Chỉnh là múc ------ TT hướng tới 9 phiên tăng liên tiếp về 131x $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 03/08/2022.

7186 người đang online, trong đó có 1047 thành viên. 10:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 6 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 6)
Chủ đề này đã có 19715 lượt đọc và 90 bài trả lời
  1. Kechancuu2020

    Kechancuu2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2020
    Đã được thích:
    392
    Cứ thanh khoản tỷ đô thì kiểu gì chả lên lại 1500
    BigDady1516 thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    NTL VCI chất @};-
    --- Gộp bài viết, 05/08/2022, Bài cũ: 05/08/2022 ---
    Sớm thôi chờ gió Đông @};-
    --- Gộp bài viết, 05/08/2022 ---
    Nay vượt dc 126x là cái chắc :drm1@};-
    --- Gộp bài viết, 05/08/2022 ---
    Dòng P rít khi giá dầu giảm kinh thật :-bd@};-
    --- Gộp bài viết, 05/08/2022 ---
    Tiền nhiều rồi chiều vượt 126x nào :drm1@};-
    BI-TRI-DUNGChoituottay thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Cuộc đua tăng vốn của các công ty chứng khoán tiếp tục bùng nổ
    [​IMG]

    Ảnh minh hoạ.

    Công ty Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) vừa công bố ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược với Công ty TNHH Chứng khoán Hana (HSC) – thuộc tập đoàn Tài chính Hana – Hàn Quốc.

    Theo thỏa thuận này, BSC phát hành và chào bán riêng lẻ 65.730.042 cổ phần cho HSC, với giá 41.000 đ/cổ phiếu. Điểm đặc biệt ở thương vụ này là cổ đông nước ngoài rót vốn và với giá cao hơn 27% so với thị giá.

    Trị giá thương vụ này đạt 2.695 tỷ đồng, đưa vốn điều lệ BSC lên tới 4.384 tỷ đồng. Thời gian hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.

    Sau khi trở thành cổ đông chiến lược tại BSC, HSC và người có liên quan không được sở hữu trên 5% vốn điều lệ tại một công ty chứng khoán khác ở Việt Nam.

    Theo BSC, HSC đáp ứng các tiêu chí về nhà đầu tư chiến lược mà BSC đưa ra trước đó. Đó là, định chế tài chính nước ngoài có quy mô tổng tài sản tối thiếu 1 tỷ USD quy đổi theo báo cáo tài chính dược kiểm toán tại thời điểm kết thúc niên độ tài chính trước năm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược và có trên 5 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính.

    "Sau khi trở thành cổ đông chiến lược tại BSC, HSC và người có liên quan không được sở hữu trên 5% vốn điều lệ tại một công ty chứng khoán khác ở Việt Nam."

    BSC dự kiến 80% số tiền thu được từ đợt chào bán sẽ bổ sung nguồn vốn cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của công ty bao gồm cho vay ký quỹ, đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành và các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khác.

    20% số tiền còn lại sẽ được bổ sung nguồn vốn cho việc đầu tư nâng cấp nền tảng giao dịch và các hoạt động kinh doanh hợp pháp khác của công ty.

    Ngoài chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ, HSC cho biết sẽ cùng BSC tham gia hoạt động quản lý tài sản và hỗ trợ thiết lập hệ thống hợp tác liên tục trong đầu tư thông qua việc thành lập công ty quản lý quỹ; hỗ trợ quản trị rủi ro.

    Ông Ngô Văn Dũng, Chủ tịch BSC cho biết, sẽ đưa BSC trở thành công ty chứng khoán top 1 môi giới trái phiếu, top 5 môi giới cổ phiếu vào năm 2025.

    Theo đánh giá của giới phân tích, ngành chứng khoán đang ngày càng phân hóa và cạnh tranh. Khả năng sinh lời của các công ty chứng khoán đã cải thiện một cách đáng kinh ngạc khi thị trường bùng nổ. Tại thời điểm đó, sự cạnh tranh của ngành chứng khoán đã được giảm bớt ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này có thể trở nên gay gắt hơn nữa trong tương lai.

