1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Chiêu lừa cũ , phát hiện mới : thêm một tổ chức kinh doanh lừa đảo bằng cách bán hàng Trung Quốc cao

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 13/11/2011.

3272 người đang online, trong đó có 59 thành viên. 02:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 7945 lượt đọc và 51 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Trong hơn một năm qua (2010-2011), các công ty kinh doanh đa cấp tại Việt Nam đã được mùa ăn nên làm ra. Công ty FNC đạt doanh thu hơn 58 tỉ đồng cùng mạng lưới 17.000 nhà phân phối, chỉ sau 1 năm thành lập (4.2010). Thương hiệu phụ kiện thời trang xuất xứ từ Indonesia, Công ty Sophie Paris, đạt doanh thu khoảng 2 triệu USD và hơn 13.000 nhà phân phối, chỉ sau chưa đầy 5 tháng kinh doanh (từ cuối năm 2010).
    Tương tự là Herbalife. Dù chưa có thống kê doanh thu chính thức nhưng công ty kinh doanh đa cấp thực phẩm chức năng này, vào Việt Nam cuối năm 2009, đã tạo được mạng lưới 25.000 nhà phân phối. Doanh thu của Herbalife tại Việt Nam năm vừa qua (theo một nhà quản lý nhánh phân phối của hãng này không muốn nêu tên) là 40 tỉ đồng. Herbalife đã có mặt 30 năm trên thế giới và là công ty niêm yết trên sàn chứng khoán New York (Mỹ).
    Không chỉ có thương hiệu quốc tế, một số công ty kinh doanh đa cấp Việt Nam cũng đã hình thành. Biểu hiện rõ nhất là FPT.
    Trong khi thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thời trang, đồ dùng gia đình được xem là 4 nhóm hàng chính có thể kinh doanh đa cấp thì FPT từng nghĩ đến việc kinh doanh đa cấp sản phẩm dịch vụ như thẻ học tiếng Anh và thẻ chơi game trực tuyến (năm 2005). Dù việc kinh doanh chỉ tồn tại một thời gian ngắn nhưng có vẻ FPT vẫn muốn theo đuổi loại hình này.
    Năm 2009, FPT đầu tư vào FBM, một công ty con chuyên nghiên cứu các sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc, trong đó có sinh phẩm tái tạo da. Tiếp đó, FPT nhanh chóng liên kết với đối tác là FNC do ông Diệp Khắc Cường lãnh đạo để phân phối đa cấp các sản phẩm trên. "Khi sản phẩm độc đáo và được tiêu dùng đại chúng thì có thể kinh doanh đa cấp", ông Cường nói.

    Theo CafeF (29/4/2011)
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Về VN, kinh doanh đa cấp biến tướng thành lừa đảo

    Tác giả: Hải Yến (tổng hợp)

