Cho bạn và cho tôi

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi khanhbd, 16/07/2012.

4367 người đang online, trong đó có 345 thành viên. 07:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4421 lượt đọc và 77 bài trả lời
  1. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Tình bạn tri kỷ giữa Quản Trọng và Bao Thúc Nha



    Quản Bao là chỉ hai nhà chính trị Quản Trọng và Bao Thúc Nha trong thời xuân thu thế kỷ thứ 7 trước công nguyên ở Trung Quốc. Hai người là bạn thân của nhau. Quản Trọng tương đối nghèo, còn Bao Thúc Nha lại khá giàu sang, nhưng giữa họ rất hiểu biết nhau và tín nhiệm nhau. Hai người hồi đầu cùng nhau buôn bán, Quản Trọng chỉ bỏ ra rất ít tiền vốn, lúc chia Hoa hồng lại được chia rất nhiều. Bao Thúc Nha không ganh tị việc này, ông biết Quản Trọng có gánh nặng gia đình và còn hỏi Quản Trọng “số tiền này có đủ không? Nhiều lần Quản Trọng góp ý kiến cho Bao Thúc Nha trong buôn bán nhưng lại làm rách việc, Bao Thúc Nha không hề bực tức mà còn an ủi Quản Trọng, nói việc không thành không phải là chủ ý của bạn không tốt, mà là vì không gặp dịp thôi. Quản Trọng từng ba lần làm quan nhưng mỗi lần đều bị bãi miễn. Bao Thúc Nha cho rằng không phải Quản Trọng không có tài mà là vì Quản Trọng chưa gặp được người thưởng thức ông. Quản Trọng đầu quân đi chiến đấu, nhưng vào trận lại bỏ chạy. Bao Thúc Nha cũng không chê cười Quản Trọng, ông biết Quản Trọng còn có bà mẹ già đang đợi ở nhà.

    Sau này Quản Trọng và Bảo Thúc Nha đều làm chính trị. Lúc đó nước Tề rất loạn, các hoàng tử đều lánh nạn sang các nước khác để chờ thời cơ. Quản Trọng hộ tống hoàng tử Củ tới nước Lỗ, còn Bao Thúc Nha hộ tống hoàng tử Tiểu Bạch tới nước Lã. Không lâu nước Tề bạo loạn, nhà vua bị giết, nhà nước không có vua. Các hoàng tử Củ và Tiểu Bạch được tin liền lên đường về nước để cướp ngôi. Khi hai đoàn gặp nhau trên đường, Quản Trọng muốn để hoàng tử Củ làm vua nên đã bắn một phát tên vào Tiểu Bạch, nhưng không gây thương tích gì. Sau này Tiểu Bạch làm vua và trong lịch sử gọi là “Tề Hằng Công”.

    Khi lên làm vua, Tề Hằng Công liền bảo nước Lỗ giết hoàng tử Củ và bắt giam Quản Trọng. Tề Hằng Công muốn Bao Thúc Nha làm thừa tướng, giúp ông quản lý đất nước. Bao Thúc Nha cho rằng mình không có năng lực làm thừa tướng. Ông dốc sức tiến cử Quản Trọng đang bị giam ở nước Lỗ. Ông nói quản lý đất nước tôi không bằng Quản Trọng. Quản Trọng nhân đức, trung thành, lại giỏi điều quân. Tề Hằng Công không đồng ý và nói “Quản Trọng trước đây dùng cung bắn ta, xuýt nữa mất mạng, ta không giết hắn là may lắm rồi, sao lại bảo hắn ra làm thừa tướng được. Bao Thúc Nha nói, tôi nghe nói đấng trên anh minh là không báo thù hằn. Hơn nữa Quản Trọng cũng là vì hoàng tử Củ. Một người trung thành với chủ như vậy chắc chắn sẽ trung thành với nhà vua. Nếu nhà vua muốn xưng hùng thiên hạ, không có Quản Trọng sẽ không thể thành công. Tề Hằng Công bị Bao Thúc Nha thuyết phục, mời Quản Trọng về nước Tề.

    Sau khi về nước Tề, Quản Trọng được làm thừa tướng, còn Bao Thúc Nha chỉ làm trợ tá cho Quản Trọng. Dưới sự hợp sức của Quản Trọng và Bao Thúc Nha, nước Tề trở thành nước mạnh trong các nước Chư hầu, Tề Hằng Công trở thành bá chủ trong các nước Chư hầu.

    Sau khi Bao Thúc Nha chết, Quản Trọng khóc trước mộ ông và nói lúc đầu tôi hộ tống cho hoàng tử Củ bị thất bại, các đại thần khác đều chết để giữ tiết trung, duy chỉ có tôi cam chịu tù đầy, Bao Thúc Nha không chê cười khí tiết của tôi. Cha mẹ là người sinh tôi nhưng chỉ có Bao Thúc Nha là hiểu biết tôi thôi.

    Tình bạn nồng thắm giữa Quản Trọng và Bao Thúc Nha đã trở thành giai thoại hay được lưu truyền qua các đời ở Trung Quốc. Mọi người thường lấy tình bạn giữa hai người để ví tình bạn của mình.




    Người bạn thật sự không phải là kẻ biết nghiêng mình trên đau khổ của chúng ta với lòng thương xót, mà chính là kẻ biết ngắm nhìn hạnh phúc của chúng ta mà không hề ganh tị.
  2. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Tình bạn cao quý giữa Lưu Bình và Dương Lễ

    Lưu Bình và Dương Lễ là hai người bạn tâm giao từ thuở thiếu thời. Dương Lễ nhà nghèo, còn Lưu Bình giàu có, đem bạn về nhà ở, ăn cùng mâm, học cùng đèn, tình bạn hữu rất là tương đắc. Dương Lễ biết phận mình nhà nghèo nên ráng học, còn Lưu Bình cậy mình có của nên lười biếng, ham chơi. Ðến khoa thi, Dương Lễ thi đậu được bổ ra làm quan. Lưu Bình thi rớt nên sinh ra chán nản, ăn chơi hơn trước, thi mãi không đậu, của tiền khánh tận. Sực nhớ đến bạn ngày xưa là Dương Lễ nên tìm đến để nhờ giúp đỡ. Dương Lễ lánh mặt không tiếp, dọn cơm hẩm với dĩa cà thâm để đãi, có vẻ khinh bạc. Lưu Bình tức giận tủi nhục ra về, dọc đường ghé lại quán trọ, làm quen với một thiếu phụ tên là Châu Long đang kén chồng. Nghe Lưu Bình thi hỏng luôn hai khóa, Châu Long kiếm lời an ủi, khuyên nên bền chí, nàng sẽ lo liệu mọi việc để cho Lưu Bình yên lòng ăn học, giao hẹn khi nào thi đỗ mới tính việc vợ chồng. Trai tài gái sắc cùng sống chung một nhà, có khi Lưu Bình không nén được lòng, muốn cùng ân ái, Châu Long cương quyết từ chối, nhắc lại lời giao hẹn lúc mới gặp nhau.
    Nhờ sự khuyến khích giúp đỡ của Châu Long nên Lưu Bình ráng sức học hành tiến bộ, đến khoa thi năm đó thi đỗ Trạng Nguyên. Trở về nhà thì không thấy Châu Long đâu nữa. Hỏi thăm khắp nơi không ai biết nàng ở đâu, Lưu Bình cũng không hiểu vì sao Châu Long lại biến mất vào lúc mình đã hiển đạt, nên đâm ra lo lắng, đau khổ, nhớ thương. Lưu Bình tìm đến thăm Dương Lễ để mắng mỏ mấy câu cho hả giận. Dương Lễ vui vẻ đón tiếp. Lưu Bình toan mở miệng mỉa mai trách móc, thì bỗng thấy Châu Long từ trong bước ra chào. Dương Lễ mới giới thiệu nàng là thiếp thứ ba của mình. Lưu Bình hiểu ngay rằng trước đây Dương Lễ sở dĩ bạc đãi là để khích khí mình, sợ mình không có nơi nương tựa mà bê trễ việc học hành, rồi sai vợ lẽ là Châu Long thay mặt đi giúp đỡ mình ăn học cho thành tài. Từ đó Lưu Bình và Dương Lễ sống với nhau thân tình, khắng khít hơn xưa. Việc ra mặt khích khí bạn, rồi ngầm giúp đỡ cho trọn tình thủy chung như thế, cho xứng với đạo làm người.


