Cho tăng giá thép, hóa chất, than, giấy ..... Hix

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi giabao111, 07/08/2008.

3840 người đang online, trong đó có 261 thành viên. 19:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2135 lượt đọc và 23 bài trả lời
  1. satthubbs

    satthubbs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Sẽ tiếp tục cắt điện cả sản xuất lẫn sinh hoạt
    13:49'' 07/08/2008 (GMT+7)

    - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, công suất khả dụng của hệ thống điện cả nước vào những ngày đầu tháng 8 này chỉ có 11.000 MW, trong khi nhu cầu khoảng 12.000 MW đến 12.500 MW vào các giờ cao điểm ngày. Vì vậy công suất phát của hệ thống không đáp ứng được nhu cầu phụ tải và hệ thống điện thiếu khoảng 1.000-1.500 MW trong các giờ cao điểm.

    Tháng 8: Dự báo vẫn thiếu điện

    Nguyên nhân, theo EVN là do nhu cầu tăng cao, trong khi một số nguồn điện mới đưa vào vận hành chưa ổn định. Nhà máy Cà Mau 1 (2 tổ máy) có công suất 750 MW đã ngừng phát điện, đến trưa 4/8 mới đi vào vận hành và từ ngày 13-23/8 ngừng lần lượt các tổ máy để sửa chữa, trong đó ngày 18 và 19/8 sẽ ngừng toàn bộ nhà máy.

    Nhà máy Cà Mau 2 hiện đang được chạy thí nghiệm chu trình đơn 1 hoặc 2 tổ máy (tuỳ theo từng ngày) với công suất phát chỉ đến 150 MW. Tổ máy 1 Nhà máy điện Nhơn Trạch đang vận hành chu trình đơn công suất 150 MW; tổ máy 2 cũng đang trong thời gian chạy thí nghiệm hiệu chỉnh. Bên cạnh đó, Nhà máy Uông Bí mở rộng (công suất 300 MW) do Lilama làm tổng thầu bị sự cố máy biến thế từ 18/5 cũng chưa rõ thời gian đưa vào vận hành.

    Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 từ 1/8 đã ngừng 1 tổ máy (công suất 360MW) để khám nghiệm sửa chữa với thời gian từ 1-2 tháng; ngày 8-12/8 ngừng nốt tổ máy còn lại (công suất 360 MW). Và sau đó chỉ đưa vào vận hành 1 tổ máy chu trình đơn (công suất 220 MW) với thời gian 1 tháng.


    Hệ thống điện vẫn thiếu từ 1.000-1.500 MW trong tháng 8/2008.


    Trên thực tế tình trạng căng thẳng điện hiện tại vẫn đang diễn ra trên khắp cả nước. Hầu hết mọi địa phương đều phải giảm phụ tải do phân bổ sản lượng của EVN thấp hơn nhu cầu. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mỗi ngày nhu cầu cần khoảng 140 MW nhưng thiếu nên phải cắt giảm từ 40-50 MW. Ngay tại Hà Nội, nhu cầu hiện nay tới 17 triệu Kwh/ngày, nhưng EVN chỉ phân bổ khoảng 14 triệu Kwh/ngày. Nhu cầu điện tại Cần Thơ là 180MW, nhưng mức phân bổ công suất của chỉ có 103 - 110MW (đáp ứng khoảng 60%), nên bình quân mỗi ngày Cần Thơ phải chủ động cắt giảm trên 70MW. Tại Hải Phòng, Thái Nguyên... điện vẫn bị cắt liên miên, bất tử.

    Như vậy từ cuối năm 2007 đến nay hiện tượng thiếu điện diễn ra triền miên, kéo dài và không có giải pháp nào cứu vãn ngoài việc cắt điện.

    Mới đây, Cục Điều tiết Điện lực Bộ Công thương đã tổ chức 3 đoàn đi kiểm tra việc cung cấp điện tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam và kiểm tra 8 trong số 11 công ty điện lực...

    Sẽ cắt cả điện sinh hoạt lẫn điện sản xuất?

