Chiều nay nên làm gì?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Jacktom, 16/04/2014.

3395 người đang online, trong đó có 92 thành viên. 05:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 6225 lượt đọc và 126 bài trả lời
  1. rintritue

    rintritue Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2010
    Đã được thích:
    1.186
    tập nhảy cầu chuẩn bị thi olympic =))
    Jacktom thích bài này.
  2. Jacktom

    Jacktom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2014
    Đã được thích:
    3.024
    Ozawa thích bài này.
  3. Jacktom

    Jacktom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2014
    Đã được thích:
    3.024
    Nhiều bác có những lời lẽ nặng nề cho những người thoát hàng hôm nay. nhưng với em thì em lại thấy bình thường và thậm chí còn cảm thắy mang ơn họ.
    Thấy bình thường vì mỗi người có một chiến thuật khác nhau. Có thể họ lãi và bảo vệ thành quả, có thể họ lỗ và họ cắt lỗ theo kỷ luật...nói chung chả có gì phải chửi họ vì họ cắt họ mất tiền cơ mà chứ các cụ ấy có mất đâu mà chửi họ:-/. Thế mà có những bác like nhiều nhất tuần lập ngay cái topic chửi họ, nguyền rủa họ^:)^
    Em thậm chí còn hàm ơn họ vì nhờ họ mà hôm nay em hốt được đống cổ phiếu rẻ vượt kì vọng, nó quả rẻ so với lúc em thoát hàng. Khoai tây hôm nay cũng chung sở thích với em và họ cũng hốt mạnh:-bd
    Last edited: 16/04/2014
    TrachvanDoanhOzawa thích bài này.
  4. Bogiaa

    Bogiaa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    5.426
    Nay em hốt gì thế!!
    Jacktom thích bài này.
  5. Jacktom

    Jacktom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2014
    Đã được thích:
    3.024
    chắc chắn không có DPM bác ah:-bd
    Ozawa thích bài này.
  6. Ozawa

    Ozawa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2014
    Đã được thích:
    1.048
    Đĩ này vẫn khoái nhất em tôm. Ước gì anh đổi đống phân AVF của anh để được gặp em tôm một lần nhỉ:-bd
    Jacktom thích bài này.
  7. Jacktom

    Jacktom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2014
    Đã được thích:
    3.024
    Híc, anh ôm AVF nên anh lúc nào cũng nghĩ đến phân cho cá sao=))
  8. Jacktom

    Jacktom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2014
    Đã được thích:
    3.024
    Không còn sợ hãi...
    Trong những cảm giác thông thường của chúng ta, sự sợ hãi là một cảm giác không mong muốn và chẳng mang lại lợi ích gì. Có thể nó giúp ngăn cản chúng ta không làm một điều gì đó nguy hiểm, nhưng trí phán đoán cũng hoàn toàn có thể làm được việc này.

    Chúng ta lo sợ vì rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường thì ta lo sợ nhiều nhất khi ta chẳng hiểu gì về những nguyên nhân ấy. Khi ta hiểu rõ, nắm rõ được nguyên nhân, ta có thể làm giảm nhẹ đi hoặc triệt tiêu nỗi lo sợ. Nhưng khi ta không hiểu rõ được những nguyên nhân, ta sẽ sống rất lâu trong sự sợ hãi.

    Một em bé lo sợ thường là không hiểu được nguyên nhân. Vì thế, ta rất khó làm cho em hết sợ. Nếu ta hiểu được em lo sợ vì phải ở một mình, vì bóng tối hay vì một điều gì khác... ta có thể giúp em cắt đứt cơn sợ hãi.

    Nỗi lo sợ của một người lớn thì có khác. Ta cần phải tự mình hiểu ra được nguyên nhân. Ta không thể mong đợi một người khác hiểu được và giúp ta hết sợ. Chỉ khi ta hiểu rõ được nguyên nhân nỗi lo sợ của mình, ta mới có thể chấm dứt không còn sợ hãi.

    Cách đối phó trước tiên với nỗi sợ hãi là ta phải biết nhận ra nó ngay khi nào nó vừa sinh khởi. Khi ta bắt đầu có cảm giác sợ hãi, ta nhận biết và tự nói: “Tôi bắt đầu sợ hãi, tôi đang sợ hãi...” Và vì ta nhận biết nỗi sợ hãi ngay khi nó vừa sinh khởi, nên đồng thời ta cũng nhận biết được nguyên nhân gây ra nó.

    Như khi lần đầu tiên bạn từ miền quê lên thành phố. Sự xa lạ, cảnh phố phường tấp nập và nhiều thứ khác nữa có thể làm cho bạn sợ. Khi cảm giác lo sợ bắt đầu, bạn cần tỉnh táo nhận biết và tự nói: “Tôi vừa đến thành phố lần đầu tiên. Tôi bắt đầu sợ hãi, tôi đang sợ hãi...” Ngay khi ấy, vì bạn biết mình bắt đầu sợ hãi, bạn liền nhận biết được những nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi đó.

    Thay vì chối bỏ nỗi sợ hãi, bạn đã nhận biết và thừa nhận nó. Và ngay khi bạn nhận biết nỗi sợ hãi và nguyên nhân đã gây ra nó, bạn liền làm chủ được nỗi sợ hãi ấy. Mặc dù bạn vẫn còn sợ hãi, nhưng bạn đã có đủ sự tỉnh thức để biết chắc là nỗi sợ hãi của mình đã sinh khởi từ đâu và phát triển như thế nào. Bạn nhận biết được dù sao thì nỗi sợ hãi cũng chỉ là một phần cảm xúc của chính mình, và không cần phải lo lắng thái quá về nó. Để duy trì sự tỉnh thức này, bạn có thể chọn cách theo dõi hơi thở của mình trong sự tỉnh thức.

