Chiến thuật từ ngày mai 24/9 vẫn không thay đổi. Chỉ canh me bán và tuyệt đối không mua vào bất cứ c

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vnindex2009, 23/09/2008.

4835 người đang online, trong đó có 572 thành viên. 22:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1902 lượt đọc và 28 bài trả lời
  1. Amherst

    Amherst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Đã được thích:
    0
    DJ, SP500, Nasdaq future đều tăng mạnh mẽ sau giờ giao dịch với hàng loạt tin hỗ trợ báo hiệu 1 phiên UP mạnh ngày mai.

    DJIA INDEX 10,980.00 126.00 10,870.00 11,034.00 10,862.00 19:15
    S&P 500 1,203.60 16.60 1,187.80 1,210.10 1,187.80 19:16 NASDAQ 100 1,665.50 15.00 1,654.00 1,673.25 1,649.75 19:16

    Xem tin trên Bloomberg.
  2. FPTleader

    FPTleader Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/09/2007
    Đã được thích:
    1
    trong những phiên giảm điểm mạnh, mất gần 400 điểm mỗi phiên giống như hôm đầu tuần hoặc giữa tuần trước thì trước đó các chỉ số Futures của Mẽo cũng tăng, cũng xanh ác đấy chứ. Chỉ đến lúc vào phiên giao dịch chính thức rồi mới tèo nặng thôi (làm buồn lòng những con Trym kẹp VN hóng về Mẽo)

    Cho nên đừng hy vọng trông chờ vào các cái chỉ số Futures đấy mà lại phải sớm thất vọng tràn trề. Chỉ nhìn và, tin vào chỉ số chính thức trong phiên giao dịch thôi

    Xem châu Á hôm nay lại 1 màu đỏ rực kinh hoàng nhé (cũng nhìn các chỉ số Futures kia kìa). Hôm qua Haseng tèo nặng 759 points. Hôm nay đang dự kiến tèo tiếp 606 points lúc mở cửa kìa
  3. Amherst

    Amherst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Qua 2 phiên giảm hôm qua và hôm nay, các chỉ số DJ, SP500 vẫn chưa chạm đáy hôm thứ 4. Nếu ngày mai DJ, SP500 bật trở lại thì đó là tạo đáy và uptrend hình thành. Uptrend sẽ càng được củng cố nếu 700 tỷ $ bill được thông qua vào thứ 6.
  4. FPTleader

    FPTleader Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/09/2007
    Đã được thích:
    1
    Nực cười quá

    kế hoạch giải cứu 700 tỷ đô kia chỉ như muối bỏ bể để ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng, tài chính Mẽo lan rộng thôi. Còn để khắc phục hậu quả nặng nề của đợt khủng hoảng ngay lập tức thì ngồi đó mà mơ đi nhá

    kế hoạch đấy giúp giữ cho chứng khoán Mẽo ko tụt dốc thêm để lình xình đi ngang là tốt lắm rồi, quá mong đợi rồi. Lại còn tham lam đòi Uptrend nữa mới sợ chứ

    Nói thẳng ra cái kế hoạch đấy chính thức được thông qua thì cũng chỉ giúp chứng Mẽo giỏi lắm là có thêm được 2 phiên Bull Trap rồi sẽ tèo hoặc lình xình đi ngang suốt 1 thời gian dài thôi

    Bà con ở Mẽo đã quá tỉnh đòn với giai đoạn suy thoái 2000-2002 rồi, không ngây thơ như bầy Trym kẹp Vịt đâu
  5. Amherst

    Amherst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Chỉ một năm sau vụ crash tại TTCK Mỹ tháng 10 năm 1987 ở, DJ đã tăng lại 23%. Chứng khoán Mỹ đã đi xuống liên tục trong 1 năm rưỡi, và đây là thời điểm tích cực nhất để Bull tấn công trở lại. Buffet bỏ ra mười mấy tỷ $ chỉ trong vài ngày để mua lại 2 công ty niêm yết, trong đó có Goldman Sachs. Ai có thể đầu tư giỏi hơn Buffer, việc ông quyết định đầu tư vào 1 công tài chính là dấu hiệu CK Mỹ đã đi vào vùng đáy và đang đi ra.