    (VEF.VN) - Bản chất kinh doanh đa cấp không xấu, chính những người như “thủ lĩnh” của Agel Việt Nam đã làm kinh doanh đa cấp bị biến tướng đi và trở thành “mô hình lừa đảo”, “dở khóc dở cười” khi hoạt động tại Việt Nam - nhiều bạn đọc Diễn đàn kinh tế Việt Nam cùng chung quan điểm đó.
    Những ngày đầu tháng 7 vừa qua, thông tin tập đoàn bán hàng đa cấp Agel của Mỹ tại Việt Nam đột ngột tuyên bố rút khỏi thị trường Việt Nam đã gây chấn động giới kinh doanh đa cấp, và khiến hàng chục ngàn thành viên trong hệ thống kinh doanh của công ty này thiệt hại nặng nề, cả về uy tín lẫn tiền bạc.
    Hàng loạt ý kiến về kinh doanh đa cấp cùng những được mất đằng sau hình thức kinh doanh này được đăng tả trên các báo và diễn đàn. Ngay sau khi Diễn đàn Kinh tế Việt Nam VEF.VN đăng hai tải loạt bài về sự sụp đổ của Agel VN, hàng trăm ý kiến phản hồi từ độc giả đã sôi sục trao đổi về hình thức kinh doanh này ở VN.
    Bản chất của kinh doanh đa cấp không xấu
    Độc giả Timezone cho rằng không phải dễ gì các công ty bán hàng đa cấp như Amway, Oriflame, Herbarlife... trải qua sóng gió vài chục năm mà vẫn đạt thành tựu trong ngành được coi là đa cấp. Những thứ tồn tài được lâu dài không thể bắt đầu từ cách làm chộp dựt, thiếu đạo đức kinh doanh. Do vậy cần cái nhìn khách quan và nghiên cứu sâu để hiểu về kinh doanh đa cấp.
    Kinh doanh đa cấp là ngành kinh doanh dựa theo truyền miệng. Cũng giống trò chơi xếp hàng 10 người, người đầu tiên nói đây là thực phẩm chức năng, hỗ trợ điều trị bệnh. Nhưng người thứ hai nói đây là thực phẩm chức năng, điều trị bệnh, tới người thứ ba nói đây là thuốc, điều trị bệnh. Hóa ra chỉ cần nói ba người ý nghĩa của câu nói đã khác, và nếu người thứ tư cảm nhận không trị được bệnh, thì họ sẽ nói công ty đó là lừa đảo.
    Ở bất kỳ tổ chức nào cũng sẽ có những người không phù hợp để tham gia vào ngành nghề đó và cũng có những người tham tiền đi lừa dối trên sản phẩm vốn chỉ có chức năng hỗ trợ nhưng lại nói khống lên là trị bệnh. Nhưng cũng không ít trường hợp, khách hàng thấy sản phẩm lại quá tốt, khen nó là thuốc, mà dòng truyền miệng đi quá nhanh, cuối cùng lại mang tiếng là lừa đảo. khách hàng có ai nhận rằng mình góp phần nói sai đâu?
    "Xu thế của ngành nghề được xem là không cưỡng được, đương nhiên sẽ còn tiếp tục bị trù dập. Nhưng cái hiểu đúng giúp người ta hành động đúng và có trách nhiệm với bản thân mình hơn, không đổ thừa vì sự thất bại của mình hay ăn mừng vì sự thất bại của người khác", độc giả này nhấn mạnh.
    Đồng quan điểm với độc giả Timezone, độc giả Mr. MSC nêu ý kiến: gần đây vấn đề kinh doanh theo mạng (KDTM) (ở Việt Nam với tên gọi bán hàng đa cấp) nở rộ, xuất hiện rất nhiều công ty hoạt động theo cách này với hàng triệu nhân viên. Đa số người dân nghe đến từ 'đa cấp' là dị ứng, đều bị cho là lừa đảo, là dụ dỗ, mặt hàng chất lượng không rõ ràng.
    Sau khi ra nghị định số 110/2005/NĐ-CP, nhà nước đã siết chặt hơn hình thức kinh doanh theo mạng khiến cho nhiều công ty lừa đảo (như Sinh Lợi, Minh Ngọc Thiên Uy...) không còn đất sống. Rất nhiều người phản ứng mạnh mẽ với loại hình kinh doanh này.