    Chứng khoán là ngành có tính thâm dụng vốn. Vì thế, cuộc đua tăng vốn của các công ty chứng khoán mặc dù rất sôi động từ năm 2021 với ít nhất 21 công ty chứng khoán tìm kiếm cơ hội huy động vốn nhằm củng cố hoạt động cho vay ký quỹ nhưng vẫn chưa hạ nhiệt.

    Tại Điều 9, Quyết định số 87 hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, quy định tổng dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ của một công ty chứng khoán không được vượt quá 200% vốn chủ sở hữu của công ty đó.

    Từ đầu năm 2022 đến nay, hàng loạt công ty chứng khoán lớn phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu.

    Điển hình như SSI vừa bán thành công là 497,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Số tiền thu được từ đợt chào bán đã giúp SSI tăng vốn từ 9.947 tỷ đồng lên 14.336 tỷ đồng, là công ty có quy mô vốn chủ sở hữu lớn thứ 2 trên thị trường.

    Sau khi hoàn tất thương vụ chi 352 tỷ đồng mua 97,4% vốn Chứng khoán ASC hồi đầu năm, VPBank tiếp tục đầu tư hàng nghìn tỷ đồng góp thêm vốn, qua đó nâng vốn điều lệ ASC từ 268,8 tỷ đồng lên 8.920 tỷ đồng tại thời điểm kết thúc quý II/2022.

    Hay mới đây, Công ty chứng khoán SHS cũng phát hành thêm 162,63 triệu cổ phiếu, tương đương tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là hơn 1.626 tỷ đồng, đưa vốn điều lệ lên hơn 9.300 tỷ đồng.

    Về dài hạn, quy mô thị trường và số lượng nhà đầu tư tại Việt Nam vẫn được dự báo tăng trưởng mạnh, vì vậy tăng vốn là cần thiết để tạo ra công ty chứng khoán có năng lực tài chính mạnh và ổn định.
    --- Gộp bài viết, 05/08/2022, Bài cũ: 05/08/2022 ---
    Chấu Á xanh mạnh @};-
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Bị đỏ mất tý rồi dòng chứng ĐTC BĐS ngon quá @};-
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Công phá 128x cho tuần tới:-bd@};-
  6. phamsac

    phamsac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2017
    Đã được thích:
    1.558
    Tuần tới:
    điện : gex, geg, nt2, bcg, pow, ree
    Hàng không: vjc, hvn.
    Đầu tư công: hhv, fcn, g36, lic, hut, cti
    Đường: lss, sbt.
    Bank : phân hoá tập trung vib và hdb
    Dẫn sóng!!!
    Các dòng chỉnh mạnh: chứng, bds , bds kcn,!!( canh múc sau khi chỉnh xong!!!
    rose9, Nghia Vo, BigDady15161 người khác thích bài này.
  7. JanisJoplin

    JanisJoplin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Đã được thích:
    5.388
    Ko có dầu khí à bác
    BigDady1516phamsac thích bài này.
  8. phamsac

    phamsac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2017
    Đã được thích:
    1.558
    Tự thêm vào thôi!!! Dầu khí đoạn này nó bị giá dầu thế giới nó ảnh hưởng!!! khả năng là lái tiếp tục đè gom cho đến khi giá dầu bật tăng mạnh thì mới cho cp chạy mạnh được!!! nên ngắn hạn dòng dầu khó đoán!!!! tạm bỏ qua
    BigDady1516JanisJoplin thích bài này.
  9. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    tôi nhìn đồ thị gex cũng thấy cửa tăng rất lớn đỉnh cũ 50xxxx giờ mới có 24xxxx kỳ vọng 30xxxx được không???
    phamsacBigDady1516 thích bài này.
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Vốn toàn cầu sớm quay lại thị trường cổ phiếu, Việt Nam sẽ hút ròng?
    An Nhiên -
    SSI Research đưa ra quan điểm tích cực hơn về việc phân bổ dòng vốn vào các tài sản tài chính trong tháng 8, khi đây là khoảng thời gian chuyển tiếp trước cuộc họp Fed vào tháng 9 và kỳ vọng dòng tiền sẽ phần nào quay trở lại thị trường cổ phiếu.
    [​IMG]

    Ảnh minh họa.

