Chọn cổ phiếu cho đầu tư giá trị tăng trưởng tránh dịch bệnh!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 22/02/2020.

2497 người đang online, trong đó có 39 thành viên. 03:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 74010 lượt đọc và 665 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Giờ mấy ông nào có xèng mua BĐS nữa đâu
    hocchoichungkhoan2019 thích bài này.
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Chiến lược “ngủ đông” của doanh nghiệp BĐS trong khó khăn liệu cần thiết?
    CHỦ NHẬT, 22/03/2020, 13:22
    Theo các chuyên gia, uy tín thương hiệu vẫn quan trọng nhưng sự tồn tại và phục hồi nhanh sau khủng hoảng mới là điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp ở thời điểm này.
    [​IMG]
    Doanh nghiệp BĐS đặt trạng thái “ngủ đông” để hồi phục?


    Trước bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, một số doanh nghiệp BĐS đã kích hoạt chế độ “ngủ đông” và một số lời khuyên đưa ra là doanh nghiệp nên “ngủ đông” để sẵn sàng bật dậy và tăng tốc qua thời điểm khó khăn chung.

    Mới đây, đại diện CEO Group cho biết, doanh nghiệp đã kích hoạt nút “ngủ đông” từ nhiều tuần trước. Theo đó, Tập đoàn này đã cấu trúc lại hệ thống, cắt giảm các chi tiêu không cần thiết, thiết lập danh mục công việc ưu tiên.

    Tương tự, Sun Group cũng đã quyết định bước vào giai đoạn "ngủ đông" khi chấp nhận tạm thời đóng cửa những khu vui chơi giải trí ở Sa Pa, Hạ Long và Phú Quốc trong thời gian ngắn, hoặc cho đến khi có thông báo mới.

    Công ty CP Vinpearl cũng đã đóng cửa tạm thời 7 khách sạn ở Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An và Phú Quốc.

    [​IMG]
    Một số doanh nghiệp kích hoạt chế độ "ngủ đông" trước bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

    Bên cạnh đó, khá nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực BĐS du lịch cũng bước vào thời kì “ngủ đông” bởi hơn 2 tháng bùng phát dịch Covid-19, lĩnh vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp nặng nề.

    Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng Chính phủ cho biết, lượng lưu trú khách sạn giảm 60%, số lượng du khách giảm hai con số, ngành du lịch ước tính thiệt hại khoảng 7 tỷ USD. Một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tạm ngừng hoặc thu hẹp hoạt động.

    Thống kê từ Grant Thornton Việt Nam cũng ghi nhận, công suất phòng của các khách sạn ở Hà Nội, TP.HCM đã bị giảm từ 20% - 50%. Các điểm đến nghỉ dưỡng trọng điểm như Sapa, Đà Nẵng, Cam Ranh, Nha Trang, Vịnh Hạ Long đều ghi nhận sụt giảm khoảng 50% công suất so với trước khi dịch xảy ra.

    Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, ngành BĐS du lịch vừa phải gồng mình chống dịch, vừa giải quyết các tình huống phát sinh và tìm kiếm các giải pháp củng cố thị trường khách nội địa và tích trữ năng lượng cho giai đoạn “ngủ đông” để chờ hồi phục trong thời gian tới.

    Các chuyên gia cho rằng đây là giai đoạn “ngủ đông” nhưng cần tích trữ năng lượng để bung sức phục hồi.

    Ông Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch TTC cho rằng, ở bối cảnh hiện nay doanh nghiệp “ngủ đông” là cần thiết. Ngủ đông là trạng thái hạ thân nhiệt có điều hòa ở động vật để giảm mức trao đổi chất, tiết kiệm năng lượng. Các hoạt động cơ thể, bao gồm thở, nhịp tim, thân nhiệt và quá trình trao đổi chất đều giảm xuống. Hiện tượng này xảy ra trong vài ngày hoặc hàng tuần giúp cho động vật tiết kiệm năng lượng trong mùa đông, hoặc qua đêm băng giá trên núi cao. Doanh nghiệp lúc gặp khó khăn cũng tương tự vậy.

