Chỉnh là múc ------ TT hướng tới 9 phiên tăng liên tiếp về 131x $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 03/08/2022.

3823 người đang online, trong đó có 295 thành viên. 14:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 19710 lượt đọc và 90 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    VCG 6 tháng lãi gần 1000 tỷ mô hình kinh doanh giống CSC sẽ hái quả ngọt vùng 6x chờ vượt MA 100 vùng 25 là bung lụa@};-


    Trước đó vào ngày 31/3, Vinaconex đã hoàn tất mua 57,82 triệu cổ phiếu CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC – mã VCR). Giá trị giao dịch ước tính vào khoảng 2.452 tỷ đồng. Như vậy, Vinaconex ITC đã trở thành công ty con của Vinaconex với tỷ lệ sở hữu 51% vốn, đủ điều kiện hợp nhất kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này được biết đến nhiều với vai trò chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina diện tích 172 ha với tổng đầu tư khoảng 1 tỷ USD.


    Ngoài ra, Vinaconex cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ của các dự án như: Tổ hợp văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp Green Diamond tại số 93 Láng Hạ; dự án khu đô thị đại lộ Hòa Bình (Quảng Ninh) kéo dài; dự án Km3,4 tại Móng Cái và dự án thủy điện Đăkba tại Quảng Ngãi. Tổng công ty cũng sẽ tiếp tục tìm đôi tác đầu tư vào dự án công nghệ cao Hòa Lạc và các dự án có quỹ đất lớn trong lĩnh vực bất động sản, khu công nghiệp.

    Năm 2021, Vinaconex ghi nhận doanh thu 5.742 tỷ đồng, tăng 3,5% so với năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 69% so với cùng kỳ xuống mức 532 tỷ đồng và chỉ thực hiện 53% kế hoạch. Nguyên nhân lợi nhuận giảm là do không còn khoản doanh thu tài chính đột biến từ thoái vốn An Khánh JVC như trong năm 2020.

    Ngoài ra, HĐQT cho biết doanh thu và lợi nhuận năm 2021 đạt thấp so với kế hoạch đề ra là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các dự án đầu tư lớn gần như dừng thi công thời gian dài do dãn cách xã hội. Các công trình của các chủ đầu tư khác cũng dừng thi công trong 3 quý đầu năm.
    Cong8688 thích bài này.
  2. bapcai_xanh

    bapcai_xanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2015
    Đã được thích:
    15.861
    đỏ múc mạnh
    1300 thẳng tiến :))
    Cong8688BigDady1516 thích bài này.
  3. BiBi140683

    BiBi140683 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    27/10/2021
    Đã được thích:
    4.341
    VCG tôi còn đang bị kẹt ở giá 5x đây , đang chờ hồi lên :D:D:D
    Cong8688BigDady1516 thích bài này.
  4. Gatini

    Gatini Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/08/2020
    Đã được thích:
    6.617
    vi huynh đài này thấy kẹt nhiều con thế, hảo hán :))
    Cong8688BigDady1516 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Việt Nam có cơ hội lớn tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu

    Chuỗi cung ứng toàn cầu có vai trò quan trọng, là phương thức không thể thiếu, được ví như "huyết mạch" của kinh tế thế giới. Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, phụ thuộc nhiều vào nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài.

    Để hiểu rõ hơn thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong thu hút và tham gia chuỗi cung ứng, Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê xung quanh nội dung này.

    [​IMG]
    Nhiều nhà đầu tư vẫn lựa chọn Việt Nam là điểm đến và mở rộng kế hoạch đầu tư kinh doanh. Ảnh: TTXVN

    Thưa ông, những bất định, khó lường trên thế giới diễn ra trong thời gian qua đã tạo ra xu hướng thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu. Xin ông cho biết, những thuận lợi của Việt Nam trong việc thu hút và tham gia chuỗi cung ứng?

    Trong xu hướng điều chỉnh và chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam có một số lợi thế để tranh thủ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng. Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài với 8 nhóm lợi thế như: Môi trường vĩ mô ổn định, nền kinh tế năng động, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, gần 100 triệu dân với tầng lớp trung lưu ngày càng tăng; tình hình chính trị ổn định, nhất quán trong chính sách phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.

