Chim lợn chúa ...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Amherst, 12/03/2009.

5854 người đang online, trong đó có 474 thành viên. 19:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1140 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. Amherst

    Amherst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục một chú chim lợn cỡ trung. Tài sản tự doanh chứng khoáng chắc còn độ 5%.


    ********************************************************************
    Thị trường chứng khoán luôn xuất hiện sự đấu tranh giữa ?olòng tham và nỗi sợ hãi?. Nhà đầu tư bán ra khi thấy thị trường tăng quá mạnh để thu lợi nhuận và thực hiện hành vi "dò đáy" khi giá chứng khoán giảm xuống mức hấp dẫn.

    Điều này khiến thị trường luôn vận động, luôn có sóng và luôn có các ngưỡng tâm lý quyết định sự chiến thắng của lòng tham và sự sợ hãi.



    Sử dụng lý thuyết Dow, thuyết sóng Elliot và con số vàng Fibonacci để mô tả sự vận động của thị trường, ông Dương Văn Chung, Trưởng phòng Môi giới Hội Sở CTCP Chứng khoán Thăng Long dựa trên phân tích kỹ thuật đã nhận định rằng, VN-Index có thể đập ngưỡng 256 điểm và tạo đáy tại mốc 209 ?" 219 điểm, sau đó bắt đầu một chu kỳ hồi phục mới vào giữa tháng 4/2009.



    Chu kỳ VN-Index từ 2003 - 2009



    Căn cứ vào thuyết sóng Elliot để phân tách chu kỳ của thị trường, mốc ngày 12/3/2007 khi thị trường đạt điểm cao nhất 1179.32 được chọn để làm cơ sở xác định chu kỳ của thị trường. Như vậy, VN-Index được chia thành 2 sóng lớn chính là: sóng đẩy (impulse wave) và sóng điều chỉnh (corretive wave).



    Trong sóng đẩy được chia thành 5 sóng chính: Sóng 1, 3, 5 là sóng lên, sóng 2, 4 là 2 sóng điều chỉnh ngược chiều với sóng 1, 3, 5.




    Hình 1.1. Hai chu kỳ chính của thị trường từ 2003 - 2009



    Các bước sóng này có tương quan tỷ lệ với nhau theo tỷ lệ fibonacci (23,6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 100%, 161.8%...). Với nhưng căn cứ đó VNIndex được chia thành các giai đoạn chính sau:



    Kỳ đẩy (Impulsive phase)- (khu vực màu xanh): Từ 24/10/2003 đến 12/3/2007 bao gồm 5 sóng (3 sóng lên và 2 sóng xuống).



    Kỳ điều chỉnh (Corrective phase) ?" (khu vực màu đỏ): Từ 12/3/2007 đến nay (dự kiến kết thúc vào giữa tháng 4/2009) đang hình thành mẫu hình điều chỉnh zigzag kép (double zigzag). Theo đó, mức cao nhất sẽ là 1.179,32 điểm và thấp nhất dự kiến trong khoảng 209 ?" 219 điểm.



    - Zigzag 1 (W) từ 12/3/2007 ?" 25/1/2008 (1179.32 ?" 762.99).

    - Zigzag 2 (Y) đang hình thành từ 1/2/2008 ?" nay. Zigzag 2 bao gồm 3 sóng:



    ? Sóng A từ 1/2/2008 ?" 23/6/2008 ( 859.62 ?" 364.32)

    ? Sóng B từ 23/6/2008 ?" 27/8/2008 (364.32 ?" 575.71)

    ? Sóng C đang hình thành từ 27/8/2008 ?" nay (dự báo đến giữa tháng 4/2009 mới hoàn thành) (hình 1.1)



    Dự Báo Vnindex



    Theo cách đánh số sóng Elliot như trong phần I, VNIndex đang hình thành sóng C trong mẫu hình zigzag thứ 2.



    Trong sóng C của mô hình zigzag 2 được tách thành 5 sóng với sóng 1, 3, 5 hướng xuống và sóng 2, 4 ngược chiều 3 sóng trên. Từ 27/8/2008 đến 6/11/2008, Vnindex đã hoàn thành được 4 sóng, cụ thể như sau:




    Thị trường đang hình thành sóng thứ 5, kết thúc chu kỳ giảm điểm theo thuyết Elliot




    - Sóng 1 từ 27/8/2008 đến 18/9/2008 (575.71 ?" 416.88)



    - Sóng 2 từ 18/9/2008 đến 26/9/2008 (416.88 ?" 490.26)



    - Sóng 3 từ 26/9/2008 đến 28/10/2008 (490.26 ?" 313.63)



    - Sóng 4 từ 28/10/2008 đến 6/11/2008 (313.63 ?" 388.27)



    - Sóng 5 dự kiến sẽ đươc hình thành từ 6/11/2008 đến giữa tháng 4 (388.27 ?" 209).



