Choáng váng ------------- FCN -------------- Đã có BCTC hợp nhất Q2 --------- EPS 6 tháng ----- 4.15

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khanhloan03, 15/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4141 người đang online, trong đó có 301 thành viên. 13:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43913 lượt đọc và 1136 bài trả lời
  1. chungkhoanmn

    chungkhoanmn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2010
    Đã được thích:
    5.532
    Với FCN thì EPS : 4000 mới chỉ là sự khởi đầu , hãy kiểm chứng
  2. khanhloan03

    khanhloan03 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    49.638
    Sang năm vào VNI30 đấy, vỡ mồm chim lợn nhé:)):)):))
  3. khanhloan03

    khanhloan03 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    49.638
    Chứng khoán Tuần 12 - 16/08: Cảm hứng từ cổ phiếu nóng!

    Theo Phòng Nghiên cứu *********, đà tăng của các cổ phiếu bluechip vẫn là bệ đỡ quan trọng, nhưng nhóm cổ phiếu nóng mới là chất xúc tác chính giúp giao dịch thị trường trở nên sôi động và hứng khởi hơn.

    I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 12.08 – 16.08.2013
    Giao dịch: Tuần qua, VN-Index đã tăng 1.43% lên 507.79 điểm, trong khi đó HNX-Index cũng tăng 0.89% lên 62.25 điểm, VS 100 tăng 1.61% lên 76.16 điểm và VN30 tăng 1.25% đạt 559.16 điểm.
    Nhóm VS-Mid Cap dẫn đầu đà tăng trong tuần này với 1.53%, tiếp theo là VS-Large Cap tăng 1.16% và VS-Small Cap tăng 0.11%. VS-Mirco Cap là nhóm duy nhất giảm điểm với mức giảm 0.93%.
    Thanh khoản trên cả hai sàn đã được cải thiện đáng kể so với tuần trước đó. Trên sàn HOSE, khối lượng khớp lệnh tăng vọt 53.3%; trong khi đó, giao dịch khớp lệnh trên HNX cũng tăng khá mạnh 14.9%.