    Cùng với đó, là môi trường pháp lý đầy đủ; chính sách đầu tư nước ngoài thông thoáng, mở cửa thị trường, cải cách thủ tục hành chính và ưu đãi đầu tư; môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện, nhiều chỉ số về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam được cải thiện.

    Hơn nữa, Việt Nam đã là thành viên của nhiều hiệp định thương mại đa phương và song phương quan trọng có quy mô, tầm vóc lớn; lực lượng lao động trẻ, dồi dào, dễ đào tạo và chi phí lao động thấp; vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi với đường bờ biển dài, nhiều cảng nước sâu, cửa ngõ giao thương hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng và công nghệ ngày càng đồng bộ cũng là lợi thế, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam.

    Theo báo cáo tại Hội nghị của Liên Hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), năm 2020 với tổng số vốn 16 tỷ USD, Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong thu hút sự chuyển dịch dòng vốn FDI và lần đầu tiên lọt vào top 20 nước dẫn đầu thế giới về thu hút FDI. Việt Nam nắm giữ vị thế dẫn đầu trong cuộc đua giành vốn FDI với các đối thủ tiềm năng như: Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Mexico.

    Trong năm 2020, Việt Nam là một trong các trung tâm đón làn sóng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc trong bối cảnh các doanh nghiệp trên thế giới đang đẩy nhanh quá trình đa dạng chuỗi cung ứng. Việt Nam cũng được đánh giá còn nhiều dư địa để cạnh tranh nguồn vốn FDI trong xu hướng chuyển dịch sản xuất toàn cầu hiện nay.

    Năm 2021, mặc dù, đang trong “vòng xoáy” của dịch COVID-19, vốn FDI đổ vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Vốn FDI thực hiện trong khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 72,5% tổng vốn FDI thực hiện. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào mắt xích Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Tôi cho rằng, nếu Việt Nam phát huy và khai thác tối đa những lợi thế trên, cùng với vị thế thuận lợi, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam có cơ hội lớn tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, sẽ thu hút các tập đoàn lớn, tập đoàn công nghệ cao có nhu cầu dịch chuyển sản xuất và chuỗi cung ứng. Nhờ đó, thúc đẩy mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    Bên cạnh những thuận lợi, xin ông đánh giá về những khó khăn của Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu?

    Bên cạnh cơ hội và thuận lợi luôn đan xen với thách thức và khó khăn. Môi trường đầu tư của Việt Nam hiện còn một số bất cập chưa được khắc phục, như hạn chế về năng lực quản lý, kết cấu hạ tầng, thủ tục đầu tư, thiếu lao động có kỹ năng, công nghiệp phụ trợ và mạng lưới logistics…

    Năng lực của khu vực doanh nghiệp trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ là trở ngại lớn để thu hút chuỗi cung ứng của các tập đoàn công nghệ vào Việt Nam cũng như hạn chế khả năng Việt Nam tham gia vào các công đoạn cao trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đây cũng là điểm hạn chế để Việt Nam thích ứng với xu hướng tái định hình và vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Những điểm yếu này nếu không sớm khắc phục sẽ làm tăng nguy cơ lún sâu vào bẫy gia công, lắp ráp, khó kiểm soát được các dòng đầu tư chất lượng thấp, đầu tư nước ngoài thâu tóm thị trường và doanh nghiệp trong nước, đầu tư “núp bóng”...

    Hiện nay, công nghiệp phụ trợ và nội lực của các ngành sản xuất còn hạn chế, nhiều ngành kinh tế chưa tự chủ được các yếu tố đầu vào, phụ thuộc phần lớn vào nguyên vật liệu, linh kiện, phụ kiện nhập khẩu. Với những tồn tại này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam, thưa ông?

    Đúng là ngành công nghiệp phụ trợ và nội lực của các ngành sản xuất còn hạn chế. Hiện nay, 37% nguyên vật liệu dùng cho sản xuất của nền kinh tế phải nhập từ bên ngoài, giá trị gia tăng của các ngành còn thấp; nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất ở một số ngành phụ thuộc vào một số ít thị trường.

