Chọn cổ phiếu cho đầu tư giá trị tăng trưởng tránh dịch bệnh!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 22/02/2020.

3685 người đang online, trong đó có 411 thành viên. 17:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 74042 lượt đọc và 665 bài trả lời
  1. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.110
    Nay lực bắt đáy thế là khá tốt
  2. manhtd04

    manhtd04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Đã được thích:
    804
    xem chứ ký quá khứ thì bác ra vào đều khai cả nhỉ, nhưng chi có con SHB là lái chính thôi chứ 2 con kia là lẻn lên tàu nhưng cũng kiên trì phết đó bác.
    138nam thích bài này.
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.689
    Đó là các trận đánh lớn gần đây thôi
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.689
    Ngân hàng đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất
    Thực hiện chủ trưởng của Chính phủ, ngành ngân hàng đang tích cực triển khai các gói tín dụng chia sẻ khó khăn với các DN bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với tổng giá trị dự kiến lên tới 285.000 tỷ đồng, đi kèm với đó NHNN sẽ sớm ban hành Thông tư hướng dẫn bảo đảm nguồn vốn hỗ trợ kịp thời, minh bạch và đúng địa chỉ.
    Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, trong đó triển khai một gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng lãi suất thấp và một gói hỗ trợ tài khóa như hoãn, giãn về tài chính ít nhất gần 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho những đối tượng bị thiệt hại do Covid-19 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại.

    Theo đó, hầu hết các ngân hàng thương mại đều tích cực đăng ký tham gia chương trình này. Với các khoản cho vay mới, nhiều ngân hàng đăng ký gói giảm hoàn toàn các phí như phí thanh toán, phí chuyển tiền, có ngân hàng đăng ký giảm lãi suất từ 0,5 đến 1% với các khoản vay với hay dự nợ đang có.

    Cụ thể, BIDV đăng ký hỗ trợ 120.000 tỷ đồng, Agribank 100 tỷ đồng, MB 35.000 tỷ đồng, ACB 15.000 tỷ đồng. Các ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank cũng đã có các biện pháp hỗ trợ ban đầu hiệu quả, đang tiến hành bổ sung các gói cụ thể.

    Về lãi suất, các ngân hàng sẽ hỗ trợ tùy thuộc vào tình hình cụ thể của khách hàng và doanh nghiệp bị ảnh hưởng, bình quân, các tổ chức tín dụng sẽ giảm 0,5 - 1%/năm lãi suất so với mặt bằng trên thị trường, nguồn vốn cho chương trình này hoàn toàn đến từ các ngân hàng chứ không cấp ngân sách.

    ACB mới tung ra gói tín dụng ưu đãi quy mô 25.000 tỷ đồng từ nay đến 30/6 để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó 13.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân và 12 nghìn tỷ đồng cho khách hàng DN nhỏ và vừa (SME).

    Với khách hàng là cá nhân, lãi suất tối thiểu từ 7,5%/năm cho các khoản vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn và 8,5%/năm cho các khoản vay trung - dài hạn. Các khoản vay bổ sung vốn ngắn hạn có mức lãi suất vay ngắn hạn từ 6,5%/năm, vay đầu tư mua sắm/sửa chữa máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, văn phòng… lãi suất vay trung - dài hạn từ 8,5%/năm và có thể cố định lãi suất kỳ đầu trong 24 tháng.

    [​IMG]
    Theo đánh giá từ các công ty chứng khoán, lãi suất huy động đang có xu hướng giảm nhẹ do tác động từ dịch bệnh.
    Tương tự, Sacombank cũng triển khai gói tín dụng 10 nghìn tỷ đồng với lãi suất giảm tới 2%/năm dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vay phục vụ sản xuất - kinh doanh. Căn cứ vào phương án kinh doanh và sử dụng nguồn vốn, khách hàng có thể vay vốn ngắn hạn với lãi suất tối thiểu 6,5%/năm đối với DN và 8,5%/năm đối với cá nhân. Eximbank dành 4.000 tỷ đồng cho DN nhỏ và vừa vay ưu đãi với lãi suất từ 6,99%/năm, đồng thời sẽ triển khai gói tín dụng khoảng 3.000 tỷ đồng lãi suất từ 5,5%/năm cho DN lớn.