    http://image.*********.vn/2013/08/c28856.png Không thật sự tin tưởng vào đà tăng trưởng của thị trường, bên bán gia tăng áp lực thoát hàng để bảo toàn mức sinh lợi có được. Đây là nguyên nhân chính khiến cho thị trường giảm điểm trở lại trong hai phiên giao dịch đầu tuần qua.
    Thị trường đã bật tăng mạnh mẽ trở lại trong những phiên giao dịch tiếp theo. Nhóm cổ phiếu bluechip như GAS, MSN, VIC, BVH, HAG... vẫn là động lực chủ yếu thúc đẩy thị trường tăng điểm.
    Nhưng diễn biến đáng chú ý nhất trong những phiên giao dịch này đó là sự trở lại mạnh mẽ của dòng tiền đầu cơ. Đích nhắm của dòng tiền là nhóm cổ phiếu Xây dựng và Bất động, trong đó nổi bật nhất là ITA, KBC, HQC, OGC; bên cạnh đó là một số cổ phiếu nóng khác như VIS, VHG, PVT, FCN. Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nóng không chỉ giúp củng cố đà tăng của thị trường mà còn thúc đẩy giao dịch sôi động hơn.
    Áp lực chốt lời gia tăng trở lại trong phiên giao dịch cuối tuần sau hai phiên tăng điểm mạnh. Các cổ phiếu bluechip như GAS, MSN, VIC, DHG, DPM, HAG ... chịu áp lực bán ra khá mạnh và khiến thị trường giảm điểm trở lại. Tuy nhiên, sư tích cực của dòng tiền đầu cơ vẫn tiếp tục được duy khì khá tốt và giảm bớt căng thẳng cho thị trường.
    Nhà đầu tư nước ngoài: Khối ngoại mua ròng khá mạnh trong tuần này và góp phần không nhỏ vào đà tăng trưởng của thị trường. Lực mua ròng của khối ngoại vẫn chủ yếu tập trung chủ yếu ở các mã cổ phiếu bluechip.
    Tổng giá trị mua ròng trong tuần qua trên HOSE của khối ngoại là gần 90 tỷ đồng. Giao dịch mua ròng tập trung chủ yếu ở GAS (42 tỷ đồng), MSN (35.2 tỷ đồng), PVD (25 tỷ đồng), HPG (15.7 tỷ đồng), DPM (14.1 tỷ đồng). Trong khi đó, giao dịch bán ròng tập trung chủ yếu ở BVH với 25.4 tỷ đồng, tiếp đến là CTG (20.1 tỷ đồng), VNM (9.5 tỷ đồng), VCB (9.2 tỷ đồng).
    Trên HNX, khối ngoại bán ròng 2.2 tỷ đồng, tập trung ở ACB với 2.3 tỷ đồng, tiếp theo là DBC (2 tỷ), PGS (1.8 tỷ), SHB (1.2 tỷ). Giá trị mua ròng tập trung mạnh nhất ở OCH với 2.6 tỷ đồng, PVC (1.2 tỷ).
    Khối tự doanh CTCK: Khối tự doanh đã mua ròng mạnh với giá trị 46.3 tỷ đồng ngay phiên giao dịch đầu tuần. Đáng chú ý là giá bình quân mua vào trong phiên đạt tới 77,726 đồng/đơn vị. Nhiều khả năng khối tự doanh đã đẩy mạnh mua vào trái phiếu BID 10306 trong phiên này.
    Nếu loại trừ phiên đột biến vào đầu tuần, thì tổng cộng khối tự doanh đã bán ròng hơn 30.8 tỷ đồng trong tuần qua, tính đến ngày thứ Năm.
    Khối tự doanh đã đẩy mạnh chốt lời ở các mã cổ phiếu bluechip khi thị trường tăng điểm tích cực trở lại. Tuy vậy, ở phiên giao dịch thứ Năm, họ đã trở lại mua ròng với khối lượng 510,620 đơn vị, tương ứng giá trị 6.16 tỷ đồng; và đích nhắm là những mã cổ phiếu có thị giá trung bình.
  4. khanhloan03

    khanhloan03 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    49.638
    Góc Broker: Nói không với đầu cơ và điểm mua thứ 2!

    Cổ phiếu chú ý: FCN

    Như chia sẻ trong bài viết trước “Góc Broker: Rục rịch vào hàng”. Người viết quyết định dành 1/3 tài sản mua và nắm giữ một cổ phiếu cơ bản hàng đầu của thị trường, phần còn lại rục rịch vào hàng, lấy vị thế mua trước để chờ điểm mua tiếp theo. Tất nhiên, mọi lựa chọn đều được khoanh vùng trong dòng đầu tư tăng trưởng mà người viết đề cập trong loạt bài trên Góc Broker.

    Giải ngân có tỷ lệ (lần 1 giải ngân trước 30%, lần 2 giải ngân tiếp nếu giá cao hơn lần 1, không bình quân giá xuống và cắt lỗ nếu giá rơi đến ngưỡng stopp loss) chỉ là một trong rất nhiều kinh nghiệm mà người viết được học hỏi kể từ khi thành broker. Ngoài ra, còn một bài học nữa muốn chia sẻ với NĐT, đó là…
    Nói không với hàng đầu cơ!
    Dòng cổ phiếu đầu cơ luôn mang lại những bất ngờ hết sức… logic. Dòng này có thể khơi gợi lòng tham vô đáy vì nó có thể mang lại mức sinh lời không tưởng chỉ trong vài ngày; nhưng ngược lại, nó cũng có thể khiến bất cứ tài khoản nào bị “call margin” ngay lập tức sau 2-3 phiên nằm sàn… Dòng cổ phiếu với đặc tính biến động kiểu đánh bạc như vậy nhưng vẫn thu hút sự quan tâm của cả thị trường. Thế mới biết Chứng khoán - đâu chỉ phản ánh bức tranh của nền kinh tế - mà còn phần nào soi chiếu hiện thực đời sống xã hội.
    Trong tuần qua, dòng đầu cơ gây bất ngờ mạnh cho người viết. Bất ngờ không đến từ việc ITA, KBC… phi trần 2 phiên liên tiếp, mà nó đến từ việc so sánh mức giá hiện tại của dòng này với hồi… cuối năm 2012 - tức là thời điểm bắt đầu sóng tăng trung hạn đang kéo dài 8 tháng nay. Hầu hết những cái tên như SCR, ITA, KBC, LCG… cách điểm xuất phát đầu năm không xa (thậm chí có cổ phiếu còn lập những… đáy lịch sử mới như DHM, PVX, HAR…).
    Từ lâu người viết không theo dõi dòng này vì biết trước kết cục, nhưng khi nhìn lại thì thực sự thấy kinh sợ trước tốc độ giảm của chúng, gần như giảm 100%. Không biết có bao nhiêu tài khoản bị “force sell”; bao nhiêu tài khoản còn thi gan cầm mà chưa cắt lỗ; và bao nhiêu ý định trong hiện tại muốn bắt đáy đang nhen nhóm chỉ vì một hai phiên có… tín hiệu kỹ thuật?