    Theo đánh giá ban đầu, trong 3 tháng 5, 6 và 7 vừa qua hệ thống có những sự cố xếp chồng làm cho công suất khả dụng giảm lớn. Nhưng bên cạnh đó cũng có những đánh giá chủ quan từ phía EVN, khi không thấy hết được tình hình, khiến cho chuyện cắt điện trở nên đột ngột, không báo trước cho khách hàng và gây nên bức xúc lớn trong vấn đề cung cấp điện cả cho sinh hoạt và sản xuất.

    Có những địa phương tỷ lệ điện cho sản xuất lên tới hơn 70% nhưng do tỷ lệ thiếu hụt lại lớn nên sa thải phụ tải thì chắc chắn phải cắt cả vào sản xuất chứ không phải chỉ cắt sinh hoạt. Thực tế có những công ty phải cắt điện cho sinh hoạt lên tới 7 ngày/tuần và mỗi ngày hơn chục tiếng, nhưng cắt vậy mà vẫn không đủ nên phải cắt cả sản xuất.

    Bộ Công Thương hiện đã chỉ thị cho EVN phải huy động tối đa công suất khả dụng của toàn bộ các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện trong hệ thống, kể cả huy động công suất của các tổ máy nhiệt điện chạy dầu FO của Thủ Đức (165MW), Cần Thơ (35 MW) và Hiệp Phước (375 MW) vào các giờ cao điểm của hệ thống để giảm thiểu lượng công suất phải cắt giảm.

    Yêu cầu EVN hạn chế việc sửa chữa bảo dưỡng các tổ máy phát điện khi hệ thống đang thiếu nguồn cũng như tập trung các nguồn lực khắc phục nhanh nhất các sự cố nguồn điện, đặc biệt xem xét lùi lịch sửa chữa các tổ máy nhiệt điện để duy trì công suất khả dụng toàn hệ thống ở mức cao nhất.

    EVN chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, các đơn vị điều độ hệ thống miền, các Công ty điện lực thực hiện việc cắt điện, điều hoà, sa thải phụ tải theo đúng quy định của Bộ Công Thương, đồng thời chỉ đạo các Công ty điện lực, các điện lực tỉnh và thành phố thành lập danh sách khách hàng sử dụng điện quan trọng phải đảm bảo điện để trình UBND tỉnh, thành phố thông qua và thực hiện. Bên cạnh đó, triển khai việc cắt điều hoà luân phiên các phụ tải còn lại để đảm bảo công suất sử dụng từng công ty không vượt quá công suất được phân bổ dẫn đến tình trạng cắt giảm đột ngột do tần số hệ thống giảm gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất của các doanh nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

    Vào thứ 6 hàng tuần, EVN có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực về tình hình thực hiện cung cấp điện, điều độ hệ thống điện, cắt điện, điều hoà, sa thải phụ tải các ngày trong tuần và kế hoạch của tuần tiếp theo.

    Trần Thuỷ

    http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/08/797596/
  2. damcamau

    damcamau Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/05/2008
    Đã được thích:
    0
  3. Kunken

    Kunken Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Đã được thích:
    1
    Biểu tình hả các bác.???
  4. giabao111

    giabao111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Hình cắt ghép, biểu tình đâu mà biểu tình
  5. satthubbs

    satthubbs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    0
    phát hiện vĩ đại như tìm ra ...châu Mỹ, he he he


    Thứ năm, 7/8/2008, 11:32 GMT+7

    Thị trường có dấu hiệu đuối sức

    Tưởng chừng như cả hai sàn sẽ có một ngày vui trọn vẹn khi chứng khoán Việt Nam bứt phá mạnh mẽ vào đầu giờ giao dịch. Tuy nhiên trong những phút cuối thị trường đã quay đầu trở lại và kết thúc với mức tăng vỏn vẹn 0,31% của Vn-Index và giảm tới 0,94% với Hastc-Index.

    Phiên đảo chiều hôm qua đã mang lại cho nhà đầu tư sự hưng phấn trong phần đầu phiên giao dịch hôm nay, ngày 7/6. Đợt khớp lệnh đầu tiên, hàn thử biểu tăng vọt với mức đi lên 2,14%, tương đương 9,4 điểm, mở cửa tại 466,85 điểm. Khối lượng giao dịch trong đợt một đạt 5,04 triệu đơn vị, giá trị giao dịch tương ứng 164,1 tỷ đồng.