    Thực tế, mỗi hãng đều có sản phẩm khác nhau, nhưng thường thì những sản phẩm của các công ty lâu đời của Mỹ đều có chất lượng tốt. Rõ ràng, nếu các sản phẩm đó không tốt, tại sao lại có thể phân phối đến rất nhiều quốc gia trên thế giới như vậy? Không thể có chuyện tất cả các viện kiểm định, tất cả các bác sĩ y khoa hàng đâu trên thế giới đều tiếp tay cho một sản phẩm không tốt vào đất nước họ, làm hại chính người dân nước mình.
    Chắc chắn một điều là một sản phẩm không tốt không thể tồn tại lâu đời được. Sản phẩm dù có tốt đến mấy, quan trọng vẫn là người dùng có thấy hợp hay không (sự tiện lợi, cảm giác thoải mái, thích thú..), với mặt hàng nào cũng vậy, không phải mỗi mặt hàng đa cấp.
    Sụp đổ là do đã bị biến tướng ở Việt Nam
    Ý kiến của độc giả Mr. MSC cho rằng, dể xác định xem một hình thức kinh doanh đa cấp có phải là lừa đảo không, chúng ta cần xét đến 3 yếu tố sau: Sản phẩm có thực sự tốt không? Hình thức kinh doanh có đúng đắn không? Và quan trọng nhất là khi về đến Việt Nam chất lượng sản phẩm và hình thức kinh doanh có minh bạch và đúng đắn nữa hay không?
    [​IMG] Xét về yếu tố chất lượng sản phẩm: câu hỏi đặt ra là các sản phầm trong hệ thống bán hàng đa cấp ở Việt Nam khi về đến Việt Nam chất lượng sản phẩm còn tốt không và hình thức kinh doanh còn minh bạch hay không?
    Để một sản phẩm của Mỹ kinh doanh ở thị trường Việt Nam cũng phải được cấp đủ mọi loại giấy tờ từ giấy tờ an toàn chất lượng sản phẩm do các cục kiểm định an toàn chất lượng sản phẩm thông qua. Đối với những người bình thường, chỉ dám tin tưởng vào việc kiểm định chất lượng các cơ quan có trách nhiệm. Nhưng việc quản lý chất lượng và cấp chứng nhận sản phẩm ở Việt Nam đã thực sự đạt hiệu quả?
    Vậy, vấn đề còn lại là hình thức kinh doanh đa cấp ở Việt Nam. Vấn đề này được nhắc đến rất nhiều, nào là lừa đảo, 'dở khóc dở cười', dụ dỗ người khác vào hệ thống... Lật lại bài toán kinh tế, đúng như tác giả Minh Quân đã trình bày, hình thức kinh doanh đa cấp quả thật là hình thức phân phối sản phẩm ưu việt, mang lại lợi nhuận cao nhất đến tay nhà phân phối.
    Mỗi công ty lại có những bài toán trả thưởng (tiền hoa hồng, chiết khấu...) khác nhau, nhưng thường sẽ có 2 khoản thu nhập chính cho nhà phân phối đó là lợi nhuận bán lẻ và tiền từ hệ thống. Lợi nhuận phần nhiều từ hệ thống. Thu nhập của nhà phân phối sẽ dao động trong khoảng từ vài triệu, vài chục triệu đến vài trăm triệu. Điều này khi được giải thích ra khá dễ hiểu và logic. Đó là bài toán cấp số nhân. Giả một người đi câu cá mỗi ngày câu được 10 con cá. Sau đó "người câu cá" cố gắng dạy cho những người khác câu với điều kiện người đó phải cho anh ta 10% số cá thu được. Thử tưởng tượng nếu một người dậy được 10 người khác cũng câu được 10 con cá/ngày, người đó sẽ có 10 con cá. Nếu số người là 100, 1000 người thì kết quả sẽ rất lớn.