    Báo cáo về dòng vốn đầu tư toàn cầu của SSI Research cho thấy, phân bổ dòng tiền vào các tài sản tài chính đã có sự phân hóa trong tháng 7. Các số liệu kinh tế của Mỹ cho thấy dấu hiệu giảm tốc và thị trường bắt đầu phản ánh khả năng suy thoái kinh tế đã kích hoạt dòng tiền vào các quỹ tiền tệ và quỹ trái phiếu.

    DÒNG TIỀN SẼ SỚM QUAY LẠI CỔ PHIẾU

    Bên cạnh đó, tâm lý đầu tư phần nào được cải thiện trong tuần cuối tháng 7 sau khi việc điều hành chính sách tiền tệ của Fed và các thông điệp đưa ra không có nhiều bất ngờ và thúc đẩy giải ngân dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu ở Mỹ trong tuần cuối tháng 7.

    Kết tháng, dòng vốn vào cổ phiếu rút ròng khoảng 6,4 tỷ USD trong khi đó dòng vốn vào các quỹ trái phiếu chỉ rút 593 triệu USD – thấp hơn nhiều so với mức trung bình rút ròng 30 tỷ USD/tháng duy trì trong nửa đầu năm 2022.

    Đáng chú ý, dòng tiền vào các quỹ tiền tệ đã vào ròng gần 110 tỷ USD trong tháng 7 – một yếu tố tích cực cho thấy việc sẵn sàng chuẩn bị giải ngân trong thời gian tới.


    [​IMG]
    Trạng thái thận trọng duy trì trong 3 tuần đầu khiến dòng vốn vào thị trường phát triển (DM) ghi nhận rút ròng 4,5 tỷ USD trong tháng 7. Đóng góp chủ yếu đến từ khu vực Tây Âu khi rút ròng 9,8 tỷ USD, trong khi dòng tiền giải ngân vào thị trường Mỹ tương đối yếu (+6,6 tỷ USD, giảm 31% so với tháng trước). Nhìn chung, diễn biến tích cực hơn của các chỉ số chứng khoán (S&P 500 tăng 9,2% trong tháng 7 hay Dow Jones tăng hơn 12%) đã phần nào cải thiện tâm lý đầu tư và cũng kích hoạt dòng vốn giải ngân, mặc dù ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với giai đoạn cách đây 1 năm.

    Dòng vốn vào cổ phiếu thị trường mới nổi (EM) rút ròng nhẹ 1,9 tỷ USD, khi dòng tiền vào thị trường Trung Quốc yếu đi. Dòng vốn vào thị trường Trung Quốc không những không có sự bứt phá mà còn yếu đi trong tháng 7 (vào ròng 4,2 tỷ USD, giảm 39% so với tháng trước). Sự bùng phát của Omicron và việc tiếp tục một loạt các biện pháp giãn cách là yếu tố gây trở ngại đến dòng vốn và kỳ vọng sẽ không có thay đổi lớn nào liên quan đến chính sách Covid cho đến sau Đại hội Đảng vào mùa thu năm nay.

    Dòng vốn vào các thị trường Châu Á khác tiếp tục phân hóa, đặc biệt dòng vốn vào Hàn Quốc và Đài Loan đã chậm lại rõ rệt do lo ngại về triển vọng xuất khẩu trong khi dòng vốn vào khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan và Philippines đã có chuyển biến tích cực.

    [​IMG]
    SSI Research đưa ra quan điểm tích cực hơn về việc phân bổ dòng vốn vào các tài sản tài chính trong tháng 8, khi đây là khoảng thời gian chuyển tiếp trước cuộc họp Fed vào tháng 9 và kỳ vọng dòng tiền sẽ phần nào quay trở lại thị trường cổ phiếu

    Mặc dù quy mô cho việc giải ngân sẽ nhỏ hơn nhiều so với trước đây, nhất là khi các rủi ro vẫn được duy trì, dư địa cho việc giảm mạnh hơn nữa sẽ bị hạn chế và dòng vốn giải ngân vào các cổ phiếu cơ bản sẽ được kích hoạt. Một điểm thú vị là kết quả khảo sát các nhà quản lý quỹ từ BofA tháng 7 cho kỳ vọng về triển vọng tăng trưởng kinh tế và kết quả kinh doanh công ty xuống mức thấp kỷ lục và thông thường được coi như là tín hiệu cho thấy thị trường đã tạo đáy.