    Sau đợt mở cửa, trong các đại gia, chỉ duy nhất SSI giảm điểm, một loạt những tên tuổi khác như FPT, STB, DPM, SJS, hay HPG đều lên trần.

    Thị trường tiếp tục chứng kiến lượng cầu áp đảo trong những phút đầu của đợt khớp lệnh thứ hai. Blue chip SSI cũng không còn "ngồi yên" tại mức điểm âm mà đã leo lên mức trần 37,5 điểm.

    Tuy nhiên, trong khoảng gần 30 phút trước khi đợt khớp lệnh liên tục kết thúc đà tăng đã chững lại khi cán cân cung cầu có xu hướng cân bằng. Vn-Index nhanh chóng hạ xuống gần mốc tham chiếu, với màu đỏ xuất hiện nhiều hơn trên bảng điện tử.

    Nhiều cổ phiếu lớn như GMD, ITA, SSI, REE, RAL không còn trụ được ở giá trần như đợt khớp lệnh đầu tiên mà đã rơi xuống dưới ngưỡng tham chiếu.

    Sau đợt khớp lệnh thứ hai, hàn thử biểu của chứng khoán Việt Nam chốt tại 439,92 điểm, chỉ còn tăng vỏn vẹn 2,47 điểm, tương đương 0,56%. Lượng cổ phiếu được sang tên tăng mạnh so với đợt một khi đã có tới 15,06 triệu đơn vị được khớp, giá trị tương ứng xấp xỉ 508,6 tỷ đồng.


    Bám rất sát diễn biến thị trường nhưng dân lướt sóng không phải lúc nào cũng có thể chủ động "rút chạy" khi chứng khoán quay đầu. Ảnh: Hoàng Hà.

    Một nhà đầu tư tại Công ty Chứng khoán Dầu khí nhận định, sự sụt giảm nhanh của hàn thử biểu trong những phút cuối đợt hai phản ánh tâm lý "ăn xổi" của mốt số nhà đầu tư. Anh cho hay, ngay khi chứng khoán đảo chiều vào hôm qua, "dân lướt sóng" đã tăng cường mua vào các mã đã có sẵn trong tài khoản (mua để lách luật T+3) do họ dự đoán Vn-Index có thể duy trì được ít nhất hai phiên tăng.

    Hôm nay, những đối tượng này bám rất sát diễn biến của chứng khoán. Ngay khi thấy hàn thử biểu rơi xuống dưới 2%, họ đã bắt đầu đẩy để hưởng lãi. Nếu tính cả phí giao dịch trung bình khoảng 0,5% tới 0,8%, đầu cơ theo phương pháp này họ đã cầm chắc lãi từ 2,2 tới 2,5% với cổ phiếu tại Hose, và từ 3,2 tới 3,5% với các mã tại Hastc.

    Anh cho biết thêm không phải ai giao dịch kiểu này cũng thành công. Vì bên mua khi thấy Vn-Index quay đầu thường hủy lệnh bán, khiến cầu giảm, để tránh rủi ro. Ngoài ra, số các nhà đầu tư lướt sóng rất nhiều. Và nhóm này thường đưa ra các quyết định giao dịch bán khá đồng thời nên có thể chỉ trong vài phút ngắn ngủi, cung của chứng khoán sẽ tăng rất nhanh.

    Hai động thái hủy lệnh mua và tăng lệnh bán của các nhà đầu tư góp phần đáng kể cho sự xuống dốc rất nhanh của giá cổ phiếu. Đặc biệt tại một số mã những nhà đầu tư bán giá trần trong phiên cuối có rất ít cơ hội cụ thể hóa lợi nhuận.

    Sau 15 phút cuối của ngày giao dịch, hàn thử biểu đóng cửa tại 431,83 điểm, chỉ tăng 0,31%. Tổng giao dịch báo giá đạt hơn 17 triệu đơn vị, giá trị giao dịch 572,3 tỷ đồng.

