Chính Phủ Lại Bật Đèn Xanh Cho Chứng Khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi manakin, 19/03/2007.

6333 người đang online, trong đó có 912 thành viên. 17:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3474 lượt đọc và 25 bài trả lời
  1. bucasao

    bucasao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Nhiều quỹ đầu tư quốc tế lớn sắp đến VN

    (Theo VTC) Văn phòng đại diện Công ty Open Asean Consulting Ltd cho biết, vào cuối tháng 3 này, sẽ có một đoàn đại diện các quỹ đầu tư lớn của quốc tế tới thăm và khảo sát thị trường Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng hợp tác đầu tư tại Việt Nam.

    Dẫn đầu phái đoàn này là đại diện tập đoàn Morgan Stanley, một trong những tổ chức lớn nhất thế giới hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư tài chính và ngân hàng, có trụ sở chính tại Pháp và hiện đang là đối tác của Open Asean Consulting Ltd.

    Dự kiến, trong chuyến thăm và khảo sát tại Việt Nam, đoàn các quỹ tài chính, đầu tư quốc tế sẽ gặp gỡ và làm việc với các Bộ ngành và cơ quan hữu quan.

    Thông qua các cuộc gặp này, các quỹ đầu tư muốn tìm hiểu tình hình môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam, tiến trình cổ phần hoá, chính sách đầu tư phát triển thị trường chứng khoán nhằm đưa ra những định hướng cho quyết định đầu tư của các quỹ này tại Việt Nam trong thời gian tới.
  2. KTS12

    KTS12 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2006
    Đã được thích:
    0

    ----------------------------------
    Với sức đầu tư tài chính mạnh vào TT VN như thế này cụ thể vào CK thì tại sao VNIDEX ko lên đến 2000 vào cuối năm chứ nhỉ? Điều này có khả năng.....giờ em đầu tư con 1 tỷ đi mua VNIDEX xem cuối năm sẽ thu về lợi nhuận 1 tỷ đấy các bac ạ kekekkek
  3. hnn45

    hnn45 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    0
    2000 thì chưa mơ tới, nhưng ~800-900 là điều rất có thể, nhưng cái quan trọng là khi nào...
  4. Fico_Vitaly

    Fico_Vitaly Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Thống kê giao dịch trong 3 tuần qua cho thấy, 3 loại chứng khoán được khoai tây mua vào nhiều nhất là VIP (vận tải), PVD (ngành dầu khí) và TTP.

    Thống kê giao dịch TTGDCK HCM cho thấy 3 phiên giao dịch gần đây, khoai tây đã tăng đáng kể lượng mua vào. Giao dịch của NĐT nước ngoài ở hầu hết các mã cổ phiếu đều có lượng mua vào lớn hơn lượng bán ra.

    Theo dõi tình hình cung cầu, có thể dự đoán Thứ Hai tuần sau thị trường sẽ up. Ngày mai Thứ Sáu sẽ là cơ hội cuối cho những ai muốn mua giá rẻ
  5. bucasao

    bucasao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Giám đốc ANZ: ?oĐừng quá lo ngại chứng khoán Việt Nam phát triển nóng?
    Trao đổi với báo giới, ông Steve Targett, Giám đốc điều hành nhóm thể chế Ngân hàng ANZ tại Việt Nam, cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển tất yếu, do vậy không nên quá lo ngại về sự phát triển nóng của thị trường hiện nay.

    Ông đánh giá như thế nào về thị trường vốn của Việt Nam?

    Thị trường Việt Nam hiện đang ở giai đoạn thứ hai của sự phát triển. Nếu xét về thị trường chứng khoán của Việt Nam, tôi cho là thị trường này hiện nay rất hấp dẫn, thế nhưng nó vẫn còn hơi nhỏ so với quan điểm của các nhà đầu tư nước ngoài.

    Nếu xét về mức độ rủi ro, bất cứ thị trường ở nước nào cũng có rủi ro cả chứ không phải chỉ riêng ở thị trường Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam được cho là đang tăng quá nóng.

    Trong thời gian tới chắc chắn Chính phủ sẽ đẩy nhanh việc cổ phần hoá và đưa ra thêm nhiều công ty niêm yết hơn nữa để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường chứng khoán hiện nay.

    Đối với thị trường trái phiếu ở Việt Nam, thị trường này cũng đang trong giai đoạn phát triển nhưng vẫn còn nhỏ. Chắc chắn trong thời gian tới, với nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng và nhu cầu đầu tư cho những dự án lớn thì thị trường này cũng sẽ phát triển rất nhanh và mạnh.

    Số lượng các nhà đầu tư tài chính thực chất đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại là các nhà đầu tư ngắn hạn theo phong trào. Ông có bình luận gì về điều này?