    Khi thành công bạn bè biết đến chúng ta, khi khó khăn chúng ta biết được những người bạn của mình.
  3. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    XUÂN LÒNG TRI KỶ
    LÊ ANH DŨNG

    Ở Trung Hoa, vào thời Chiến quốc (403-221 trước công nguyên), Quản Trọng và Bào Thúc Nha là hai bạn thân. Hùn vốn đi buôn, lúc phân chia lời lãi Quản Trọng luôn tìm cách lấy nhiều tiền hơn. Có người trách Quản tham, nhưng Bào Thúc Nha bảo: “Anh Quản nhà nghèo, phải nuôi mẹ, lấy nhiều tiền hơn là đúng rồi.”

    Thuở đầu làm nhiều việc, Quản Trọng thường thất bại. Có người chê Quản bất tài, nhưng Bào Thúc Nha biện hộ: “Chẳng qua anh Quản chưa tới thời mà thôi.”

    Ra chiến trường, Quản Trọng hay tìm cách lùi lại phía sau. Có người cười Quản chết nhát, nhưng Bào Thúc Nha lại bênh: “Anh Quản còn mẹ già, nên phải cố giữ toàn mạng sống để lo nuôi mẹ. Đó là hiếu.”

    Bào Thúc Nha theo phò công tử Bạch. Về sau công tử Bạch làm vua, xưng Tề Hoàn công. Được Bào Thúc Nha tiến cử với Tề Hoàn công, Quản Trọng nắm chức tể tướng (cũng như thủ tướng ngày nay), ra tài giúp vua Tề làm bá chủ các chư hầu. Khi Quản sắp chết, vua Tề hỏi có nên cử Bào Thúc Nha làm tể tướng thay vào vị trí của Quản không, thì Quản bác liền. Quản nói làm tể tướng phải giỏi chánh trị, mà chánh trị vốn hay trí trá; Bào Thúc Nha là bậc quân tử, yêu điều thiện, ghét điều ác, tà chánh phân minh, không thể làm chánh trị được, vậy chớ nên giao chức tể tướng.

    Có người trách Quản vong ân bạc nghĩa với bạn, thì Bào Thúc Nha đính chính: “Đó là anh Quản biết lấy nghĩa công đặt trên tình riêng, vì nước chứ không vì bạn. Chẳng uổng công ta đã tiến cử anh ấy với vua.”

    Những lời Bào Thúc Nha thanh minh cho Quản thì Quản đều biết rõ. Cho nên Quản rất cảm khái, tán thán rằng: “Sinh ra ta là cha mẹ ta, mà hiểu ta là Bào Thúc Nha.” (Sinh ngã giả, phụ mẫu dã; tri kỷ giả, Bào Thúc dã.”

    Câu nói nổi tiếng của Quản Trọng đã đi vào sử sách trong khoảng gần 2.500 năm nay. Cũng từ câu nói đó, hai chữ tri kỷ ở Trung Hoa và Việt Nam trở thành một từ rất đẹp; sống trên đời này ai có được bạn tri kỷ thì sung sướng, hạnh phúc vô cùng, vì đó là người hiểu được hết tâm tư, tình cảm sâu kín của mình.

    Ở Sài Gòn trước kia có ông Nguyễn Hiến Lê, tính đến cuối đời đã viết và dịch được 122 tác phẩm. Ở Nha Trang có ông thầy giáo Châu Hải Kỳ. Hai ông chưa hề gặp nhau, chưa thư từ cho nhau. Tuy nhiên, chỉ đọc sách của ông Hiến Lê mà ông Hải Kỳ có thể viết ra một quyển sách 300 trang, trong đó ông Hải Kỳ nói rõ về con người và cuộc đời ông Hiến Lê y như thể đã gần gũi, thân thiết nhau từ thuở nào rồi. Khi ông Hải Kỳ vượt 448 cây số từ Nha Trang vào tận Sài Gòn đưa bản thảo cuốn sách cho ông Hiến Lê đọc, ông Hiến Lê cảm động lắm. Trong Hồi ký (...), ông Nguyễn Hiến Lê viết: “Tôi ngạc nhiên thấy ông đọc đủ các tác phẩm của tôi (non 100 cuốn) mà đọc rất kỹ nên biết rõ về đời tôi còn hơn một số người thân của tôi nữa mặc dầu chưa hề gặp tôi lần nào.”

    Ông Châu Hải Kỳ quả xứng đáng là tri kỷ của ông Nguyễn Hiến Lê vậy.

    Văn học còn kể nhiều chuyện thú vị làm đẹp thêm cho tình tri kỷ. Chẳng hạn, nhân vật Từ Hải trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Mới gặp Kiều lần đầu, Từ Hải đã xem nàng là tri kỷ hiếm có của mình:

    Nghe lời vừa ý gật đầu,
    Cười rằng: “Tri kỷ trước sau mấy người!”
    Sau này, gặp Kiều lần nữa, Từ Hải lại vẫn thừa nhận Kiều chính là hồng nhan tri kỷ của mình:

    Từ rằng: “Quốc sĩ xưa nay,
    Chọn người tri kỷ một ngày được chăng?”
    Người Hoa và người Việt xưa nay có sở thích dùng thư pháp để trang trí phòng ốc. Hai chữ tri kỷ vì thế cũng đi vào thư pháp. Nhiều năm trước, chúng tôi tìm được một bức thư pháp viết chân phương hai chữ tri kỷ rất đẹp, bên dưới còn điểm xuyết thêm hai câu thơ ngũ ngôn:

    Hải nội tồn tri kỷ,
    Thiên nhai nhược tỷ lân.
    (Trong nước hãy còn người tri kỷ,
    Chốn xa xôi cũng tợ như gần.)
    Tất cả những mẩu chuyện vừa rồi tưởng cũng tạm đủ để giúp chúng ta cảm nhận thêm ý nghĩa thâm thúy, sâu xa, tôn quý của hai chữ tri kỷ. Nhưng câu chuyện về hai chữ tri kỷ hôm nay không chỉ có vậy.

    Thật thế, kể từ Bào Thúc Nha và Quản Trọng thời Chiến Quốc cho tới thế kỷ 20 là non 2.500 năm, tình tri kỷ tuy quý hiếm rất mực nhưng dẫu sao cũng mới chỉ là tri kỷ giữa con người với con người trên chốn trần gian sớm nắng chiều mưa mà thôi. Phải từ nửa sau thế kỷ 20 trở đi, qua cơ bút Cao Đài, tình tri kỷ mới được biết đến, mới được cảm thụ như một tình cảm thiêng liêng, hy hữu, rất hy hữu, bởi lẽ đây chính là tình tri kỷ giữa con người trần gian với tiên thánh.

    Sẽ có người giật mình khi thoạt nghe nói rằng con người phàm tục mà có thể là tri kỷ của tiên thánh. Giật mình cũng là lẽ thường dễ hiểu. Thật vậy, ở đời, ngày ngày sống gần bên nhau, trải mấy mươi năm, chắc gì mọi người đã hiểu hết bụng dạ nhau. Nguyễn Du há chẳng nói “Tri kỷ trước sau mấy người” là gì! Trong khi ấy tiên thánh là các đấng thiêng liêng vô hình, kẻ hữu hình chưa từng nhìn thấy bóng dáng thì làm sao dám nói có tình tri kỷ?!

    Vậy mà vẫn có tri kỷ đấy. Nếu con người trần gian chưa dám tin và không dám “phạm thượng” nghĩ rằng mình có thể là tri kỷ của các đấng, thì chính các đấng đã biết bao lần tha thiết gọi khách tục cõi trần này là tri kỷ của thánh tiên, cũng như đã muôn vạn lần các đấng đến thế gian, tìm kiếm tri kỷ trong số những người trần tục.