    Với diễn tiến của Vnindex từ 6/11/2008 đến nay và theo thuyết sóng Elliot, Vnindex có nhiều khả năng đảo chiều tại ngưỡng 256 +/-2 tạo sóng 4 và hình thành đáy 209 ?" 219 điểm do:



    - Phiên 18/2/2009 đã tạo với phiên 16/2/2009 1 Gap rất lớn (6.33 điểm), đồng thời với nỗ lực đẩy lên ngay từ đầu phiên 19/12/2009 ( giá cao nhất = 258.21) cũng không đủ lấp đầy được Gap này à Vnindex ngày 18/2/2009 đạt 255.24 trở thành môt ngưỡng kháng cự mạnh (Hình 2.2)



    - Vnindex gặp một ngưỡng kháng cự ?otâm lý? fibonacci retracement 23.6% tại mốc 256 với việc xét đỉnh là 322.59 (7/1/2009) và đáy 234.66 (HÌnh 2.2)



    - Với diễn tiến Vnindex như hiện nay, nhiều khả năng Vnindex chạm đường kháng cự tạo bởi 2 đỉnh 388.27 (6/11/2008) và 322.59 (7/1/2009) khi đạt 256 +/-2. Đường kháng cự này thể hiện bằng đường mầu đỏ nét đậm (Hình 2.2)






    Hình 2.2

    Cũng theo theo thuyết sóng Elliot, thông thường mẫu hình Ending Diagonal tại cuối sóng C của mẫu hình double zigzag được phát hiện tại cuối một chu kỳ lớn. Như vậy, nếu mẫu hình này được hình thành thì nhiều khả năng mốc 209 ?" 219 là đáy của Vn-Index và thị trường sẽ bắt đầu một chu kỳ mới từ giữa tháng 4/2009.







    VN-Index có thể đập phải ngưỡng cản 256 điểm



    Tuy nhiên, trong một số trường hợp (rất ít khi xẩy ra) sóng 5 trong ending diagonal sẽ là một sóng ?ocụt? (truncated fifth) tức là sẽ hoàn thành trước mốc 234 trong trường hợp này (không sâu hơn sóng 3).



    Dương Văn Chung

    Trưởng Phòng Môi Giới Hội Sở CTCP Chứng khoán Thăng Long
  2. tichuachoick

    tichuachoick Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Đây mới gọi là chúa Chim Lơn nè, mấy con chim chỉ là chúa vùng thui

    ''Cả thế giới đã rơi vào Đại Suy thoái''

    Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) không còn lạc quan như hồi tháng 1, mà nhìn thấy sự đình trệ, suy thoái ở hầu hết các hoạt động kinh tế, thương mại trên toàn cầu.

    Phát biểu trên kênh truyền hình Pháp 24 tuần này, Giám đốc IMF Strauss-Kahn cho rằng, kể từ tháng 1 đến nay, kinh tế thế giới diễn biến theo chiều hướng ngày càng xấu đi. Tháng 1, IMF dự báo kinh tế toàn cầu vẫn tăng trưởng 0,5% trong năm nay.

    "Từ đó cho tới nay, tin tức không được tốt lành. Tôi cho rằng bây giờ đã có thể nói chúng ta đã rơi vào Đại Suy thoái. Suy thoái có thể kéo dài, chừng nào các chính sách mà chúng mong đợi sẽ phát huy tác dụng", ông Strauss-Kahn nói. Theo ông, có thể đến 2010, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng trở lại.

    Trước đó, hôm 8/3, Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng âm trong năm nay, lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ II. Khủng khoảng tài chính toàn cầu sẽ khiến những người nghèo cảm thấy khó khăn hơn và các nước đang phát triển cần nhiều hỗ trợ hơn. Hoạt động thương mại sẽ rơi xuống mức thấp nhất trong 80 năm qua, đặc biệt là ở khu vực Đông Á nơi vừa trải qua giai đoạn tăng trưởng thần tốc.

    Ngân hàng Trung ương châu Âu mới đây dự báo GDP năm 2009 trong khu vực đồng tiền chung sẽ giảm 2,2-3,2%. Thực tế trong ba tháng cuối năm ngoái, kinh tế khu vực đồng euro đã giảm kỷ lục 1,5%, giảm còn mạnh hơn cả Mỹ.