    Vậy lừa đảo ở đâu, không thể không có lửa lại có khói, chẳng nhẽ người dân bịa chuyện để hạ thấp uy tín công ty (?)
    Thực tế, lừa đảo là có thật, và lừa đảo ở đây không phải do sản phẩm không tốt hay do kinh doanh đa cấp, mà do chính người làm (nhà phân phối) thực hiện các hành vi lừa đảo, vì lợi nhuận quá lớn hoặc do sự thiếu hiểu biết của người dân.
    Đầu tiên là áp dụng hình thức kinh doanh đa cấp vào một sản phảm không tốt (hoặc chẳng có sản phẩm nào cả). Nhiều sản phẩm trong hệ thống kinh doanh đa cấp được nhà phân phối nói như sản phầm thần thánh, người dùng mua về xong vứt xó, ngậm ngùi bị lừa. Nhiều biến tấu của kinh doanh đa cấp còn bắt người dùng nộp một khoản tiền lớn để 'trói buộc' ép họ đi lừa những người khác để kiếm lại...
    Dù cả một sản phẩm có tốt, hình thức trả thưởng của công ty có tốt đi chăng nữa, cũng không ít nhà phân phối hoạt động theo một cách thức lừa đảo. Họ cố gắng thổi phồng nói quá lên về sản phẩm của mình, họ chỉ trích những hoạt động kinh doanh truyền thống khác, chỉ trích những người dùng sản phẩm không hiệu quả... Họ cố gắng lôi kéo nhiều người vào làm mà không hiểu rằng đông người tuyến dưới không giúp họ có thêm thu nhập.
    Điểm mấu chốt vẫn là sản phẩm, bán nhiều sản phẩm sẽ mang lại nhiều thu nhập, dậy người khác bán sản phẩm cũng sẽ mang lại thu nhập. Nhiều người sẽ đặt hỏi tại sao Agel lại sập. Sản phẩm Agel không phải là không tốt, sự sụp đổ của Agel Việt Nam là do hình thức kinh doanh đa cấp của Agel khi về đến Việt Nam đã bị biến tướng.
    Đồng quan điểm đó, độc giả Lưu Ngọc Long đưa ra ý kiến: trong môi trường kinh doanh, có những công ty kinh doanh nghiêm túc, có đạo đức nhưng cũng có những công ty kinh doanh lừa đảo, thiếu lương tâm. Không thể vì một vài công ty làm sai mà vội vàng quy kết cho cả ngành kinh doanh đó là lừa đảo, vô đạo đức.
    Việc này cũng giống như việc một bệnh viện có một vài bác sĩ cấu kết với nhà thuốc để bán thuốc giá cao, hoặc có một số bác sĩ vô trách nhiệm làm chết bệnh nhân, mọi người không thể quy kết tất cả bác sĩ ở bệnh viện đó "không có lương tâm" và không vào bệnh viện đó nữa.
    Độc giả Tong Linh cũng cho rằng trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào cũng có những công ty làm ăn chân chính và cả những công ty làm ăn bất chính nữa, không riêng gì bán hàng đa cấp.
    Bán hàng đa cấp, đúng với tên gọi của nó, bản chất phải là bán hàng, phải có người tiêu dùng, phải có thị trường, hàng hóa phải được lưu thông (và lưu thông trực tiếp - nghĩa là từ tay nhà sản xuất đến thẳng tay người tiêu dùng) chứ không phải là "đầu tư tài chính" như những thủ lĩnh Agel đã lừa phỏng mọi người.
    Độc giả Mr Break0001 cũng có chung quan điểm này khi cho rằng, điều đáng buồn là phần lớn những người đã tham gia cộng đồng bán hàng đa cấp tại Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn về suy nghĩ, nhận thức về tiền bạc.
    "Họ nghĩ việc lôi kéo bạn bè vào mạng lưới là mang lại cơ hội làm giàu cho người khác. Khuyến khích, hướng dẫn những người mới vào đi vay mượn để có "đầu tư cho tương lai"".