    700 tỷ $ thì nhỏ thôi nhưng là phát đấm tích cực để tập hợp các nguồn lực khác. Các nước G7 cũng sẽ có những kế hoạch tượng tự để vực dậy thị trường tài chính. Vùng đáy là thời điểm phải tích cực tìm các mòn hời theo nhận định của chủ tịch tập đoàn BlackStone Schwarman. Cũng có thể thị trường Mỹ sẽ chưa hoàn toàn thoát ra long-term bear trend. Thế nhưng Đại Kế Hoạch ít nhất sẽ mang lại một Bull trend trung hạn và ổn định thị trường
  6. FPTleader

    FPTleader Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/09/2007
    Đã được thích:
    1
    Hãy nhìn thẳng vào thực tế, đừng mơ mộng viển vông nữa nếu muốn tồn tại lâu dài trong thị trường khốc liệt đầy thủ đoạn này

    Nhìn xem phản ứng của chứng khoán châu Á sáng nay đi xem nào

    Một sắc màu đỏ rực đang bao trùm

    Cố gắng chạy nhanh nhất khi còn có thể chạy. Đừng để lúc tỉnh mộng rồi mới thấy thực tế phũ phàng và muốn chạy lúc đó cũng chẳng còn kịp nữa
  7. Amherst

    Amherst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Phân tích cơ bản tốt.

    Vĩ mô trong nước tốt.

    Thị trường thế giới đã phục hồi.

    Ngần ngại gi` mà không mua ?
  8. everest2404

    everest2404 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Đã được thích:
    0
    lừa bà con nhỏ lẻ
  9. FPTleader

    FPTleader Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/09/2007
    Đã được thích:
    1
    Tình cờ đọc được bài phân tích khá hay về VNINDEX hiện nay do nam_vbard sưu tầm, post lên các bác tham khảo:

    VNINDEX - Như cánh chim cuối đèo

    Chưa bao giờ giới đầu tư ở VN theo dõi những diễn biến của thị trường tài chính Mỹ và thế giới sát sao đến vậy. Chính vì vậy mà mỗi diễn biến tại các thị trường lớn trên thế giới đều ngay lập tức được phản ảnh vào TTCK Việt Nam.

    Nỗ lực đảo chiều tăng nhẹ phiên đầu tuần ngay lập tức bị dội gáo nước lạnh bởi những diễn biến rất xấu xuất phát từ thị trường Mỹ. Đầu tiên là Lehman Brothers phá sản, tiếp đến là AIG lâm nguy và Morgan Stanley phải tính đến việc bị phá sản. Ngay lập tức hàng loạt các ngân hàng trung ương liên tục bơm lượng tiền khoảng 180 tỷ USD để đảm bảo nguồn cung tiền cho hệ thống ngân hàng.

    Các biện pháp hành chính cũng liên tục được đưa ra. Mỹ ra quyết định đầy tranh cãi là chống bán khống để đối phó với hoạt động đầu cơ giá xuống. Trung Quốc miễn thuế giao dịch mua CK trong khi Nga phải đóng cửa TTCK trong 3 ngày liền. Ở các TTCK đã phát triển như Mỹ, việc phải sử dụng biện pháp cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình như thế nào.

    Phiên đảo chiểu mạnh mẽ cuối tuần khiến nhiều NĐT dò đáy vui mừng. Tuy nhiên quan sát thị trường thì hầu hết những NĐT có kinh nghiệm chưa tham gia thị trường. Nhiều người bảy tỏ sự thận trọng, một số thậm chí còn hết sức quan về tình hình sắp tới. Quan sát giao dịch của NĐT NN cũng thấy sự bán ra áp đảo ở tất cả các cổ phiếu. Đặc biệt là các cổ phiếu bluechip.

    Những diễn biến trong hơn 1 năm qua và đặc biệt là tuần vừa rồi đã khiến người ta nhớ đến cuộc Đại Suy Thoái bắt đầu từ năm 1929 và phải mất 10 mới có thể phục hồi. Nhiều chuyên gia cho rằng chúng ta cũng đang ở trong một giai đoạn giống như giai đoạn đầu của cuộc Đại Suy Thoái thế kỷ trước - một cuộc Đại Khủng Hoảng. INVOLIO xin cùng các bạn nhìn lại lịch sử và đánh giá hiện trạng để có đánh giá chính xác hơn về những gì sắp diễn ra và mức độ ảnh hưởng đến Việt Nam.

    Nhìn lại cuộc Đại Suy Thoái những năm 1930

    Không ai trong số chúng ta lại không biết về cuộc Đại Suy Thoái của kinh tế thế giới những năm 30 của thế kỷ trước. Bắt đầu vào năm 1929 và kế thúc vào cuối những năm 30, đây được coi là cuộc suy thoái lớn nhất trong lịch sử hiện đại.