    http://image.*********.vn/2013/08/16/cp-kbc.png Có nên tham gia vào một cổ phiếu đang trong xu thế giảm thế này? (nguồn dữ liệu: VietstockUpdater

    Những cổ phiếu được chi nhánh MBS Hải Phòng xếp vào dòng đầu cơ, đều có những đặc điểm khá giống nhau. Một đặc điểm dễ nhận thấy nhất là chúng đều bắt đầu đi vào xu thế giảm theo tháng kể từ phiên 21/02 - ngày mà tin đồn về chủ tịch BIDV xuất hiện, vô tình tạo ra một rủi ro thị trường rất đáng giá để thử thách phản ứng của các cổ phiếu. Sau phiên này, vàng - thau không còn lẫn lộn nữa, việc khoanh vùng, chọn cổ phiếu và thuyết phục khách hàng đã trở nên dễ dàng hơn.
    Rõ ràng, thị giá cổ phiếu thực sự là thước đo giá trị doanh nghiệp. Cổ phiếu muốn có sự bứt phá về giá thì cần đằng sau sự bứt phá về yếu tố gì đó. Có thể do thâu tóm sáp nhập, có thể do bán tài sản thu tiền, do được tặng biếu, do được hưởng lợi từ thuế… rất nhiều nguyên nhân, nhưng chỉ có nguyên nhân “bứt phá về hoạt động kinh doanh cốt lõi” mới đảm bảo cho thị giá đi lên một cách bền vững. Hiển nhiên, tìm kiếm điều kiện này ở các doanh nghiệp như PVX, KBC, ITA… trong thời gian hiện tại chẳng khác nào mò kim đáy bể.
    Mặc dù cuộc chơi với dòng đầu cơ là “mất nhiều hơn được” nhưng dù sao, chúng cũng có tác dụng nhất định với một xu thế tăng. Chúng là nhân tố hút dòng tiền khá tốt, làm mồi nhử, làm nhiệm vụ “nhóm lửa” cho thị trường dần nóng lên. Phiên tăng ngày thứ 5 vừa qua với khối lượng trên 60 triệu của VN-Index cũng có phần đóng góp không nhỏ của dòng cổ phiếu này. Tín hiệu này, cộng với sự góp sức của dòng Đầu tư tăng trưởng hàng đầu đang mang lại hứa hẹn về một sóng tăng tiếp thời gian tới. Ít nhất, tuần này thị trường đã cho người viết điểm mua thứ 2 đối với những cổ phiếu “break” mẫu hình tam giác tiếp diễn xu thế tăng. Quan điểm người viết không thay đổi trong suốt loạt bài trên Góc Broker: “530 không phải đỉnh của năm nay”.
  5. tuxedos

    tuxedos Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2006
    Đã được thích:
    40
    FCN: Tăng VĐL lớn sẽ gây áp lực lớn về tài chính cho cổ đông
    (NDHMoney) Đó là nhận định của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCBS) trong báo cáo cập nhật về FCN.