    Đầu tháng 12 năm 1972, tại Minh lý Thánh hội (tức Tam tông miếu ở đường Cao Thắng, quận 3, Sài Gòn) đã có một trong nhiều bằng chứng rất cảm động về tình tri kỷ giữa hai cõi sắc không. Đó là tình tri kỷ giữa đức Vạn Hạnh Thiền sư và đạo trưởng Định Pháp Minh Thiện (1897-1972)[1].

    Trong tiền kiếp tại thế, Vạn Hạnh Thiền sư sống vào đời Tiền Lê và làm quốc sư đời nhà Lý nước ta (thế kỷ 11). Chín trăm năm sau, khi Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ ra đời, đức Vạn Hạnh Thiền sư là đấng thiêng liêng vô hình vô ảnh, mượn đàn cơ và đồng tử để trở về Việt Nam dạy đạo qua ngọn linh cơ. Minh lý Thánh hội và nhiều thánh sở Cao Đài vì thế từng nhiều lần được đức Thiền sư ban ơn, giáng cơ giáo hóa.

    Chuyện xảy ra vào cuối năm 1972, đạo trưởng Minh Thiện đang là siêu tịnh sư Minh lý Thánh hội. Bấy giờ đạo trưởng Minh Thiện 76 tuổi, đang trải qua cơn trọng bệnh để rũ sạch nghiệp thân lần cuối cùng trước khi thảnh thơi trở về cõi phật.

    Đầu hôm đêm ấy, trong lúc đạo trưởng Minh Thiện đang ngọa bệnh, không hầu đàn được, đức Vạn Hạnh Thiền sư giáng cơ và giảng cho bổn đạo Minh lý Thánh hội một thời pháp. Cuối thời pháp, đức Thiền sư gọi tên một vị đang hầu đàn và dặn dò như sau: “Bần tăng nhờ đạo hữu Pháp Ấn cho Bần tăng một ly bạch thủy để Bần tăng họa phù trợ lực người bạn đạo chí thân …”

    Sau khi họa phù vào ly nước lạnh xong, Thiền sư dạy tiếp: “Đạo hữu để lại giùm nơi Thiên bàn. Sau khi xả đàn, đem cho đạo hữu Định Pháp Minh Thiện uống và nói rằng món quà đặc biệt này của Vạn Hạnh Thiền sư tặng người bạn tri kỷ.”[2]

    Đối với tín đồ Cao Đài, việc Ơn Trên ban bố Thiên điển vào nước hay trái cây để hộ trì cho một bệnh nhân xưa nay vốn là sự không lạ. Có điều, chính lời của đức Thiền sư ân cần dặn dò mới là điều làm chúng ta vô cùng xúc động.

    Sau khi ngài Minh Thiện quy thiên, ngày 07-12 Nhâm Tý (10-01-1973) đức Chí Tôn giáng đàn tại Minh lý Thánh hội, ban trao quyền pháp cho Ngài là Bát Nhã Thiền sư Tam tông Pháp chủ. Rồi đến ngày 27-02 Quý Sửu (31-3-1973), tại Bát nhã Tịnh đường (ở Long Hải), đức Vạn Hạnh Thiền sư giáng đàn cho biết: “Hôm nay Bần tăng còn có thêm một nhiệm vụ khác nữa, đó là hộ trì Bát Nhã Thiền sư vừa hoàn kim thân đến nhập cơ tiền để có luận đàm đạo sự cùng chư đạo hữu.”

    Hôm ấy tái ngộ môn sanh Minh lý, đức Bát Nhã Thiền sư đã bày tỏ tình cảm của Ngài đối với những người đã từng một thời sát cánh với Ngài tu học, hành đạo tại thế. Đã hai lần đức Thiền sư dùng hai chữ tri kỷ khi nhắc đến đồng đạo:

    Thọ Thiên sắc về nơi thiền thất,
    Sứ mạng dành đạo đức hoằng dương.
    Huyền vi trải khắp tứ phương,
    Độ người thiện chí lên đường thiện căn.
    Tình giao hữu đây hằng ghi nhớ,
    Nghĩa đạo đồng bao thuở quên nhau.
    Chợt nhìn biển rộng non cao,
    Tạ lòng tri kỷ gởi trao mấy vần.
    (….)
    Xưa tri kỷ vui chung rượu cúc,
    Nay đạo đồng để chút lời khuyên,
    Phù sanh một kiếp không riêng,
    Vô thường bất đoạn căn tiên phải gìn.[3]
    Câu chuyện về đức Vạn Hạnh Thiền sư và đức Bát Nhã Thiền sư chung quanh hai chữ tri kỷ gợi cho chúng ta một câu hỏi lớn: Khi nào thì con người trần gian được Ơn Trên, được các đấng thiêng liêng coi là tri kỷ của các đấng?

    Trả lời câu hỏi này, cần nhớ rằng tri kỷ có hai nghĩa, và cả hai ý nghĩa này đều tìm thấy trong thánh ngôn thánh giáo Cao Đài.

    Trước hết, hãy nói về nghĩa thứ nhất. Tri kỷ của mình là người hiểu mình, hiểu cả chí hướng, tâm sự của mình, và sẵn sàng với mình trong mọi việc. Thậm chí còn hơn cả sẵn sàng, vì từng có không ít người vui lòng hy sinh thân thế cho tri kỷ của mình. Theo nghĩa này, ai xứng đáng là tri kỷ của các đấng thánh tiên?

    Phải chăng đó là những người hiểu biết công việc của các đấng, chia sẻ hoài bão, tâm tư của các đấng, và sẵn lòng hy sinh để tiếp sức cùng các đấng thực hiện những công việc mà các đấng thiêng liêng đang gánh vác?

    Thực vậy, tri kỷ của tiên thánh là như thế. Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ ra đời, cứu cánh của Đại Đạo về mặt nhân sinh là giải khổ cho thế gian, xây dựng lại cõi đời thành một thiên đàng hạnh phúc. Lý tưởng ấy được thực thi trong tinh thần Thiên nhơn hiệp nhứt. Có sức Trời mà cũng cần cả sức người.

    Khi đức Chí Tôn xuống trần mở đạo Cao Đài, Ngài lập đại nguyện rằng nếu Đạo không thành thì Thượng Đế không trở về Bạch ngọc kinh. Lời đại nguyện đó chấn động cả cõi trời, phật tiên thánh thần hàng hàng lớp lớp tùng theo đức Chí Tôn để giúp Thầy mở Đạo, hoằng Đạo.

    Nhưng muốn mở Đạo và hoằng Đạo thì cần phải có xác phàm để làm phương tiện. Do đó rất nhiều bậc đại tiên, bồ tát đã chuyển kiếp, mượn thân tứ đại làm người Việt Nam trong thời nước mất nhà tan để dựng gầy mối Quốc đạo cho dân tộc.

    Như thế, khi mở Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ, các đấng thiêng liêng không thể không mượn sức người để hoằng giáo độ đời. Và ai còn thân xác, trí tuệ, mà biết đem đời mình, tim óc mình, dốc hết sức mình tự nguyện làm phương tiện để Trời Phật mượn nhờ truyền đạo thì công đức ấy rất lớn, công quả ấy rất dày.

    Tuy nhiên không phải người trần gian nào cũng biết hy hiến đời mình cho Ơn Trên mượn làm phương tiện trong Tam kỳ Phổ độ. Trái lại, phải có căn duyên tiền kiếp, phúc phận sâu dày thế nào đó, cho nên mới tự nguyện nhận lãnh vai tuồng cộng sự với Trời hành đạo giúp đời. Có nhận thức được như vậy mới hiểu rõ vì sao đức Đại tiên Ngọc Lịch Nguyệt tán thán rằng:

    Thiệt quý giá phúc hồng hiếm có,
    Bước dặm trường đi đó đi đây,
    Phổ thông giáo lý đạo Thầy,
    Thiêng liêng nương đó giãi bày thiệt hơn.[4]
    Các vị Tiền bối Cao Đài suốt một đời tại thế trải thân hành đạo độ đời, khi bỏ xác phàm trở về cõi tiên vẫn không nguôi lòng, vẫn muốn còn được mượn thân phàm xác tục để giúp Thầy hoằng đạo. Đại tiên Ngọc Lịch Nguyệt là một trường hợp như thế.