    Chẳng hạn, kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc với 25% kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá của toàn nền kinh tế đến từ thị trường này. Nhiều ngành, tư liệu sản xuất nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao như: phân bón chiếm 42%, thuốc trừ sâu 47,3%; sợi dệt 56,6%; vải 63,3%; sản phẩm từ sắt thép chiếm 60,5%…

    Hoạt động của chuỗi cung ứng là sự vận hành với quá trình liên kết, phụ thuộc và tác động qua lại của 5 nhóm đối tác: nhà cung ứng nguyên, nhiên vật liệu và các yếu tố đầu vào; nhà sản xuất hàng hoá; nhà phân phối và logistics; đại lý bán lẻ; khách hàng.

    Trong quá trình tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đang tập trung phát triển để khẳng định vị thế của nhóm nhà sản xuất hàng hoá trong 5 nhóm đối tác của chuỗi cung ứng. Vai trò của nhà phân phối và logistics còn mờ nhạt, với nhiều hạn chế.

    Xin ông đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro và tận dụng cơ hội của xu thế thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu?

    Trước mắt, Chính phủ cần điều chỉnh quy hoạch phát triển và chiến lược tổng thể về sản xuất kinh doanh của từng vùng, từng ngành, lĩnh vực khi có sự điều chỉnh nội hàm của tự do kinh tế, toàn cầu hoá, chuỗi cung ứng toàn cầu, chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại và những bất định khó lường diễn ra với tần xuất dày hơn.

    Đồng thời, xây dựng và thực hiện hiệu quả Chiến lược độc lập, tự chủ của nền kinh tế nhằm nâng cao sức chống chịu và khả năng cạnh tranh; thích ứng linh hoạt, hiệu quả với những biến động tình hình quốc tế, khu vực và trong nước.

    Cùng với đó, Bộ Công Thương chủ động phối hợp với các bộ, ngành và các tổ chức tài chính, kinh tế quốc tế nghiên cứu, đề xuất giải pháp để kinh tế Việt Nam hoà nhịp với xu hướng thay đổi mô hình toàn cầu hoá kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch quay trở lại; hoà nhịp với xu hướng tái định hình và vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm tận dụng các cơ hội, giảm thiểu rủi ro, xử lý những bất cập và thách thức đối với nền kinh tế.

    Đây là nội dung quan trọng, cần khẩn trương thực hiện để Chính phủ chủ động trong điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các chiến lược, chính sách và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

    Bộ Công Thương cần đánh giá thực trạng, vị thế, cơ hội và thách thức của kinh tế Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực theo từng nhóm trong 5 nhóm đối tác của chuỗi cung ứng. Từ đó, xây dựng chiến lược quốc gia, các giải pháp thực hiện để kinh tế Việt Nam tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực, giảm thiểu khó khăn, thách thức do đứt gãy chuỗi cung ứng tác động tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

    Bộ Công Thương cần khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Chiến lược đa dạng nguồn cung nguyên, nhiên vật liệu cho nền kinh tế theo từng ngành, lĩnh vực; từng bước xoá bỏ tình trạng phụ thuộc vào một vài thị trường, nhằm duy trì sản xuất khi diễn ra đứt gãy chuỗi cung ứng và bất ổn địa chính trị. Đặc biệt, cần đổi mới cơ bản, toàn diện về quan điểm, sứ mệnh và giải pháp xây dựng, vận hành hệ thống dự trữ quốc gia đối với các mặt hàng chiến lược của nền kinh tế. Nâng cao năng lực, trữ lượng dự trữ các loại nguyên, nhiên vật liệu công nghiệp thiết yếu, quan trọng của đất nước.

    Ngoài ra, Việt Nam cần nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện về nền tảng vật chất và lực lượng lao động để đón đầu, tham gia và phát triển các loại hình và sản phẩm dịch vụ mới trong xu hướng thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, vốn để phát triển đội tầu vận tải biển, đặc biệt là đội tàu vận tải biển container để Việt Nam tham gia phân khúc vận tải đường dài, vươn ra các châu lục, phù hợp với xu hướng vận tải biển quốc tế.

    Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, tham gia sâu rộng các Hiệp định thương mại tự do trong xu thế toàn cầu hoá và tự do thương mại quốc tế. Vì vậy, khi xung đột địa chính trị, chiến tranh thương mại, xu hướng bảo hộ mậu dịch diễn ra, các nước lớn điều chỉnh chính sách kinh tế sẽ tác động rất mạnh và toàn diện đến kinh tế Việt Nam.

