Chỉnh là múc ------ TT hướng tới 9 phiên tăng liên tiếp về 131x $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 03/08/2022.

7135 người đang online, trong đó có 1032 thành viên. 10:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 19715 lượt đọc và 90 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Ko sao cả nhiều tỷ phú đều phải 1 lần phá sản mới thành@};-
  2. Veil

    Veil Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    07/11/2021
    Đã được thích:
    1.255
    TTF về 12x múccccc
    BigDady1516 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu “4 ổn định, 3 tăng cường, 2 đẩy mạnh, 1 tiết giảm và 1 kiên quyết không”

    Với Việt Nam, nền kinh tế độ mở lớn, tới thời điểm này, kim ngạch xuất khẩu đạt 432 tỷ USD, quy mô còn hạn chế, sức chống chịu có hạn; khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.

    [​IMG]

    Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ. Ảnh: VGP

    Ngày 3-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, phiên họp được kết nối trực tuyến tới các địa phương.

    Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận các nội dung về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2022, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, tình hình giải ngân vốn đầu tư công, tình hình phòng chống dịch Covid-19…

    Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định trong tháng 7 và 7 tháng vừa qua, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ, ảnh hưởng mạnh đến kinh tế toàn cầu cũng như từng quốc gia. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gia tăng, xung đột Nga - Ukraine vẫn kéo dài, khó đoán định. Chuỗi cung ứng, lao động, sản xuất tiếp tục đứt gãy cục bộ; giá cả nguyên vật liệu, đầu vào và giá nông sản quan trọng có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, tiềm ẩn biến động, lạm phát ở nhiều nước tăng cao kỷ lục kể từ 3-4 thập kỷ gần đây. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia, trong đó có những đối tác lớn của nước ta thay đổi chính sách theo hướng tăng lãi suất, thắt chặt tiền tệ, tài khóa. Rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công và nguy cơ suy thoái kinh tế tiếp tục xu hướng gia tăng. Các tổ chức quốc tế tiếp tục điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022.

    Với Việt Nam, nền kinh tế độ mở lớn, tới thời điểm này, kim ngạch xuất khẩu đạt 432 tỷ USD, quy mô còn hạn chế, sức chống chịu có hạn; khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.

    Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh đó, trên đà phục hồi và tăng trưởng của 6 tháng đầu năm, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả theo các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, với sự đồng hành và giám sát của Quốc hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm tiếp tục ổn định và khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, 5 cân đối lớn được bảo đảm (thu - chi, xuất - nhập khẩu, lương thực - thực phẩm, năng lượng, lao động)…

    Tuy vậy, nền kinh tế vẫn đối diện áp lực và nguy cơ lạm phát, vấn đề giải ngân đầu tư công, triển khai một số nhiệm vụ trong chương trình phục hồi và phát triển còn hạn chế….

    Tại phiên họp, Thủ tướng yêu cầu các đại biểu thẳng thắn chỉ rõ những việc đã làm được và chưa làm được; nhận định khách quan về kết quả, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, phân tích kỹ lưỡng, mổ xẻ đầy đủ, sát thực để làm rõ những khó khăn, thách thức; bài học kinh nghiệm; đánh giá, dự báo, phân tích tình hình thời gian tới trên cơ sở xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi.

    Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ tập trung vào một số nội dung thảo luận, gồm 4 ổn định, 3 tăng cường, 2 đẩy mạnh, 1 tiết giảm và 1 kiên quyết không.

    Cụ thể, 4 ổn định gồm: ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn; ổn định các loại thị trường và giá cả; ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

    3 tăng cường gồm: tăng cường nắm tình hình, phản ứng kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; tăng cường hệ thống y tế, nhất là y tế dư phòng, y tế cơ sở và đặc biệt là tăng cường tiêm vaccine; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hệ thống hành chính.

    2 đẩy mạnh gồm: đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm cho nhân dân; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư công.

    1 tiết giảm là tiết kiệm triệt để, giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết.

    1 kiên quyết không là kiên quyết không điều hành giật cục, mà khoa học, hiệu quả, chắc chắn.