    Đức Đại tiên sinh thời thế danh là Lê Văn Lịch (1890-1947), tiền kiếp là đại tiên nơi Bạch ngọc kinh. Khi đức Thượng Đế lâm trần lập Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ với tá danh Cao Đài Tiên Ông thì Đại tiên cũng lập đại nguyện xuống trần, chuyển kiếp về làng Long An, quận Cần Giuộc, để làm nhục tử của ngài Lê Văn Tiểng.

    Thuở đạo Cao Đài còn rất sơ khai, chưa hình hiện, thì ngài Lê Văn Lịch đã sớm trở thành một trong những đại môn đồ đầu tiên của đức Chí Tôn vào năm 37 tuổi. Từ đó, cho đến lúc bỏ xác về trời, suốt 21 năm (1926-1947) ngài Ngọc Lịch Nguyệt đã một dạ trung kiên, hy thân phụng Thiên sự dân. Thế mà, khi trở lại Bạch ngọc kinh, Ngài vẫn còn tiếc là không còn xác thân hữu hình để dễ bề lập công quả. Muốn tiếp tục hành đạo, phải nương theo đàn em qua các đàn cơ nơi cõi thế. Mùa xuân năm Ất Tỵ, đức Ngọc Lịch Đại tiên tâm sự:

    Còn ở tục dễ thừa hành đạo,
    Nương cõi đời giả tạo cái chân,
    Có nhiều phương tiện xa gần,
    Để mà khuyến thiện dìu nhân trở về.
    Như Bần đạo lỡ bề thoát tục,
    Cõi vô hình mấy lúc tiếc thương,
    Tùng tiên phật, chung một đường,
    Muốn dìu sanh chúng phải nương muội hiền.[5]
    Lời dạy này của đức Đại tiên giác ngộ cho chúng ta hãy biết quý thời gian và mạng sống của mình ở thế gian để chăm lo tu học, siêng năng hành đạo. Đồng thời, lời dạy này còn soi sáng cho chúng ta hiểu thêm ý nghĩa thâm sâu của bốn chữ Thiên nhơn hiệp nhứt và đó chính là lý do vì sao người phàm nếu biết chọn con đường cộng sự với Ơn Trên để hoằng giáo độ đời thì người phàm đã tự mình phá vỡ sự phân cách tục tiên, phàm thánh để trở nên tri kỷ của thiêng liêng các đấng.

    Đức Đại tiên Ngô Minh Chiêu, vị đệ tử đầu tiên của đức Cao Đài Tiên Ông, đã từng thay mặt toàn thể các vị Tiền bối khai Đạo quá vãng mà bày tỏ lòng ưu ái, trìu mến đối với lớp đàn em hôm nay đang tiếp nối con đường của các ngài buổi trước. Đức Ngô Đại tiên dạy: “Tuy rằng tiên cảnh, dương trần có cách biệt nhưng tình thương đương nhiên của Tạo hóa vẫn đồng nhứt mỗi người mỗi việc trong sứ mạng thế Thiên hành hóa. Sự hiện diện của lớp người hiện tại làm chúng Tiên huynh hoan hỉ và cảm xúc vô cùng, muốn tặng nhau những gì để thể hiện lòng tri kỷ …” [6]

    Những lời chứa chan tình cảm ấy được ban trao vào dịp Nguyên đán Tân Hợi. Đúng một năm sau, ngay vào đêm Giao thừa năm Nhâm Tý, đức Tôn sư Đông Phương Lão tổ lại đến. Sau khi giảng xong thời giáo pháp khai xuân trên ngọn linh cơ, đức Tôn sư đã thương yêu gởi đến những khách tục trần gian như sau: “Đầu xuân Nhâm Tý, Bần đạo đã ghi mấy dòng đạo lý vừa qua, để tặng các hàng hướng đạo các nơi, để tặng những bạn tri âm, những người tri kỷ trong sứ mạng thế Thiên hành hóa, giáo dân vi thiện.”[7]

    Đến đây, tuy chưa thật sự đầy đủ và trọn vẹn, nhưng khi ôn lại lời dạy của các đấng như vừa rồi chúng ta đã có thể lãnh hội được ý nghĩa thứ nhất của hai chữ tri kỷ trong thánh ngôn thánh giáo Cao Đài.

    °

    Về ý nghĩa thứ hai thì sao? Người đời hay nói đến bốn chữ tri bỉ tri kỷ. Tri bỉ là biết người khác; tri kỷ là biết chính mình. Theo nghĩa này, con người trần gian nếu biết mình là ai, biết nhiệm vụ hay sứ mạng của mình ở cõi đời này là gì, biết mình phải làm gì để hoàn thành sứ mạng vi nhân (sứ mạng mang thân làm kiếp con người) thì người trần gian ấy được Ơn Trên gọi là tri kỷ.

    Thông thường con người ít khi có thể tri kỷ, nên ít khi biết được chính mình. Nhưng trong kỳ Ba đại ân xá, hằng hà sa số thánh ngôn thánh giáo Cao Đài không ngừng khải ngộ, khơi sáng thiên lương bổn giác, nhờ thế mà ngót 80 năm qua đã rất nhiều người có thể bừng tỉnh để biết chính mình, để tri kỷ và chọn con đường tu học, hành đạo để vừa giúp mình hoàn thành sứ mạng làm người, vừa phụ lực cùng các đấng thiêng liêng trợ giúp cho những ai chưa tri kỷ sẽ cũng kịp thời tri kỷ.

    Khi hiểu thêm ý nghĩa của tri kỷ là biết mình để tìm cho mình con đường tu học và hành đạo giúp đời, chúng ta nhận ra rằng vì sao những lời thiết tha mà các đấng thiêng liêng thức tỉnh chúng sanh cũng chính là tiếng gọi tâm huyết để tìm người tri kỷ.

    Chẳng hạn, mùa xuân năm Đinh Mùi, đức Thiện Pháp Nguyễn Bửu Tài, một tiền bối của buổi đầu mở đạo Cao Đài, khi từ cõi thiên thượng trở về trần gian đã cất tiếng gọi rằng:

    Hỡi ai, ai đó, ai tri kỷ,
    Quảy gánh đồ thơ đến động đào![8]
    Động đào tức là đào nguyên, là cõi tiên. Quảy gánh đồ thơ đến động đào tức là tìm con đường tu tiên, học làm tiên.

    Mùa xuân năm Tân Hợi, đức Vạn Hạnh Thiền sư giáng trần cũng để tìm người tri kỷ truyền trao chân lý, tức là chánh pháp giải thoát. Đức Thiền sư dạy:

    Đâu quản công phu đến cõi trần,
    Trong kỳ mạt hạ độ sanh dân,
    Tiếc vì chưa có người tri kỷ,
    Trao tận cơ mầu của lý chân.[9]
    Đạo Cao Đài mở ra cho chung nhân loại, nhưng dân tộc Việt Nam lại là dân tộc được chọn để làm vai trò tiền khai, gieo mầm ươm hạt. Cao Đài rồi sẽ là của cả thế gian, nhưng trước hết phải là Quốc đạo của dòng giống Lạc Hồng. Cho nên sứ mạng xây dựng đạo nghiệp kỳ Ba còn nặng trĩu cả một khối tình non nghĩa nước. Vậy, ai sẽ là tri kỷ để góp sức mình, tim óc mình cho cơ đồ dân tộc?

    Câu hỏi này vào mùa xuân Canh Tuất đã được đức Đại tiên Lê Văn Duyệt nêu lên, cũng là tấm lòng ký thác của một danh tướng ngày xưa gởi trao cho hậu thế hôm nay:

    Cát bụi mịt mù khắp thế gian,
    Hỡi ai tri kỷ gởi đôi hàng,
    Non sông một gánh còn dang dở,
    Đạo nghiệp muôn dòng quyết đảm đang.[10]
    Ôn học thánh ngôn thánh giáo Cao Đài, chúng ta nhận ra rằng Ơn Trên đã rất nhiều dịp mượn cơ bút khai xuân để thức tỉnh con người hãy tri kỷ và hãy biết làm người tri kỷ của Ơn Trên.