    Năm 2012, kết quả kinh doanh khả quan

    Mặc dù năm 2012 hầu hết các DN trong ngành xây dựng đều gặp khó khăn, nhưng CTCP Kỹ Thuật Nền Móng và Công trình Ngầm Fecon (mã FCN - HOSE) vẫn duy trì được KQKD khá tốt. Doanh thu thuần đạt 1.007 tỷ đồng (+10% yoy, +4,8% so với KH), LNTT và LNST lần lượt là 127 tỷ đồng (+8,5% n/n, +1,6% so với KH) và 100 tỷ đồng (+4,1% n/n, +6,3% so với KH). EPS đạt 5.756 đồng/cp, tỷ suất LN ròng đạt tương ứng 9,9% (-0,6% n/n và -0,1% so với KH).

    Doanh thu của FCN đến từ nhiều mảng hoạt động như xây lắp, bán hàng hoá, bán thành phẩm (cọc, bấc thấm), cung cấp dịch vụ và hoạt động đào tạo, trong đó, mảng xây lắp là nguồn chủ yếu đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận của công ty, với 962,7 tỷ đồng doanh thu (95,5% tổng DT) và 256,8 tỷ đồng lợi nhuận gộp (tỷ trọng 97,9%) trong năm qua.

    Mảng xây lắp của FCN khá đặc thù với các lĩnh vực hoạt động thiết kế, thi công xử lý nền đất yếu sử dụng công nghệ cố kết chân không và thí nghiệm nền móng và tư vấn địa kỹ thuật công trình với viện nghiên cứu riêng có đủ trang thiết bị máy móc hiện đại và đội ngũ kỹ sư lành nghề chuyên môn cao.
    Trong năm 2012 công ty đã thực hiện và hoàn thành theo đúng tiến độ các dự án lớn như Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nhiệt điện Long Phú 1, Nhiệt điện Duyên Hải 1, đồng thời tham gia nhiều dự án lớn như Nhiệt điện Thái Bình 2, siêu dự án Nhà máy Gang thép ******* Hà Tĩnh, dự án Nhiệt điện Long Phú 1, dự án ‘Tổ hợp sản xuất sản phẩm công nghệ cao Kyocera’, dự án ‘Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng’, dự án ‘Nhà ga hành khách T2 sân bay quốc tế Nội Bài’, các dự án FDI Nhật Bản. Công ty cũng đưa thành công sản phẩm bấc thấm của Fecon Miltec vào thị trường nội địa tại các dự án Nhà máy Gang thép ******* Hà Tĩnh dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, dự án Nhiệt điện Duyên Hải 1.

    Về chi phí, giá vốn hàng bán vẫn là khoản mục chính trong kết cấu chi phí, chiếm 80% tổng chi phí, đạt 745 tỷ đồng trong năm 2012. Chi phí tài chính tăng mạnh 19,83% n/n, đạt 46,5 tỷ đồng (giữ tỷ trọng 5% tổng chi phí) trong đó chi phí lãi vay là 35,4 tỷ đồng (+9,23% n/n). Thực tế cho thấy trong năm các khoản nợ vay ngắn hạn và dài hạn của công ty đều đã tăng tương ứng +15,26% và +12,55% để đáp ứng nhu cầu đầu tư vào máy móc thiết bị, góp vốn vào các công ty liên doanh (Fecon Shanghai Harbour, Fecon Miltec, đổi tên và bổ sung ngành nghề KD của CTCP Bê tông và Dự ứng lực Fecon thành CTCP Khoáng sản Fecon) và bổ sung vốn lưu động, theo đó chi phí tài chính cũng phát sinh tăng.

    Chi phí bán hàng tăng rất mạnh (+85% n/n, nâng tỷ trọng từ 2% tổng chi phí năm 2011 lên 4% trong năm 2012) đạt 35 tỷ đồng. Theo giải thích của ban lãnh đạo FCN, có sự tăng đột biến như vậy một phần là do công ty thực hiện thưởng doanh số bán hàng để thúc đẩy doanh thu, nhưng chủ yếu xuất phát từ chi phí vận tải bấc thấm từ ngoài Bắc vào công trình Long Phú 1, và cọc từ Hà Nam vào dự án công trình Nhiệt điện Nghi Sơn tại Thanh Hoá, được ghi nhận tách khỏi giá vốn nguyên liệu đã làm giảm giá vốn hàng bán và tăng chi phí bán hàng lên tương ứng.