    Để đón đầu xu hướng đó, Việt Nam cần có đối sách, giải pháp kịp thời, đồng bộ, phù hợp, nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro, tận dụng cơ hội của xu thế thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu và định hình lại mô hình phát triển kinh tế thế giới để khai thác, tận dụng các cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức để kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững
    Cong8688 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Theo VCSC, tồn tại hai rủi ro có thể ảnh hưởng với tiềm năng tăng trưởng của TTCK Việt Nam.

    Thứ nhất, giá dầu thô, lạm phát và lãi suất cao hơn. Hiện tại, VCSC xây dựng kịch bản giá dầu thô sẽ giảm trong nửa cuối 2022 và 2023. Nếu giá dầu thô tăng cao hơn, điều này có thể khiến lạm phát tăng cao hơn, làm giảm thu nhập của các hộ gia đình và tăng chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp. Lạm phát cao hơn cũng có thể khiến NHNN phải thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất cao hơn hoặc hạn chế hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng; mặt khác cũng tạo thêm các thách thức về thương mại của Việt Nam và áp lực lên cán cân thương mại.

    Thứ hai, tăng trưởng toàn cầu chững lại. VCSC giả định tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại trên diện rộng phù hợp với các dự báo chung hiện tại. Nếu tốc độ tăng trưởng chững lại cao hơn dự kiến, cụ thể là ở Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam thì xuất khẩu và sản xuất công nghiệp của Việt Nam có thể thấp hơn, dẫn đến thị trường lao động và tiêu dùng yếu hơn. Trong bối cảnh suy thoái toàn cầu kéo dài, nhu cầu đầu tư mới còn có thể giảm và Việt Nam có thể ghi nhận vốn FDI đăng ký thấp hơn và tương ứng là vốn FDI giải ngân thấp hơn trong những năm tới.

    Các doanh nghiệp tốt sẽ không bị ảnh hưởng bởi hoạt động thanh lọc thị trường


    Theo đánh giá của đội ngũ phân tích VCSC, sự điều chỉnh của VN-Index trong 6 tháng 2022 dẫn dắt bởi 4 nhóm ngành gồm Tài chính, Bất động sản, Vật liệu và Công nghiệp khi chiếm 90% mức giảm của VN-Index.

    VCSC nhận định các doanh nghiệp tốt sẽ không chịu ảnh hưởng bởi các cuộc điều tra theo quy định pháp luật. Việc giám sát chặt chẽ hơn các quy định sẽ không gây ra rủi ro cơ bản nào đối với các doanh nghiệp tốt, mà ngược lại còn tác động lâu dài đến thị trường còn rất tích cực.

    Các ngành truyền thống có hệ số beta cao (tài chính, bất động sản và vật liệu) đã có những diễn biến kém hơn VN-Index trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong khi đó, nhóm ngành tiện ích, tiêu dùng không thiết yếu và công nghệ thông tin tăng trưởng tốt hơn. Do đó, VCSC giữ nguyên quan điểm về việc tăng tỷ trọng đầu tư vào các ngành có hệ số beta cao hơn sau đợt điều chỉnh giá mạnh trong nửa đầu năm 2022.

    [​IMG]
    Đồng thời, báo cáo cũng đưa ra khuyến nghị hai giỏ cổ phiếu mà nhà đầu tư có thể nắm giữ trong thời gian tới gồm "Giỏ tích cực" là những cổ phiếu sẽ có diễn biến tích cực trong kịch bản tăng giá của thị trường và "Giỏ phòng thủ" là cổ phiếu được đánh giá cao nhưng có đặc điểm tương đối trong phòng thủ các ngành tương ứng.
    Cong8688 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    BĐS CN , CK , Xây dựng hold mạnh @};-
    Xuất hiện doanh nghiệp xây dựng báo lãi ròng quý 2 tăng gần 8,000%
    https://image.*********.vn/2022/08/02/2-8-csc-3_139623.png
    Xuất hiện doanh nghiệp xây dựng báo lãi ròng quý 2 tăng gần 8,000%

    CTCP Tập đoàn COTANA (HNX: CSC) công bố kết quả kinh doanh quý 2/2022 với doanh thu thuần 562 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 98 tỷ đồng, lần lượt gấp 10 lần và 80 lần cùng kỳ.

