1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Chọn cổ phiếu cho đầu tư giá trị tăng trưởng tránh dịch bệnh!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 22/02/2020.

6033 người đang online, trong đó có 787 thành viên. 17:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 74121 lượt đọc và 665 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.254
    Phiên 24/2: Khối ngoại thực tế đã bắt đáy, tự doanh mạnh tay không kém
    MAI HƯƠNG 17:36 24/02/2020
    khối ngoại bán chỉ còn 361 triệu đồng. Thực tế đây lại là phiên mua vào tích cực các cổ phiếu lớn. VIC (+62,2 tỷ đồng), VCB (+37,5 tỷ đồng), VHM (+28,8 tỷ đồng) đều được khối ngoại bắt đáy khá mạnh tay. Kể cả CTG (+20,2 tỷ đồng) cũng được mua vào.
    [​IMG]
    Tuy nhiên, chỉ vì mình SJS (-147,4 tỷ đồng) bị bán ra, các giao dịch mua vào ở trên đã bị lấn lướt. Thực tế, SJS được giao dịch hoàn toàn qua thỏa thuận giữa khối nội và nhà đầu tư ngoại. Và chính giá của SJS (0%) cũng hầu như không mấy ảnh hưởng từ khối ngoại lẫn cả tâm lý tháo chạy chung của thị trường.
    Ngoài SJS, khối ngoại bán ra HPG (-33,3 tỷ đồng) ở quy mô vừa phải còn các mã khác quy mô giao dịch không thực sự cao.
    [​IMG]
    Nguồn MBS.
    Với khối tự doanh, đây là một phiên bắt đáy đặc biệt mạnh tay. Những cổ phiếu được giải ngân nhiều nhất là MWG (+29,3 tỷ đồng), VCB (+17,32 tỷ đồng), SGN (+11 tỷ đồng), FPT (+10,85 tỷ đồng) cùng một số các mã Ngân hàng như TCB, VPB, STB, BID, CTG, MBB. Tổng giá trị mua ròng của tự doanh hôm nay lên đến 105,52 tỷ đồng.
    [​IMG]
    Tại HNX, khối ngoại chủ yếu bán ra SHB (-29 tỷ đồng) và DGC (-5,4 tỷ đồng) và tổng giá trị bán ròng của khối này đã vượt cả HOSE đạt 37,1 tỷ đồng.
    [​IMG]
    Trong khi đó UPCoM, cũng bị bán ròng 15 tỷ đồng. ACV (-6 tỷ đồng), QNS (-3,6 tỷ đồng) là 2 cổ phiếu đứng đầu danh sách kế đến là LPB (-3,4 tỷ đồng). Chiều mua, chỉ có VEA (+2,8 tỷ đồng) được mua vào tương đối.
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.254
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.254
    Tây nay bị loạn chưởng, oánh nhau loạn xạ
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.254
    Mòn mỏi chờ giá điện mặt trời

    Thông tin về một số nhà đầu tư nước ngoài làm năng lượng tái tạo đã thu xếp hành lý, đóng cửa văn phòng tại Việt Nam vì chưa có giá điện mặt trời, càng khiến cho tình hình đầu tư các dự án năng lượng sạch thêm khó khăn.
    Chờ đến bao giờ?

    Trò chuyện với phóng viên Báo Đầu tư cuối tuần qua, một chuyên gia tư vấn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo đã không giấu nổi tiếng thở dài, ông cho biết, sau Tết Canh Tý đã có thêm 2 nhà đầu tư điện mặt trời và 1 nhà đầu tư về điện gió từ nước ngoài đóng cửa văn phòng, thu xếp hành lý để rời đi.

    “Họ bảo không biết bây giờ phải làm gì, dù đã bỏ tiền ra để tìm kiếm các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam và rất hy vọng. Họ đã rất kiên trì để chờ quyết định về giá mới với điện mặt trời mà lẽ ra đã phải ban hành để áp dụng từ ngày 1/7/2019, nhưng tới nay vẫn chưa có và không biết được lúc nào mới có chính thức. Vì vậy, họ không biết đi tiếp như thế nào khi không có thông tin chính xác để tính toán, nên đành ra đi để tìm cơ hội ở chỗ khác”, vị chuyên gia tư vấn này cho hay.

