau cao hơn tháng trước do giá thực phẩm “leo thang” cộng thêm “cơn bão” giá vàng nổi lên từ giữa tuần qua.
    - Tin kinh tế trong nước ngày 14/07/2011
    - Tin kinh tế trong nước ngày 15/07/2011
    Vàng tăng mạnh đầu tuần
    Giá vàng thế giới liên tiếp lập các kỷ lục mới khiến giá vàng trong nước tăng mạnh đầu tuần. Vào lúc 9h, tại công ty vàng bạc Bảo Tín Minh Châu, giá vàng tăng 190.000 đồng/lượng so với giá đóng cửa hôm qua. Giá vàng rồng Thăng Long niêm yết ở mức: Mua vào 39,10 triệu đồng/lượng; bán ra 39,20 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC niêm yết ở mức: Mua vào 39,10 triệu đồng/lượng; bán ra 39,20 triệu đồng/lượng.

    Tuần qua, xuất khẩu 5 - 7 tấn vàng dưới dạng nữ trang
    Xuất khẩu vàng đã và đang bổ sung thêm nguồn cung ngoại tệ, nâng thanh khoản thị trường và đẩy tỉ giá về mức thấp nhất trong ba tháng gần đây. Khoảng 5-7 tấn vàng đã được XK dưới dạng nữ trang trong hơn tuần qua, mang về chừng 300 triệu đôla Mỹ, một số Cty kinh doanh vàng ở TPHCM cho biết.

    Lãi suất ngân hàng vượt trần tràn lan
    Dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quy định trần lãi suất huy động ở các ngân hàng không quá 14%/năm và liên tục có văn bản chỉ đạo, nhắc nhở các ngân hàng thực hiện, thế nhưng, khi phóng viên Báo SGGP trong vai khách hàng đi gởi tiền thì hầu như ngân hàng nào cũng vi phạm, vượt trần lãi suất.

    Nhiều doanh nghiệp kê khai sai thuế thu nhập
    Nhiều doanh nghiệp có thể bị ra thông báo chậm nộp thuế khi kê khai sai số thuế phải nộp do không tách phần thuế được gia hạn với phần phải nộp. Theo Lê Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Thuế TPHCM, hiện nay đang là thời điểm kê khai nộp thuế cho quí 2/2011, doanh nghiệp khi khai thuế đã không ghi rõ về phần thuế được gia hạn, phần thuế không được gia hạn mà chỉ để chung chung.

    Nhiều doanh nghiệp lợi dụng sự ưu đãi
    Các chính sách ưu đãi về thuế dành cho doanh nhiệp đã và đang phát huy tác dụng nhất là trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp đã lợi dụng sự ưu đãi để trốn thuế…

    Hàng thiết yếu: Chưa có cách giảm nhiệt
    Các cơ quan chức năng chưa tìm ra công cụ hữu hiệu để kiểm soát giá cả một số mặt hàng thiết yếu. Giá thức ăn chăn nuôi duy trì ở mức cao, vì vậy, thịt lợn khó bề giảm giá. Tương tự, giá sữa cũng được dự báo sẽ “ổn định ở mức cao” trong thời gian tới.

    Sẽ tính lãi quỹ bình ổn giá xăng dầu
    Ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết bộ này đang xem xét tính lãi quỹ bình ổn giá xăng dầu nhằm đảm bảo công bằng cho người tiêu dùng. Quỹ bình ổn là khoản tiền được người tiêu dùng đóng góp để sử dụng lúc giá xăng dầu biến động. Hiện số tiền này đang để lại trong doanh nghiệp, do vậy cần phải tính lãi khi doanh nghiệp sử dụng.

    Thị trường địa ốc Đà Nẵng ảm đạm
    Công ty nghiên cứu thị trường CBRE VN vừa công bố bản nghiên cứu về thị trường địa ốc TP Đà Nẵng quý 2-2011, cho thấy tình hình ảm đạm hơn so với quý 1. Lĩnh vực đất nền Đà Nẵng được xem là “sốt” kéo dài từ năm 2010 đến nay đã bắt đầu giảm “nhiệt” mạnh. Ngoài hàng nghìn lô đất nền tồn ở các chủ đầu tư dự án, trung tâm địa ốc, người dân, trong quý 2 có thêm 3.600 lô đất của bảy dự án được tung ra thị trường. Nguồn cung tăng dẫn đến giá ở hầu hết các dự án đều giảm 5-15% so với quý trước.