    Kỳ Duyên (theo AP)
  3. capvienthong

    capvienthong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2006
    Đã được thích:
    0
    ==================================================
    hic ,chú về nhà chú đừng nói nhé ,nếu chú nói cả nhà chú ăn ngủ cũng ko yên đâu.bạn bè với chú ghê chết ,ai dám chơi đây
  4. Amherst

    Amherst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Dạo này nghe chim lợn hót điếc hết cả tai ;)

    Thế nhưng khi mà bọn nó ngừng hót là phải xem xét lại xu hướng uptrend ngay.
  5. Amherst

    Amherst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Up post này lên để các bác thấy lực lượng cầu dự trữ hùng hậu đến mức nào.

    2 year bear market đã đến hồi kết thúc. Hiện giờ thị trường chưa nhìn thấy đỉnh.
  6. Amherst

    Amherst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Bằng chứng cho thấy thị trường sẽ tiếp tục đi lên :)


    Chưa nhận thấy dấu hiệu lạc quan Nhiều chuyên gia kinh tế chưa đưa ra nhận định lạc quan hơn về tình hình kinh tế và tác động của các chính sách kích cầu, dù các chỉ số kinh tế quý I đã công bố.
    > Gia?m thêm 1% đối với lafi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu / Hỗ trợ lãi suất 4% các khoản vay trung và dài hạn


    Các nhà kinh tế trong và ngoài nước đã tập trung tại hội nghị do UB Kinh tế Quốc hội tổ chức hôm qua, để trình bày những nhận định về kinh tế Việt Nam và những phản ứng chính sách của Chính phủ.




    Tình hình thực tế bi quan

    Bà Susan Adams, chuyên gia kinh tế của dự án STAR do Mỹ tài trợ kể, bà đang chứng kiến những điều chưa từng xảy ra ở Việt Nam từ khi đến đây năm 2001 làm trưởng đại diện của IMF.


    Rất nhiều người nước ngoài mà bà quen biết đã và đang đóng hành lý rời khỏi TP.HCM. ?oLý do là các công ty, các văn phòng đại diện nước ngoài ở Việt Nam mà họ làm việc đã và đang đóng cửa. Đây là những tín hiệu rất xấu?, bà nói.

    Trong khi đó, Hải Dương, một trong những tỉnh công nghiệp hoá nhanh nhất miền Bắc, cũng đang trải qua những khó khăn kinh tế nghiêm trọng.


    Bí thư tỉnh uỷ Hải Dương ?" Bùi Thanh Quyến cho biết, cả tỉnh chỉ thu hút được vỏn vẹn hai dự án FDI tổng cộng 10 triệu USD trong ba tháng đầu năm nay, trong khi 13 khu công nghiệp không hề có một dự án nào.


    Hơn một nửa trong tổng số 18 dự án FDI mà tỉnh cấp phép trong năm 2008 đã dừng lại, thậm chí huỷ bỏ.


    Cả tỉnh ước có 5.200 công nhân đã thất nghiệp. ?oTất cả các ngành sản xuất, kinh doanh đều suy giảm nghiêm trọng?, ông nói.

    Hầu hết các đại biểu cùng chung quan điểm rằng, thiếu hụt nguồn vốn FDI do khủng khoảng tài chính toàn cầu sẽ tác động ghê gớm đến phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm nay.


    Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết: ?oNhiều nhà đầu tư Hàn Quốc nói với tôi, họ không có tiền đâu mà triển khai các dự án tại Việt Nam, khi đồng won đã mất giá tới 40% so với USD?.


    Quyền viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nói thêm: ?oĐây là điều hết sức đáng lo khi vốn FDI là khoản giúp bù đắp thâm hụt giữa tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm nội địa.


    Năm ngoái, tỷ lệ này lên đến gần âm 13% GDP khi tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên tới 43,1% GDP, trong khi tỷ lệ tiết kiệm chỉ vào khoảng 30% GDP?.

    Băn khoăn về gói hỗ trợ lãi suất

    Cho đến đầu tuần, ngân hàng Nhà nước công bố đã cho vay khoảng 202 ngàn tỉ đồng liên quan đến gói hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ.


    Bà Adams nhận định rằng, có khoảng 1/3 trong số này là được rót cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. ?oPhân bổ tín dụng như vậy có hợp lý không, khi Việt Nam đang theo hướng thu hẹp doanh nghiệp nhà nước, và tăng động lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò cốt yếu cho tăng trưởng kinh tế sau này?.