    Nam A Bank triển khai chương trình ưu đãi lãi vay với mức giảm lãi suất 0,5%/năm so với biểu lãi suất cho vay hiện hành đối với VND và USD. Chương trình kéo dài từ nay đến khi Chính phủ có thông báo kết thúc dịch, dành cho DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

    Bên cạnh việc giảm lãi suất cho vay, nhiều ngân hàng đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi đầu vào từ 0,1 - 0,4 điểm phần trăm ở một số kỳ hạn. ABBank áp dụng biểu lãi suất huy động mới từ 6/3 theo xu hướng giảm lãi ở một số kỳ hạn.
    Cụ thể, với những cá nhân gửi số tiền dưới một tỷ đồng, kỳ hạn 18 - 36 tháng, lãi suất sẽ giảm từ 7,9% xuống còn 7,7% một năm. Tương tự, lãi suất kỳ hạn 12 tháng cũng sụt 0,2% xuống còn 7,6% một năm.

    Ngoài ra, một số kỳ hạn ngắn (1 - 3 tháng) cũng được điều chỉnh từ mức trần 5% mỗi năm xuống còn 4,8% một năm. Techcombank cũng công bố biểu lãi suất mới, giảm 0,1 - 0,2 điểm phần trăm so với trước. Cụ thể, ở kỳ hạn 12 tháng tại quầy, tùy theo số tiền gửi, lãi suất giảm từ mốc 6,3 - 7% mỗi năm xuống tương ứng còn 6,1 - 6,8% một năm. LienVietPostBank, PBank, SCB, VIB đồng loạt giảm lãi suất huy động.

    Theo đánh giá từ các công ty chứng khoán, lãi suất huy động đang có xu hướng giảm nhẹ do tác động từ dịch bệnh. Vì dịch bệnh, nhu cầu vay vốn sẽ sụt giảm, tín dụng hai tháng đầu năm mới tăng 0,77% trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng 1,07%. Do đó, lãi suất huy động tới đây có thể tiếp tục đi xuống.
    manhtd04 thích bài này.
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.689
    Ngân hàng Nhà nước bật tín hiệu giảm lãi suất điều hành
    [​IMG]
    Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN đang nghiên cứu và sẽ sớm đưa ra quyết định về lãi suất điều hành trong thời gian tới, mức giảm lãi suất sẽ "tương đối tích cực".


    Phát biểu tại cuộc họp của NHNN chiều nay (12/3), Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, bên cạnh những giải pháp được đưa ra gần đây, NHNN đang nghiên cứu và sẽ sớm đưa ra quyết định về lãi suất điều hành thời gian tới, có thể là xu hướng giảm.

    Theo Phó Thống đốc, giảm lãi suất điều hành là một cơ chế chính sách, giải pháp giúp TCTD có thanh khoản dồi dào, có thêm điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp. Ông Tú không nói cụ thể thời điểm ban hành, nhưng hé lộ sẽ sớm đưa ra thời gian tới, mức giảm lãi suất "tương đối tích cực".

    Trên thế giới, nhiều ngân hàng trung ương các nước đã và đang tính đến việc cắt giảm lãi suất để ứng phó với tác động của dịch Covid-19 tới nền kinh tế. Trong đó, ngày 3/3/2020, Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed đã bất ngờ cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản về mức 1,0-1,25%, mà không cần chờ tới cuộc họp chính thức ngày 17-18/3. Nguyên nhân chính được Fed đưa ra là do lo ngại tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến kinh tế Mỹ và toàn cầu.

