"Choáng & sốc.... cực sốc...sốc đến tận óc ".. khi đọc và biết tin này

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Morgan_ADS, 13/09/2010.

6058 người đang online, trong đó có 670 thành viên. 22:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10265 lượt đọc và 88 bài trả lời
  1. fightingsg

    fightingsg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2009
    Đã được thích:
    4.806
    a thấy con hôm qua pm có vẻ tạo đáy rồi

    chú ý mà múc thôi
  2. Morgan_ADS

    Morgan_ADS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2010
    Đã được thích:
    0
    giờ hàng nóng chiến thôi bác ơi...
    Bác chú ý con CDC nhé con này tiềm năng lớn mới chuyển sàn
  3. 60cb

    60cb Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Tiêu chí chọn cổ phiếu ăn nhiều lần
    1/ Cổ phần hóa định giá thấp
    2/ Vốn điều lệ nhỏ chưa tăng vốn
    3/ Doanh thu thật cao so với vốn điều lệ 6-25 lần
    4/ Đầu ra sản phẩm HOT hoặc khan hiếm nên giá sản phẩm tăng mạnh
    5/ Đột biến nhờ thay đổi chính sách
    6/ Giá CP đang rẻ dưới giá trị thực nhiều lần

    =>>>>>>>>>>>>>>> ĐIỆN. THAN,ĐIỆN,THAN 2011 thả nổi giá, giá sản phẩm tăng ít nhất 50%


    Đây mới là những SJS của tương lai. Than mà thả nổi giá một mỏ lãi 1000 tỷ là chuyện nhỏ

    Giá than bán cho điện: Mới bằng 60% giá thành


    Thứ tư, 8/9/2010, 10:57 GMT+7




    Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và Tập đoàn TKV rà soát, tính toán cụ thể giá bán than cho sản xuất điện theo cơ chế thị trường để triển khai áp dụng từ năm 2011.
    *
    Chuyện trò trực tiếp cùng giới đầu tư


    Xung quanh câu chuyện giá điện - giá than và vấn đề cân đối cung - cầu để đảm bảo an ninh năng lượng trong nước, phóng viên đã phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó TGĐ Tập đoàn TKV.

    Dường như đang có một cuộc chạy đua của các chủ đầu tư nhà máy điện để giành được quyền mua than trong nước. Trong khi trước đó, Chính phủ chủ trương khuyến khích các chủ đầu tư tự tìm nguồn than NK để chủ động nguồn nguyên liệu?

    Chúng tôi cũng đang rất băn khoăn về điều này. Không chỉ các chủ đầu tư điện muốn sử dụng than trong nước, mà cả các chủ đầu tư nhà máy ximăng, phân bón cũng đều không muốn nhập than. Hiện đang tồn tại 3 loại giá gồm: Giá than bán cho điện, mới bằng 60% giá thành; giá than bán cho 3 ngành ximăng, giấy, phân bón đã được điều chỉnh tăng một bước và giá than bán cho các hộ tiêu thụ còn lại. Do giá than bán cho điện đang là giá bao cấp, thấp hơn rất nhiều so với giá than NK nên các chủ dự án đều thích dùng than trong nước để được hưởng cơ chế ưu đãi. Chúng tôi cho rằng, Chính phủ cần phải xác định rõ đối tượng được hưởng ưu đãi, không thể ưu đãi tràn lan.

    Đầu năm nay, Chính phủ đã cho phép giá than được điều chỉnh tăng theo giá điện và hiện TKV vẫn còn nguồn bù đắp từ giá than XK?