    Agel cũng là một công ty đẳng cấp thế giới, không phải ai cũng biết, chắc chỉ biết khi nó sụp đổ, và lại lôi một danh từ ra để quy kết cả ngành là lừa đảo. Thực chất tìm hiểu nguyên nhân thì mới rõ là giám đốc Agel Việt Nam mới phải là người chịu trách nhiệm trước toàn thể các nhà phân phối tại Việt Nam. Sự biến tướng và sụp đổ của cả một hệ thống bán hàng đa cấp lớn như Agel chính là do những con người hám lợi bất lương và cả nhiều người không nghiên cứu kỹ càng trước khi quyết định tham gia vào một công việc kinh doanh.
    Độc giả Anh Thu cũng chia sẻ suy nghĩ này và khẳng định kinh doanh đa cấp đều có tốt xấu cả,vấn đề là ở chỗ con người gọi là "thủ lĩnh" đã biến tướng nó để lợi dụng những người thiếu hiểu biết và lòng tham để lừa đả.
    Trong trường hợp của Agel, công ty mẹ có khi rất muốn làm ăn đàng hoàng như mô hình chính thức của nó, nhưng không may khi vào hoạt động tại Việt Nam đã bị các vị "thủ lĩnh" tại Việt Nam lợi dụng để đi dụ mọi người ''đầu tư thông minh", để mình hưởng lợi riêng.
    Cách làm của Agel VN đã được báo trước không quá 3 năm sẽ thất bại!
    Nhiều độc giả như Gnouman, Elly Nguyen, Ngo Duy Long, Tran Thai, Duylongpt... cũng đều có chung quan điểm bản chất của kinh doanh đa không hề xấu. Bằng chứng là ở nước ngoài kinh doanh đa cấp vẫn là một mô hình kinh doanh minh bạch, hiệu quả và có lợi nhuận. Đơn cử như ở Nhật Bản, rất nhiều hàng hóa được lưu thông qua con đường kinh doanh đa cấp.
    Chính những người như thủ lĩnh của Agel ở Việt Nam, vì lòng tham lam, vô nhân tính, vừa làm vừa muốn lừa người khác đã làm kinh doanh đa cấp bị biến tướng đi và trở thành "mô hình lừa đảo", "dở khóc dở cười".
    Trách nhiệm quản lý của nhà nước ở đâu?
    Độc giả Thanh_Dragon 2008 thẳng thắn nêu ý kiến về trách nhiệm của các nhà quản lý và ******* kinh tế. Độc giả Tuan cũng khẳng định bản chất của kinh doanh đa cấp không xấu mà nó là mô hình cực kỳ thông minh nhưng để vận hành được nó không phải đơn giản mà cần phải có sự đầu tư về công sức.
    "Kinh doanh đa cấp là một mô hình kinh doanh mới ,so với những mô hình kinh doanh truyền thống khác nên không thể tránh khỏi những tranh cãi và những "lỗ hổng" pháp luật mà một số doanh nghiệp vì mục đích doanh thu đã xoáy vào đó để trục lợi bất chính", độc giả Lưu Ngọc Long chia sẻ quan điểm.
    Sự thất bại của Agel là do các công ty đã hám lợi, lợi dụng mô hình này để lừa đảo. Trách nhiệm ở đây một phần thuộc về cơ quan nhà nước quản lý quá lỏng lẻo mô hình kinh doanh này.
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Dư luận nói gì về bán hàng đa cấp ?