    Tỷ giá liên ngân hàng ổn định ở 20.608 đồng/USD
    Hôm nay, tỷ giá của các ngân hàng thương mại hầu hết cũng ổn định, bán ra ở 20.600 đồng/USD. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, tỷ giá bình quân liên ngân hàng hôm nay là 20.608 đồng/USD, không đổi ngày thứ 8 liên tiếp. Tỷ giá trần hôm nay là 20.814 đồng/USD. Kể từ lần phá giá VND gần đây nhất ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước giữ tỷ giá ổn định dài nhất khoảng 2 tuần. Khi đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 20.618 đồng/USD.

    Thiếu điều tiết nguồn cung, giá cao su XK sang Trung Quốc hạ mạnh
    Theo tin từ Trung tâm TTCN&TM (Bộ Công thương), do đạt giá cao trên 32.000 NDT/tấn cao su thiên nhiên xuất khẩu sang Trung Quốc trong tuần đến ngày 8/7, các lực lượng tham gia xuất khẩu cao su nước ta đã bỏ qua sự điều tiết sản lượng, dẫn đến hiện tượng thừa cung tại cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng trong tuần qua.

    Giá thức ăn chăn nuôi nhập khẩu giảm tháng thứ 2 liên tiếp
    Theo Bộ Công thương, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nhập khẩu tháng 6 giảm 0,3% so với tháng 5. Mặc dù giá thức ăn chăn nuôi nhập khẩu giảm so với tháng 5 nhưng so với cùng kì năm 2010, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nhập khẩu vẫn tăng 4,8%. Tính chung 6 tháng đầu năm, giá nhập khẩu nhóm mặt hàng này tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2010.

    Cổ phần hóa 4 doanh nghiệp lớn trong 6 tháng
    Theo báo cáo sơ kết 6 tháng năm 2011 của Bộ Tài chính, nửa đầu năm nay, cả nước đã thực hiện cổ phần hóa 4 doanh nghiệp lớn. Đó là công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Miền Trung và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long.
  9. long.bvan

    long.bvan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2011
    Đã được thích:
    0
    UBCK sẽ hướng dẫn việc mở nhiều tài khoản và giao dịch cùng phiên đối với NĐT
    09:31 19/7/2011

    (InfoTV) - NĐT không được cùng mua/bán trong phiên dẫn đến không thay đổi sở hữu tại DN. Việc cùng mua/bán trong phiên chỉ thực hiện trên 1 TK, không giao dịch cùng một mã CK ở các TK khác nhau.

    Một trong những điểm nổi bật của Thông tư 74/2011/TT-BTC là cho phép NĐT mở nhiều tài khoản và giao dịch cùng phiên kể từ 1/8/2011. Tuy nhiên, xung quanh những quy định này, CTCK cho rằng sẽ rất khó để triển khai được. Để giải quyết khúc mắc ấy, UBCK sẽ có một công văn hướng dẫn chi tiết, dự kiến được ban hành trong tuần này.

    Trao đổi với ĐTCK, ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường cho rằng, do một số câu chữ trong dự thảo chưa rõ ràng dẫn đến những thắc mắc không đáng có. Cụ thể, về quy định NĐT không được cùng mua/bán trong phiên dẫn đến không thay đổi sở hữu tại DN, các ý kiến thị trường cho rằng, đây là quy định khó thực thi.

    Ví dụ: trường hợp thứ nhất, NĐT đang sở hữu 10.000 cổ phiếu REE. Tại phiên 1, NĐT đặt lệnh mua 5.000 cổ phiếu REE và khớp hết. Đến cuối phiên, NĐT đặt bán 10.000 cổ phiếu này, nhưng chỉ khớp có 5.000 cổ phiếu. Như vậy, tính đến cuối ngày, sở hữu của NĐT này tại REE vẫn là 10.000 cổ phiếu. Như vậy có vi phạm không? Hơn nữa, việc này sẽ dẫn đến việc phải thêm nhiều thuật toán để giám sát khách hàng không được đặt lệnh mua/bán cùng phiên trái chiều cùng một khối lượng cổ phiếu.

    Trường hợp thứ hai, khách hàng có mở tài khoản tại CTCK A và B. Tại tài khoản CTCK A, khách hàng đặt mua 10.000 cổ phiếu REE, nhưng tại tài khoản mở ở CTCK B, khách lại đặt bán 10.000 cổ phiếu. Như vậy, điều này có vi phạm quy định không? Nếu có thì có cách nào giám sát bởi CTCK không thể làm được việc giám sát giao dịch của NĐT tại CTCK khác.