    Tại sao tiếng gọi tri kỷ lại thường đến vào mùa xuân? Vì xuân là khởi đầu của một niên trình thay cũ đổi mới, là niềm hy vọng tái tạo và tăng trưởng sau một chặng đường quá khứ. Cho nên những ai chưa tri kỷ thì hãy nhân xuân về mà tri kỷ để làm mới cuộc đời mình; còn những ai đã tri kỷ rồi thì cũng nhân xuân về mà tiến đức tu nghiệp để đã đi thì đi xa hơn và vững vàng hơn, không phải ngậm ngùi lùi bước, tụt lại phía sau.

    Thánh giáo Cao Đài vì thế có nhắc lại câu nói của hiền thánh ngày xưa: Xuân nhật nhật tân, hựu nhật tân. Đã hiểu ý xuân là tái tạo thì mỗi ngày mỗi đổi mới đời mình, đã mới lại càng mới hơn nữa. Mới đây không phải là lo sắm quần áo mới, mua sắm mới hay tân trang xe cộ, nhà cửa như thế thường ham muốn. Mới đây là làm mới lại chính con người mình, nội tâm mình, như lời đức Chí Tôn đã dạy vào mùa xuân Canh Tuất:

    “Mỗi độ xuân về là mỗi lần các con tăng trưởng và cứ thế trong khoảng thời gian này các con làm thế nào để mang lại cho mình, cho mọi người một nghiệp dĩ khả quan, tinh tiến để không uổng đi sự sống còn trước khi bước vào nẻo tử.”

    “(…)

    “Đại khái xuân đời, cảnh vật có chi các con! Cành hoa chớm nở tươi xinh, các con nâng niu cành lá, vun tưới gốc cây, ngửi mùi thơm trong nhụy. Sao các con không vun tưới cội lành Đạo cả, nâng niu sang sửa chơn tâm cho thật tươi nhuận sáng suốt để rồi ngửi lấy đạo vị nhiệm mầu tự lòng con khai phát?” [11]

    Từ lời dạy của đức Chí Tôn, chúng ta ngẫm nghĩ thêm và nhận thức rằng nhân loại hằng bao thế kỷ đã từng thưởng xuân, vui xuân nhưng không phải tất cả đều biết được cái nghệ thuật cao siêu nhất của việc thưởng xuân, vui xuân bằng tâm tình tri kỷ.

    °

    Hôm nay, qua câu chuyện cuối năm Xuân lòng tri kỷ chúng ta có dịp đàm đạo với nhau về tình tri kỷ giữa khách tục và tiên gia. Đề tài này cũng có cơ duyên tạm khép lại cánh cửa Hội trường Thuyết minh Giáo lý của Cơ quan trong mấy ngày xuân mới. Trước khi tạm chia tay, có lẽ mọi người chúng ta cũng nên dành chút thời gian để nhìn lại một chặng đường dài đã cùng nhau trải qua.

    Tính đến nay, đạo Cao Đài sắp tròn 80 năm tuổi, và Cơ quan Phổ thông Giáo lý cũng sắp tròn cái tuổi 40. Trên con đường bằng phân nửa chiều dài lịch sử của Đại Đạo, Cơ quan được ban trao sứ mạng đặc nhiệm là “phổ thông giáo lý” để làm sao

    Cho người thông cảm cùng người,
    Dẹp tan sắc phái phục hồi tình thương.[12]
    Với đặc nhiệm hóa giải phân ly và hàn gắn rạn nứt, Cơ quan Phổ thông Giáo lý từng được Ơn Trên ví như cây đàn, và nhân sự Cơ quan ví như những nhạc công, như người khảy đàn, tùng theo các đấng thiêng liêng để dạo lên khúc nhạc tri âm, tri kỷ.

    Hình ảnh cây đàn và tiếng đàn tri âm, tri kỷ đã sớm được đức Quan Âm Như lai nói tới ngay khi Văn phòng Phổ thông Giáo lý khai mạc mới vừa hơn một tháng:

    Chung tay lo khảy nhịp đờn,
    Tri âm giáo lý chớ sờn chớ lơi.[13]
    Hai năm sau đó, đức Giáo tông Vô vi Đại Đạo lại nhắc đến hình ảnh Cơ quan Phổ thông Giáo lý là cây đàn mà nhân sự Cơ quan chính là những nhạc công:

    Ví nhạc công ôm đờn nhấn phiếm,
    So tơ đồng đúng điểm cung thương,
    Gảy lên những khúc can trường,
    Lòng thanh cao lẫn du dương bổng trầm.
    Cơ quan ấy danh cầm huyền diệu…[14]
    Thực sự thì, trong non bốn mươi năm qua, những việc Cơ quan đã làm được hãy còn quá khiêm tốn, quá nhỏ nhoi so với kế hoạch và sứ mạng trọng đại do Ơn Trên giao phó. Thế nên, từ trước tới nay, các cấp chức vụ và nhân viên Cơ quan không một ai dám có lòng cống cao ngã mạn, không một ai dám khinh suất tự nhận Cơ quan Phổ thông Giáo lý là “danh cầm huyền diệu”.

    Vì vậy, cần phải nói rõ rằng câu “Cơ quan ấy danh cầm huyền diệu” vốn là lời đức Giáo tông dạy bảo. Suy gẫm lời dạy của đức Giáo tông, chúng ta có thể hiểu rằng, sở dĩ Cơ quan được đức Giáo tông ưu ái gọi là “danh cầm huyền diệu” vì lẽ Cơ quan là công cụ, là phương tiện cuối cùng do đức Chí Tôn lập ra để thực thi kế hoạch Thiên cơ.

    Hơn thế nữa, mỗi khi nhớ câu “Cơ quan ấy danh cầm huyền diệu” thì từng thành viên của Cơ quan lại tâm tâm niệm niệm tự nhắc nhở rằng đức Giáo tông đã đưa ra tiêu chuẩn chất lượng để toàn thể Cơ quan phấn đấu, nỗ lực, cố gắng không ngừng, sao cho đạt được tầm mức Ơn Trên kỳ vọng thì mới mong hoàn thành được sứ mạng do Ơn Trên ban trao.

    Trở lại với hình tượng “cây đàn”. Phàm, đánh đàn phải có người biết nghe đàn. Người chịu nghe tiếng đàn Cơ quan Phổ thông Giáo lý phải là người đồng thanh khí, đồng điệu với Cơ quan trong tình liên giao tu học và hành đạo. Đức Giáo tông dạy:

    Bậc giác ngộ xây nền móng Đạo,
    Trí thông minh hoài bão Tam kỳ,
    Liên giao mở lối tương tri,
    Bá Nha âu phải Tử Kỳ hòa âm.[15]
    Năm Quý Mùi sắp hết. Tết Giáp Thân đang ngấp nghé bên thềm. Thêm mùa xuân này nữa, Cơ quan đã tiến đến rất gần điểm mốc 40 năm của đường dài phổ thông giáo lý. Từ năm 1965 đến nay, những gì Cơ quan đã làm được hay chưa làm được cần có thời gian để tổng kết và đánh giá. Nhưng có một sự thật hiển bày, ấy là trong ngót bốn thập niên qua, tiếng đàn của Cơ quan đã không bao giờ là tiếng đàn lạc lõng hay lẻ loi trong sự ơ thờ của đồng đạo, đồng bào xa gần.