    http://vef.vn/2011-07-14-ve-vn-kinh-doanh-da-cap-bien-tuong-thanh-lua-dao-

    Bán hàng đa cấp tại Việt Nam hiện nay đang là trò lừa đảo

    Trước hết, tôi đồng ý với quan điểm bản chất hình thức kinh doanh bán hàng đa cấp không phải trò lừa đảo, tuy nhiên tôi lại khẳng định việc bán hàng đa cấp tại Việt Nam tại thời điểm hiện nay hoàn toàn là trò lừa đảo. Chúng ta cần phân biệt bản chất của một hình thức kinh doanh và việc áp dụng hình thức kinh doanh đó như thế nào. Tôi khẳng định điều này bởi lý do sau:Thứ nhất: Những lời quảng cáo sản phẩm và giá của sản phẩm bán ra rất cao so với giá trị sử dụng thật của sản phẩm, việc này là lừa dối người tiêu dùngThứ 2: Bằng cách này hay cách khác, tất cả các công ty kinh doanh mạng đều bắt các thành viên mua một số lượng sản phẩm nhất định mới được trở thành nhà phân phối chính thức, điều này trái với quy định tại Điều 7, nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý kinh doanh mạng. Ở đây ta chưa xét đến vấn đề sai luật trên, mà ta đi vào phân tích sự lừa đảo thể hiện ở cơ cấu doanh thu hàng năm của công ty. Trên thực tế doanh thu hàng năm gần như hoàn toàn do việc bắt các thành viên trong mạng lưới phải mua sản phẩm của Công ty theo định mức (để được là nhà phân phối) chứ không phải do bán cho người tiêu dùng. Việc này có thể thấy rõ khi phân tích 3 con số: doanh số bán hàng trong 1 năm của Công ty đa cấp, số lượng thành viên trong mạng lưới tăng lên trong một năm, hạn mức phải mua sản phẩm tối thiểu của một người nếu muốn được là thành viên chính thức (nếu các bạn nắm được 3 số liệu trên của bất kỳ công ty kinh doanh mạng nào chắc chắn sẽ thấy rõ điều này). Có nghĩa là lợi nhuận của Công ty và thu nhập thành viên hoàn toàn lấy từ túi tiền của thành viên khác do sự chèo kéo tham gia của các thành viên đi trước mà ra, chứ không phải do sự lưu thông của sản phẩm ra thị trường đến với người tiêu dùng theo đúng bản chất của từ “kinh doanh”. Có lẽ ở nước ngoài doanh số sẽ phần lớn do bán ra cho người tiêu dùng chứ không phải phần lớn do các nhà phân phối phải mua sản phẩm như ở Việt NamThứ 3: Các thành viên tham gia đều được giảng giải là có ý chí chắc chắn sẽ thành công, nhưng việc thành công là vô cùng khó khăn, chắc khoảng 500 người thì mới có một người thành công. Điều này thể hiện ở 2 con số: Số tiền Công ty trích cho các thành viên trong một năm (là tổng thu nhập của tất cả các thành viên trong một năm), tổng số thành viên hiện có trong mạng. Nếu các bạn nắm được 2 con số này và tính toán thì sẽ thấy: nếu thu nhập 10trđồng/tháng được gọi là thành công thì có lẽ phải đến không ít hơn 500 người mới có một người như vậy, trong khi đó 499 thành viên còn lại được gọi là thất bại, mặc dù mỗi người đều đã phải bỏ ra một khoản tiền tối thiều mua sản phẩm để được là nhà phân phối. Chắc ở nước ngoài tỷ lệ người thành công/người thất bại không ít đến như vây.Từ các lý do trên tôi khẳng định các công ty kinh doanh mạng tại Việt Nam hiện nay hoàn toàn là lừa đảo. Có thể trong tương lai các chỉ số trên thay đổi theo hướng tích cực hơn thì sẽ không bị coi là lừa đảo

    ( Đinh Bá Điệp )
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Khoailang124


    Tôi đã tìm hiểu bán hàng đa cấp ở một số công ty và nhận thấy không phải công ty nào cũng xấu. Tuy nhiên thì sản phẩm không tốt như các nhà phân phối quảng cáo và giá tiền quá cao so với chất lượng. Chất lượng sản phẩm thì mơ hồ, nào là tốt cho cái nọ, cái kia, thải độc... nói chung rất khó kiểm tra. Tôi đã dùng sản phẩm Noni, Amway, Herbalife và tôi sẽ không bao giờ dùng nữa. Tôi sẽ vẫn dùng thực phẩm chức năng nếu có điều kiện nhưng tôi không bao giờ mua thực phẩm chức năng qua bán hàng đa cấp nữa.
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Lại thực phẩm chức năng !
    Có bác nào dính vào công ty này không ?