    Trong ví dụ trên, khi bạn biết được những nguyên nhân gây ra sự sợ hãi cho mình là sự đông đúc, xa lạ của môi trường thành phố, bạn bắt đầu làm chủ được nỗi sợ hãi. Bạn suy xét rằng không có gì phải sợ hãi khi có bao nhiêu người khác vẫn sinh hoạt bình thường trong môi trường này, và bạn hoàn toàn có thể làm quen với nó để không còn thấy xa lạ nữa. Bạn duy trì sự hiểu biết tỉnh táo ấy bằng cách theo dõi hơi thở của mình trong sự tỉnh thức. Mặc dù cảm giác sợ hãi có thể là vẫn còn, nhưng bạn đã kiểm soát được và biết chắc là nó sẽ không thể tiếp tục tăng trưởng nhiều hơn trước.

    Khi đã biết rõ và thừa nhận nỗi sợ hãi, bạn bắt đầu đối diện với nó. Nhờ có sự tỉnh thức về nỗi sợ hãi, về sự hiện hữu của mình trong hiện tại, bạn sẽ thấy mình không còn lý do nào để phải tiếp tục sợ hãi hơn nữa. Vì thế, bạn dần dần thấy êm dịu hơn và chú tâm nhiều hơn đến hơi thở của mình, thay vì là đến nỗi sợ hãi. Mỗi hơi thở ra hoặc vào, bạn tỉnh táo nhận biết rằng nỗi sợ hãi của bạn đang dần dần lắng dịu đi.

    Đối diện với nỗi sợ hãi và làm êm dịu được nó, bạn biết chắc rằng nỗi sợ hãi không còn có thể tăng trưởng được nữa và cũng chẳng thể làm cho bạn trở nên hốt hoảng. Bạn đã chứng tỏ mình có đủ sự điềm tĩnh để ngay trong cơn sợ hãi cũng vẫn cảm thấy dễ chịu hơn và khống chế được nỗi sợ hãi. Bằng vào sự tỉnh thức nhận biết, bạn đã làm dịu nỗi sợ hãi đến mức tối thiểu của nó. Vào lúc này, bạn hoàn toàn có thể mỉm cười và buông bỏ nó.

    Nhưng vấn đề không nên chỉ dừng lại ở đây. Vì nỗi sợ hãi có những nguyên nhân nhất định của nó như bạn đã nhận biết ngay từ đầu, nên vấn đề vào lúc này là bạn cần giải quyết tận gốc rễ những nguyên nhân ấy. Như vậy, một nỗi sợ hãi tương tự sẽ không thể diễn ra thêm lần nữa. Như nỗi lo sợ của bạn khi lần đầu tiên lên thành phố là sự bỡ ngỡ trước một môi trường mới. Bạn sẽ phân tích để hiểu ra rằng sự sợ hãi như vậy là khá thông thường nhưng hoàn toàn không chính đáng, vì chúng ta có thể cố gắng để làm quen với một môi trường mới, trong khi sự sợ hãi thì chẳng giúp ích được gì.

    Bạn có thể cũng đã nhận thấy trong tiến trình vừa qua, chúng ta nhận biết nguyên nhân của nỗi sợ hãi ngay từ đầu nhưng chỉ giải quyết chúng vào bước cuối cùng. Điều này có sự hợp lý của nó. Như khi một trận hỏa hoạn bốc lên, bạn cần nhận biết ngay nguyên nhân ban đầu và nơi đã phát khởi đám cháy. Nhưng bạn sẽ chưa đá động gì đến những nguyên nhân gây cháy ấy, chừng nào mà bạn còn chưa dập tắt hoặc khống chế được ngọn lửa.

    Giải quyết các nguyên nhân là ngăn ngừa một trận cháy tương tự về sau, nhưng chúng không có ý nghĩa gì khi ngọn lửa đã bốc lên. Cũng vậy, khi nỗi sợ hãi của bạn đã sinh khởi, điều trước hết là bạn phải quan tâm dập tắt, khống chế nó. Và những nguyên nhân sẽ được giải quyết như một biện pháp ngăn ngừa cho những lần về sau.

    Mỗi khi có điều lo sợ, bạn cần kiên nhẫn thực hiện phương thức này. Nếu bạn thật sự thành công, dần dần bạn sẽ nhận ra được là chúng ta không cần thiết phải nuôi dưỡng sự sợ hãi, rằng sự sợ hãi tồn tại được là vì chúng ta đã dung dưỡng nó theo một thói quen từ rất lâu. Ngay cả trong những hoàn cảnh nguy hiểm nhất, rồi bạn sẽ giữ được sự bình tĩnh để giải quyết vấn đề mà không còn sợ hãi nữa.
    hbtsd thích bài này.
  9. vietzero7

    vietzero7 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    1.611
    h tâm lý bà con ai cũng xoắn cả rồi sẽ cá hồi thôi nhưng với vol bé
    theo quan điểm đầu cơ ai bắt đáy hôm nay T3 hàng về nên té,vì nếu có hồi thì vol thấp cũng k bền
    ai đầu tư từ 3 tháng đến vài năm trở lên thì chúc mừng các bác đóng bảng điện đi chơi 1 tg sau quay lại lồi mồm vì TTCK cũng như kinh tế đang có dấu hiệu tốt
    Jacktom thích bài này.
  10. hbtsd

    hbtsd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2013
    Đã được thích:
    8.233
    Bác hôm nay đi đâu chả thấy về nhà gì cả, bác đúng là thần tài trong việc chế nghự nỗi sợ hãi! em chính thức..... xin ngả mũ! Chúc mừng bắt đáy thành công!:drm2:drm2:drm2:drm2:drm2
    Jacktom thích bài này.

Chia sẻ trang này