    Doanh thu tăng là động lực đi lên của CSC. Cụ thể, doanh thu thuần quý 2 đạt 562 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 226 tỷ đồng, lần lượt gấp 10 lần và 21 lần cùng kỳ. Đáng chú ý là biên lãi gộp đạt 40.2%, tăng vượt bậc so với 18.8% cùng kỳ.

    Dù chi phí bán hàng và quản lý cũng tăng cao nhưng CSC vẫn kết thúc quý 2 với lợi nhuận ròng kỷ lục 98 tỷ đồng, tăng 7,866% (gấp hơn 80 lần) so với cùng kỳ.

    Cộng với kết quả quý 1, doanh nghiệp xây dựng báo lợi nhuận ròng nửa đầu năm đạt 142 tỷ đồng, gấp 50 lần cùng kỳ.

    Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022 của CSC. Đvt: Tỷ đồng
    Nguồn: VietstockFinance
    Tài sản ngắn hạn vẫn chiếm hầu hết cơ cấu sở hữu của CSC. Giá trị tài sản ngắn hạn tại ngày 30/06 ghi nhận 2,249 tỷ đồng, chiếm 98.8% tổng tài sản và đi ngang sau 6 tháng. Lượng tiền tăng 76% lên 407 tỷ đồng.

    Khoản phải thu ngắn hạn khách hàng ở mức 313 tỷ đồng, giảm 5%. Các khoản phải thu lớn nhất ghi nhận tại CTCP Ivland (176 tỷ đồng), Tập đoàn Ecopark (29 tỷ đồng).

    Kinh doanh khởi sắc giúp thu hẹp bớt 24% khoản nợ phải trả, còn 1,667 tỷ đồng tại cuối quý 2. Dù vậy, tỷ lệ nợ phải trả vẫn khá cao so với nguồn vốn (72%).

    Cổ phiếu CSC từng "gây bão" khi tăng dựng đứng trong năm 2021, đạt đỉnh trên 131,000 đồng/cp vào tháng 11. Cùng với đà suy giảm của thị trường, CSC rơi về đáy 48,000 đồng/cp vào đầu tháng 7/2022. So với đáy vừa lập, CSC vừa hồi phục hơn 38%, kết phiên sáng 02/08 ở mức 66,500 đồng/cp.

    Diễn biến giá CSC
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Đặt niềm tin vào chuỗi cung ứng, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh vốn vào Việt Nam

    Triển vọng tăng trưởng cùng môi trường đầu tư thân thiện tiếp tục là những “lực hút” của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài. Minh chứng rõ nét là vốn đầu tư thực hiện của các dự án FDI trong 7 tháng năm 2022 vẫn tăng hơn 10% so với cùng kỳ 2021 ...
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Hơn 15,41 tỷ USD được nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm. Mặc dù con số này chỉ bằng 92,9% so với cùng kỳ năm 2021 nhưng theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), là do so sánh với mức nền cao của năm ngoái.

    “Hơn nữa, dòng vốn đầu tư chưa phục hồi hoàn toàn sau giai đoạn gián đoạn vì Covid-19 và thế giới có nhiều biến động khó lường”, Cục Đầu tư nước ngoài nhận định.

    Tuy nhiên, theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng, nhà đầu tư ngoại đang đặt niềm tin rất lớn vào mắt xích Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Minh chứng rõ nét là vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 7 tháng năm 2022 vẫn tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2021 (11,57 tỷ USD).

    TRIỂN VỌNG TĂNG TRƯỞNG TÍCH CỰC

    Nhận định về triển vọng tăng trưởng tích cực được các định chế tài chính quốc tế đưa ra gần đây tiếp tục củng cố niềm tin của nhà đầu tư.

    Trong báo cáo mới phát hành, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay ở mức 6,5%, trong khi hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á xuống 4,6% (thấp hơn so với mức dự báo 5,2% đưa ra trước đó). Các yếu tố như thương mại tiếp tục mở rộng, sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của lĩnh vực sản xuất chế tạo, đi lại trong nước và giải ngân vốn đầu tư công được xem là những động lực thúc đẩy tăng trưởng.