    [​IMG]
    Cty TNHH MTV Thực phẩm chức năng Đông Thành
    Thời gian đăng : 08/11/2011 - 15/11/2011
    Lượt xem : 201


    Bố cáo giải thể Cty TNHH MTV Thực phẩm chức năng Đông Thành. Địa chỉ: 26 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, TP.HCM. Giấy CNĐKKD 0310916071 do Sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 11/06/2011. Kể từ ngày 26/10/2011, chúng tôi làm thủ tục giải thể.



    Ngày 26/10/2011 giải thể , mà ngày đăng bố cáo là 08/11/2011 !

    Tiêu rồi !
    :-??

    Tìm anh nơi nao bây giờ ? =((=((=((

    ~X~X~X~X~X~X~X
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Chưa hết !
    http://quangcao.tuoitre.vn/Thong-Bao/Bo-cao/28771.html


    [​IMG]
    Cty TNHH MTV Thực phẩm chức năng Thái Thành
    Thời gian đăng : 08/11/2011 - 15/11/2011
    Lượt xem : 191


    Bố cáo giải thể Cty TNHH MTV Thực phẩm chức năng Thái Thành. Địa chỉ: 26 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, TP.HCM. Mã số doanh nghiệp 0311210923 do Sở KH ĐT TP.HCM cấp ngày 04/10/2011. Kể từ ngày 07/11/2011, chúng tôi tiến hành thủ tục giải thể.


    Thêm một công ty đầy uy tín và triển vọng ra đi ... sau 33 ngày tồn tại !
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Có cái này hơi lạ :
    http://quangcao.tuoitre.vn/Thong-Bao/Bo-cao/28771.html

    [​IMG]
    Cty TNHH MTV Thực phẩm chức năng Thái Thành
    Thời gian đăng : 08/11/2011 - 15/11/2011
    Lượt xem : 192


    Bố cáo giải thể Cty TNHH MTV Thực phẩm chức năng Thái Thành. Địa chỉ: 26 Phan Phú Tiên, Phường 10, Quận 5, TP.HCM. Mã số doanh nghiệp 0311210923 do Sở KH ĐT TP.HCM cấp ngày 04/10/2011. Kể từ ngày 07/11/2011, chúng tôi tiến hành thủ tục giải thể.



    Cùng địa chỉ này có đến hai công ty thực phẩm chức năng Thái Thành và Đông Thành gần như cùng lúc giải thể , chênh nhau vài ngày !
    Trò mèo gì đây ? :-o:-o:-o
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.tin247.com/ban_hang_da_cap_dang_bien_tuong-3-21542860.html

    Bán hàng đa cấp đang biến tướng

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/01/3BA18126/




    "Hiện nay, hình thức kinh doanh đa cấp đang có sự biến tướng chuyển sang mô hình kinh doanh bất chính, quảng cáo sai sự thật gây nhầm lẫn đánh lừa người tiêu dùng", Sở Công thương TP HCM đánh giá.
    > Đồ lót chữa bệnh bị cấm lưu hành / Đồ lót chữa bệnh bị ‘sờ gáy’

    Tại TP HCM, năm 2009 có 22 doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp do Sở Công thương cấp phép. Năm qua, Sở này cũng tiến hành thu hồi giấy phép của 6 doanh nghiệp.
    Đánh giá về hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp năm qua, Sở Công thương cho rằng hiện hình thức này đang có sự biến tướng chuyển sang mô hình kinh doanh đa cấp bất chính. Hàng hóa được bán theo hình thức đa cấp chủ yếu có nguồn gốc từ nước ngoài, trong đó có các thực phẩm chức năng, thiết bị trị liệu...
    Theo Sở Công thương, các mặt hàng này thường rất khó phân biệt được với thuốc chữa bệnh, tính năng công dụng của sản phẩm không rõ ràng nên doanh nghiệp và nhà phân phối đã lợi dụng để thổi phồng, quảng cáo sai sự thật, gây nhầm lẫn, đánh lừa người tiêu dùng.



