1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Chọn cổ phiếu cho đầu tư giá trị tăng trưởng tránh dịch bệnh!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 22/02/2020.

3078 người đang online, trong đó có 48 thành viên. 03:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 74151 lượt đọc và 665 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.261
    Cái món bàn giao này chắc phải xúc tiến từ năm trước. Giờ thì khách hàng mới sẽ rất khó
    hocchoichungkhoan2019 thích bài này.
  2. hocchoichungkhoan2019

    hocchoichungkhoan2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2019
    Đã được thích:
    2.870
    Nếu các DN kp ảnh hưởng nhiều e nghĩ ko sao
    Để xem.VN dập dịch như nào, xấu thì cũng ảnh hưởng đến tâm lý bên FDI
    Còn ngon thì lại có hiệu ứng vô cùng lớn
    138nam thích bài này.
  3. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.130
    PC1 đúng là 1 trong số ít các cty ko bị ảnh hưởng Covid 19 mà còn được hưởng lợi mà ko nhiều người để ý
    hocchoichungkhoan2019 thích bài này.
    138nam đã loan bài này
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.261
    Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công giải pháp "kích cầu" nền kinh tế sau dịch
    Bộ Tài chính đôn đốc giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020[/paste:font]
    TP. Hồ Chí Minh sẽ định kỳ, đột xuất kiểm tra công tác giải ngân vốn đầu tư công
    "Tăng tốc" giải ngân vốn đầu tư công năm 2020: Cần sự phối hợp chặt chẽ
    Giải ngân vốn đầu tư công cần giải pháp đồng bộ

    Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm đạt không cao so với kế hoạch năm 2020, với mức 8,3%.

    Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tính chung 2 tháng đầu năm đạt 36,9 nghìn tỷ đồng, bằng 8,3% kế hoạch năm và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 bằng 8,2% và tăng 3,8%). Trong đó, vốn Trung ương quản lý đạt 5 nghìn tỷ đồng, bằng 7,2% kế hoạch năm và tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn địa phương quản lý đạt 31,9 nghìn tỷ đồng, bằng 8,5% kế hoạch năm và tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2019.

    Được biết, theo kế hoạch, năm 2020 tổng số chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước là 470.600 tỷ đồng, bao gồm: vốn trong nước là 410.600 tỷ đồng và vốn nước ngoài 60.000 tỷ đồng.

    Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân được chỉ ra là do tháng 2 là tháng sau Tết Nguyên đán, đồng thời lại chịu tác động kép từ dịch Covid-19, nên một số nhà thầu chậm triển khai thi công. Thêm vào đó, trong các tháng đầu năm hoạt động đầu tư tập trung chủ yếu vào thi công các công trình chuyển tiếp từ năm trước.

    Theo các chuyên gia kinh tế, kinh nghiệm từ các lần kinh tế gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh hay khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì tăng chi tiêu Chính phủ, trong đó đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công sẽ là giải pháp hữu hiệu để phá bỏ sự co cụm.

    Trong tất cả các giải pháp, giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là một trong những giải pháp khá quan trọng giúp "kích cầu" nền kinh tế sau dịch.

    Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công sẽ khiến cầu của nền kinh tế tăng lên và điều này kích thích các doanh nghiệp quay trở lại ngay với sản xuất để tạo thị trường. Hơn nữa, đầu tư công được đẩy mạnh vào xây dựng hạ tầng cơ bản không chỉ tạo được cầu trước mắt mà còn thu hút các hoạt động kinh tế - xã hội, những nguồn lực đầu tư khác đi theo, tạo yếu tố dài hạn cho phát triển.

    Đẩy mạnh đầu tư công là quan trọng nhưng trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia có chung nhận định cần cách làm mới hơn, mạnh dạn và sáng tạo trong công tác này. Vấn đề vào lúc này là cần ưu tiên cho những dự án động lực, có sự lan tỏa cao. Chẳng hạn, với các công trình quan trọng có thể chuyển hình thức đầu tư để đẩy nhanh tiến độ.

    Những lúc khó khăn, nhiều biến động như hiện nay rất cần những cách làm mới, sáng tạo và kịp thời hơn. Đây cũng là cơ hội để thay đổi cách làm và linh hoạt cho mục tiêu tăng trưởng bền vững của Việt Nam trong tương lai.

    Mới đây, tại cuộc họp giữa Thường trực Chính phủ với lãnh đạo các bộ, ngành về các giải pháp khắc phục khó khăn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, nhiệm vụ lớn là đẩy mạnh giải ngân vốn tư công vào các lĩnh vực của nền kinh tế.
    --- Gộp bài viết, 07/03/2020, Bài cũ: 07/03/2020 ---
    Đợt này xây lắp điện làm tẹt tèn ten
    hocchoichungkhoan2019 thích bài này.
  5. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.130
    Thi công lưới điện truyền tải và sản xuất cột điện thép thì PCC1 là số 1 VN,
    Thủy điện 6 tháng cuối năm lượng nước lớn hơn trung bình nhiều năm (2019 thấp hơn nhiều so với trùng nhiều năm).
    Mảng lo ảnh hưởng covid nhất là BĐS thì nó lại bán gần hết rồi và đưa lợi nhuận vào 2020 ngon quá
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.261
  7. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.130
    Ngày 11/2/2020, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    Thông tin vừa được Ban Kinh tế Trung ương, cơ quan được giao xây dựng Nghị quyết công bố chiều 18/2.

    Nghị quyết đã đánh giá, chỉ ra những hạn chế, yếu kém cũng như nguyên nhân của ngành năng lượng nước ta sau 15 năm thực hiện Kết luận 26-KL/TW, ngày 24/10/2003 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện lực Việt Nam và 10 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, ngày 25/10/2007 của Bộ Chính trị khóa X về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

    Nghị quyết đã xác định mục tiêu tổng quát là: Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
    Chủ động sản xuất được một số thiết bị chính trong các phân ngành năng lượng; nâng cấp, xây dựng lưới điện truyền tải, phân phối điện tiên tiến, hiện đại.

    Nghị quyết cũng đề ra 10 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu.

    Đáng chú ý, trong phần tổ chức thức hiện, Nghị quyết nêu rõ: “Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và các chiến lược phát triển các phân ngành năng lượng, Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia phù hợp với tinh thần của Nghị quyết; ưu tiên bố trí đủ nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết; khẩn trương triển khai các cam kết quốc tế trong việc nghiên cứu ứng dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình; sớm tổng kết rà soát Luật Điện lực và các luật có liên quan để trình Quốc hội sửa đổi những nội dung còn bất cập, nhất là vấn đề quy hoạch, truyền tải điện…”

    Một số mục tiêu cụ thể:
    - Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030; trong đó, năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 175 - 195 triệu TOE (tấn dầu quy đổi), đến năm 2045, đạt khoảng 320 - 350 triệu TOE; tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125 - 130 GW, sản lượng điện đạt khoảng 550 - 600 tỉ KWh.

    - Tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045.

    - Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng. Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc tốp 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc tốp 3 nước dẫn đầu ASEAN.

    - Tỉ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045.
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.261
    Nay HN nắng to quá, trời giúp VN ta rồi. Làm thêm vài ngày nữa cho yên tâm
    Superboy1202 thích bài này.
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.261
    Mai dự là có giá đẹp đây
  10. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.130
    Ngon quá

Chia sẻ trang này