    Không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài rời đi, các nhà đầu tư trong nước giờ đây cũng không còn hào hứng khi nhắc tới các cuộc họp liên quan tới giá mới cho điện mặt trời nữa.

    Một nhà đầu tư cho hay, với các dự án đưa vào vận hành thương mại từ ngày 1/7/2019 trở đi, do không có giá mua điện mới được quyết định, nên sản lượng điện phát ra chỉ được bên mua điện ghi nhận, bởi cũng không biết phải chi trả ở mức nào. Thực tế này làm nhà đầu tư mệt mỏi do rất hy vọng thu được tiền bán điện để trang trải các khoản đầu tư đã bỏ ra trước đó, giảm bớt gánh nặng vay vốn. Đáng nói là, giờ đã cuối tháng 2/2020, việc quyết toán tài chính cho năm 2019 cũng phải hoàn tất mà tiền thì chưa biết bao giờ mới về, nên nhà đầu tư vẫn phải tiếp tục xoay xở vay mượn để có chi phí vận hành.

    Được biết, ngày 17/2 vừa qua, Bộ Công thương lại tiếp tục trình phương án giá điện mặt trời lên Chính phủ sau khi câu chuyện giá điện mới đã được nâng lên đặt xuống nhiều lần, mà vẫn không quyết dứt điểm trong cả năm qua.

    Lý giải cho việc đề xuất mức giá mua điện mặt trời mặt đất từ ngày 1/7/2019 là 7,09 UScent/kWh và điện mặt trời nổi là 7,69 UScent/kWh, Bộ Công thương cho hay, nhiều chủ đầu tư đã đề nghị áp dụng giá điện mặt trời cố định cho giai đoạn sau ngày 30/6/2019.

    Lý do được giải thích là nhiều dự án đã được các cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, nhà đầu tư đã bỏ nhiều thời gian và kinh phí để hoàn thành các thủ tục quy hoạch, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị thi công các hạng mục phụ trợ và hoàn thành thẩm định thiết kế kỹ thuật.

    Việc chưa ký Hợp đồng mua bán điện (PPA) phần lớn do nguyên nhân khách quan là do Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về hết hiệu lực giá điện cũ sau ngày 30/6/2019, nên chưa có cơ sở để Tập đoàn Điện lực Việt Nam ký nguyên tắc hoặc chính thức PPA với nhà đầu tư. Bởi vậy, nếu chuyển sang cơ chế đấu thầu cạnh tranh có khả năng sẽ làm chậm trễ tiến độ dự án, gia tăng thời gian, chi phí và nguồn lực với nhà đầu tư, giảm hiệu quả của dự án.

    Ngoài ra, cũng có nhiều dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư khi chưa có cơ chế giá mua điện mới, nếu dự án không thực hiện được thì ảnh hưởng cam kết của UBND địa phương, ảnh hưởng môi trường đầu tư, uy tín đối với chính sách phát triển năng lượng tái tạo, cũng như niềm tin của người dân.

    Nhà đầu tư cân nhắc

    Theo đề xuất của Bộ Công thương, có 2 phương án về đối tượng được áp dụng giá điện mới.

    Trong phương án thứ nhất sẽ có 7 dự án với tổng công suất khoảng 320 MW đã ký PPA và đáp ứng điều kiện cơ sở về dự án và đã/đang triển khai thi công xây dựng trước ngày 23/11/2019 (ngày ban hành Thông báo 402/TB-VPCP).

    Với phương án còn lại, có tới 36 dự án có chủ trương đầu tư với tổng công suất 2.988,9 MW thuộc diện đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và có ngày vận hành thương mại từ 1/7/2019 đến hết ngày 31/12/2020.

    Bộ Công thương cũng nghiêng về phương án 2.

