1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Chọn cổ phiếu cho đầu tư giá trị tăng trưởng tránh dịch bệnh!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 22/02/2020.

5451 người đang online, trong đó có 493 thành viên. 20:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 74143 lượt đọc và 665 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.261
    Tôi quan tâm là PC1 sẽ kiếm được hợp đồng của thằng này làm nhà máy điện và hệ thống lưới truyền tải
    anchaodabat thích bài này.
  2. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    À tưởng cụ cũng theo con GAB
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.261
    Thằng như QC thì vào làm quái gì Cụ
  4. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Cảnh báo anh em thôi.. nó chuyên gia úp sọt mà
    138nam thích bài này.
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.261
    Cảm ơn nhé, Tôi cũng có 15 năm liên tục trên sòng mà. Hạng QC thì còn lạ gì Cụ, nó chỉ vặt lông gà thôi
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.261
    UBCK sẽ nới rộng margin, thúc đẩy giao dịch điện tử và đại hội đồng cổ đông trực tuyến
    (ĐTCK) 40 công ty chứng khoán cùng 20 công ty quản lý quỹ đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mời dự cuộc họp chiều ngày 4/3/2020 để lắng nghe đánh giá về tác động từ đại dịch Covid-19, đồng thời ghi nhận các giải pháp vượt khó.
    Ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, cơ quan này ghi nhận ý kiến của tất cả các thành viên, trong đó có những kiến nghị sẽ được xử lý trong quá trình xây dựng thông tư, nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán, có những kiến nghị xử lý ngay được thì UBCK sẽ xử lý để cùng thị trường vượt qua giai đoạn thách thức hiện nay.

    Kiến nghị xử lý ngay được, đó là việc nới dòng tiền margin vào TTCK. Ông Sơn yêu cầu Sở GDCK Hà Nội trong tuần tới có báo cáo trình UBCK đề xuất việc cho phép margin với các cổ phiếu tốt trên sàn UPCoM và đề xuất luôn danh sách các mã này. Theo ông Sơn, các cổ phiếu trên sàn UPCoM có chất lượng tương đương sàn niêm yết, việc mở dòng tiền margin vào các mã này có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, để đi đến quyết sách này, UBCK sẽ phải báo cáo Bộ Tài chính.

    Liên quan đến dòng tiền margin trên sàn niêm yết, ý kiến từ Tổng giám đốc CTCK MBS Trần Hải Hà cho rằng, UBCK nên cho phép nới thời gian đáo hạn hợp đồng margin từ mức 3 tháng như hiện nay lên 6 tháng hoặc 9 tháng, để nhà đầu tư yên tâm hơn khi nắm giữ cổ phiếu. Ông Phạm Hồng Sơn cho biết, UBCK ủng hộ đề xuất này và sẽ giao bộ phận chuyên môn rà lại quy định pháp lý, nếu cần sửa sẽ báo cáo Bộ Tài chính cho phép sửa lại điểm này.


    [​IMG]
    Toàn cảnh cuộc họp
    Liên quan đến giải pháp giữ an toàn cho nhân viên, cho khách hàng trong giao dịch, UBCK cho biết, cơ quan này ủng hộ đề xuất giao dịch trên nền tảng số và thực thi các xác nhận ủy thác, giao dịch qua chữ ký điện tử thời đại dịch. Lãnh đạo UBCK cho biết, mảng việc này sẽ được UBCK cụ thể hóa khi xây dựng Thông tư mới hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường.
    Để hỗ trợ các doanh nghiệp đại chúng tổ chức đại hội an toàn, UBCK thúc đẩy Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) thông tin mạnh mẽ về giải pháp họp đại hội đồng cổ đông trực tuyến, bỏ phiếu qua hình thức trực tuyến. Đây là cách làm mà nhiều TTCK phát triển đã áp dụng, tuy nhiên ở Việt Nam, các DN đại chúng, kể cả DN niêm yết vẫn chưa quen thực hiện theo cách này. UBCK cũng đốc thúc VSD xem xét lại biểu phí trên thị trường phái sinh, nhất là khoản phí với hợp đồng tương lai. Nếu có thể giảm được cho nhà đầu tư thì cần giảm để hỗ trợ thanh khoản, hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư.