    Có 5 lý do để doanh nghiệp “ngủ đông”. Thứ nhất, doanh thu giảm sút hoặc không có. Thứ hai, biến phí giảm do doanh thu giảm nhưng định phí vẫn giữ nguyên khiến mất cân đối thu và chi. Thứ ba, lợi nhuận âm và doanh nghiệp phải lấy quỹ dự phòng để duy trì dòng tiền. Thứ tư, doanh nghiệp cần tồn tại qua khủng hoảng, mất thanh khoản, mất vốn là mất hết. Thứ năm, doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực để phục hồi sau khủng hoảng, thiếu nguồn lực thì mất cơ hội.

    Theo ông Hồng Anh, doanh nghiệp chuyển sang trạng thái ngủ đông bằng cách cắt giảm chi phí không phải vì tình trạng tài chính của doanh nghiệp không ổn, mà đó là cách ứng phó với việc giảm sút nguồn thu và cân bằng thu chi, không có thu thì giảm chi. Lúc này, uy tín thương hiệu vẫn quan trọng nhưng sự tồn tại và phục hồi nhanh sau khủng hoảng mới là điều quan trọng nhất.

    Doanh nghiệp làm gì để vực dậy?

    Đại diện CEO Group từng nhấn mạnh, “ngủ đông” là doanh nghiệm tạm nghỉ để cơ cấu lại và sẵn sàng bật dậy và phát triển sau đó.

    Theo doanh nghiệp này, trong khi tạm hoãn các kế hoạch mở bán BĐS hoặc những hoạt động đông người, doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoàn thiện thủ tục pháp lý, đền bù và giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, bảo trì công trình…, đồng thời dành thời gian này cho đào tạo thực tập sinh điều dưỡng và sinh viên ngành du lịch. Đây cũng là thời gian, theo vị đại diện này, Ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng như mọi cán bộ nhân viên phải suy nghĩ, học hỏi để tìm ra các cách thức, lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ mới để tập đoàn chủ động trong cuộc chơi thách thức hơn.


    Ông Huỳnh Ngọc Châu, Tổng giám đốc Á Châu Land cho hay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhìn chung thì đang chững lại. Mỗi doanh nghiệp có mỗi phương án khác nhau để đối phó. Với doanh nghiệp mình, ông Châu cho biết vẫn theo đúng kế hoạch sản phẩm chiến lược và hoạt động kinh doanh bình thường nhưng cũng từng bước để cố gắng vượt qua giai đoạn thử thách này.

    [​IMG]
    Một số doanh nghiệp đang cơ cấu lại hoạt động và tính đến phương án cắt giảm các chi phí không cần thiết. Ảnh: Minh họa

    Theo ghi nhận, với các doanh nghiệp BĐS hiện tại bên cạnh nhiều ý kiến lo lắng thì cũng nhiều người rất lạc quan. Các doanh nghiệp có những ứng phó để tiến độ dự án cũng như mọi hoạt động liên quan vẫn đáp ứng đúng kì vọng của khách hàng. Doanh nghiệp khuyến cáo, bản thân khách hàng phải là người tự bảo vệ mình, không nên hoang mang ảnh hưởng đến tình hình chung của thị trường.

    Theo ghi nhận, tại các dự án công trình BĐS các hoạt động vẫn diễn ra bình thường với điều kiện công nhân được trang bị khẩu trang. Hiện, nhiều công trình trên địa bàn khu vực phía Nam vẫn đang tiếp tục được triển khai, đảm bảo tiến độ giao nhà cho khách hàng.

    Ông Văn Dũng Chinh, Chủ tịch CLB BĐS Nha Trang - Khánh Hòa cho biết, hiện nay doanh nghiệp khó để đưa ra giải pháp gì bởi dịch bệnh đang khiến chính họ phải tìm ra bài toán duy trì và cầm cự. Quan trọng nhất là người dẫn đầu như thế nào? Và thực tế cho thấy, Chính phủ đang làm rất tốt. Nhiệm vụ trọng tâm là chặn dịch, phòng dịch. Sau đó mới là phương án hỗ trợ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải qua được đại dịch này bởi ảnh hưởng của dịch là toàn cầu, bài toán tâm lý rất khó giải quyết.