    Kể cả đợt tăng giá vừa rồi đến thời điểm này, giá than bán cho điện mới đạt bằng 60% so với giá thành sản xuất. Sở dĩ chúng tôi đề nghị phải điều chỉnh giá cao lên vì chi phí để sản xuất than ngày càng cao, do điều kiện sản xuất ngày càng xuống sâu, nhiều vật tư thiết bị trong nước chưa sản xuất được phải NK cũng bị đội giá lên. Về chủ quan, đối với nhà sản xuất than, giá bán phải đạt bằng giá thành và có lợi nhuận hợp lý sẽ tạo động lực thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất lao động, tiết kiệm tài nguyên. Đối với người sử dụng, cũng tạo động lực để đổi mới công nghệ, giảm tiêu hao nhiên liệu, từ đó giảm chi phí. Nếu Nhà nước càng ghìm giữ giá than lâu, càng bất lợi. Khi đó, kịch bản sẽ xảy ra là những ngành sản xuất sử dụng năng lượng hóa thạch lớn sẽ vào VN để hưởng giá than, giá điện rẻ và như thế VN sẽ trở thành nơi gánh công nghệ lạc hậu.

    Nhưng nếu tăng giá than cho điện đạt bằng 90% giá XK như đề xuất của TKV thì sẽ khó chấp nhận. Nếu giá điện tăng sẽ làm cho giá cả các mặt hàng khác cũng tăng?

    Nói đưa giá than đạt bằng 90% giá XK cũng là khá cảm tính. Cần phải có những tính toán. Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và TKV xây dựng lộ trình tăng giá than hợp lý sao cho đạt được cả lợi ích chung. Trong những năm sắp tới, tỉ trọng than XK sẽ giảm, ngành than phải lo nguồn vốn đối ứng để đầu tư các mỏ than và nâng cao thu nhập cho lao động.(Nguồn
  4. tapchoick10

    tapchoick10 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    5.207
    XMC mai tranh mua CE
    [r2)][r2)][r2)]
  5. Morgan_ADS

    Morgan_ADS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Lê Xuân Nghĩa cũng cho hay, ông không phản bác toàn bộ các quy định của Thông tư 13, nhưng trong các quy định đó, nên bỏ Điều 18. Điều 18 của thông tư trên quy định, các ngân hàng chỉ được sử dụng tối đa 80% vốn huy động để cấp tín dụng. Trong đó, nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức khác không được tính vào nguồn vốn cấp tín dụng. TS. Nghĩa cho biết, đây được xem là rào cản lớn trong phát triển tín dụng của ngân hàng và chính là rào cản đối với đà giảm lãi suất theo chủ trương.
  6. Morgan_ADS

    Morgan_ADS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2010
    Đã được thích:
    0
    HSBC dự báo tăng trưởng GDP năm 2010 đạt 7%
    HSBC nhận định kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt hơn trong nửa sau năm 2010.


    1.Kinh tế: Kinh tế vẫn tăng trưởng tốt nhờ hoạt động công nghiệp, doanh số bán lẻ và FDI tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên cần đưa ra một số thay đổi cấu trúc để giải quyết vấn đề lạm phát, thâm hụt thương mại và tăng tính cạnh tranh cho xuất khẩu.

    Động lực tăng trưởng vẫn ở mức cao nhờ hoạt động sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ và FDI tăng trưởng tốt.

    Kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ tăng trưởng tốt hơn trong nửa sau năm 2010, giống như xu thế tăng trưởng của nhiều năm trước đó.

    Quý 1/2010, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,8% so với cùng kỳ. Tăng trưởng trong quý 2/2010 lên tới 6,4% và chính phủ Việt Nam đã dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 3/2010 có thể đạt 7,2%.

    Việc kinh tế tăng trưởng mạnh hơn đã khiến các nhà hoạch định chính sách kinh tế điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2010 từ 6,5% lên 6,7%. Con số này vẫn thấp hơn kỳ vọng 7% của HSBC.

    Quý 2/2010, tín đụng đã tăng trưởng tốt hơn. 8 tháng đầu năm 2010, tăng trưởng tín dụng đạt 16,3% so với cùng kỳ tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu 25% của chính phủ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ đó đến nay đã hối thúc các ngân hàng thương mại hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng tín dụng.

    Tuy nhiên, các ngân hàng chịu chỉ đạo tập trung vào lĩnh vực sản xuất và thương mại và hạn chế tín dụng đối với các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản và chứng khoán. Dù người ta đã dự báo về tăng trưởng tín dụng, nhiều lĩnh vực thực tế đương đầu với thắt chặt tín dụng.