    Cũng trong ngày hôm nay, NHNN đã ban hành Thông tư quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đây được xem là văn bản quan trọng để các ngân hàng thương mại có căn cứ cụ thể để thực hiện hỗ trợ, đáp ứng những mong muốn chính đáng của khách hàng trong giai đoạn khó khăn này. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày mai (13/3).

    Thông tư quy định, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là số dư nợ gốc và/hoặc lãi (bao gồm cả số dư nợ của các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung) đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:


    a) Phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính;

    b) Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày liền sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19;

    c) Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi do sụt giảm doanh thu thu nhập bởi dịch Covid-19.
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.689
    Thủ tướng: Tôi vừa nói với Thống đốc NHNN là giảm lãi suất, tiếp tục kích cầu nền kinh tế với những gói phù hợp, nhưng luôn nhớ phải ổn định kinh tế vĩ mô!

    "Chúng ta sẽ có chương trình tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp một cách toàn diện nhưng sự hỗ trợ phải có chọn lọc, không cào bằng, không dàn đều. Dịch bệnh làm chúng ta khó khăn gấp đôi nhưng chúng ta phải cố gắng gấp ba" – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại cuộc làm việc với các tập đoàn kinh tế tư nhân sáng 12/3.
    [​IMG]
    Chia sẻ với khó khăn của các doanh nghiệp, Thủ tướng hoan nghênh, đánh giá cao sự kiên cường vươn lên của các tập đoàn, doanh nghiệp trong cả nước, kể cả doanh nghiệp nhỏ và vừa, "gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại nhưng đã cố gắng duy trì và phát triển".

    Càng khó khăn, càng thử thách lòng người, các doanh nghiệp đã thể hiện bản lĩnh Việt Nam. Theo ông, nền kinh tế Việt Nam có sức đề kháng tốt, đã tự đề ra một chương trình hành động cụ thể để có thể vươn ra trong bối cảnh khó khăn, thách thức rất lớn.

    Sau khi lắng nghe các ý kiến của doanh nghiệp, Thủ tướng khẳng định, sẽ tiếp thu tối đa để làm sao có chính sách tốt hơn, phù hợp hơn với tinh thần tạo mọi điều kiện, tháo gỡ khó khăn mà doanh nghiệp vấp phải.

    Thủ tướng nêu rõ: Chống dịch, chống suy thoái xã hội, đặc biệt là tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển, giải quyết việc làm, chống thất nghiệp, bảo đảm kinh tế vĩ mô là những yêu cầu đặt ra chứ không phải tập trung riêng một khía cạnh nào.

    "Tôi vừa nói với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng là giảm lãi suất và chúng ta sẽ tiếp tục kích cầu nền kinh tế với những gói phù hợp nhưng luôn luôn nhớ rằng phải giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Đấy là cái tiền đề rất quan trọng chứ không phải phát triển làm phá vỡ hệ thống của chúng ta", Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần không để kinh tế suy thoái, mọi người thất nghiệp, khó khăn.

    Thủ tướng cũng cho rằng đây là dịp để các doanh nghiệp cần tái cơ cấu, sắp xếp phù hợp, đặc biệt là quản trị tốt, ứng dụng công nghệ, tăng cường hợp tác liên kết, chia sẻ rủi ro, thậm chí chia sẻ lợi nhuận.

    Chính phủ sẽ cải cách mạnh mẽ hơn, tạo môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn, toàn diện hơn, đặc biệt là ứng dụng những dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4 để giảm phiền hà, tạo thuận lợi cho sự phát triển.

    Chính phủ cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước doanh nghiệp, tiếp tục hoàn thiện thể chế và có những kịch bản ứng phó với tình hình mới một cách phù hợp, không để đất nước rơi vào tình trạng khó khăn, doanh nghiệp đình đốn.

    Thủ tướng lưu ý cần chú trọng thị trường trong nước gần 100 triệu dân, làm sao bảo đảm nhu yếu phẩm cần thiết, chất lượng tốt, vệ sinh an toàn thực phẩm trong bất cứ hoàn cảnh nào là yêu cầu của Chính phủ đối với doanh nghiệp.