    Đáng nói là, hồi giữa tháng 1/2020, Bộ Tài chính cho rằng, giá mua điện theo đề xuất của Bộ Công thương đang “thấp hơn giá trần theo khung phát điện năm 2019, thấp hơn giá bán lẻ điện bình quân hiện hành 1.864,44 đồng/kWh”. Như vậy, không còn tính chất khuyến khích phát triển loại năng lượng điện mặt trời so với một số nguồn điện khác đang khai thác.

    Trước thực tế giá mua bán điện mặt trời mới có thể giảm quá sâu so với mức 9,35 UScent/kWh trước đây, sẽ có nhiều nhà đầu tư dù đã được bổ sung quy hoạch ở khu vực miền Trung, miền Bắc vẫn phải tính phương án rút lui, bởi đây là khu vực tiềm năng nắng thấp, nếu tiếp tục đầu tư, xây dựng sẽ không còn hiệu quả.

    “Mức giá mới sẽ tác động rất lớn thời gian thu hồi vốn lên thành 14-15 năm, thay vì dưới 10 năm trước đây. Bởi vậy, chúng tôi phải cân nhắc lại kế hoạch đi tiếp với điện mặt trời”, một nhà đầu tư cho biết.
    --- Gộp bài viết, 25/02/2020, Bài cũ: 25/02/2020 ---
    [​IMG]
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.254
    PCC1 hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2020
    Thứ Ba, 25/2/2020 10:37
    (ĐTCK) Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô năm 2020 gặp nhiều khó khăn có khả năng ảnh hưởng đầu tư ngành điện, song với triển vọng tăng trưởng dự báo tích cực trong các lĩnh vực chủ chốt, vượt qua những suy giảm năm 2019, PCC1 đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2020 trên 30% với nhiều giải pháp quyết liệt được triển khai đồng bộ để hoàn thành kế hoạch.
    [​IMG]
    Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô năm 2020 gặp nhiều khó khăn có khả năng ảnh hưởng đầu tư ngành điện, song với triển vọng tăng trưởng dự báo tích cực trong các lĩnh vực chủ chốt, vượt qua những suy giảm năm 2019, PCC1 đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2020 trên 30% với nhiều giải pháp quyết liệt được triển khai đồng bộ để hoàn thành kế hoạch.

    Theo kết quả kinh doanh năm 2019 được PCC1 công bố, tổng doanh thu đạt 5.842 tỷ đồng, tương đương 97% kế hoạch năm, tăng 15% so với năm 2018. Trong đó 2 mảng kinh doanh cốt lõi là Xây lắp điện và sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao so với năm ngoái với mức tăng lần lượt là 73% và 97%, đạt doanh thu lần lượt 3.000 tỷ đồng và 981 tỷ đồng.

    Hoạt động mua bán điện tương đối ổn định, doanh thu không có nhiều biến động. Mảng bất động sản do tính chu kỳ bàn giao nên đóng góp nhỏ trong doanh thu và lợi nhuận năm 2019, đạt 213 tỷ đồng. Với kết quả này, tổng lợi nhuận sau thuế năm 2019 ước đạt 356 tỷ đồng, tương ứng 84% kế hoạch của năm. Không tính lợi nhuận giảm của hoạt động kinh doanh bất động sản thì lợi nhuận còn lại tăng nhẹ 1%.

    Ở các mảng kinh doanh chủ chốt, lĩnh vực xây lắp điện vẫn đạt mức tăng trưởng cao về sản lượng, trên 77% so với cùng kỳ, đưa doanh thu vượt 3% so với kế hoạch năm. Đây được coi là mảng chủ lực đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu và lợi nhuận, giúp duy trì tăng trưởng cao của PCC1 trong điều kiện các lĩnh vực khác suy giảm do gặp nhiều khó khăn.

    Lĩnh vực sản xuất công nghiệp tuy chỉ đạt 85% kế hoạch/năm song tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ với doanh thu tăng trên 97%, sản xuất nhìn chung đều vượt công suất, biên lợi nhuận gộp tăng từ 6,3% lên 9,2%. Đáng chú ý năm 2019, khối sản xuất công nghiệp đã cải tiến và nâng cao năng lực sản xuất, lắp đặt thành công 2 vị trí 05-06 thuộc đường dây 500kV sông Hậu – Đức Hòa cao nhất Đông Nam Á đến thời điểm này, sản xuất và cung cấp thành công sản phẩm mới (cột cao áp thanh cái ống 220kV)… làm tiền đề cho cạnh tranh và mở rộng thị trường năm 2020.