    Trả lời thắc mắc xung quanh vấn đề trên, ông Sơn cho biết, có một số điều sẽ phải hướng dẫn và tập huấn lại CTCK và thị trường để các thành viên hiểu rõ và tuân thủ. Trước hết, việc cùng mua và bán trong phiên chỉ được thực hiện trên 1 tài khoản. Tức là, khách hàng không được giao dịch cùng một mã chứng khoán ở các tài khoản khác nhau, ví dụ mua tại CTCK A và bán tại CTCK B. Mục đích của điều này là để tránh tình trạng lệnh mua đặt tại CTCK A sẽ khớp với lệnh bán đặt tại CTCK B, vì khi đó, dù có giao dịch, thể hiện số dư trên các tài khoản thay đổi nhưng sở hữu của cá nhân (theo số chứng minh nhân dân) thì không đổi.

    Về trường hợp như ở ví dụ đầu tiên, khách hàng được phép cùng mua/bán một lượng chứng khoán trong cùng một ngày giao dịch, miễn là đáp ứng 3 điều kiện.

    Trước hết, lệnh bán phải có đủ chứng khoán 100%, đã về sau ngày T+3.

    Thứ hai, tiền để giao dịch phải có đủ 100%, có thể bao gồm tiền tự có của khách hàng hoặc cả tiền CTCK cho vay giao dịch ký quỹ.

    Thứ ba, lệnh mua/bán trái chiều chỉ được thực hiện khi lệnh bán/mua trước đó đã được hoàn tất.

    Ví dụ, khách mua 5.000 cổ phiếu A thì phải khớp hết 5.000 đó, hoặc khớp một phần hay chưa khớp thì phải hủy lệnh đã đặt trước khi đặt lệnh trái chiều.

    UBCK cũng ghi nhận về phản hồi của thị trường liên quan đến vấn đề giám sát hoặc tại sao đã mở nhiều tài khoản mà không cho phép cùng đặt lệnh một lúc. Nếu 2 lệnh của cùng một NĐT chẳng may khớp với nhau, thì vô tình đó là hành vi có biểu hiện của việc thao túng giá. Chúng ta quy định như vậy là để đảm bảo thị trường có hành lang thực hiện. Với người cố tình vi phạm thì sẽ bị cơ quan quản lý nghiêm phạt, sau khi có kết quả hậu kiểm. "Chúng tôi có công cụ để làm việc này, vì hiện tại Trung tâm Lưu ký đã giám sát đến tận chân tài khoản NĐT theo số chứng minh nhân dân", ông Sơn cho biết.
  10. long.bvan

    long.bvan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Bình ổn giá thực phẩm: Bàn việc giảm giá - giá không giảm
    Trước tình hình giá cả một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu chưa có dấu hiệu chững lại, thậm chí tiếp tục biến động nhiều ngày qua, chiều 18.7, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát lại ráo riết chỉ đạo mọi phương án nhằm cụ thể hoá việc bình ổn giá thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn và rau xanh.

    Rau, thịt chưa giảm giá

    Nhiều ngày qua, mặc dù ngành nông nghiệp ra sức kêu gọi lực lượng chức năng vào cuộc bình ổn giá thực phẩm, song tình hình vẫn chưa có dấu hiệu khả quan khi giá nhiều mặt hàng rau, thịt vẫn ở mức... trên trời. Sáng 18.7, các loại rau xanh tại chợ Ngọc Hà (Q.Ba Đình), Nghĩa Tân (Q.Cầu Giấy) vẫn giữ giá cao, thậm chí nhiều loại tăng giá hơn so với tuần trước. Cụ thể, cà chua 15.000đ/kg, cải ngọt 16.000đ/kg, rau muống 5.000đ/mớ, thìa là, xà lách các loại 20.000đ/kg...

    Theo Cục Trồng trọt, rau xanh tại Hà Nội chưa thể hạ giá do thiếu nguồn cung vì mưa bão và giai đoạn giáp vụ. Giá đầu vào các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công cán cũng tăng “vù vù”, nguồn rau nhập khẩu quý II năm nay giảm 10% so với quý I, chưa kể khâu trung gian, lưu thông được dịp “té nước theo mưa” tùy ý nâng giá bán.