    Với khả năng hiện hữu và trong hoàn cảnh cho phép, nhờ ơn lành hộ trì, dẫn dắt của Thầy Mẹ và các đấng thiêng liêng, tất cả mọi người chúng ta đã nương cậy nhau để … như lời dạy của đức Lý Thái Bạch và đức Đông Phương Chưởng Quản:

    Cầm đờn nhấn phím rao đờn,
    Bản bài dao động cung thương thâm trầm.
    Đờn cho biết tri âm tri kỷ,
    Đờn cho tường chơn lý mị tà,
    Tiếng đờn vang khắp gần xa,
    Cho người thức tỉnh nam kha giấc nồng.[16]
    Lẽ thường, dịp hàn huyên cuối năm để ôn tình tri kỷ tri âm, người đời thường mời nhau chén trà thơm, chung rượu nồng, hoặc tặng nhau chút lễ vật gọi là. Buổi nói chuyện hôm nay trái lại chỉ có văn chương, thơ phú để tạ ơn toàn thể quý đạo tâm, đạo hữu suốt một năm qua đã bền bỉ gắn bó với Hội trường Thuyết minh Giáo lý của Cơ quan. Nhưng chúng tôi tin chắc rằng tất cả mọi người chúng ta đều hoan hỉ, khi nhớ đến lời dạy yêu thương của đức Ngô Đại tiên vào một mùa xuân trước:

    Tròi trọi lấy chi để tặng nhau,
    Không hoa, không quả, rượu bồ đào.
    Chỉ tình luyến ái lòng tri kỷ,
    Mượn mấy vần thơ để tặng nhau.[17]
    Thế thì, đê đầu cầu xin đức Vạn Hạnh Thiền sư đại xá, kính cẩn phỏng theo lời thơ của đức Thiền sư để gởi đến toàn thể quý vị rằng:

    Tạm biệt chia tay buổi cuối đông,
    Mặt vui gặp mặt thật hòa đồng.
    Đôi câu thơ phú còn lưu lại,
    Tri kỷ cùng nhau một tấc lòng.[18]

    [1] Ông họ Tôn, nhưng khai sinh ghi Nguyễn Văn Miết, cũng gọi Huyện Miết vì làm công chức tới hàm huyện, sau thăng lên phủ. Ông còn có bút danh Nguyễn Minh Thiện, là trụ trì đời thứ ba của Tam tông miếu. Trụ trì đầu tiên là Âu Kiệt Lâm (1896-1941), pháp danh Minh Chánh, cũng gọi Âu Minh Chánh. Trụ trì đời thứ hai là Minh Truyền (ông có công làm ra lịch Tam tông miếu nổi tiếng khắp miền Nam trước đây).
    [2] Vạn Hạnh Thiền sư, Minh lý Thánh hội, Tuất thời, 04-11 Nhâm Tý (09-12-1972).
    [3] Bát Nhã Thiền sư, Bát nhã Tịnh đường, Tuất thời, 27-02 Quý Sửu (31-3-1973).
    [4] Ngọc Lịch Nguyệt, Vĩnh nguyên tự, Ngọ thời, 07-01 Ất Tỵ. (08-02-1965).
    [5] Ngọc Lịch Nguyệt, Vĩnh nguyên tự, Ngọ thời, 07-01 Ất Tỵ. (08-02-1965).
    [6] Ngô Minh Chiêu, thánh thất Nam thành, Ngọ thời, 01-01 Tân Hợi (27-01-1971).
    [7] Đông Phương Chưởng quản, Cơ quan Phổ thông Giáo lý, Tuất thời, 30-12 Tân Hợi (14-02-1972).
    [8] Nguyễn Bửu Tài, Cao Đài Hội thánh (Dương Đông, Phú Quốc), Tuất thời, 14-3 Đinh Mùi (23-4-1967).
    [9] Vạn Hạnh Thiền sư, Minh lý Thánh hội, Tuất thời, 17-01 Tân Hợi (11-02-1971).
    [10] Lê Văn Duyệt, Cơ quan Phổ thông Giáo lý, Tý thời, 14 rạng 15-02 Canh Tuất (21-3-1970).
    [11] Ngọc Hoàng Thượng Đế, thánh thất Nam thành, Tuất thời, 01-01 Canh Tuất (06-02-1970).
    [12] Lê Đại tiên, Bài cầu nguyện Cơ quan, Thiên lý đàn, Tuất thời, 12-02 Bính Ngọ (04-3-1966).
    [13] Quan Âm Như lai, Văn phòng Phổ thông Giáo lý, Tuất thời, 19-02 Ất Tỵ (21-3-1965).
    [14] Giáo tông Đại Đạo Thái Bạch Kim tinh, thánh tịnh Ngọc minh đài, Tuất thời, 01-3 Đinh Mùi (10-4-1967).
    [15] Lý Đại tiên trưởng Thái Bạch Kim tinh Giáo tông Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ, thánh tịnh Ngọc minh đài, Tuất thời, 15-7 Bính Ngọ (30-8-1966).
    [16] Lý Thái Bạch, Hườn cung đàn, Tý thời, 14 rạng 15-11 Quý Mão (29-12-.1963); và Đông Phương Chưởng quản, thánh tịnh Ngọc minh đài, Tuất thời, 15-3 Bính Ngũ (05-4-1966).
    [17] Ngô Minh Chiêu, thánh thất Nam thành, Ngọ thời, 01-01 Tân Hợi (27-01-1971).
    [18] Vạn Hạnh Thiền sư, Minh lý Thánh hội, Tuất thời 25-9 Canh Tuất (04-10-1970). Nguyên văn hai câu thơ 1-2 của đức Thiền sư như sau:
    Tạm biệt chia tay cõi sắc không,
    Mặt chưa gặp mặt vẫn hòa đồng.​
  4. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503

    Bạn bè là những người mà khi cần ta có thể nói chuyện với họ không phải dùng đến lời nói.

    Giữa bạn bè với nhau, im lặng mới thực sự là nói chuyện. Điều quan trọng không phải là nói ra mà là không cần phải nói cũng hiểu.
  5. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Tri kỷ và người yêu, tưởng chừng như khoảng cách chẳng là bao nhưng đâu đó vẫn có những giới hạn và sự khác biệt... Trong cuộc sống, giữa người bạn thâm giao tri kỷ và người mà bạn yêu thương, đối với cả hai ta đều có một thứ tình cảm thật gần… thật thân thiết… và cùng có một điểm chung đó là mối đồng cảm sâu sắc và hoàn hảo giữa hai tâm hồn… Họ cùng là người luôn có mặt bên ta giúp đỡ, quan tâm và chia sẻ với ta những buồn vui trong cuộc sống.

    TRI KỶ

    Là người hiểu ta nhất . Cha mẹ sinh ra ta nhưng chỉ người ấy biết được ta nghĩ gì , buồn gì, vui gì, muốn gì... dù đôi khi, ta chưa kịp nói gì.

    Là người ta muốn được chia sẻ đầu tiên khi ta tràn ngập niềm vui hay nặng trĩu nỗi buồn, hay chỉ mong manh những dự cảm, những linh cảm mông lung.

    Là người ta mong tìm đến nhất khi ta đau khổ muốn hét lên, muốn khóc cho thật to… Và sau khi được nói, được hét, được khóc với người ấy, những muộn phiền ưu tư sẽ nguôi ngoai… để ta nhẹ lòng hơn.

    Là người ta có thể nói thật nhất mọi ý nghĩ của mình ngay cả những “mảng khuất tâm hồn” mà ta không dám phô bày trước đám đông, hay với bất kì người nào khác… kể cả những người thân.

    Là người dám chế giễu những thiếu sót của ta, những sai lầm của ta, hùng hồn, bất bình… cứ như ta đang gây điều đó cho người ấy mà chẳng sợ ta phật lòng hay bực mình…Và bao giờ sau đó cũng cho ta những lời khuyên rất chân thành.

    Là người kiên nhẫn lắng nghe ta kể lể đủ điều, nhất là về những ấm ức, buồn bực, những khát vọng xa xôi mà chẳng bao giờ nhìn đồng hồ tính toán thời gian.

    Là người thường khuyên ta cứ khóc cho thật thỏa để buồn bực vơi theo.

    Là người lặng lẽ chắt chiu cho ta những hạnh phúc giản dị nhưng chẳng bao giờ kể công.



    NGƯỜI YÊU

    Là người ta trao gửi những yêu thương, nhớ nhung da diết và luôn khát khao được gần gũi… dù chỉ vừa mới tạm biệt. Tình yêu và Nỗi nhớ muôn đời vẫn thế !

    Là người khi ta trao một ánh nhìn sẽ nhận ngay ánh mắt chan chứa yêu thương, nồng nàn tình yêu. Đôi mắt là “cửa sổ của tâm hồn”.

    Là người ta có thể đi hàng ngàn cây số... chỉ để đem đến một niềm vui có khi thật nhỏ … “Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua” !

    Là người ta luôn muốn “làm mới mình” để đem đến những cảm nhận thật bất ngờ, thú vị cho người ấy để đón nghe một lời khen, một tiếng cười, một lời thầm thì hạnh phúc.