    Theo ông Quyến: ?oNên đánh giá lại thành phần kinh tế nhà nước chủ đạo tác động gì đến suy giảm kinh tế, không có đầu tư vào đây lại làm hỏng nền kinh tế. Ví dụ, ông Vinashin đầu tư rất lớn ở tỉnh tôi, nhưng vào đó thì vắng như chùa bà đanh. Trong khi đó, những anh SME ở tỉnh cần vốn cho sản xuất, thì không vay được, những anh vay được thì đi đảo nợ?.

    Ông Nguyễn Quang A, viện Nghiên cứu phát triển đồng ý điểm này, cho rằng, tỷ lệ đảo nợ phải lên đến 70% số tiền này vì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thực tế rất thấp trong quý 1.


    ?oNgười làm chính sách chưa cho ai vay bao giờ, nên họ không lường được các doanh nghiệp sẽ phản ứng như thế nào. Anh là doanh nghiệp đang phải vay mức lãi suất 16%, giờ còn có 4 ?" 5% thì họ sẽ làm gì? Không có ai không tìm cách trả nợ cũ đi?.

    Trong khi đó, ông Thiên băn khoăn về các gói tài chính kích thích kinh tế mà Chính phủ chưa công bố rõ ràng.


    ?oCuối năm ngoái, Chính phủ tuyên bố 5 ?" 6 tỉ USD, và gần đây lên gần 10 tỉ. Trong số đó chỉ có một tỉ hỗ trợ lãi suất là công bố, còn gói khác thì chưa rõ ràng. Nhưng kể cả với gói đã công bố, thì có đáp ứng ba tiêu chuẩn quan trọng nhất là: đúng lúc, đúng mục tiêu, và đúng đối tượng??.


    Ông Thiên nói: ?oKhủng hoảng tạo cơ hội làm lành mạnh nền kinh tế, liệu Chính phủ có sẵn sàng thanh lọc doanh nghiệp yếu kém. Có vẻ như Chính phủ đã không đặt ra trong các giải pháp này?.


    Ông Doanh nói: ?oTại sao Quốc hội không được tham khảo khi Chính phủ đưa gói kích cầu ra. Tôi rất ngạc nhiên. Quốc hội là tập thể trí tuệ gắn với dân, nên có thể đóng góp ý kiến?.

    Nhiều ý kiến cho biết thêm rằng, các gói kích thích tài chính của Chính phủ đang tập trung vào kích cung, trong khi vấn đề hiện nay đang nằm ở phía cầu.

    Lo bất ổn vĩ mô trở lại

    Chỉ ra phần trình bày bằng cả tiếng Anh và Việt, bà Adams nói rằng, những chỉ số vĩ mô của Việt Nam đã thay đổi quá nhanh chóng, làm bà không kịp điều chỉnh.


    Tuy vậy, vấn đề lớn nhất của Việt Nam là ở thâm hụt ngân sách, và thâm hụt cán cân vãng lai.


    Tổng hợp từ các nguồn của IMF, WB, ADB và tổng cục Thống kê, bà cho rằng thâm hụt ngân sách so với GDP của Việt Nam là ?"7,3%, ?"7,1% và ?"5,5% trong các năm 2009, 2010 và 1011.


    Tương ứng với các năm này, tỷ lệ thâm hụt cán cân vãng lai so với GDP là ?"9%, ?"9,6% và ?"8,4%.


    Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu trong ngành ngân hàng có thể lên tới 3 ?" 3,5%, dù vẫn ở mức tương đối thấp, nhưng cũng có thể đáng lo ngại.

    Trong khi đó, ông Trần Đình Thiên lo ngại mức bội chi ngân sách quá lớn, với 8% GDP mà Chính phủ sẽ xin điều chỉnh trước Quốc hội sắp tới, 7% GDP theo WB và 9,8% theo ADB.


    Ông nói: ?oThâm hụt ngân sách sẽ làm gia tăng lạm phát và bất ổn vĩ mô trong tương lai. Các biện pháp hiện nay mới tập trung cứu kinh tế khỏi suy thoái, chứ chưa nói đến các điểm yếu khác. Với kinh tế Việt Nam, khủng hoảng có thể qua đi trong năm nay, nhưng các điểm yếu quan trọng vẫn y nguyên, thậm chí nghiêm trọng hơn?.

    Bà Susan đồng ý điểm này: ?oChính phủ muốn đánh đổi tăng trưởng cao bằng những chi phí thế nào? Là thâm hụt ngân sách, bất ổn vĩ mô, sức ép lạm phát? Với những gì xảy ra năm ngoái, Việt Nam muốn như vậy nữa hay không? Câu hỏi cho cơ quan ra chính sách: xem xét hiệu quả ngắn hạn và dài hạn và sự đánh đổi giữa chúng?.

Chia sẻ trang này