    [​IMG]
    Các sản phẩm được tư vấn có thể hỗ trợ chữa bệnh của Công ty Yahgo. Ảnh: Thiên Chương. Mặt khác, chính việc các doanh nghiệp bán hàng đa cấp được cấp phép ở tỉnh nhưng mở chi nhánh ở TP HCM đã gây khó khăn cho công tác quản lý. Trong khi đó, Sở Công thương lại không có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp vi phạm bán hàng đa cấp mà "quyền" này là của Cục Cạnh tranh - Bộ Công thương, nên không thể ngăn chặn kịp thời các hàng động bất chính.
    Điển hình như từ năm 2008 đến 2009, Công ty Yahgo Việt Nam bị phát hiện "thổi phồng" các mặt hàng: vòng tay, dây chuyền, quần áo lót nam nữ, thực phẩm chức năng... có khả năng trị bệnh nhằm bán hàng với tỷ suất lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với giá trị thật của mặt hàng. Công ty này đã thực hiện hành vi kinh doanh qua đa cấp nhiều năm mới bị xử lý.
    Không những chỉ có bán hàng đa cấp đang biến tướng khó lường, hình thức văn phòng đại diện cũng bị lợi dụng đủ kiểu để lừa gạt khách hàng. “Thực tế mô hình văn phòng đại diện đang biến tướng ngày càng tinh vi hơn”, đại diện Sở Công thương TP HCM khẳng định.
    Trên địa bàn thành phố đang có 2.421 văn phòng đại diện hoạt động. Theo cam kết gia nhập WTO, các văn phòng này không được tham gia vào những hoạt động sinh lợi trực tiếp. Tuy nhiên, các văn phòng đại diện đã cố tình liên kết trung gian là một công ty của Việt Nam trên danh nghĩa đại lý, đối tác để thực hiện những hoạt động kinh doanh có thu. Thực tế, Trưởng văn phòng đại diện nước ngoài thường điều hành mọi hoạt động của công ty ở Việt Nam, thành lập đội ngũ nhân viên để tiếp thị bán hàng và nhận thu nhập dưới hình thức hoa hồng doanh số.
    Ngoài ra, đối với văn phòng đại diện hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ: giám định, tư vấn, thiết kế, công nghệ thông tin, đặc biệt là kinh doanh kiều hối, rất khó phân biệt ranh giới giữa hoạt động xúc tiến, hỗ trợ với kinh doanh sinh lãi trực tiếp. Thậm chí, nhiều văn phòng đại diện chỉ tồn tại ở dạng ảo (không có không gian làm việc, chỉ thuê dịch vụ hộp thư thoại của một tòa nhà nào đó) hoặc văn phòng chia sẻ (nhiều văn phòng cùng thuê chung một không gian làm việc, diện tích mỗi văn phòng chỉ 2-3 m2).
    Kiên Cường
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Quận 5 là Chợ Lớn ! Đại bản doanh của các thế lực người Hoa từng khuynh đảo nền kinh tế miền Nam trước 1975 .
    Bác nào ở SG chịu khó tìm hiểu thêm về hai công ty một địa chỉ này được không ? Họ đang tuyên bố giải thể đấy ! Tẩu tán tài sản hết rồi ! [r37)]
  10. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
    Chào bác!
    Tôi kể bác nghe, hôm qua có người bạn tham gia herbalife mời đi cafe, trong đầu đã nghĩ thể nào cũng nghe dụ tham gia, và đúng thế, cậu ta ca ngợi herb, ... sau tôi nói bạn bè ngồi tào lao nhưng đừng nói đến herbalife được ko ? thật bất ngờ là cậu ta đứng ngay dậy và nói: nếu ko nói về herbalife thì tớ chẳng có chuyện gì để nói, và cậu ta đi như chạy khỏi quán cafe. Bác thấy sao ? có lẽ với người tham gia đâ cấp herb thế giới chỉ có 2 loại người là : những người tham gia Herb la bạn của họ, phần còn lại ???

Chia sẻ trang này