    Theo ông Chinh, điều mà phía doanh nghiệp mong muốn là giảm nợ, hoãn nợ thêm thời gian về thuế, về bảo hiểm xã hội, tiền điện nước, tiền mặt bằng. Vì doanh thu giảm tới hơn 1 nửa thì họ chưa có tiền để trang trải. Nếu khoản nợ dồn dập, khó lòng doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Vị này cho hay, nếu dịch kết thúc vào tháng 10, thì khả năng nền kinh tế, BĐS, du lịch phục hồi sau đó đến năm 2022. Độ trễ của nó phải 12 tháng nữa để phục hồi hết. Nhưng nếu dịch mà không chấm dứt trước mùa đông thì không biết điều gì xảy ra.

    Rõ ràng, ngành BĐS nghỉ dưỡng chịu nhiều tác động tiêu cực hơn so với các phân khúc còn lại. Theo các chuyên gia, không còn giải pháp nào tốt hơn việc có hướng đi mới, xác định thị trường nội địa là hướng ưu tiên hàng đầu. Để tạo nên sự hấp dẫn du lịch nội địa, cần có giải pháp đồng bộ từ việc tổ chức các hoạt động kích cầu du lịch nội địa, tổ chức liên kết các nhà cung cấp dịch vụ để hình thành những chương trình du lịch trọn gói với giá ưu đãi cho khách du lịch Việt Nam. Cần đầu tư các tuyến du lịch nội địa mới, chú trọng khai thác du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch gắn với bảo vệ môi trường.

    Bên cạnh đó, doanh nghiệp BĐS cũng rất cần những động thái hỗ trợ từ chính phủ, chẳng hạn như giảm thuế, miễn khoản đóng bảo hiểm xã hội, hoãn nộp thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp cho tới khi dịch Covid-19 kết thúc, giảm tiền sử dụng đất, giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ…
  3. hocchoichungkhoan2019

    hocchoichungkhoan2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2019
    Đã được thích:
    2.870
    Hihi
    Ở Hà Nam mà bác
    Chúc bác đầu tư may mắn ạ
    138nam thích bài này.
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Tks
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Đường dây 500kV Nhiệt điện Vân Phong - Nhiệt điện Vĩnh Tân khó hoàn thành đúng tiến độ: Nguy cơ thiệt hại cả triệu USD mỗi ngày
    Thứ Tư, 25/3/2020 12:05

    Nếu đường dây 500 KV Vân Phong - Vĩnh Tân không hoàn thành trước ngày 26/12/2022, ngành điện sẽ vẫn phải trả phí công suất lên tới 1 triệu USD/ngày, nhưng không nhận được điện, dù nhà máy có phát ra điện.
    Mất 44 tháng để ra chủ trương đầu tư

    Dự án Đường dây 500kV Nhiệt điện Vân Phong - Nhiệt điện Vĩnh Tân để nhận điện từ Dự án BOT Vân Phong 1 là dự án thuộc nhóm A, cấp đặc biệt, dài khoảng 172 km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

    Nhận thức được tầm quan trọng và độ phức tạp của Dự án, nên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã giao Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) sớm triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư song song với quá trình đàm phán Hợp đồng mua bán điện. Hồ sơ Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi của Dự án (Pre FS) được EVN trình Bộ Công thương ngày 4/11/2015.

    Tiếp đó, ngày 11/3/2016, EVN đã trình Thủ tướng Chính phủ về việc thẩm định và phê duyệt Pre FS.

    Tới tháng 5/2016, tại Văn bản số 3789/VPCP-KTN, Chính phủ đã giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bên để thẩm định Pre FS. Tới tháng 9/2018, Bộ Công thương mới hoàn thành thẩm định và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Pre FS.