    Điều này cũng giống như tất cả các nước khác khi thị trường của họ cũng phát triển ở giai đoạn này. Hầu hết mọi người đều nhìn vào xu hướng đang phát triển của thị trường và cho rằng đây là cơ hội rất tốt để kiếm tiền.

    Thế nhưng đối với các nhà đầu tư lớn và nghiêm túc, nhất là trong 2 tuần vừa qua tôi ở châu Âu và Mỹ, tôi thấy các nhà đầu tư này rất quan tâm đến chứng khoán Việt Nam, nhưng họ muốn nhìn xem những người khác làm như thế nào và muốn xem cam kết của Việt Nam đối với thị trường này ra sao.

    Tôi nghĩ rằng, Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục cam kết là làm cho thị trường này vững mạnh và minh bạch thì nguồn vốn đầu tư kia sẽ chảy vào và khi có nhiều cổ phiếu tăng lên thì bạn sẽ thấy rằng khoảng cách tỷ lệ nhà đầu tư nghiêm túc và đầu tư theo phong trào sẽ thu hẹp dần.

    Theo ông, Chính phủ Việt Nam cần có những biện pháp gì để đẩy mạnh thị trường vốn?

    Điều mà chúng tôi muốn đó là trong tương lai Chính phủ Việt Nam xem xét việc cho phép ngân hàng nước ngoài được tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động đầu tư vào các ngân hàng trong nước mà cụ thể là tăng mức giới hạn cổ phần 10% hiện nay lên cao hơn nữa.

    Với tư cách là một người làm ngân hàng, tôi cho rằng với một quốc gia có 85 triệu dân mà mới chỉ có 5 triệu người có hoạt động mở tài khoản thì chắc chắn đây là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng, cả với các ngân hàng nước ngoài và trong nước.

    Tuy nhiên để bảo đảm thị trường ngân hàng này hoạt động một cách thực sự hiệu quả thì khung pháp lý cũng như độ cởi mở, việc minh bạch trong việc công bố các thông tin của Chính phủ và các công ty là yếu tố hết sức quan trọng. Nếu chúng ta làm được điều này thì sự lớn mạnh và sự phát triển của nền kinh tế sẽ mang tính lâu dài hơn.

    Chính phủ Việt Nam cũng cần hợp tác nhiều hơn nữa với tất cả các tổ chức nước ngoài có kinh nghiệm và đang hoạt động tại các thị trường mới nổi. Các tổ chức này, từ thực tế hoạt động của mình sẽ giúp tiên đoán, nhìn thấy được những vấn đề mà thị trường Việt Nam sẽ và đang gặp phải để từ đó có những biện pháp để tháo gỡ.

    Với cá nhân tôi, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang ở giai đoạn phát triển tất yếu do vậy không nên quá lo ngại về sự phát triển nóng của thị trường này trong giai đoạn hiện nay.

    Hiện nay, cầu trên thị trường chứng khoán dường như lớn hơn so với lượng cung. Chính vì vậy, cần có giải pháp tăng cung để giúp hạ nhiệt cho thị trường này. Đây là một hình thức giúp thị trường tự điều tiết. Tôi tin rằng điều này chắc chắn sẽ xảy ra trong thời gian tới.

    Bên cạnh đó, nếu các Công ty vẫn tiếp tục phát triển nhanh và có thể chứng tỏ được nguồn thu, lợi nhuận của mình vẫn tăng và có triển vọng tăng đáng kể thì yếu tố tăng giá trên thị trường chứng khoán là điều tất nhiên.

    Như vậy, bức tranh về thị trường vốn ở Việt Nam là hoàn toàn sáng sủa?

    Đúng là tôi rất lạc quan về triển vọng của Việt Nam. Riêng xét về các yếu tố như con người, địa lý, cam kết của chính phủ Việt Nam đã cho thấy một bức tranh rất tích cực về triển vọng kinh tế.
  6. bucasao

    bucasao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Có điều chỉnh, nhưng không sụp đổ
    Chưa có một hội thảo nào mà các nhà đầu tư nước ngoài lại tranh luận gay gắt đến thế về thị trường chứng khoán.

    Tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam lần 2, một bên thì cho rằng ngay bây giờ phải có những đợt điều chỉnh sâu để thị trường phát triển ổn định, bền vững. Bên khác lại nói thị trường chưa thể sụp đổ ít nhất là trong vòng 6-12 tháng tới.

    Điều chỉnh ở mức nào?

    Vì sao cơ quan quản lý thị trường chứng khoán lại đang lo lắng? Phải chăng vì có điều gì đó không ổn? Fiachra Mac Cana, Giám đốc nghiên cứu của VinaCapital xác nhận: ?oGiá cổ phiếu tăng nhanh, quá nóng, cơ quan quản lý e ngại có điều gì đó vận hành chưa đúng chăng và họ tỏ ra thận trọng hơn?.