    Chi phí QLDN trong năm 2012 tăng 15,6% n/n, đạt 58,2 tỷ đồng. Đây cũng là mức tăng khiêm tốn nếu so với 3 năm liền trước, với ghi nhận mức tăng trung bình 74%/năm.

    Tỷ suất lợi nhuận gộp của FCN tăng nhẹ từ 24,1% năm 2011 lên 26% năm 2012, tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc ghi tách chi phí vận chuyển bán thành phẩm khỏi giá vốn hàng bán đã giúp khoản mục này có mức tăng thấp hơn so với doanh thu, theo đó biên gộp có sự cải thiện so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí tài chính đặc biệt là chi phí lãi vay tăng cao, cộng với sự tăng đột biến của chi phí bán hàng và tăng nhẹ của chi phí QLDN khiến tỷ suất lợi nhuận biên từ HĐKD của FCN giảm nhẹ so với cùng kỳ, đạt 12,68% (2011:12,86%; 2010: 14,89%). Các hệ số sinh lời khác như ROA và ROE đều lần lượt giảm nhẹ, đạt 7,66% và 25,95%.

    Nhìn theo phân tích Dupont, việc duy trì đòn bẩy tài chính ở mức cao liên tục là yếu tố giúp cho tỷ suất sinh lời của FCN được giữ ở mức khả quan. Trên thực tế, tỷ suất biên ròng của DN đã giảm từ mức 13,96% năm 2010 xuống 9,38-9,48% trong 2 năm gần đây; trong khi vòng quay tổng tài sản chỉ có mức cải thiện nhẹ (0,7 lần lên 0,94 lần năm 2011 và 0,82 lần năm 2012) thì hệ số đòn bẩy tài chính đã gia tăng khá mạnh từ 2,5 lần lên 3,4-3,7 lần.


    Nguồn: VCBS


    Tổng tài sản DN đạt 1.234 tỷ đồng (+27,3% n/n), trong đó tài sản ngắn hạn tăng 148,6 tỷ đồng (+26%), tài sản dài hạn tăng 115,8 tỷ đồng (+28,9%), bao gồm sự gia tăng của các khoản phải thu và đầu tư bổ sung vào TSCĐ. Cụ thể, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 96% n/n (riêng phải thu khách hàng tăng 181%), tập trung tại một số khách hàng lớn như Shanghai Harbour Việt Nam trên 150 tỷ đồng, CT TNHH Hưng Nghiệp ******* Hà Tĩnh 30 tỷ đồng, Tập đoàn Jurong tại dự án Nhiệt điện Nghi Sơn trên 10 tỷ đồng, PTSC dự án Nhiệt điện Long Phú 1 trên 100 tỷ đồng, PVX tại dự án Nhiệt điện Thái Bình 1 là 50 tỷ đồng.

    Mặc dù ban lãnh đạo FCN cho rằng việc lựa chọn đối tác tin cậy đã giúp FCN giảm thiểu dư nợ xấu, trong trong kỳ công ty vẫn phải trích lập 9,8 tỷ đồng (0,8% tổng tài sản). Ban lãnh đạo đã tập trung công tác thu hồi nợ bằng nhiều cách, theo đó trong Q1.2013, một số khoản đã thu đòi được (PVC-ME) hoặc được cam kết trả trực tiếp từ CĐT (PVN – dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Long Phú 1), không qua tổng thầu, và một số khoản FCN cho phép khách hàng trả dần từng phần theo tháng (dự án tại Thái Bình, Quảng Ninh).