    Cơ quan này khẳng định, trong tháng 7, tháng 8.2011, rau xanh ăn lá vẫn ở mức giá cao do hết vụ, tuy nhiên sẽ nỗ lực hạ nhiệt một số loại rau phổ thông như rau muống, mùng tơi, dền...

    Trong khi đó, giá thịt lợn vẫn là nỗi ám ảnh của không ít bà nội trợ khi chưa chịu hạ nhiệt. Một điều khá mâu thuẫn là mặc dù lượng thịt cung ứng ra thị trường cao hơn mọi năm với 2,46 triệu tấn (cùng kỳ năm ngoái là 2,2 triệu tấn), song nguồn cung vẫn thiếu so nhu cầu. Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Kim Giao lo ngại: “Thay vì giảm nhu cầu sử dụng thịt lợn vào mùa hè như mọi năm thì năm nay tỉ lệ sử dụng thịt lợn so với các loại thịt khác cao hơn hẳn mọi năm. Điều này càng gây áp lực lớn cho nguồn cung vốn đã thiếu hụt”.

    Cũng theo nhận định của ông Giao, qua trực tiếp khảo sát tại các tỉnh phía bắc mấy ngày qua, đã diễn ra tình trạng các lò mổ tự ý làm giá khiến giá lợn hơi tăng lên 68.000 – 70.000đ/kg. “Tại chuồng trại, bà con hầu hết chỉ bán lợn hơi với giá 60.000 – 62.000đ/kg. Chính khâu trung gian đã “đục nước béo cò” khiến giá thịt lợn đã cao càng cao ngất” – ông Giao nói.

    Mắc ở vốn?

    Một trong những nguyên nhân khiến thực phẩm tăng giá đột biến tháng qua, theo Bộ NNPTNT chính là người chăn nuôi và sản xuất khó tiếp cận nguồn vốn trước áp lực đầu vào tăng. Cục Chăn nuôi đã nhiều lần đề nghị được hỗ trợ vốn tối đa cho hộ chăn nuôi nhằm có điều kiện tái đàn, tăng đàn. Song theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), quá trình thủ tục vay giữa ngân hàng và người vay hiện vẫn còn nhiều vướng mắc.

    Bà Trần Hồng Hạnh – Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng cho hay: “DN khi vay vốn cần chứng minh được tính khả thi trong tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên thực tế có không ít đơn vị chưa chứng minh được điều này. HTX đại diện nông hộ đi vay cũng chưa có nội dung và phương án rõ ràng với phía ngân hàng. Với những vướng mắc này, một mình ngân hàng chưa đủ sức xử lý mà cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với các bên”.

    Trước nhu cầu vốn cấp bách của DN, bà Hạnh đề nghị Bộ NNPTNT cung cấp những địa chỉ cần vốn cụ thể để lên phương án hỗ trợ vốn kịp thời. Những DN có hồ sơ vay vốn khả thi nhưng chưa vay được vốn sẽ được NHNN thống kê để chỉ đạo ngân hàng kịp thời tiến hành thủ tục cho vay.

    Với diễn biến tăng giá thực phẩm, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát yêu cầu Cục Trồng trọt nhanh chóng kiểm tra rà soát lại vùng rau, nắm rõ diện tích, chủng loại và điều kiện sản xuất vùng rau nhằm sớm cân đối lại sản xuất, kịp thời cung ứng đủ rau trong tháng tới. Cục Chăn nuôi kiểm soát sát sao dịch bệnh để khống chế và thông báo rộng rãi, tạo tâm lý yên tâm cho bà con chăn nuôi sản xuất.

    Ông Phát cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng nguồn vốn về tín dụng, sớm tiến hành thủ tục cho vay. Tất cả mọi diễn biến sẽ được Bộ NNPTNT báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan xem xét để phối hợp chỉ đạo nhằm sớm bình ổn mặt bằng giá thực phẩm trong tháng tới.

    Cân nhắc việc nhập khẩu muối

    Bộ trưởng Cao Đức Phát đưa ra yêu cầu trên trước kiến nghị nhập khẩu (NK) muối của Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối. Theo cục này, tổng nhu cầu sử dụng muối cả nước năm 2011 dự kiến hơn 1,46 triệu tấn. Trong khi đó, tổng nguồn cung huy động (kể cả tồn kho) mới chỉ đạt khoảng 1,35 triệu tấn. Hiện giá muối ở mức thấp với 800 – 1.300đ/kg tại ruộng và 3.000 – 3.500đ/kg tại chợ.

Chia sẻ trang này