    Nhiều công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ kiến nghị việc giảm phí và giá các dịch vụ đang được Sở GDCK Hà Nội, Sở GDCK TP. HCM và VSD cung cấp ở mức chỉ thu 50% so với hiện nay. Tuy nhiên, kiến nghị này không nằm trong thẩm quyền quyết định của UBCK mà là ở Bộ Tài chính. Được biết, Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán cũng đã có công văn kiến nghị Bộ Tài chính về 12 giải pháp cần làm thời đại dịch, trong đó có kiến nghị giảm phí, giảm thuế, giảm thủ tục hành chính, sửa nhiều quy định pháp lý đang gây vướng mắc trên thị trường.


    Thống kê của UBCK cho biết, dịch bệnh Covid-19 đã lan sang 68 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó Hàn Quốc, Iran và châu Âu trở thành tâm dịch mới. Hàng loạt các TTCK giảm sâu, trong đó TTCK Mỹ giảm rất mạnh trong tuần cuối tháng 2 (giảm 11,1%), Đức giảm 8,9%, Pháp giảm 8,9%, Anh giảm 8,2%, Nhật giảm 9,6%, Indonesia giảm 9,3%...

    Trong bối cảnh chung đó, TTCK suy giảm ở mức trung bình so với quốc tế với thanh khoản đạt trên 4.000 tỷ đồng/phiên cho thấy, thị trường Việt Nam chưa ở mức đáng lo ngại, nhà đầu tư và các tổ chức tài chính trung gian vững vàng hơn nhiều so với giai đoạn 2008, khi phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
    Theo ông Sơn, cũng như nhiều TTCK quốc tế, TTCK Việt Nam chịu ảnh hưởng bất ngờ bởi dịch bệnh nên thiệt hại cho các thành viên tham gia là khó tránh khỏi trong ngắn hạn. Tuy nhiên, với việc Việt Nam đã khống chế được dịch bệnh và nền tảng kinh tế vĩ mô hiện nay là vững chắc, việc thị trường giảm sâu chủ yếu là do tâm lý do sợ hãi chi phối.

    Lãnh đạo UBCK đốc thúc người đứng đầu các tổ chức tài chính trung gian cần vững niềm tin vào nội lực của nền kinh tế, vào các giải pháp mà Chính phủ và các bộ, ngành đang thực hiện, vào sức bền của thị trường, để góp sức trấn an mối lo lắng quá đà của nhà đầu tư. Trong kịch bản xấu nhất, nếu dịch Corona đến quý II/2020 mới khống chế được thì theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư GDP năm 2020 của Việt Nam vẫn tăng ở mức 6,09%.

    Tại cuộc họp, lãnh đạo các quỹ đầu tư tỷ USD như Eastpring Investments, VinaCapital chia sẻ, hoạt động đầu tư, tái cơ cấu danh mục của quỹ vẫn diễn ra bình thường. Quỹ không có ý định giảm tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu. Tuy nhiên, các quỹ cần nhà quản lý cho phép thực thi các giải pháp kết nối với Sở, với VSD, với khách hàng để xử lý mọi giao dịch qua nền tảng công nghệ, để đảm bảo sự vận hành bình thường của dòng tiền ngay cả trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, có thể dẫn đến việc phải cách ly để đảm bảo an toàn
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.261
    Phát triển điện gió: Rất cần sự phối hợp đồng bộ
    Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải tỏa công suất các dự án điện gió. Tuy nhiên, để các dự án huy hiệu quả cao, rất cần sự phối hợp đồng bộ từ phía Bộ Công Thương và các chủ đầu tư.