    Như vậy nếu mua cổ phiếu đợt đầu, thì đến đợt cuối tính theo giá trung bình của hàn thử biểu, một nhà đầu tư đang lỗ tới 1,83%, chưa tính phí giao dịch. Tại một số cổ phiếu mức lỗ có thể lên tới 6%. Toàn thị trường đã có 72 mã tăng, 57 mã giảm, và 31 mã đứng giá.

    Qua giao dịch thỏa thuận đã có 0,67 triệu đơn vị được trao tay, trị giá gần 50 tỷ đồng.

    Nhà đầu tư nước ngoài mua bán khá cân bằng trong ngày giao dịch hôm nay. Khối ngoại đã mua vào 3,2 triệu đơn vị (trong đó riêng DPM đã chiếm 1/3, tức 1 triệu cổ, ko thì còn thảm hại nữa), lượng bán ra nhỉnh hơn chút ít với 3,23 triệu đơn vị.

    Các nhà đầu tư giao dịch trên sàn Hà Nội còn có một phiên ảm đạm hơn khi Hastc-Index giảm tới 0,94%, đóng cửa tại 133,45 điểm. Số cổ phiếu được trao tay là 8,76 triệu, giá trị giao khớp lệnh đạt 250,2 tỷ đồng. (khối ngoại bán mạnh như thác đổ trên HA, trong khi mua vào rất nhỏ giọt ko đáng kể)

    Xuân Hòa

    http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Chung-khoan/2008/08/3BA053C6/
  6. satthubbs

    satthubbs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Ngày 07-08-2008, 14:45
    Ngân hàng trước nguy cơ giảm lãi

    Vốn khả dụng của các ngân hàng có thể sẽ dư thừa trong những tháng cuối năm 2008

    (ĐTCK-online) Sáu tháng đầu năm, nhiều ngân hàng công bố đạt được lợi nhuận ở mức cao, nhưng với tình hình khó khăn có thể còn kéo dài, các ngân hàng cho biết, khó xác định trước mức lợi nhuận thu về trong những tháng còn lại của năm. Thậm chí, một số đơn vị thẳng thắn, khó thể duy trì được mức lợi nhuận như kế hoạch đã điều chỉnh lần hai kể từ đầu năm.


    Theo ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VP Bank), 6 tháng đầu năm, Ngân hàng thu về 140 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và đang trong quá trình tổng kết nguồn thu của tháng 7 nên chưa thể công bố. Kế hoạch dự kiến cả năm của VP Bank là 500 tỷ đồng, nhưng ông Sơn thừa nhận, khó đạt được mức dự kiến trên và chỉ mong cả năm 2008, lợi nhuận trước thuế ngang ngửa so với năm trước là 315 tỷ đồng. Sở dĩ VP Bank phải tính lại kế hoạch lợi nhuận là do Ngân hàng hạn chế giải ngân tín dụng mới, dù tăng trưởng huy động tính đến hết tháng 7/2008 là hơn 20% so với cuối năm 2007.

    "Không phải vì vướng chủ trương khống chế tăng trưởng tín dụng không quá 30% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mà chúng tôi hạn chế giải ngân. Điều quan trọng là phải nhận thấy được tiềm năng và rủi ro trong quá trình triển khai tín dụng mới. Trong những tháng gần đây, chúng tôi gần như không cho vay mới, mà chỉ triển khai cho những DN đã có mối quan hệ từ trước, đồng thời đảm bảo được khả năng trả nợ", ông Sơn nói và cho biết, tính đến hết tháng 7/2008, dư nợ cho vay của VP Bank chỉ đạt 14.600 tỷ đồng và Ngân hàng có chủ trương giảm dần từ nay đến cuối năm.

    Tăng trưởng dư nợ tín dụng giảm đồng nghĩa với nguồn thu từ hoạt động cho vay sẽ hạn chế dần, trong khi nguồn lợi mà các ngân hàng thu về lâu nay chủ yếu dựa vào hoạt động truyền thống là huy động và cho vay. VP Bank vừa giảm lãi suất huy động tiền gửi VND, mức cao nhất hiện là 18,5%/năm, nhưng theo ông Sơn, so với lãi suất trần cho vay 21%/năm, Ngân hàng vẫn khó thể bù đắp được chi phí.