    Là người ta không bao giờ nói thật, nói hết về mối tình đã qua hay về một người đang theo đuổi ta trong hiện tại. Ta sợ người ấy buồn…

    Là người ta có thể thổ lộ những xúc cảm lãng mạn nhất về tình yêu mà không sợ người ấy cười ta là lãng mạn. Lãng mạn là cảm xúc thăng hoa chỉ có khi tình yêu đã nồng nàn.

    Là người rất sợ ta khóc. Nước mắt ta làm người ấy bối rối đến vụng về.

    Là người mà ta hết lòng muốn sẻ chia những chuyện buồn hay đau khổ… và ta cứ cảm thấy như chính mình đang buồn, đang đau khổ hơn cả người ấy nữa.

    Là người dễ làm ta giận dỗi, dễ làm ta tổn thương nhất… dù chỉ là những lời nói vu vơ, những biểu hiện vô tình không cố ý. Lời trái tim có ngôn ngữ của nó đấy !

    Là người ta có thể chấp nhận rời xa mãi mãi… để người ấy hạnh phúc !

    Khi yêu, ta thấy không ai tốt bụng hơn người mình yêu… Lúc buồn, bạn bè dành cho ta lời khuyên, còn người yêu thì dỗ dành, ôm ấp, an ủi, che chở… thật ấm áp. Chợt một ngày…

    Người yêu ngọt ngào rời bỏ ta ra đi, lạnh lùng như chưa hề gắn bó…Chia tay, đau khổ, buồn rầu, chới với… ta chẳng còn lại gì ngoài sự mất mát. Lúc ấy, chỉ có bạn tri kỷ vẫn luôn ở bên ta, họ cho ta mượn một bờ vai ấm áp tình nghĩa để tựa, lẳng lặng nghe ta tâm sự cho vơi cơn sầu, cho ta một sự động viên, an ủi… và dù cho trời nắng hay mưa, ấm hay lạnh, bạn tri kỷ cũng luôn có mặt, cùng ta sánh bước, giúp ta vượt qua chông gai… đau khổ.

    Người nói tiếng yêu ta… nhưng có thể bỏ ta bất cứ lúc nào… nhưng bạn tri kỷ thì luôn cận kề và không bao giờ bỏ rơi ta.

    Cho nên trong cuộc sống, tìm được người mình yêu thương, tâm đầu ý hợp đã khó, tìm được bạn tri kỷ còn khó hơn gấp ngàn lần. Mất người yêu, ta buồn… buồn lắm, nhưng dù có khó ta vẫn còn có cơ hội gặp gỡ và tìm được một người yêu mới… còn bạn tri kỷ một khi mất đi, ta sẽ đau hơn gấp ngàn lần và sẽ buồn… buồn cả một đời.


    Chỉ có người ta yêu nhất mới làm ta đau khổ nhất. [};-
  6. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Nếu tôi biết rằng....


    Nếu tôi biết rằng đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy bạn ngủ say, tôi sẽ giữ bạn thật chặt và nguyện cầu Thượng Đế giữ gìn tâm hồn bạn.
    ***
    Nếu tôi biết rằng đó là lần cuối cùng tôi thấy bạn bước ra ngoài, tôi sẽ ôm chặt lấy bạn, hôn bạn thật kêu và gọi bạn quay về.
    ***
    Nếu tôi biết rằng đó là lần cuối cùng tôi nghe thấy tên bạn được xướng lên trong lời ca tụng – chúc mừng, tôi sẽ lưu lại từng lời nói, hành động của bạn trong những cuộn băng video và sẽ xem đi xem lại chúng nhiều ngày.
    ***
    Nếu tôi biết rằng đó là lần cuối cùng để tôi có thể dành một hoặc hai phút còn sót lại, tôi sẽ dừng lại và nói “ Mình yêu thương, quý bạn lắm!”, dù bạn ra vẻ bạn dư biết điều đó.


    Ngày mai sẽ tạo nên sự quên lãng, đó là một điều chắc chắn, và chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội để chứng tỏ rằng chúng ta có thể làm được tất cả mọi việc.
    Chỉ trong trường hợp tôi trở nên lầm lẫn và ngày hôm nay là tất cả những gì tôi có, tôi sẽ nói rằng tôi yêu thương bạn, quý mến bạn đến dường nào.
    Tôi hy vọng sẽ không bao giờ quên rằng ngày mai đã được hứa dành cho một người và ngày hôm nay có thể là lần cuối cùng bạn có cơ hội được ôm người bạn yêu thương thật chặt vào lòng.
    Nếu bạn đang chờ đến ngày mai, tại sao lại không thực hiện mọi thứ ngay trong ngày hôm nay ? Bởi nếu ngày mai không bao giờ tới, bạn sẽ phải hối tiếc rất nhiều vì đã không dành những giây phút hiếm hoi còn lại để sẻ chia một nụ cười, một cái ôm, và rằng bạn đã quá bận rộn để tặng ban những gì có thể giúp ước mơ của một người thành hiện thực.

    Hãy giữ những người mà bạn thật sự yêu thương trong vòng tay của mình, thì thầm vào tai họ, nói với họ rằng bạn yêu thương họ nhiều như thế nào, và rằng sẽ luôn giữ hình ảnh thân yêu của họ.
    Hãy dành thời gian để nói “Mình xin lỗi”, “Tha thứ cho mình nhé”, “Cảm ơn”, hay “Không sao! Mọi việc sẽ ổn cả thôi”, "Mình yêu bạn"... Và nếu ngày mai không bao giờ đến, bạn sẽ không phải hối tiếc về ngày hôm nay một khi bạn đã nói những lời trên.
    Hãy biết xin lỗi và bắt đầu lại và nói với những người thương yêu bạn rằng bạn cũng yêu thương họ rất nhiều!


    "Nếu bạn yêu một nguời nào đó, đừng đợi đến ngày mai để nói với người ấy biết điều đó. Bởi lẽ ngày hôm sau đó có thể sẽ không bao giờ đến nữa."
  7. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Những pha hồi hộp và rùng rợn.

  8. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    CÁI HỦ TƯƠNG LAI



    Theo như tôi còn nhớ, cái hũ ấy nằm trên nền nhà, phía sau tủ quần áo trong phòng ngủ của cha mẹ tôi. Ngày nào cũng thế, hễ đến giờ ngủ là cha đều lục túi lấy ra hết mấy đồng bạc để bỏ vào hũ. Lúc rơi xuống chạm đáy hũ, những đồng bạc thường phát ra tiếng leng keng. Khi ánh nắng tràn vào phòng ngủ, các đồng tiền bằng bạc, bằng đồng trở nên sáng lấp lánh, tôi hay trầm trồ ngắm nghía tưởng tượng đấy là kho báu của bọn cướp biển.

    [​IMG]
    Cha luôn cho tôi bỏ những đồng tiền đầu tiên vào cái hũ rỗng.

    Mỗi lần hũ đầy, cha luôn gom những đồng cắc này lại xếp chúng gọn gàng vào một chiếc hộp các-tông nhỏ trước khi mang đến ngân hàng. Tôi thường được theo cha “áp tải” chiếc hộp tiền đến ngân hàng trong chiếc xe tải cũ kỹ của ông.

    Mỗi lần lái xe đến ngân hàng, cha đều nhìn tôi, ánh mắt tràn trề hy vọng.

    - Con sẽ thoát khỏi cái nhà máy sợi này, con trai ạ! Nhờ vào những đồng cắc ấy. Đời con rồi sẽ tốt hơn cha. Cái thị trấn công nghiệp già cỗi này sẽ không thể nào buộc chân con được.

    Cũng thế, mỗi lần như vậy, khi đẩy cái hộp tiền xu cho nhân viên thu ngân tại quầy giao dịch của ngân hàng, cha đều nhoẻn miệng cười đầy tự hào.

    - Đây là quỹ đại học cho con tôi. Nó sẽ không bao giờ gắn cả đời vào cái nhà máy này như tôi.

    Chúng tôi luôn ăn mừng sự kiện tiền ký gởi trong tài khoản ngân hàng được nhiều thêm bằng cách ghé qua quầy kem nón. Lần nào tôi cũng chọn kem sô-cô-la, còn cha thì thích kem va-ni. Khi người bán kem đưa cho cha tiền thối, cha đều xòe tay cho tôi xem mấy đồng xu.