    "Chúng ta sẽ có chương trình tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp một cách toàn diện, giảm chi phí cho doanh nghiệp, kể cả miễn, giảm thuế, phí, lãi suất vay, giãn hoãn nợ, cho chậm nộp, kể cả thuế, phí bảo hiểm, đặc biệt là những lĩnh vực ngành nghề chịu tác động nặng nề do dịch bệnh COVID-19", Thủ tướng tuyên bố.

    Theo ông, sự hỗ trợ phải có chọn lọc, không cào bằng, không dàn đều. Đồng thời Việt Nam sẽ chuẩn bị một chương trình toàn diện, kỹ càng phục hồi kinh tế sau khi dịch kết thúc, đặc biệt những ngành nghề thiệt hại nặng cần tập trung hơn, bao gồm cả chương trình kích cầu
  7. manhtd04

    manhtd04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Đã được thích:
    804
    Kể ra những dn dự nợ cao lại hưởng lợi lớn bác nhỉ, còn giãn nộp thuế 5 tháng nữa lợi kép.
    138nam thích bài này.
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.689
    PC1 hưởng lợi kép vụ dịch Covid -19 này:
    1. Chi phí tài chính giảm do các CS tiền tệ và dư thừa cung tiền mặt bằng LS thấp
    2. Chính phủ tăng tốc đầu tư các dự án công để giữ tăng trưởng GDP nên khả năng kiếm thêm đc nhiều hợp đồng do PCC1 là công ty đầu ngành xây lắp năng lượng đang được ưu tiên
    Last edited: 12/03/2020
  9. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.110
    Nhân nói về "kép" nhớ 1 món là lãi "kép" rất hay chia sẻ
  10. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.689
    Bộ Công Thương quy định thực hiện phát triển dự án điện gió
    Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BCT quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió.
    Cụ thể, các quy định tại văn bản này áp dụng cho các đối tượng là chủ đầu tư dự án điện gió; đơn vị quản lý và vận hành các công trình điện gió; bên mua điện; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan…

    [​IMG]
    Điện gió kỳ vọng mới trong phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam
    Theo đó, việc quy hoạch và danh mục phát triển các dự án điện gió phải được được thực hiện theo Quy hoạch phát triển điện lực trong đó xác định tiềm năng và khu vực phát triển điện gió cho từng địa bàn. Các dự án điện gió chưa có trong quy hoạch phải được thực hiện thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực.

    Cũng theo quy định, khi phát triển các dự án điện gió được phê duyệt danh mục trong quy hoạch phát triển điện gió tỉnh giai đoạn 2011 – 2020, UBND tỉnh phải cập nhật quy hoạch đấu nối dự án điện gió vào hệ thống điện để đảm bảo truyền tải công suất dự án và khả năng hấp thụ hệ thống điện khu vực dự án. Trường hợp phương án đấu nối dự án thay đổi, UBND tỉnh báo cáo Bộ Công Thương để thẩm định, phê duyệt hoặc trình phê duyệt phương án đấu nối điều chỉnh của dự án điện gió theo thẩm quyền.

    Bộ Công Thương giao cho Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện những quy định của Thông tư. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan xem xét và đề xuất Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung. Ngoài ra, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cũng sẽ là đơn vị tổ chức đánh giá tiềm năng điện gió lý thuyết, tiềm năng điện gió kỹ thuật và tiềm năng điện gió kinh tế trên phạm vi cả nước, xác định phân bố tiềm năng theo vùng để đưa vào cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng nội dung về quy hoạch phát triển các dự án điện gió trong quy hoạch phát triển điện lực. Chủ trì nghiên cứu và đề xuất cơ chế đấu giá phát triển điện gió áp dụng từ ngày 1/11/2021 báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

    Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng giao cho Cục Công nghiệp sẽ chủ trì nghiên cứu và đề xuất quy định về cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất thiết bị công trình điện gió trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong dự án điện gió báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Chia sẻ trang này