    Sau đó, tháng 11/2018, tại Văn bản số 10862/VPCP-CN, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban Quản lý vốn) hướng dẫn EVN hoàn thiện hồ sơ để xem xét quyết định chủ trương đầu tư của dự án theo quy định Luật Đầu tư công số 67/2014/QH13.

    Vào tháng 12/2018, Ủy ban Quản lý vốn có Văn bản số 385/UBQLVNN-NL báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao cơ quan chủ trì thẩm định để quyết định chủ tương đầu tư, do Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 không quy định thẩm quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

    Trả lời đề nghị này, tháng 2/2019, trong Văn bản số 1580/VPCP-CN, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao “Ủy ban Quản lý vốn khẩn trương xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường dây 500 kV Nhiệt điện Vân Phong - Nhiệt điện Vĩnh Tân theo báo cáo của EVN, theo thẩm quyền được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13”.

    Tuy nhiên, vào tháng 4/2019, Ủy ban Quản lý vốn lại có Văn bản số 454/UBQLVNN-NL đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư với các dự án nhóm A, đi qua nhiều tỉnh, thành phố. Đồng thời, Ủy ban Quản lý vốn cũng có Văn bản số 591/UBQLVNN-NL báo cáo Chính phủ và kiến nghị giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng (nơi đặt trụ sở Ban Quản lý các công trình điện miền Trung, đơn vị trực thuộc được chủ đầu tư giao quản lý Dự án) là nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

    Tại Văn bản số 745/TTg-CN (ngày 24/6/2019), Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn khẩn trương xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án và hướng dẫn EVN thực hiện các bước tiếp theo để đảm bảo an toàn, chất lượng, đúng tiến độ.

    Sau đó, Dự án đã được Ủy ban Quản lý vốn quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 264/QĐ-UBQLVNN vào tháng 7/2019. Giá trị sơ bộ tổng mức đầu tư khi đó là 2.856,6 tỷ đồng. Như vậy, sau 44 tháng kể từ khi chủ đầu tư có tờ trình lần đầu, dự án mới được phê duyệt chủ trương đầu tư.

    Lúng túng tìm người quyết


    Ngay sau khi chủ trương đầu tư Dự án được phê duyệt, EVN và EVNNPT đã lập, thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) theo thủ tục, trình tự quy định. Tháng 11/2019, thiết kế cơ sở Dự án đã được Bộ Công thương kết luận “phù hợp với quy hoạch được duyệt, có giải pháp thiết kế hợp lý, đáp ứng cơ bản các yêu cầu kỹ thuật hiện hành”.

    Ngày 12/2/2020, FS đã được EVN trình lên Ủy ban Quản lý vốn phê duyệt tại Tờ trình số 721/TTr-EVN. Theo đó, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của dự án đến đất rừng theo yêu cầu tại Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, trong FS, các cột điện và đoạn tuyến đi qua rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đã được thiết kế cột cao hơn để vượt rừng (ngoại trừ các vị trí móng), bởi vậy, giá trị tổng mức đầu tư tăng thêm gần 500 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư đã phê duyệt, lên 3.355,3 tỷ đồng.

    Từ đây lại xuất hiện các phát sinh mới.

    Tại báo cáo 369/UBQLVNN-NL (ngày 4/3/2020) gửi Thủ tướng Chính phủ có nêu, do tổng mức đầu tư của dự án cao hơn so với giá trị sơ bộ tổng mức đầu tư được lập trong giai đoạn phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án, nên cần thiết phải có ý kiến thống nhất của cơ quan quyết định chủ trương đầu tư trước khi người có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư dự án.

    Vẫn theo Ủy ban Quản lý vốn, theo Nghị định 68/2019/NĐ-CP, Dự án đường dây 500 kV Nhiệt điện Vân Phong - Nhiệt điện Vĩnh Tân do EVNNPT là chủ đầu tư và đây là doanh nghiệp cấp 2, do EVN làm chủ sở hữu. Trong khi đó, Ủy ban Quản lý vốn có vai trò là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại EVN, nhưng không trực tiếp đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại EVNNPT. Vì vậy, Ủy ban Quản lý vốn không có vai trò quyết định đầu tư dự án. Người quyết định này, theo Ủy ban Quản lý vốn, là HĐTV của EVN.

    Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn kiến nghị giao cơ quan quản lý nhà nước có chức năng và nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện việc phê duyệt tăng giá trị tổng mức đầu tư dự án cao hơn so với giá trị sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án theo Nghị định 68/2019/NĐ-CP lẫn thẩm quyền quyết định đầu tư với dự án này đang được EVNNPT là chủ đầu tư.

    Bế tắc với thực tế của dự án, vào ngày 13/3/2020, EVN lại có báo cáo khẩn tới Thủ tướng Chính phủ, đề nghị cho phép triển khai thực hiện đầu tư xây dựng dự án với cơ chế tương tự các đường dây 500 kV mạch 3 đang xây dựng, đồng thời cũng kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn kiểm tra, chấp thuận giá trị tổng mức đầu tư (giai đoạn lập FS) tăng so với sơ bộ tổng mức đầu tư (giai đoạn lập Pre FS) theo đề nghị của EVN tại Tờ trình số 721/TTr-EVN nhằm mục đích giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của dự án đến đất rừng.

    Đồng thời, EVN cũng kiến nghị được giao tổ chức thẩm định, quyết định đầu tư xây dựng công trình Đường dây 500kV Nhiệt điện Vân Phong - Nhiệt điện Vĩnh Tân theo đúng quy định của pháp luật.

    Thiệt hại triệu đô mỗi ngày

    Đường dây 500 kV Vĩnh Tân - Vân Phong chính là cầu nối để đưa toàn bộ sản lượng điện của Nhà máy BOT Vân Phong 1 hòa vào lưới điện quốc gia, bổ sung nguồn cung khi nhu cầu dùng điện tăng mạnh.

    Được biết, theo Hợp đồng mua bán điện giữa Công ty TNHH Điện Vân Phong 1 và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cùng với các hợp đồng dự án khác, Nhà máy điện BOT Vân Phong 1 sẽ vận hành thương mại Tổ máy 1 vào ngày 26/9/2023 và vận hành thương mại Tổ máy 2 vào ngày 26/1/2024, cung cấp khoảng 10,4 tỷ kWh điện/năm.

    Ở thời điểm tháng 2/2020, số vốn vay đã giải ngân tại Dự án Nhà máy điện Vân Phong 1 là 350,29 triệu USD, số vốn chủ sở hữu đã giải ngân là 117,17 triệu USD. Điều này cho thấy, dự án đang được triển khai rất khẩn trương, thể hiện cam kết của cả bên cho vay và chủ đầu tư trong việc xây dựng và đưa dự án vào vận hành đúng tiến độ.

    Phía Việt Nam và EVN sẽ thiệt đơn, thiệt kép chỉ vì cơ quan chức năng không muốn chịu trách nhiệm về dự án, nhằm tránh các liên luỵ nếu dự án bị đưa ra xét lại hiệu quả khi đơn vị thực hiện là doanh nghiệp nhà nước.

    Nguồn tin của Báo Đầu tư cũng cho hay, đầu tháng 3/2020, Công ty BOT tiếp tục khẳng định với Chính phủ việc Dự án sẽ hoàn thành xây dựng vào năm 2023 như cam kết tại Hợp đồng BOT đã ký giữa nhà đầu tư, Công ty TNHH Điện lực Vân Phong và Bộ Công thương theo ủy quyền của Chính phủ.

    Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một chuyên gia cho hay, để đáp ứng tiến độ và đảm bảo đồng bộ với tiến độ phát điện của Nhà máy điện BOT Vân Phong 1 như trên, EVN phải hoàn thành đường dây tải điện 500 kV Nhiệt điện Vân Phong - Nhiệt điện Vĩnh Tân không muộn hơn ngày 26/12/2022.