    Dean Van Drasek, Giám đốc điều hành LIM Advisors, dẫn những điều ông quan sát: ?oThị trường Việt Nam (cổ phiếu) đang bị định giá cao hơn giá trị thực. Có thể nhà đầu tư nhỏ lẻ chưa có một nền tảng kiến thức tốt về chứng khoán. Có thể có vấn đề gì đó sâu bên trong. Tuy nhiên, giống như các thị trường mới nổi, thị trường Việt Nam cần có sự điều chỉnh từ từ?.

    Lavin Mok, Giám đốc điều hành Tremont Capital Management Ltd (Asia) lại nhìn nhận sự cao thấp và điều chỉnh của giá cổ phiếu từ góc độ bên ngoài: ?oSự thay đổi toàn cầu cũng ảnh hưởng đến Việt Nam. Chẳng hạn sự lên giá của đồng Yên, sự thay đổi của nền kinh tế Mỹ (Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam) chắc chắn ảnh hưởng đến chứng khoán Việt Nam?.

    Hơn nữa theo ông, tới đây nguồn cung cổ phiếu tăng lên do các công ty niêm yết phát hành thêm, do IPO (lần phát hành cổ phiếu đầu tiên) của các công ty lớn sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường, tác động đến giá chứng khoán.

    Vậy tiêu chuẩn nào để định giá cổ phiếu ở Việt Nam? Kevin Snowball, Giám đốc PXP Vietnam Asset Management, cho rằng hầu như mỗi nhà đầu tư định một cách. Do thị trường nhỏ, một số công ty lớn trở thành chiếm tỷ lệ giao dịch quá lớn trên sàn. Một khi nhà đầu tư đổ xô mua cổ phiếu những công ty này, giá sẽ lên, đẩy VN-Index tăng.

    ?oNhiều người cho rằng thị trường (giá cổ phiếu) phải giảm 30-40%. Tôi cũng cho rằng nếu giảm được ở mức đó là tốt. Thị trường cần một sự điều chỉnh sâu, không phải điều chỉnh hời hợt?, ông nhấn mạnh và nói thêm: ?oCó không ít nhà đầu tư quen bán ra vào tháng 5 và chờ đợi. Tôi nghĩ chỉ số VN-Index xuống đến 900 điểm là điều có thể?.

    Thế nhưng Lavin Mok lại không đồng ý với điều đó. Ông nói: ?oVề dài hạn quả bong bóng phình to sẽ nổ thôi. Nhưng trong 6-12 tháng tới thì nó sẽ chưa nổ. Chỉ cần thị trường điều chỉnh giảm 15% là nhà đầu tư lại mua vào, giá lại lên, thị trường lại tăng nhanh. Tôi chưa thấy nguy cơ nổ bong bóng trước mắt?.

    Dean Van Drasek đồng tình: ?oDòng tiền ra vào ?onóng?, nhưng chưa thấy vấn đề gì nghiêm trọng?. Kevin Snowball ?ocãi? lại: ?oNhững cổ phiếu có tính thanh khoản cao chủ yếu do người nước ngoài mua. Họ chỉ đầu tư vào những công ty lớn, khiến chỉ số P/E của một số công ty dạng này tăng cao, trong khi không có sự tăng trưởng kinh doanh nào có thể hỗ trợ kịp sự tăng giá đó?.

    Nước ngoài lo ngại gì?

    Lavin Mok cho biết tổ chức của ông đang lưỡng lự tham gia thị trường bây giờ và chờ đợi thị trường điều chỉnh ở mức hợp lý hơn, cũng như những cơ hội lớn.

    Ông nói: ?oVề nguyên tắc chúng tôi muốn vào những thị trường ít bị hạn chế, nơi nhà đầu tư có thể đầu tư nhiều. Nhưng chúng tôi cũng biết những doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang chuẩn bị phát hành cổ phiếu?.

    Sự lưỡng lự của ông có lẽ còn kèm theo những băn khoăn khác. Như lời Paul Nguyen, phụ trách thị trường mới nổi của Wellington Management International, thì lo ngại kiểm soát vốn vẫn là chủ yếu: ?oChúng tôi đã thảo luận với một số quan chức. Có những quan ngại làm thế nào kiểm soát được dòng vốn nước ngoài. Nhưng Việt Nam đang phải cạnh tranh với việc thiếu vốn dài hạn cho tăng trưởng. Có những nơi khác, như Mỹ Latinh, tài sản được định giá rẻ hơn, nhưng chúng tôi phải đánh giá Việt Nam từ góc độ toàn cầu và nơi kinh tế đang đi lên?.