    Đối với mảng dịch vụ, tuy các ngân hàng đã nỗ lực rất lớn trong 2 năm qua, nhưng thực tế, nguồn thu từ mảng hoạt động này trong 6 tháng đầu năm 2008 vẫn chủ yếu từ kinh doanh vàng và ngoại tệ.

    Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank cho biết, tính đến hết tháng 7/2008, Eximbank thu về 823 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, trong đó tháng 7 thu về hơn 100 tỷ đồng. Nguồn thu chủ yếu đến từ chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay. Ngoài ra, nguồn thu từ kinh doanh vàng và ngoại tệ cũng không nhỏ, bởi Eximbank là một trong những ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo một chuyên gia tài chính, khác với 6 tháng đầu năm, hiện mảng kinh doanh vàng và ngoại tệ ở các ngân hàng đang "khựng" lại, do mãi lực hai mặt hàng này không còn mạnh, sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu.

    Kế hoạch dự kiến của Eximbank trong năm nay là thu về 1.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (con số dự kiến trước khi trình ĐHCĐ hồi đầu năm là 1.500 tỷ đồng), thế nhưng, khi được hỏi, liệu với diễn biến của thị trường hiện nay, Ngân hàng có điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận, ông Phước cho biết, khó nói trước được điều gì.

    Hai ngân hàng đang niêm yết trên TTCK là Sacombank và ACB chưa công bố lợi nhuận tháng 7/2008. Một số ngân hàng khác, như VIB Bank, Techcombank? từ chối công bố lợi nhuận trước thuế tháng 7/2008.

    Chủ tịch HĐQT một ngân hàng tại TP. HCM nhận định, so với 6 tháng đầu năm, tình hình của những tháng còn lại sẽ căng thẳng hơn rất nhiều, vì "độ thấm" của những tác động trước đó ăn sâu hơn vào hoạt động của ngân hàng. Vị này cho biết, những hợp đồng tín dụng được ký trong khoảng thời gian từ tháng 3 - 5/2008, lãi suất cho vay chỉ từ 16 - 18%/năm (trần lãi suất huy động khi đó là 12%/năm). Nhưng sau đó, NHNN tăng lãi suất cơ bản lên 14%/năm, lãi suất huy động theo đó tăng cao, các ngân hàng đã ra sức thương lượng với khách hàng về việc tăng lãi suất cho vay nhằm chia sẽ khó khăn (đối với những hợp đồng chưa đến kỳ điều chỉnh lãi suất theo thỏa thuận). Tuy nhiên, chỉ có một số khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng đồng ý, còn những khách hàng vay với số lượng nhỏ đều từ chối. Bình quân ngân hàng ông chỉ điều chỉnh được khoảng 60%, 40% còn lại phải chịu lỗ.

    Theo vị chủ tịch trên, từ nay đến cuối năm, không ít ngân hàng sẽ phải điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận, một số ngân hàng nhỏ khó tránh khỏi sự thua lỗ. Cơ sở của nhận định này là tăng trưởng tín dụng sẽ giảm mạnh, do DN gặp nhiều khó khăn nên hạn chế vay vốn, còn ngân hàng khép dần cửa cho vay để tránh rủi ro nợ xấu gia tăng. Vốn khả dụng của các ngân hàng được dự báo sẽ dư thừa trong những tháng cuối năm 2008. Khi đó, nhiều khả năng sẽ có một làn sóng cắt giảm mạnh lãi suất huy động.


    Thùy Vinh
  7. anhtumlm

    anhtumlm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Đã được thích:
    1
    Còn không mau múc CP Thép đợi đến bao giờ.....
  8. duckwater

    duckwater Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    1.202
    Moá chúng nó, xoen xoét nói là không tăng giá. NTD mặt dầy hơn mông con khỉ.
    Mà thế nào là điều chỉnh giá ở mức hợp lý, có giống kiểu tăng giá xăng "có lộ trình" bụp phát hơn 30% không nhở?
  9. bomvaCK

    bomvaCK Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Thảo nào hôm nay thị trường cứ tụt dần



    Được bomvaCK sửa chữa / chuyển vào 12:33 ngày 10/08/2008
  10. satthubbs

    satthubbs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này