Chính Phủ kích cầu thật rồi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi VSH, 25/04/2007.

3349 người đang online, trong đó có 29 thành viên. 04:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4774 lượt đọc và 26 bài trả lời
  1. cucac_optic

    cucac_optic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Đã được thích:
    0
    điên ah? thật là thừa cơm khi up cho mấy đưa thừa cơm. tiếc quá mình cũng bị thừa cơm
  2. VSH

    VSH Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Cổ phiếu thủy sản phục hồi: nhờ xuất khẩu tăng mạnh
    20:47'' 28/04/2007 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu thủy sản trong 4 tháng đầu năm nay tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước và đạt 1,036 tỷ USD.

    Theo Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc, VN đề ra mục tiêu đạt doanh thu xuất khẩu thuỷ sản là 3,6 tỷ USD trong năm 2007. Với tốc độ XK này thì mục tiêu này là hoàn toàn có thể.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4 - phiên cuối cùng trong tháng 4/07, tại TTGDCK TPHCM, cùng với sự hồi phục chung của TTCK, giá cổ phiếu của các công ty thuỷ sản niêm yết đã phục hồi trở lại sau thời gian xuống giá mạnh.

    Cùng với sự hồi phục chung của TTCK, giá cổ phiếu của các công ty thuỷ sản niêm yết đã phục hồi trở lại sau thời gian xuống giá mạnh. (Ảnh: LAD)

    Cụ thể, giá cổ phiếu ABT (Thủy sản Bến Tre) tăng 1,01% (1.000 đ) lên 100.000 đ/CP, khối lượng khớp lệnh đạt 12.010 CP. Trước đó, ABT giảm 3 phiên liên tiếp từ 109.000 đ xuống 99.000 đ/CP.

    Giá cổ phiếu AGF (XNK Thuỷ sản An Giang - Agifish) tăng tới mức trần 4,76% lên 110.000 đ/CP với khối lượng khớp lệnh là 4.010 CP. AGF giảm 4 phiên trước đó.

    Cổ phiếu SJ1 (Thuỷ sản Số 1) tăng giá trần 4,88% (2.000 đ) lên mức 43.000 đ/CP, sau 2 phiên giảm giá và 1 phiên đứng giá. Có 4.420 cổ phiếu SJ1 được giao dịch hôm nay.

    Theo các nhà chuyên môn, giải quyết được vấn đề về chất lượng, các sản phẩm thuỷ sản của VN sẽ dể dàng thâm nhập các thị trường hơn và tránh được các rào cản kỹ thuật do các nước áp đặt.
  3. Vinexad_Vinexad

    Vinexad_Vinexad Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Đã được thích:
    0
    Hình như là kích cầu thật rồi các bác ạ
  4. NITARID

    NITARID Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  5. Vinexad2

    Vinexad2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Bà con phấn khởi nhỉ
  6. Vinexad2

    Vinexad2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Phả Lại có vốn điều lệ 3100 tỷ đồng (vốn điều lệ lớn nhất sàn HCM), giá chào sàn là 105 - khi chào sàn TPHCM, Phả Lại trở thành công cụ điều tiết VNI hữu hiệu và đã thay thế vai trò của STB. Phần nào nhờ thế mà sau khi PPC chào sàn, STB đã bứt phá lên mức giá gấp đôi trước đó.
    Đến nay Đạm Phú Mỹ đã cổ phần hoá, vốn điều lệ của chú này là 3800 tỷ, lớn hơn Phả Lại. Ngành dầu khí rất nỗ lực đưa các công ty đã cổ phần hoá lên niêm yết trên sàn. Nếu Đạm Phú Mỹ chào sàn giá khoảng 100 thì nó sẽ trở thành công ty có giá trị vốn hoá lớn nhất trên thị trường chứng khoán HCM và nó sẽ thay thế vai trò của PPC, trở thành công cụ điều tiết VNI.

    Điều gì sẽ xảy ra khi ấy? Đạm Phú Mỹ liệu có loanh quanh ở mức giá 100 để điều tiết VNI? Sau khi Đạm Phú Mỹ chào sàn, PPC liệu có tăng giá gấp đôi giống như đã từng xảy ra với STB khi PPC chào sàn?

    Liệu có nên đầu tư Đạm Phú Mỹ ở mức giá 6x như hiên nay?





    Được Vinexad2 sửa chữa / chuyển vào 09:13 ngày 14/05/2007
  7. VSH

    VSH Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Bất động sản và chứng khoán ngày càng ràng buộc nhau
    Thanh Vân

    Đó là nhận định của ông Marc Towsend, Tổng giám đốc Công ty tư vấn và quản lý bất động sản CB Richard Ellis.

    Tại cuộc họp báo mới đây về thị trường bất động sản Hà Nội, ông Marc Towsend cho rằng, trên thực tế hai thị trường bất động sản và chứng khoán luôn có những tác động mạnh mẽ đến nhau. Tại các quốc gia có thị trường bất động sản và chứng khoán phát triển mạnh mẽ như Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc?, sự tác động này đã luôn tạo nên những rủi ro đồng thời cũng kèm theo những cơ hội cho sự phát triển của một trong hai thị trường.

    Tại Việt Nam, mặc dù những tác động chưa thật sự rõ nét song việc thời gian vừa qua, một lượng lớn nhà đầu tư chứng khoán đã đổ vốn vào đầu tư nhà đất khiến có thời điểm thị trường bất động sản phát triển nóng cũng đã chứng minh sự ảnh hưởng không nhỏ này.

    Hiện tại, cả thị trường chứng khoán lẫn bất động sản Việt Nam được đánh giá là vẫn trong giai đoạn hoàn thiện. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi cả hai thị trường phát triển đầy đủ, sự ràng buộc lẫn nhau sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn.

    Giải thích về cơ sở của sự ràng buộc này, ông Marc Towsend, cho rằng nguồn vốn từ thị trường chứng khoán chảy về thị trường bất động sản thông qua các doanh nghiệp và các nhà đầu tư chính là một xu hướng tất yếu.

    Ngược lại, bất động sản gồm đất và cơ sở hạ tầng luôn là những tài sản có giá trị lớn của mỗi doanh nghiệp khi định giá tài sản để thực hiện cổ phần hóa và niêm yết trên sàn chứng khoán (mặc dù hiện tại đất vẫn chưa được coi là tài sản cổ phần hóa). Do đó, giá bất động sản tại thời điểm định giá sẽ có tác động trực tiếp đến công tác định giá của bất kỳ doanh nghiệp nào.

    Vì thế, mỗi biến động trên thị trường này sẽ đều có những tác động cụ thể lên thị trường kia, và rõ ràng, hai thị trường này sẽ ngày càng phải ?onhìn nhau? để tự điều chỉnh.

Chia sẻ trang này