    Kevin Snowball dẫn chứng thực tế từ mười ngày qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra nhiều cổ phiếu. Ông cho rằng không nên nghĩ nhà đầu tư nước ngoài mua vài trăm triệu đô la Mỹ cổ phiếu là coi như cam kết đầu tư lâu dài. Nhưng ông tin Chính phủ sẽ cân nhắc kỹ vấn đề kiểm soát vốn: ?oChúng tôi tin Chính phủ đã nhận thấy thị trường quá nóng và sẽ can thiệp bằng cách tăng cung, tăng cường giáo dục, phổ biến kiến thức về chứng khoán cho dân chúng, nhưng sẽ không có kiểm soát vốn?.

    Các quỹ và những nhà đầu tư chưa vào Việt Nam lại quan tâm đến câu chuyện minh bạch tài chính. Họ muốn làm sao có đủ thông tin để phân tích doanh nghiệp. Các quỹ đã ở Việt Nam lâu năm ?otrấn an? họ rằng các công ty niêm yết trên sàn đều có kiểm toán, dù mới chỉ theo chuẩn Việt Nam. Và về lâu dài công ty niêm yết sẽ kiểm toán theo chuẩn quốc tế.

    Cho dù quan điểm khác nhau, nhìn nhận thị trường khác nhau, nhưng cuối cùng giới đầu tư nước ngoài vẫn lạc quan. Dean Van Drasek kết luận sẽ có những đợt điều chỉnh, nhưng sẽ không có sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Sự định giá cổ phiếu cao sẽ chỉ tồn tại một thời gian.

    Ông cho rằng đến diễn đàn lần thứ ba vào năm sau, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có những sản phẩm tốt hơn cho giới đầu tư nước ngoài.
  7. Vu2006

    Vu2006 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Đã được thích:
    0
  8. bucasao

    bucasao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Thủ tướng Chính phủ: Không để TTCK đổ vỡ

    (Toquoc)- ?oTăng cường sử dụng các biện pháp kinh tế để điều chỉnh thị trường, đảm bảo có hiệu quả nhằm thúc đẩy thị trường, không để đổ vỡ?, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

    Ngày 20/3, Văn phòng CP đã có Thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng *************** tại buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngày 10/3 về tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán và một số giải pháp để phát triển thị trường bền vững.

    Thủ tướng cho rằng, thị trường chứng khoán nước ta tuy mới hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2000 nhưng đã có bước phát triển đáng khích lệ.

    Tuy nhiên, tình hình vừa qua cũng đang đặt ra lo ngại về việc tăng giá quá cao so với giá trị thực của một số cổ phiếu, đòi hỏi phải tiếp tục theo dõi để bảo đảm cho thị trường phát triển phù hợp với chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, phù hợp với quy luật của phát triển kinh tế.



    Trước tình hình đó, Thủ tướng yêu cầu: Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước và các cơ quan chức năng khẩn trương triển khai thực hiện tốt các nội dung Thủ tướng CP đã chỉ đạo tại thông báo số 20/TB-VPCP ngày 29 tháng 01 năm 2007, công văn số 997/VPCP-KTKH ngày 27 tháng 02 năm 2007 và công văn số 916/VPCP-KTKH ngày 8/3/2007; Theo dõi sát sao, phát huy những yếu tố tích cực nhằm phát triển thị trường, kịp thời ngăn ngừa những hiện tượng sai phạm, phòng tránh rủi ro; tăng cường sử dụng các biện pháp kinh tế để điều chỉnh thị trường, đảm bảo có hiệu quả nhằm thúc đẩy thị trường, không để đổ vỡ.

    Bên cạnh đó, Bộ Tài chính và các Bộ liên quan tìm giải pháp thúc đẩy nhanh việc hoàn thiện các điều kiện để đưa ra các doanh nghiệp lên niêm yết tại thị trường chứng khoán, trước hết là những doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục cổ phần hóa để tăng cung hàng hóa cho thị trường.

    Thủ tướng cũng cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng của thị trường chứng khoán là phải tăng cường tính công khai, minh bạch, ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng lừa đảo, đầu cơ và các biểu hiện tiêu cực trong việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp.

    Ngoài ra, cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động của các Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ, Công ty niêm yết và các quỹ đầu tư chứng khoán để đảm bảo các hoạt động này đúng pháp luật, công khai, minh bạch.

    Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm kiểm soát các hoạt động của các Ngân hàng thương mại có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, đặc biệt là kiểm soát đối với việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng để đầu tư chứng khoán cũng như hoạt động cho vay cầm cố?đồng thời cần dự báo về khả năng biến động lãi suất, tỷ giá, lạm phát và đề xuất các biện pháp thuộc chính sách tiền tệ để điều hành tỷ giá linh hoạt không để lạm phát, không để đồng VN tăng hoặc giảm giá bất thường ngoài phạm vi kiểm soát./.
  9. bucasao

    bucasao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2007
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. lythongchua

    lythongchua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Đã được thích:
    0
    hay vote cho chú em 5 x mắc cười quá

Chia sẻ trang này