    Về tài sản dài hạn, công ty đã tập trung đầu tư khoảng 151,1 tỷ đồng đầu tư mới TSCĐ phục vụ công tác thi công. Đáng lưu ý, trong kỳ FCN đã mua một sàn diện tích 1.300m2 tại Mipec Tower trị giá 38 tỷ đồng, dự kiến đàm phán bán/cho thuê lại với giá 16 USD/m2, song không thành công, đây có thể coi là một khoản đầu tư ngoài ngành thất bại của FCN. Trong năm 2013, FCN có kế hoạch sẽ bán lại sàn này, chấp nhận lỗ hoặc giảm giá thuê, thu tiền về bổ sung cho HĐKD.

    Trong năm, công ty phát hành thêm 2.761.000 cổ phiếu để trả cổ tức năm 2011 (20%) và chỉ phân phối được 162 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nâng VĐL từ 138 tỷ đồng lên 165,6 tỷ đồng, chỉ tiêu thứ hai chưa đạt so với kế hoạch tại ĐHĐCĐ năm 2012 là tăng lên 189 tỷ đồng, do FCN không phát hành cổ phiếu thành công, nguyên nhân là do giá phát hành quá cao khiến FCN không thành công trong việc đàm phán với các đối tác chiến lược và số lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường của FCN còn ít.

    Kế hoạch năm 2013 tăng mạnh

    Năm 2013 FCN đặt kế hoạch doanh thu đạt 1.200 tỷ đồng (+19% n/n), LNTT và LNST phấn đấu đạt 160 (+25% n/n) và 120 tỷ đồng (+20% n/n). Ngoài ra, công ty cũng đặt kế hoạch đầu tư 250 tỷ đồng trong đó: Đầu tư vào máy móc thiết bị thi công xử lý nền và thi công cọc 65 tỷ đồng, đầu tư vào máy Jet Grouting thi công công trình ngầm 75 tỷ đồng, góp vốn bổ sung công ty liên doanh Fecon – Shanghai 32 tỷ đồng, góp vốn đầu tư nhà máy Fecon – Nghi Sơn 30 tỷ đồng và bổ sung vốn lưu động 50 tỷ đồng.

    Theo đánh giá của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCBS), DN có thể hoàn thành KHKD năm 2013 dựa trên một số lý do như năng lực đã được khẳng định của FCN trong lĩnh vực thi công xử lý nền đất yếu đã được khẳng định, theo đó, các công trình lớn của FCN đã thực hiện đều đạt chất lượng tốt. Bên cạnh đó, FCN đã ký kết được nhiều hợp đồng lớn để tham gia các dự án lớn trong năm 2013 trong đó đáng chú ý là siêu dự án nhà máy gang thép ******* tại Hà Tĩnh với dự kiến 500 tỷ doanh thu cho năm 2013, Nhiệt điện Thái Bình 1: dự kiến 160 tỷ đồng, Nhiệt điện Thái Bình 2: dự kiến 134 tỷ đồng, Nhiệt điện Thái Bình 2 với phần cọc (đợt 1: dự kiến 120 tỷ đồng, đợt 2: 200 tỷ đồng)… Ngoài ra, FCN hầu như không có đối thủ trong mảng thi công xử lý nền đất yếu và tư vấn địa kỹ thuật công trình đối với các công trình công nghiệp và năng lượng, (4) Năng lực cung cấp bán thành phẩm (cọc, bấc thấm) về số lượng và chất lượng, phục vụ cho các dự án của FCN được đảm bảo bởi các công ty con và CTLK.

    Tính đến hết Q1.2013, theo cập nhật từ BLĐ công ty, FCN ước đạt 244 tỷ đồng doanh thu (20,33% KH) và 22 tỷ đồng LNST (18,33% KH). Kết quả đạt được khá khiêm tốn do thời gian nghỉ Tết kéo dài trong tháng 2, theo đó thời gian thực sự hoạt động của DN chỉ khoảng 2 tháng.

    Kế hoạch phát hành cổ phiếu

    Sau khi tăng VĐL không thành công trong năm 2012, FCN có kế hoạch tiếp tục tăng vốn điều lệ từ 165,6 tỷ đồng lên 397 tỷ đồng trong năm 2013, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, bổ sung vốn lưu động cho HĐKD, với phương thức phát hành như sau: Trả cổ tức bằng cổ phần, tỷ lệ 20% VĐL và phát hành thêm cho CĐHH với tỷ lệ 5:6 (mỗi cổ đông sở hữu 5 cổ phần được mua thêm 6 cổ
    phần với giá 10.000 đồng).