    - Chừng nào mình về đến nhà, chúng ta sẽ bắt đầu bỏ đầy hũ nữa.

    Cha luôn cho tôi bỏ những đồng tiền đầu tiên vào cái hũ rỗng. Khi âm thanh leng keng vang lên, chúng tôi nhìn nhau mỉm cười:

    - Những đồng 10 xu, 20 xu và 50 xu này sẽ đưa con vào đại học đấy, - cha nói.

    - Mình nhất định làm được. Cha sẽ nhìn thấy được cái ngày đó. - Tôi tự nhủ.

    Năm tháng trôi qua, tôi đã tốt nghiệp đại học và đi làm ở một tỉnh khác. Một lần về thăm cha mẹ, tôi có ghé vào phòng ngủ của người và nhận thấy chiếc hũ năm nào không còn ở đấy nữa. Nó đã hoàn thành nhiệm vụ và đã được cất đi. Tự dưng tôi có cảm giác cổ họng nghẹn đắng khi đăm đăm nhìn vào chỗ trống đằng sau tủ áo, nơi trước đây cái hũ nằm khiêm tốn. Cha tôi là người ít nói, nên chưa bao giờ “thuyết giáo” cho tôi về giá trị của lòng quyết tâm, tính kiên trì và niềm tin cả. Tuy nhiên, trong tâm trí tôi, chiếc hũ khi xưa đã dạy tôi những đức tính đó còn hùng hồn hơn mọi ngôn từ hoa mỹ.

    [​IMG]
    Trong tâm trí tôi, chiếc hũ khi xưa đã dạy tôi những đức tính đó còn hùng hồn hơn mọi ngôn từ hoa mỹ.


    Khi kết hôn, tôi kể cho Susan, vợ tôi, về vai trò to lớn của chiếc hũ đựng dưa muối tầm thường ấy đối với quãng đời niên thiếu của tôi. Cho dù nhà có túng thiếu đến đâu, cha vẫn bền bỉ bỏ tiền vào trong hũ. Thậm chí vào mùa hè năm cha bị sa thải khỏi nhà máy, khi ấy một tuần mẹ phải cho ăn món đậu khô mấy lần, vẫn không một đồng xu nào bị lấy ra khỏi hũ. Ngược lại, lúc bắt gặp ánh mắt cha nhìn mình, khi rưới nước sốt lên dĩa đậu khô của tôi cho dễ ăn, tôi nhận thấy cha còn quyết tâm hơn lúc nào hết để tìm lối thoát cho tôi.

    - Khi con tốt nghiệp đại học, con trai, - cha nói mà ánh mắt long lanh, - con sẽ chẳng bao giờ phải ăn đậu nữa... trừ phi con muốn thế.

    Vào ngày lễ Giáng Sinh đầu tiên sau khi con gái Jessica của chúng tôi chào đời, gia đình nhỏ của tôi về nghỉ lễ ở nhà cha mẹ. Sau buổi ăn tối, cha và mẹ ngồi cạnh nhau, cùng nựng nịu đứa cháu nội đầu tiên của mình. Chợt Jessica mếu khóc, Susan bèn đón lấy cháu từ tay cha tôi.

    - Có lẽ con bé cần được thay tã, - vợ tôi nói khi bế Jessica vào phòng cha mẹ tôi.

    Khi Susan trở ra, tôi đọc thấy điều gì là lạ trong mắt nàng. Vợ tôi đưa Jessica cho cha rồi nắm lấy tay tôi kéo vào phòng.

    - Anh nhìn này! - Nàng nói khẽ, đưa mắt chỉ cho tôi phía sàn nhà đằng sau tủ áo.

    Trước sự ngạc nhiên của tôi, như thể chưa từng được dẹp đi, chiếc hũ đựng dưa muối ngày nào đang nằm ở đấy, dưới đáy hũ đã có sẵn một ít tiền xu. Tôi bước tới chiếc hũ, thọc tay vào túi lấy ra một nắm tiền lẻ. Tim như nghẹn lại với cảm xúc dâng tràn, tôi bỏ những đồng xu vào hũ. Khi ngước mắt lên, tôi bắt gặp cha - đang bế bé Jessica - đứng lặng lẽ trong phòng từ lúc nào. Ánh mắt chúng tôi chạm nhau, và tôi biết rõ trong lòng cha con tôi đang cùng dâng trào một cảm xúc giống nhau. Không ai trong chúng tôi nói được lời nào.

    Điều này thật sự khiến tôi xúc động...

    Tôi nghĩ, có lẽ, bạn cũng đã có những phút xúc động như thế. Đôi lúc chúng ta quá bận rộn chất chồng những mối lo toan lên đời mình mà quên góp nhặt những niềm hạnh phúc mình có được. Khi đau thương, ta ngoái nhìn lại. Khi lo lắng, ta lướt nhìn quanh. Và, khi tin tưởng, ta ngước nhìn lên.
  9. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    DI SẢN CỦA CHA



    Dù đớn đau, dù tuyệt vọng vì lỗi lầm nhưng tình thương của anh dành cho con thật vĩ đại. Anh đã để lại cho con trai mình một di sản vô giá, di sản của tình thương yêu.

    [​IMG]

    Khi còn trẻ, Al vừa là một nghệ sĩ và là một người thợ gốm. Anh từng có một gia đình thật hạnh phúc với người vợ thân yêu và hai cậu con trai. Một đêm nọ, con trai lớn của anh đau bụng dữ dội. Al và vợ cứ nghĩ đó là cơn đau bình thường của trẻ con nên không quan tâm nhiều cho lắm. Nhưng ngay đêm hôm ấy, cơn đau ruột thừa cấp tính đã cướp của Al đứa con thương yêu.

    Anh đau đớn vô cùng vì biết rằng mình đã có thể cứu con thoát khỏi cái chết nếu như anh quan tâm hơn một chút và sớm phát hiện ra những tình huống nguy hiểm đang xảy ra với con mình. Cảm giác có lỗi cứ đeo đẳng anh làm cho tình trạng sức khoẻ của anh ngày càng tồi tệ. Người vợ cũng đau buồn nên đã ra đi bỏ lại anh với đứa con nhỏ sáu tuổi. Anh tìm đến cà phê và men rượu như trốn tránh nỗi đau thương mất mát. Rồi anh trở nên nghiện rượu. Al dần dần mất đi mọi thứ mà anh có: gia đình, bạn bè người thân, công việc, và cả những tác phẩm nghệ thuật của mình. Một năm sau đó, Al đã chết cô độc trong căn phòng của mình.

    Khi nghe tin Al mất, tôi cũng như tất cả mọi người khinh mệt những ai đã hủy hoại mạng sống của mình vì một sai lầm của bản thân. “Thật uổng phí một con người tài năng” tôi thầm nghĩ.


    [​IMG]
    Thời gian trôi qua , tôi bắt đầu nhìn lại những phán quyết của mình. Ernie, cậu con trai của Al giờ đã thành một chàng trai thành công trong cuộc sống, tận tình và dễ mến với tất cả những ai từng tiếp xúc với anh. Khi nhìn những cử chỉ yêu thương của Ernie với các con, tôi có cảm giác anh được kế thừa từ một ai đó.

    Một ngày nọ khi tôi có cơ hội trò chuyện với Ernie, tôi hỏi: “Làm sao anh có thể trở thành một người cha tuyệt vời với các con mình như vậy, trong khi cha anh lại...?”

    Ernie im lặng một lúc rồi tâm sự : “Trong ký ức của tôi, từ khi còn nhỏ đến lúc cha tôi qua đời, hằng đêm cha luôn vào phòng, hôn tôi và nói: “Cha rất yêu con, con trai ạ!”

    Nước mắt tôi cứ lưng tròng, tôi thật nông cạn khi phán tội Al. Anh đã không để lại tài sản gì cho con. Dù đớn đau, dù tuyệt vọng vì lỗi lầm nhưng tình thương của anh dành cho con thật vĩ đại. Anh đã để lại cho con trai mình một di sản vô giá, di sản của tình thương yêu.
  10. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    8 điều may mắn

Chia sẻ trang này