    Tất cả bắt đầu bởi sự kiện sụp đổ của TTCK Mỹ vào Thứ Hai ngày 19/10/1929 (Black Monday) sau đỉnh cao đạt được vào tháng 9. Các phiên sụt giảm liên tục sau đó đã đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc suy thoái có sức tàn phá chưa từng có. Đáy của cuộc suy thoái là vào năm 1933. Tỷ lệ thất nghiệp đến trước thời điểm này là 25%. Trong 10 tháng đầu năm 1930 đã có 744 ngân hàng sụp đổ. Tính trong những năm 1930 có tổng cộng 9000 ngân hàng phá sản. Điều này khiến cho đến trước năm 1933, người gửi tiền tiết kiệm bị mất trắng 140 tỷ USD.

    Nguyên nhân

    Trong những nguyên nhân gây nên cuộc đại khủng hoảng những năm 30, việc điều hành của Cục Dự Trữ Liên Bang (FED) thông qua tỷ lệ lãi suất và kiểm soát nguồn cung tiền được xem là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất.

    Tỷ lệ lãi suất

    Một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế Mỹ là việc tiêu dùng hoặc huy động vốn cho kinh doanh phụ phần lớn đều dưới hình thức tín dụng. Nghĩa là mua rồi dân dần trả nợ. Những năm 20 của thế kỷ trước Mỹ đã cung cấp nguồn tín dụng giá rẻ (lãi suất thấp) cho người dân và các doanh nhân để thúc đẩy tiêu dùng và phát triển kinh doanh. Có không nhỏ một luồng tiền được đổ vào TTCK thời điểm đó và đẩy các chỉ số WallStreet lên cao kỷ lục.

    Tuy vậy chi tiêu tín dụng chỉ có hạn mức và sau khi đã đạt đến hạn mức rồi thì người dân phải tính đến cắt giảm chi tiêu để đảm bảo thanh toán các khoản nợ. Khi đó khoản tiền dành cho chi tiêu sẽ giảm và khiến nhu cầu về sản phẩm mới ngày càng sụt giảm. Đến lượt các doanh nghiệp phá sản khi đơn đặt hàng sản xuất không còn nữa.

    Việc phá sản của các doanh nghiệp làm các ngân hàng không thể thu hồi nợ từ các doanh nghiệp và gây ra tình trạng thất nghiệp tràn lan. Điều này có nghĩa là các NH cũng không thể thu hồi nợ từ người tiêu dùng. Khi những khoản nợ khó đòi quá lớn và không thể thu hồi thì đến lượt hàng loạt các NH sụp đổ. Với vai trò như hệ thống tuần hoàn trong cơ thể con người, hệ thống ngân hàng khi sụp đổ sẽ gây ra hiện tượng đột quỵ của nền kinh tế. Dấu hiệu đầu tiên của ca đột quỵ chính là Black Monday và phải 4 năm sau mới qua thời kỳ tồi tệ nhất.

    Nguồn cung tiền

    Bên cạnh việc duy trì một lỷ lệ lãi suất quá thấp để làm bùng nổ kinh tế, vai trò của FED trong việc đảm bảo nguồn cung tiền trong cuộc khủng hoảng cũng là nguyên nhân quan trọng gây suy thoái.

    Rất nhiều chuyên gia về tiền tệ và ngay cả Ben Bernanke cũng phê phán FED đã không làm hết vai trò của mình vào thời điểm đó. Phần vì nhận thức còn chưa thấu đáo phần vì những hạn chế của luật định. FED không thể phát hành tiền quá nhiều khi hạn mức phát hành đã gần đạt đến ngưỡng tối đa có thể được đảm bảo bằng vàng.

    Khi Bank of the United States,ngân hàng lớn thứ tư của Mỹ vào thời điểm đó (tương đương Lehman Brothers bây giờ), phá sản vào tháng 12/1930 FED đã không có hành động cứu trợ nào. Việc FED cần làm khi đó là phải bơm tiền để tạo tính thanh khoản của các NH quan trọng hoặc mua vào trái phiếu chính phủ trên thị trường tự do để đảm bảo nguồn cung tiền. Bank of the United States khi đó có khoảng 450 ngàn khách hàng gửi tiền. Sự sụp đổ của ngân hàng này khiến người gửi tiền ở các NH lo ngại và ồ ạt đi rút tiền từ các NH khác. Kết quả là chỉ trong cùng tháng đó, 300 NH đã sụp đổ.