    Theo HSBC, nên làm tốt việc đánh giá rủi ro phù hợp chứ không phải lập tức thắt chặt sẽ giúp đảm bảo việc thực thi các dự án tốt. Hơn thế nữa, kinh tế sẽ hưởng lợi từ định hướng phát triển đa dạng hơn, rủi ro khiến kinh tế đi xuống liên quan đến thương mại không ít hơn so với rủi ro đến từ tăng trưởng của lĩnh vực bất động sản.

    Trong ngắn hạn, hoạt động công nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. Sản xuất gần đây đi lên không chỉ bởi nhu cầu nội địa tăng mà còn bởi xuất khẩu đi lên. Dù tiêu dùng nội địa vẫn ở mức tốt nhờ tín dụng tăng trưởng tốt, số lượng đơn đặt hàng đến từ nước ngoài có thể có dấu hiệu đi xuống, ít nhất xét đến số liệu từ một số nền kinh tế châu Á gần đây.

    Cần chú ý đến vần đề thương mại: Yếu tố mất cân bằng thương mai bao lâu nay vẫn là mục tiêu chính sách của chính phủ. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu thâm hụt thương mại năm 2010 ở mức 12 tỷ USD và không cao hơn 20% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu. 8 tháng đầu năm 201, thâm hụt thương mại là 8,2 tỷ USD tương đương khoảng 18% giá trị hàng hóa xuất khẩu trong khoảng thời gian trên. Mục tiêu cả năm sẽ vẫn hoàn thành nhưng chính phủ cần cẩn trọng với rủi ro đi xuống của xuất khẩu và nhập khẩu tăng trưởng mạnh do tín dụng cải thiện.

    Việc kiềm chế lạm phát cùng là mục tiêu quan trọng khác. Xu thế đi xuống của tăng trưởng CPI so với cùng kỳ kéo dài sang tháng 8/2010. Tỷ lệ lạm phát toàn phần (headline inflation) tăng trưởng thấp đến tháng thứ 5 liên tiếp.

    Dù chính phủ Việt Nam nhiều khả năng sẽ hoàn thành được mục tiêu lạm phát cả năm ở mức 8%, rủi ro khiến lạm phát tăng cao vẫn còn. Áp lực lạm phát những tháng gần đây tăng cao. Chỉ số CPI tháng 8/2010 tăng 0,5%, mức tăng này vào tháng 7/2010 chỉ là 0,1%.

    Đáng lo hơn, tỷ lệ lạm phát giá thực phẩm tháng 8 lên mức 1% từ mức 0,3% trong tháng 7/2010. Yếu tố thời tiết gần đây không mấy thuận lợi, giá thực phẩm có thể tiếp tục tăng cao, mục tiêu kiềm chế lạm phát gặp nhiều khó khăn hơn.

    Ngoài ra cần cẩn trọng với khả năng giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao.

    Lạm phát cao cũng khiến tỷ lệ tiết kiệm tại Việt Nam ở múc thấp. Lãi suất thường thấp hơn lạm phát vì thế người dân không mặn mà với gửi tiết kiệm. Đáng lo về tình trạng này bởi tiết kiệm thấp, tiền cho đầu tư đến từ nguồn bên ngoài, vì thế dễ chịu ảnh hưởng từ những cú sốc bên ngoài.

    Những nỗi lo về thương mại và lạm phát của Việt Nam chưa sớm chấm dứt.

    2.Chiến lược cho thị trường chứng khoán: Thị giá cổ phiếu hiện ở mức hấp dẫn thế nhưng còn quá sớm để lạc quan. Sẽ cần thêm thời gian mới có thể quyết định được về triển vọng.

    Tháng 8/2010, việc bị hạ xếp hạng tín dụng và những động thái chính sách bất ngờ đã ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của nhà đầu tư. Tính từ đầu năm 2010 đến hết ngày 28/07/2010, chỉ số VnIndex đã giao dịch trong biên độ 480-560 điểm khi Fitch hạ xếp hạng nợ của Việt Nam xuống B+ từ BB-.