    Theo VCBS đánh giá, nhu cầu tăng VĐL đối với FCN là thiết thực khi trên thực tế hoạt động, VĐL của công ty còn khá mỏng, công ty phải dựa nhiều vào nguồn vốn vay để duy trì đà tăng trưởng. Thêm vào đó, trong bối cảnh DN có định hướng và đang tập trung tham gia vào các dự án FDI, ODA lớn trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, bắt tay với các đối tác đều là các tập đoàn lớn trong và ngoài nước thì áp lực nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động đối với DN lại càng lớn.

    Tuy nhiên, nhìn từ góc độ cổ đông công ty, trong điều kiện TTCK không thuận lợi cho NĐT, việc tăng VĐL lớn như thế sẽ gây áp lực lớn về tài chính cho cổ đông, nhất là khi KHKD của DN trong năm 2013 chưa có sự tăng trưởng tương xứng như quy mô tăng VĐL. Theo đó, mặc dù kế hoạch này đã được ĐHĐCĐ thông qua, song VCBS cho rằng FCN cần phải đưa ra được lộ trình tăng vốn gắn với hiệu quả và KHKD của DN để cổ đông có thể yên tâm tiếp tục gắn bó với DN.

    Dù có lịch sử hoạt động chưa dài, song FCN đã tạo dựng được tên tuổi và uy tín của mình trên thị trường, là DN hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, tập trung nguồn nhân lực chất lượng, hiệu quả hoạt động tốt, thêm vào đó có nhiều lợi thế riêng biệt như quan hệ tốt với các cấp quản lý của nhà nước, có khả năng tiếp cận các dự án FDI, ODA.

    Tuy nhiên, FCN có bất lợi là quy mô vốn khá nhỏ so với các đối tác nước ngoài, trong khi định hướng của DN là tham gia các dự án/công trình lớn cho hạ tầng năng lượng, giao thông, các dự án CN lớn. Theo đó công ty dường như chịu áp lực phải tăng VĐL quá nhanh trong thời gian gần đây bất chấp TTCK đã và đang không thuận lợi cho việc huy động vốn. Thực tế, FCN đã không thành công trong đợt tăng VĐL năm 2012 và vẫn tiếp tục có KH tăng vốn rất lớn trong năm 2013, để nắm bắt cơ hội hợp tác với các đối tác lớn như dự án ******* Hà Tĩnh, dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, dự án Nhiệt điện Thái Bình 1, mặc dù KH HĐKD năm 2013 của FCN có mức tăng trưởng vừa phải và thấp hơn nhiều so với việc tăng vốn.

    Một lo ngại nữa là việc FCN định hướng 80% doanh thu công ty quyết định bởi 20% số đối tác lớn nhất, và mang đến bởi 20% số công trình lớn nhất, theo đó, nếu các CĐT công trình gặp khó khăn, không đảm bảo dòng tiền thanh toán sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh và thanh khoản của FCN. Mặc dù vậy, việc FCN tập trung bắt tay hợp tác với các đối tác là các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài, hướng đến các dự án FDI, và ODA, trong chừng mực nhất định cũng giảm rủi ro nợ xấu cho DN.
  6. chuongckl

    chuongckl Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Đợi lên 3x mọi người mới giật mình tỉnh giác bác à [r2)][r2)][r2)]
  7. chuongckl

    chuongckl Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Chắc chắn sang năm còn làm thêm mảng Công trình ngầm nữa thì LN là vô đối[r2)][r2)][r2)]
  8. chuongckl

    chuongckl Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Thứ 2 cẩn thận sẽ bị rớt đấy[​IMG]
  9. chuongckl

    chuongckl Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Cảnh chen lấn xô đẩy để lên tàu FCN như thế này đây:
    [​IMG]
  10. khanhloan03

    khanhloan03 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    49.638
    FCN lúc nào cũng khởi động chậm, tý nữa cầu mới vào [r2)][r2)][r2)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này