    Chiều nay, Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương về giải ngân đầu tư công.
    --- Gộp bài viết, 03/08/2022, Bài cũ: 03/08/2022 ---
    Xem mấy em xây dựng đầu tư công phiên chiều nào @};-
    --- Gộp bài viết, 03/08/2022 ---
    Ơ phải lên núi đã Bờ cõi gj :D@};-
    hoatrungduong thích bài này.
  4. VNKERRY

    VNKERRY Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2013
    Đã được thích:
    1.426
    múc vn30 dòng NH
    BigDady1516 thích bài này.
  5. Xuantocdo18

    Xuantocdo18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2020
    Đã được thích:
    474
    1.360 + - 5 rồi tính sau
    hazefxBigDady1516 thích bài này.
  6. ThangLong98

    ThangLong98 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2019
    Đã được thích:
    537
    Thôi Điên nặng rồi ah
    BigDady1516 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Dòng chứng lại quất mạnh SHS lệnh gớm quá @};-
    --- Gộp bài viết, 03/08/2022, Bài cũ: 03/08/2022 ---
    Nay tăng 9 điểm là đẹp @};-
    --- Gộp bài viết, 03/08/2022 ---
    Tý dc 9 điểm tăng @};-
    BI-TRI-DUNG thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Tỷ giá biến động giúp dư nợ Chính phủ giảm khoảng 57.000 tỷ đồng
    THỨ 4, 03/08/2022, 14:46
    Top 10 tỉnh, thành có tốc độ tăng thu nhập bình quân nhanh nhất cả nước trong gần 20 năm qua

    Bộ Tài chính cho biết, tình hình nợ công và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ không bị tác động nhiều trước việc tăng giá của đồng USD. Diễn biến dư nợ và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ vẫn nằm trong tiên lượng từ đầu năm và trong tầm kiểm soát.
    [​IMG]
    Đến ngày 31/12/2021, dư nợ Chính phủ ước khoảng 3.283 nghìn tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu đồng tiền của danh mục nợ Chính phủ gồm: tiền VND dư nợ 2.184 nghìn tỷ đồng; USD 455 nghìn tỷ đồng; JPY 346 nghìn tỷ đồng; EUR 179 nghìn tỷ đồng, loại tiền khác là 119 nghìn tỷ đồng.

    Căn cứ theo tỷ giá bán của Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm đến ngày 1/8, một USD bằng 23.400 VND, tăng 1,1% so với đầu năm 2022. Ước làm tăng dư nợ Chính phủ bằng USD quy VND khoảng 5 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2021.

    Một EUR bằng 24.385 VND, giảm 9,5% so với đầu năm 2022. Ước làm giảm dư nợ Chính phủ bằng EUR quy VND khoảng 17 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2021.

    Đồng JPY bằng 180 VND, giảm 13% so với đầu năm 2022. Ước làm giảm dư nợ Chính phủ bằng JPY quy VND khoảng 45 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2021.


    “Chỉ tính riêng biến động tỷ giá của 3 loại đồng tiền chính (USD, JPY và EUR), dư nợ Chính phủ tính đến cuối năm 2022 ước giảm khoảng 57.000 tỷ đồng, giảm 2% so với dư nợ cuối 2021”, Bộ Tài chính cho biết.

    Hiện nay, khối lượng vay vốn trong nước của Chính phủ chiếm 90% và vay vốn nước ngoài chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị hàng năm. Các khoản vay trong nước của Chính phủ có xu hướng tăng nhanh và chiếm vai trò chủ đạo, nợ nước ngoài giảm dần. Từ đó, giúp làm giảm rủi ro về tỷ giá, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Ổn định vĩ mô và tăng trưởng cao hơn


    Trong bối cảnh nhiều bất định hơn xuất hiện, ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, song Việt Nam vẫn có cơ hội để phục hồi và tăng trưởng cao hơn kế hoạch đặt ra.

    Tăng trưởng cao hơn, tại sao không?

    Thời điểm cuối năm 2021, đầu năm 2022, Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Quốc hội giao mục tiêu mức tăng GDP đạt khoảng 6-6,5%; Chính phủ phấn đấu đạt ở mức cao 6,5%. Dù còn gần nửa chặng đường phía trước nhưng với mức tăng trưởng 6,42% của 6 tháng đầu năm, chúng ta hoàn toàn tin tưởng mục tiêu cao (mức 6,5% mà Chính phủ đặt ra) sẽ đạt được.

    Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu tăng trưởng kinh tế năm nay có thể đạt cao hơn nữa không, như ở mức khoảng 7% mà nhiều tổ chức trong và ngoài nước dự báo gần đây? Tuy câu trả lời cuối cùng chỉ có được vào cuối năm, nhưng đến nay cũng có thể khẳng định khả năng cao mục tiêu này sẽ đạt được, khi chỉ cần nhìn tới một vài yếu tố dưới đây.

    Thứ nhất, quỹ đạo phục hồi nhanh đã hình thành. Ngay sau khi cơ bản kiểm soát được đại dịch Covid-19 (chủ yếu nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao) và thực hiện chiến lược chuyển hướng sống chung an toàn với dịch, nền kinh tế dần mở cửa trở lại, thì tăng trưởng kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục nhanh từ quý IV/2021 với xu hướng ngày càng cao hơn, đặc biệt quý II/2022 đã có mức tăng 7,7%. Rất nhiều chuyên gia và tổ chức dự báo, tăng trưởng GDP quý III sẽ ở mức 2 con số (tức 10% trở lên).

    [​IMG]

    Tăng trưởng GDP năm nay có thể vượt 7%.

    Thứ hai, các yếu tố hỗ trợ và là động lực cho tăng trưởng, cho quỹ đạo phục hồi nhanh này đều ổn định, tiếp tục có tăng trưởng tích cực trong thời gian vừa qua. Có thể thấy điều này trong khu vực nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đáng chú ý, hết 7 tháng đầu năm, ngành dịch vụ có sự phục hồi rất mạnh, đóng góp tích cực cho tăng trưởng.

    Tuy nhiên trong khu vực dịch vụ, đặc biệt liên quan đến các lĩnh vực như vận chuyển và luân chuyển hành khách, hàng hóa; dịch vụ lưu trú, ăn uống; du lịch lữ hành… dù đều ghi nhận mức tăng “bằng lần” so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với các giai đoạn cùng kỳ trước khi xảy ra dịch bệnh.

    Đơn cử, lượng khách quốc tế đến Việt Nam 7 tháng năm 2022 đạt 954,6 nghìn lượt người, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm 2021 nhưng mới chỉ bằng 9,7% 7 tháng đầu năm 2019. Như vậy, giả thiết chúng ta tiếp tục giữ được các động lực chính của tăng trưởng ổn định (nông nghiệp, công nghiệp) và đặc biệt là khai thác được tốt hơn những lĩnh vực còn rất nhiều dư địa trong mảng dịch vụ thì tăng trưởng GDP cả năm đã có thể chạm mức 7%.

    Thứ ba, các kết quả từ giải ngân đầu tư công theo kế hoạch hàng năm và theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế thực tế chưa đóng góp nhiều vào tăng trưởng trong nửa đầu năm.

    Tại cuộc họp của Tổ công tác số 4 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 ngày 1/8 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương phải rất nỗ lực, xác định rõ nguyên nhân, tìm ra giải pháp để đẩy nhanh tốc độ giải ngân, phấn đấu giải ngân toàn bộ trong tháng 12/2022.

    Sau khi những nhân tố mang cả tính chất khách quan và chủ quan khiến giải ngân chậm được giải quyết, đây sẽ là nguồn lực và động lực quan trọng giúp tăng trưởng có thể vượt 7% trong năm nay.

    Thứ tư, 7 tháng vừa qua, mỗi tháng cả nước có bình quân 19,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện đạt 11,6 tỷ USD và là giá trị giải ngân cao nhất của 7 tháng các năm 2018-2022… Tất cả đang cho thấy tâm thế mới, năng lực mới quan trọng cho tăng trưởng năm 2022.

    Trong khi đó áp lực lạm phát cao - yếu tố có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng - là vấn đề được cảnh báo rất nhiều gần đây nhưng nhiều tổ chức dự báo chỉ quanh mức 4% trong cả năm nay, tức có thể không còn thấp như 2 năm vừa qua song cũng chỉ quanh mức mục tiêu đề ra.