    Ảnh hưởng

    Đại suy thoái không chỉ có sức tàn phá ghê gớm với nước Mỹ mà với rất nhiều quốc gia trong thế giới tư bản phụ thuộc vào xuất khẩu hoặc có mối liên hệ mất thiết với Mỹ. Ban đầu tác động dưới hình thức những ảnh hưởng trực tiếp trong quan hệ thương mại giữa các nước nhưng sau đó đã làm lộ ra những yếu kém trong hệ thông tài chính của các nước trên toàn thế giới và khiến cuộc khủng hoảng thực sự trầm trọng.

    Ảnh hưởng nặng nề nhất là các nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Đức bị cắt mất nguồn hỗ trợ tái thiết từ Mỹ lại phải chịu thêm gánh nặng đền bù chiến tránh đã khiến tình hình trở nên rối ren. Chính trị đi theo chiều hướng cực đoan. Đây chính là cơ hội để Đảng Nazi (Phát Xít) của Hitler leennawms quyền.

    Anh cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự khi việc tái thiết sau chiến tranh TG I còn chưa hoàn thành. Cuộc đại suy thoái lan đến từ Mỹ khiến Anh phải hứng chịu một chu kỳ suy thoái dài đến 20 năm kể từ khi kết thúc chiến tranh TG I vào năm 1918.

    Pháp chịu ảnh hưởng ít hơn Đức và Anh. Cao điểm của thời kỳ ảnh hưởng là vào năm 1931 và gây ra nhiều sự bạo loạn bất ổn trong xã hội. Đảng Cộng Sản cũng có cơ hội phát triển và biết đến nhiều hơn.

    Canada và Úc cũng chịu ảnh hưởng nặng nề do hoạt động xuất khẩu vào Mỹ bị giảm sút. GDP giảm đến mức còn 55% so với thời điểm năm 1929.

    Trong khi đó các nước Đông Á mà tiêu biểu là Nhật Bản lại hầu như không chịu ảnh hưởng nào đáng kể. Quá trình phục hồi của Nhật bắt đầu trở lại vào năm 1933.

    Liên Bang Xô Viết là một trường hợp đặc biệt. Vừa muốn tác mình và bị cô lập bởi thế giới tư bản, Liên Bang Xô Viết gần như không chịu ảnh hưởng nào đáng kể. Đây thậm chí còn là cơ hội để liên bang này bứt phá, tạo ra một thế lực mạnh đối trọng với thế giới tư bản.

    Cuộc khủng hoảng tài chính của thế kỷ 21

    Lịch sử đang lặp lại? Đúng trên phương diện nguyên nhân của hiện tượng song khác trên cách người ta đang đối phó với tính hình hiện nay.

    Nguyên nhân

    Sự kiện 11/9/2001 tạo nên một cú sốc cho nền kinh tế Mỹ. Trước những lo ngại về một đợt suy thoái của nền kinh tế Mỹ và cố gắng giành lại sự ủng hộ của người dân, chính quyền Bush đã đưa ra nhiều chính sách trong đó có việc cắt giảm thuế cho người dân. Alan Greenspan, khi đó còn là chủ tịch của FED đã đồng thuận và luôn duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp. Rất nhiều người cho răng cuộc bùng phát khủng hoảng tín dụng và tài chính của năm 2008 là hậu quả của việc giữ lãi suất thấp trong thời gian quá dài của Greenspan. Từ 2001 đến 2003, lãi suất cơ bản đã giảm từ 6.5% xuống còn 1%. Chính mức lãi suất thấp này đã tạo ra một nguồn cung tiền lớn cho thị trường nhà đất, tạo nên cơn sốt vào những năm từ 2004 đến 2006.

    Cùng với thời điểm này, chính sách tăng cường an sinh xã hội cho người ngheo của chính quyền Mỹ tạo điều kiện cho những người dân nghèo có nhà ở. Chính vì vậy mà thị trường cho vay dưới chuẩn (Subprime Mortgage) phát triển rất mạnh. Người vay mua nhà đất có thể vay mà không cần có tài sản thế chấp.