    Trường hợp đường dây tải điện bị chậm trễ, dẫn đến vận hành thương mại chậm hơn so với thỏa thuận tại Hợp đồng (Tổ máy 1 ngày 26/9/2023, Tổ máy 2 ngày 26/01/2024), EVN sẽ phải trả phí công suất mà không nhận được điện, ước tính khoảng 11,4 tỷ đồng/ngày cho Tổ máy 1 và 22,8 tỷ đồng/ngày cho cả nhà máy (tính đến thời điểm nhà máy vào vận hành thương mại, bao gồm cả trượt giá cho chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định cho đến ngày vận hành thương mại, tỷ giá 23.080 VND/USD), chưa kể các chi phí khác phát sinh để duy trì hoạt động của nhà thầu trên công trường sẽ do Công ty BOT đưa ra sau này.

    Ngoài ra, khi đường dây của ngành điện bị chậm tiến độ và EVN vẫn chi trả các chi phí nêu trên cho Công ty BOT, nhưng cũng chỉ được khắc phục việc chậm đường dây trong vòng 3 tháng tính từ thời điểm 26/9/2023 (lúc này EVN có thể đã phải trả đến hơn 1.368 tỷ đồng mà không nhận được điện). Quá thời hạn trên, sẽ tạo thành sự kiện phạm lỗi của EVN, kéo theo sự kiện phạm lỗi của phía Việt Nam và Công ty BOT được quyền chấm dứt dự án, Bộ Công thương phải mua lại dự án, nếu Công ty BOT quyết định như vậy theo các quy định trong hợp đồng đã ký giữa các bên.

    Như vậy, nguy cơ chậm tiến độ của đường dây 500kV Nhiệt điện Vân Phong - Nhiệt điện Vĩnh Tân để nhận điện từ Dự án BOT Vân Phong 1 là hiện hữu, nhất là khi chưa thể tính hết các khó khăn vướng mắc như đã gặp tại một số đường dây 500 kV khác do vướng thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang phục vụ dự án; chế độ chính sách và các quy định hiện hành liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng, hay tính phức tạp của quá trình đấu thầu, thi công lẫn các sự kiện bất khả kháng.
  7. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.569
    Năm nay Dịch covid19 làm chậm trễ tiến độ các dự án của EVN, rồi còn bị khô hạn, ít mưa, sông hồ thiếu nước trữ gây ra thiếu hụt sản lượng điện cho các cty thủy điện. EVN năm nay cũng mệt mỏi đây. PC1 ko biết có ảnh hưởng gì ko,,bác nhỉ?
    138nam thích bài này.
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Tóm lại, xu thế chung năm 2020, xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến nước ta có xu hướng từ xấp xỉ đến ít hơn so với TBNN, khả năng hoạt động nhiều trong các tháng cuối năm 2020 và tập trung ở khu vực Trung Bộ và phía nam. Nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc có xu hướng cao hơn TBNN. Nửa đầu năm lượng mưa có xu hướng thiếu hụt trên phạm vi toàn quốc. Từ tháng 6 trở đi, mưa có xu hướng xấp xỉ đến cao hơn TBNN, đặc biệt ở khu vực Miền Trung trong các tháng cuối năm 2020.
    http://khituongvietnam.gov.vn/Kttvs...u-thang-1-den-thang-12-nam-2020-post2967.html
    Superboy1202 thích bài này.
  9. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.110
    kiểu gì chẳng kiếm được hợp đồng thi công 1 đoạn
  10. haibroker007

    haibroker007 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    17/07/2014
    Đã được thích:
    507
    Pc1 có vẹo gì mà suốt ngày đi tung hô.
    Vãi cho các chú chọn hàng " đầu tư giá trị tránh dịch bệnh". PC! có vẹo gì, từ ngày ông hô tới nay cổ cánh giá trị của ông đi bao nhiêu %. Toàn kẹp nát gáo trong đó. Đó là chưa kể thị trường mới nát sơ mà hồi không nổi. Sắp tới đạp vài cú thì biết cổ cánh giá trị của các chú về đâu.
    138nam thích bài này.

Chia sẻ trang này