    Trong khi đó, về những rủi ro giá cả hàng hóa leo thang, đặc biệt là giá xăng dầu thế giới sẽ tạo thành áp lực lạm phát, ADB tin rằng với nguồn cung lương thực dồi dào cùng chính sách điều hành thận trọng và linh hoạt, lạm phát của Việt Nam sẽ vẫn giữ mức 3,8% cho năm 2022 và 4% cho năm 2023.

    Mới đây, trong một bài viết về kinh tế vĩ mô Việt Nam vừa công bố, ông Michael Kokalari, chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital cũng nhận định tăng trưởng GDP trong quý 3/2022 có khả năng tăng mức 2 con số, dự kiến vượt 10% so với cùng kỳ năm 2021.

    [​IMG]
    “GDP của Việt Nam đã tăng mạnh trong quý 2/2022 và chúng tôi kỳ vọng sẽ còn tăng vọt trong quý 3/2022 nhờ vào sự tiếp tục gia tăng của tiêu dùng trong nước. Một số nhà đầu tư lo ngại rằng nền kinh tế toàn cầu chậm lại sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam nhưng dự báo tăng trưởng GDP 7,5% của chúng tôi đã giả định tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc lớn trong năm nay”, ông Michael Kokalari chia sẻ.

    Với triển vọng tăng trưởng tích cực, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho biết họ sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.

    Điển hình, nhà đầu tư Jinko Solar quyết định đầu tư thêm dự án xây dựng kho tại Khu công nghiệp Sông Khoai (Quảng Ninh) và dự án khu nhà ở xã hội tại phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên để phục vụ công nhân, người lao động của các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Sông Khoai với số vốn đầu tư đạt gần 50 triệu USD.

    Hay như Onaga, nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, cũng quyết định đầu tư vào Hà Nội. Dự kiến nhà máy sản xuất linh kiện máy bay, sản phẩm ứng dụng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, máy bay, tàu biển, tàu shinkansen, ô tô… của Onaga sẽ được đưa vào sản xuất trong năm 2023.

    THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG, MÔI TRƯỜNG THÂN THIỆN

    “Thị trường Việt Nam còn rất tiềm năng. Hiện nay, hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 100 tỷ USD linh kiện các loại ô tô, xe máy, máy móc các loại”, ông Onaga Masaru, Chủ tịch Công ty Onaga chia sẻ về lý do rót vốn vào Việt Nam.

    Trong khi đó, tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào Quảng Ninh mới đây, hai nhà đầu tư nước ngoài lớn của Quảng Ninh cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ, cam kết đầu tư với tổng vốn hơn 1,7 tỷ USD.

    Cụ thể, Công ty CP Hóa dầu Stavian Quảng Yên cam kết đầu tư 1,5 tỷ USD vào Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong của DEEP C để triển khai dự án sản xuất hạt nhựa Polypropylene (PP); Công ty Vietnam Investment Q Limited (thuộc Công ty TNHH Indochina Kajima Development, liên doanh giữa Indochina Capital và Tập đoàn Kajima, Nhật Bản) ký kết thỏa thuận giữ đất (7,6 ha tại lô đất CN5 của KCN Bắc Tiền Phong) với DEEP C, để xây dựng phát triển hệ thống nhà xưởng, nhà kho xây sẵn chất lượng cao và hiện đại, với vốn đầu tư dự kiến 23,9 triệu USD.

    [​IMG]
    Những ưu thế về vị trí chiến lược, nguồn nhân lực cũng như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội dần hoàn thiện được xem là những lợi thế của Việt Nam nói chung cũng như của địa phương nói riêng trong thu hút dòng vốn FDI dài hạn.
  9. BiBi140683

    BiBi140683 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    27/10/2021
    Đã được thích:
    4.341
    Kẹt cứ gọi là phê, giờ fai dùng tk khác mà oánh chứ chỗ đó đóng băng rồi !!!
    Cong8688BigDady1516 thích bài này.
  10. Cong8688

    Cong8688 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/02/2021
    Đã được thích:
    8.272
    Sóng về bờ. Các cụ không lên bờ đi
    BigDady1516 thích bài này.

Chia sẻ trang này