    DÒNG VỐN ĐẢO CHIỀU SẼ VÀO RÒNG VIỆT NAM
    Tại thị trường Việt Nam, dòng vốn của quỹ ETF và quỹ chủ động đảo chiều trong tháng 7.

    Dòng tiền ETF đảo chiều sau 3 tháng vào ròng liên tiếp. Các Quỹ ghi nhận mức rút ròng mạnh trong tháng bao gồm: VFM VNDiamond rút ròng 522 tỷ đồng trong tháng 7 sau khi vào ròng 5.600 tỷ trong 6 tháng đầu năm, VanEck -300 tỷ đồng, tháng rút mạnh nhất kể từ tháng 3/2020) và VFM VN30 -120 tỷ đồng.

    Ngược lại, bên cạnh Fubon vào ròng 400 tỷ đồng duy trì vào ròng tháng thứ 7 liên tiếp với quy mô giảm dần theo tháng và quỹ SSIAM VNFIN Lead (+170 tỷ) đã giúp hạn chế dòng vốn rút ra.

    Nhìn chung, các quỹ ETF bị rút ròng nhẹ -347 tỷ đồng trong tháng 7 sau khi ghi nhận dòng vốn 8.376 tỷ vào ròng trong 6 tháng đầu năm.

    [​IMG]
    Tương tự, dòng tiền từ các quỹ chủ động quay lại rút ròng 163 tỷ đồng trong tháng 7 – sau 2 tháng vào ròng. Diễn biến dòng tiền của các quỹ chủ động khá phân hóa, với việc một số quỹ vẫn liên tục rút ròng, trong khi việc giải ngân cũng được diễn ra ở một số quỹ trong vòng 4 tháng qua (nhưng với mức độ giảm dần theo tháng). Tính chung trong 7 tháng, các quỹ chủ động rút ròng khoảng 1,1 nghìn tỷ đồng, tập trung vào tháng 2 và tháng 3.

    Giao dịch khối ngoại bán ròng trên thị trường chứng khoán trong tháng 7, với tổng giá trị là hơn 1.000 tỷ đồng. Nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận đột biến của KDC vào cuối tháng 7 (mua ròng gần 980 tỷ đồng), khối ngoại đã bán ròng tổng cộng gần 2 nghìn tỷ đồng.

    Điểm tích cực trong tháng là giao dịch khối ngoại tại các quốc gia trong khu vực như Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia đã chuyển dịch sang mua ròng trong tháng 7 hay mức độ bán ròng giảm mạnh như quan sát thấy ở Indoneasia và Phillipines.

    Trên thực tế, xu hướng mua ròng cũng được ghi nhận tại Việt Nam trong 2 tuần cuối tháng 7.

    Diễn biến dòng vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 7 tương đồng với kỳ vọng và SSI Research duy trì góc nhìn trung lập đối với xu hướng dòng tiền trong thời gian tới.

    Tuy nhiên, quy mô rút ròng kỳ vọng sẽ không quá cao, thậm chí có thể sẽ vào ròng nhẹ sau những điều chỉnh linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định vĩ mô và dòng vốn vào cổ phiếu toàn cầu trong thời gian qua đã phần nào phản ánh những rủi ro trước mắt.

    Trên hết, triển vọng dài hạn đối với chứng khoán Việt Nam duy trì tích cực có thể sẽ kích hoạt dòng tiền từ các quỹ chủ động giải ngân. Bên cạnh đó, dòng vốn ETF vẫn có thể duy trì sức hấp dẫn nhất định, với các sản phẩm mới ra mắt như quỹ DCVFMVNMIDCAP (tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa thuộc chỉ số VNMidcap) và quỹ KIM VNFINSELECT (tập trung vào các cổ phiếu Tài chính thuộc chỉ số VNFIN Select
    ThanTuDo thích bài này.

Chia sẻ trang này