    [​IMG]

    Ảnh minh họa

    Tại Hội nghị đánh giá kết quả đầu tư các dự án điện gió được tổ chức vào tháng 1/2020, ông Trần Ðình Nhân - Tổng giám đốc EVN cho biết, trong việc phát triển điện mặt trời thời gian qua, mặc dù EVN đã thường xuyên theo dõi, chủ động nắm bắt thông tin và khẩn trương làm việc với các chủ đầu tư (từ năm 2018), nhưng thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa đồng bộ giữa phát triển nguồn và lưới truyền tải điện. EVN đã và đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải tỏa công suất các dự án điện gió. Dự kiến trong quý III/2020, Tập đoàn sẽ giải tỏa hết công suất nguồn điện này, sớm hơn so với kế hoạch.

    Cũng theo ông Trần Ðình Nhân, để phát huy hiệu quả các dự án điện gió, tránh những vướng mắc lặp lại như đối với các dự án điện mặt trời, các nhà đầu tư cần trao đổi, chia sẻ thẳng thắn, thường xuyên cung cấp thông tin, tình hình triển khai dự án với EVN, để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc. Về phía EVN, Tập đoàn sẽ công khai các thông tin về tình hình đầu tư xây dựng các dự án điện gió.

    Ðánh giá cao nỗ lực của EVN, nhưng các nhà đầu tư vẫn còn lo ngại, nhiều dự án điện gió sẽ được bổ sung vào Quy hoạch có thể gây nên sự quá tải lưới truyền tải điện. Do đó, các nhà đầu tư đề nghị, EVN sớm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án truyền tải điện đồng bộ với các dự án điện gió; đồng thời, Bộ Công Thương nghiên cứu, cân nhắc, bổ sung quy hoạch các dự án điện gió phù hợp, tránh xảy ra quá tải như các dự án điện mặt trời thời gian qua.

    Tính đến cuối năm 2019, ngoài 9 dự án điện gió đã được cấp chứng nhận vận hành thương mại (COD), hiện còn 31 dự án (tổng công suất 1.645MW) đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA) nhưng chưa COD. Qua tính toán và kiểm tra, điều kiện giải tỏa công suất các dự án cho thấy, các khu vực có dự án, về cơ bản sẽ được giải tỏa hết công suất vào năm 2021, chỉ riêng khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận còn gặp khó khăn. Ngoài ra, có 59 dự án đã bổ sung vào Quy hoạch Ðiện lực đến năm 2025, nhưng chưa ký hợp đồng mua bán điện, tổng công suất khoảng 2.700 MW. Qua tính toán, khu vực Phú Yên quá tải nhẹ; khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận quá tải; các khu vực còn lại đều có thể giải tỏa tốt.

    Từ thực tế đó, EVN đề nghị các chủ đầu tư tích cực đàm phán về đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện với EVN, đảm bảo đúng tiến độ, nhất là đối với các dự án nằm trong khu vực giải tỏa công suất thuận lợi; đồng thời, các chủ đầu tư cần phối hợp với EVN, thực hiện các thử nghiệm, sớm được công nhận COD. Cùng với đó, các nhà đầu tư điện gió cũng phải nâng cao chất lượng công bố và dự báo công suất nguồn; tuân thủ nghiêm quy định/yêu cầu vận hành…

    Với các dự án đang chờ bổ sung vào quy hoạch, EVN kiến nghị Bộ Công Thương ưu tiên các dự án có khả năng đảm bảo giải tỏa được công suất. Ðối với các địa phương có lưới truyền tải điện đã bị quá tải, nhưng vẫn xin được bổ sung các dự án điện vào quy hoạch, EVN sẽ đề nghị Bộ không bổ sung.

    Giá mua điện gió tại điểm giao nhận điện:

    - Dự án điện gió trong đất liền: 1.928 đồng/kWh (tương đương 8,5 Uscents/kWh)

    - Dự án điện gió trên biển:

    2.223 đồng/kWh (tương đương 9,8 Uscents/kWh).

    * Giá trên được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy nối lưới đưa vào vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021; được áp dụng trong 20 năm, kể từ ngày vận hành thương mại.