    Chỉ số VnIndex chịu ảnh hưởng lớn tiếp theo từ quyết định hạ giá tiền đồng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau khi Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Việt Nam, VnIndex tiếp tục hạ 14% và có lúc xuống đáy 423 điểm.

    Chỉ số VnIndex hồi phục trong bối cảnh số lượng khách đến Việt Nam ngày một nhiều và FDI từ Pepsi và Posco tăng. Thế nhưng giá trị giao dịch không có nhiều cải thiện. Giá trị giao dịch trung bình trên sàn thành phố Hồ Chí Minh và sàn Hà Nội tháng 8 trung bình ở mức 96 triệu USD, thấp hơn 20% so với tháng 7/2010.

    Dù trong tháng 7 và tháng 8/2010, có 35 công ty niêm yết trên 2 sàn giao dịch nhưng giá trị giao dịch vẫn không cải thiện bởi phần lớn trong nhóm công ty này là công ty nhỏ, giá trị vốn hóa chưa đầy 100 triệu USD.

    Thời gian tới, làn sóng tăng vốn sẽ dâng cao bởi các ngân hàng chạy đua tăng vốn trước thời điểm 01/10/2010. Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng cần có vốn điều lệ ít nhất 3 nghìn tỷ đồng và tỷ lệ an toàn vốn 9%. Một số ngân hàng có thể phải chịu sáp nhập, ít nhất trong ngắn hạn hoạt động trên sẽ khiến thị trường lo lắng.

    Yếu tố khác đáng để lạc quan về thị trường chính là chính phủ đang đẩy mạnh nỗ lực trừng phạt hoạt động thao túng giá cổ phiếu.

    Chính phủ đã công bố sẽ phạt đến 500 triệu đồng Việt Nam tương đương 26.400USD đối với hành vi công bố thông tin sai lệch ảnh hưởng đến hoạt động niêm yết hay giao dịch cổ phiếu. Mức phạt đối với hành vi thao túng cổ phiếu và giao dịch nội gián cũng bị điều chỉnh tăng. Quyết định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 20/09/2010. HSBC tin rằng quyết định trên đã đi đúng hướng.

    Các cổ phiếu được giao dịch ở mức PE 2009 là 11,9 lần, tỷ suất lợi nhuận/vốn (ROE) đạt 18,4% và cổ tức 2,4% (so với thị giá). Nếu tăng trưởng lợi nhuận ở mức 25% trong năm 2010 thì PE là 9,5 lần, cao hơn so với mức 9,2 lần của Hàn Quốc nhưng thấp hơn so với con số 12,2 lần của Thái Lan và 15,4 lần của Philippin. Mức trên cũng thấp hơn nhiều so với 13,6 lần ở thời điểm trước năm 2008.

    Tháng 8/2010, có khoảng 30 công ty với giá trị vốn hóa thị trường trên 200 triệu USD.

    3.Tiền đồng Việt Nam: Bất chấp việc đã hạ giá trong thời gian gần đây, sẽ vẫn còn áp lực giảm giá lên tiền đồng trong nửa sau năm 2010. Cần phải giải quyết tốt vấn đề thâm hụt thương mại và lạm phát cao trước khi có thể lạc quan về tiền đồng Việt Nam.
  7. Morgan_ADS

    Morgan_ADS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Thị trường sẽ tiếp tục tích lũy và giao dịch giằng co. Tâm lý chờ đợi thông tin về sửa đổi Thông tư 13 vẫn còn, nhưng sự hấp dẫn của giá cổ phiếu & động cơ nâng đỡ NAV của nhà đầu tư tổ chức, KQKD Q3 sẽ giúp thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.

    :-bd
  8. Morgan_ADS

    Morgan_ADS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2010
    Đã được thích:
    0
  9. yeck

    yeck Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/06/2010
    Đã được thích:
    0

    thế thì mua KSS, TKC...[};-
  10. vpcom

    vpcom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Bác nầy độc vị 2 con nầy à :))
    CE liên tục nhé [r2)][r2)]

Chia sẻ trang này