    Khi thị trường nhà đất có dấu hiệu chững lại cũng là lúc giá dầu trên thế giới không ngừng tăng. Giới đầu cơ dầu khi thấy có lợi đã liên tiếp đẩy giá qua các kỷ lục chưa từng có. Giá dầu tăng cao gây khó khăn cho nền kinh tế Mỹ vốn tiêu thụ 20% sản lượng dầu thế giới. Kinh tế và sản xuất đình đốn do giá dầu tăng cao càng làm người dân thêm khó khăn. Khả năng chi trả cho các khoản vay thế chấp không còn. Các hoạt động siết nợ ngân hàng bắt đầu diễn ra.

    Diễn biến

    Trong đà xuống của thị trường BĐS, nhà xiết nợ được rao bán ồ ạt càng làm thị trường nhà đất thêm đóng băng, nhà xiết nợ càng không bán được khiến các ngân hàng cho vay bị thiếu hụt nguồn tiền trầm trọng và mất tính thanh khoản. Những khoản nợ xấu và không thể thu hồi khiến các NH thua lỗ, mất thanh khoản và liên tiếp phá sản.

    Việc phá sản của các NH cho vay thế chấp dần lan sang các NH đầu tư. Khi giá cố phiểu của các công ty cho vay thế chấp giảm mạnh và phá sản,các NH đầu tư sở hữu cổ phiếu của các NH này cũng rơi vào thua lỗ và phá sản. Một phản ứng dây truyền la ra toàn ngành tài chính thế giới. Sự kiện sụt giảm kỷ lục của TTCK Mỹ hôm thứ 2 tuần trước như một sự lặp lại của Black Monday.

    Tuy nhiên lần này ta đã thấy vai trò tích cực của FED trong nhưng nỗ lực cứu vãn tình hình. Những giải pháp mà FED và US Treasury áp dụng bao gồm:

    Hạ lãi suất cơ bản

    Khi những mối đe dọa từ thị trường cho vay thế chấp hiện hữu vào năm 2007, FED đã bắt đầu cắt giảm lãi suất ở mức 0.5%/lần. Trung bình mỗi tháng FED cắt giảm một lần cho đến giữa 2008.

    Bơm tiền vào hệ thống ngân hàng

    FED liên tục tổ chức đấu thầu các khoản cho vay tín dụng ưu đãi với các định chế tài chính nhằm bơm tiên vào hệ thống ngân hàng để đảm bảo các NH không bị mất tính thanh khoản và phá sản.

    Mua lại những ngân hàng có nguy cơ phá sản

    Khi tình hình trở nên khó khăn hơn và bắt đầu xuất hiện sự phá sản của các NH hàng đầu, FED đã cùng bộ tài chính đứng ra mua lại những NH có nguy cơ phá sản. Freddie Mac và Fannie Mae là 2 NH lớn nhất được giải cứu bằng khoản tiền 200 tỷ USD. Một người khổng lồ khác là AIG cũng được chính phủ mua lại với khoản tiền 85 tỷ USD.

    Cuối tuần vừa rồi, Bush và các quan chức FED, US treasury tiếp tục thuyết phục Quốc Hội thông qua một gói tài chính cả gói trị giá 700 tỷ USD để cứu chữa thị trường tài chính đang rất nguy cấp hiện nay.

    Không giống như cuộc Đại Suy Thoái 80 năm trước, cuộc Đại Khủng Hoảng lần này có những ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới do quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra sâu rộng.

    Châu Âu vốn không hề hấn gì sao cơn bão DotCom nhưng lần này đã thực sự choáng váng. Các nền kinh tế hàng đầu liên tục công bố những số liệu hết sức bi quan về tình hình lạm phát và suy thoái kinh tế. Nga tưởng như không chịu nhiều ảnh hưởng song đầu tuần qua cũng đã phải bơm 45 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng.

    Đông Á đã phải chịu những ảnh hưởng rõ rệt từ cuộc suy thoái này. Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc đều phải có những biện pháp thúc đẩy kinh tế cả gói trị giá hàng chục tỷ USD.

    Một số biện pháp hành chính cũng đã dược đưa ra. Trong diễn biến mới nhất, SEC đã quyết định áp dụng điều luật tạm thời chống bán khống (short-selling) nhằm tránh cho TTCK khỏi sự tấn công và sụp đổ bởi các hoạt động đầu cơ giá xuống thông qua bán khống. Trung Quốc đã miễn thuế giao dịch mua nhằm hỗ trợ TTCK. Nga đã buộc phải ngừng giao dịch trong 3 ngày.

    Lúc này chỉ có bán, bán, và bán. Tuyệt đối không mua. Không đánh cược với rủi ro

Chia sẻ trang này