    (Theo Quyết định số 39/2018/QÐ-TTg ngày 10/9/2018
    --- Gộp bài viết, 04/03/2020, Bài cũ: 04/03/2020 ---
    https://dautucophieu.net/cap-nhat-co-phieu-pc1-nhu-cau-von-lon-cho-cac-du-an-dien-gio/
    manhtd04daica2009 thích bài này.
    daica2009 đã loan bài này
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.261
    Nay PC1 giao dịch khá tích cực
  9. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.130
    Đợt này nhiều nhà máy điện gió khởi công gớm gây sức ép lên lưới điện. EVN sẽ phải đẩy mạnh làm các lưới điện để giải quyết công suất phát của các nhà máy này PC1 sẽ khá nhiều việc
    daica2009 thích bài này.
    138nam đã loan bài này
  10. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.261
    Khởi công dự án điện gió hơn 5.300 tỷ đồng ở Sóc Trăng
    Ngày 5/3, tại ấp Huỳnh Kỳ, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Công ty TNHH Điện gió Quốc Vinh tổ chức khởi công dự án xây dựng nhà máy điện gió số 6 (nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng). Dự án có tổng mức đầu tư hơn 5.300 tỷ đồng.
    Dự án có tổng công suất 129MW, với tổng mức đầu tư 5.320 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 có công suất 30MW với tổng mức đầu tư 1.420 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2021; giai đoạn 2 có công suất 99MW với tổng đầu tư 3.900 tỷ đồng.

    Theo đại diện chủ đầu tư, dự án có thiết kế tiết kiệm nhất diện tích sử dụng đất, chỉ với diện tích 7,5ha cho cả dự án, thấp hơn nhiều so với quy định của Bộ Công Thương là 10,5ha. Dự án hoàn thành sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cũng như sự phát triển của năng lượng tái tạo tại thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng nói riêng và Việt Nam nói chung.

    [​IMG]
    Nghi thức khởi công dự án.

    Phát biểu tại lễ khởi công, ông Lâm Hoàng Nghiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đánh giá cao việc nhà đầu tư đã quan tâm, đầu tư vào địa phương trong lĩnh vực phát triển năng lượng sạch. Sau khi đi vào hoạt động, dự án sẽ mang lại lợi ích rất lớn, lâu dài, bền vững, không những góp phần tự bảo đảm cân đối nguồn điện cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực, phát triển du lịch tại địa phương...

    Ông Nghiệp cũng đề nghị chủ đầu tư cần tập trung nguồn lực, sớm hoàn thành dự án, có chất lượng, đúng kế hoạch; thực hiện tốt cam kết trong đăng ký đầu tư, bảo đảm an toàn lao động, an toàn vệ sinh môi trường và chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật của nhà nước.

    Theo ông Phan Hoàng Thắng - Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu, dự án nhà máy điện gió số 6 khi hoàn thành và đi vào hoạt động không chỉ mang lại lợi ích, ý nghĩa với ngành năng lượng điện gió Việt Nam mà còn góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách, hỗ trợ năng lượng phục vụ sản xuất kinh doanh; thực hiện tốt giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu. Đồng thời, tạo động lực thúc đẩy phát triển lĩnh vực thương mại, du lịch trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu.


    Tỉnh Sóc Trăng đến nay có 21 dự án điện gió ưu tiên thu hút đầu tư giai đoạn 2017-2020, trong đó riêng thị xã Vĩnh Châu đã có 18 dự án (chiếm 85,7%). Trong đó đã có 9 nhà đầu tư và đã có 3 nhà máy được khởi công là nhà máy điện gió Công Lý Sóc Trăng (tổng kinh phí 5.392 tỷ đồng); nhà máy điện gió Lạc Hòa - giai đoạn 1 (trên 1.300 tỷ đồng) và nhà máy điện gió số 3 (1.365 tỷ đồng).

    Tại lễ khởi công, nhà đầu tư đã tặng 20 phần quà cho hộ nghèo, gia đình chính sách ở xã Vĩnh Hải.

Chia sẻ trang này