    Thực tế, lạm phát đến nay vẫn trong tầm kiểm soát với CPI bình quân 7 tháng tăng 2,54% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng của bình quân 7 tháng các năm 2018-2020. Lạm phát cũng chủ yếu đến từ chi phí đẩy (lạm phát cơ bản chỉ tăng 1,44%), trong khi áp lực từ giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong thời gian gần đây.

    Nhưng ổn định vĩ mô phải là ưu tiên hàng đầu

    Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận những thách thức từ tác động bên ngoài, cộng hưởng với những hạn chế, khó khăn của nội tại trong nước là có thực và không hề nhỏ, từ áp lực lạm phát bị đẩy lên (khó khăn hơn cho công tác quản lý giá, điều tiết sản xuất, cân đối cung - cầu ở một số nhóm hàng hóa) đến rủi ro chậm lại của xuất khẩu, sự chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công.

    Bên cạnh đó là những rủi ro vẫn hiện hữu trên các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; dịch Covid-19 có thể tái diễn biến phức tạp, nguy cơ “dịch chồng dịch”… Vì vậy, duy trì và củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định luôn phải là ưu tiên hàng đầu.

    [​IMG]

    Tại hội nghị thảo luận về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững tổ chức cuối tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Quan điểm định hướng chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô trong thời gian tới là tuyệt đối không được chủ quan. Theo đó, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm các cân đối lớn là mục tiêu ưu tiên vừa mang tính cấp bách, vừa mang tầm chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong thời gian còn lại của năm 2022 và những năm tiếp theo.

    Theo bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới (WB), thách thức hiện nay của Việt Nam là bảo đảm cân bằng giữa phục hồi kinh tế và kiểm soát lạm phát.

    “Nhiệm vụ khó khăn là phải cân bằng giữa nhu cầu cung cấp hỗ trợ chính sách liên tục để củng cố sự phục hồi với nhu cầu kiềm chế lạm phát và rủi ro tài chính đang nổi lên”, chuyên gia này nói và cho rằng, điều này đòi hỏi phải hết sức linh hoạt và nhanh nhạy trong điều phối chính sách tài khóa và tiền tệ. Làm tốt điều đó, kỳ vọng Việt Nam có thể tăng trưởng GDP hơn 7%, trong khi giữ được lạm phát chỉ khoảng 3,8% trong năm nay.

    Cùng quan điểm, bà Hà Thị Kim Nga, chuyên gia kinh tế cao cấp Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đánh giá việc kiểm soát lạm phát được Việt Nam thực hiện tốt, tuy nhiên vẫn cần cảnh giác cao với rủi ro này vì tình hình thế giới diễn biến phức tạp, giá năng lượng tăng cao.

    Bà Nga cũng đánh giá kinh tế Việt Nam phục hồi rất mạnh và trên diện rộng; dự trữ ngoại hối khá đầy đủ để triển khai các chính sách vĩ mô.

    “IMF trong cập nhật Triển vọng Kinh tế thế giới tháng 7 vừa qua đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay từ mức 6% trước đây lên 7%; đồng thời giữ nguyên mức dự báo lạm phát với Việt Nam trong năm 2022”, vị này cho biết.

    Có thể thấy, các nền tảng cho việc cùng lúc đạt được mục tiêu giữ kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng cao hơn đã có, nhưng thách thức cũng rất nhiều và việc đạt được hay không còn phụ thuộc vào mức độ chủ động, linh hoạt thích ứng của Việt Nam ra sao trong những tháng còn lại của năm nay.

    Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, mục tiêu điều hành trong thời gian tới là phải “giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, nhưng không làm suy yếu các động lực tăng trưởng”.

    Theo đó, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2021-2025 khoảng 6,5-7% và bảo đảm các cân đối lớn đặt ra trong giai đoạn này. Riêng năm 2022, tăng trưởng kinh tế đạt mức khoảng 7%, kiểm soát lạm phát tăng dưới 4%.
  10. Bro.VN_2009

    Bro.VN_2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2010
    Đã được thích:
    1.835
    người ta múc lâu rồi giờ mới múc à, CP đã tăng 40-60% từ đáy rồi mới múc, tài thật
    ThanTuDoBigDady1516 thích bài này.

Chia sẻ trang này