    Với dự báo triển vọng tăng trưởng khả quan trên các lĩnh vực chủ chốt, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc PCC1 cho biết, năm 2020, Công ty quyết tâm vượt qua khó khăn của bối cảnh kinh tế vĩ mô, tiếp tục đạt mục tiêu tăng trưởng cao để đảm bảo cho định hướng phát triển bền vững dài hạn trong giai đoạn 2020-2030. Theo đó, dự kiến mục tiêu kế hoạch 2020 tổng doanh thu đạt trên 7.200 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế toàn Công ty 501 tỷ đồng, tăng trưởng trên 30%.

    Trong đó, lĩnh vực cốt lõi là xây lắp điện đặt mục tiêu kế hoạch doanh thu dự kiến đạt 3.410 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với 2019. Dự kiến tổng giá trị các hợp đồng ký mới với khách hàng theo kế hoạch 2020 là 3.712 tỷ đồng, tăng 26% so với 2019 và chưa bao gồm 1.200 tỷ đồng là giá trị hợp đồng mà PCC1 sẽ là tổng thầu EPC dự án điện gió do công ty con của PCC1 là chủ đầu tư. Mảng sản xuất công nghiệp dự kiến doanh thu mục tiêu kế hoạch năm 2020 là 1.273 tỷ đồng.

    Với mảng đầu tư năng lượng, dự án Thủy điện Mông Ân với công suất 30 MW đã hoàn thành xây dựng cơ bản, tích nước cuối tháng 12/2019 và đã phát điện tháng 1/2020. Năm 2020 dự kiến tiếp tục hoàn thành và phát điện thủy điện Bảo Lạc B, Sông Nhiệm 4. Với bức tranh này, dự kiến doanh thu bán điện kế hoạch 2020 là 690 tỷ đồng, tăng 25% so với 2019, biên lợi nhuận gộp duy trì trên 60%.

    Cùng với dự án nhà máy điện gió Liên Lập (đã mua năm 2019), quý I/2020, PCC1 hoàn thành thương vụ đầu tư vào 2 dự án điện gió đã mua lại từ CTCP Điện gió Phong Nguyên và CTCP Điện gió Phong Huy, nâng tổng công suất phát điện gió đến năm 2021 lên 150 MW. PCC1 đồng thời làm tổng thầu, chuẩn bị sẵn sàng cho các kế hoạch đầu tư trong năm 2020 và tầm nhìn dài hạn các năm tiếp theo.

    Bên cạnh đó, doanh thu mảng bất động sản năm 2020 đặt kế hoạch đạt 977 tỷ đồng, tăng mạnh so với 213 tỷ đồng năm 2019, đạt 91% kế hoạch năm, biên lợi nhuận gộp tăng từ 28% lên 35%.

    “Dự kiến doanh thu và lợi nhuận mảng bất động sản năm nay tăng mạnh so với 2019 do sẽ bàn giao dự án PCC1 Thanh Xuân (từ quý 2/2020), đóng góp vào tăng trưởng doanh thu cho năm 2020. Đồng thời, trong dài hạn hơn, PCC1 đảm bảo đủ nguồn quỹ đất phát triển dự án cho đến hết năm 2023”, ông Tuấn cho biết.

    Hiếu Minh
  6. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.130
    Bọn lãnh đạo PC1 này cũng tỉnh gớm, dừng đầu tư điện mặt trời Trung thu
    khungru thích bài này.
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.254
    Từ đầu tháng đến giờ Tây bán hơn 5 triệu rồi
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.254
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.254
    Quỹ PYN Elite Fund tất tay vào chứng khoán Việt vì định giá quá rẻ?
    VŨ HẠO Thứ Ba | 25/02/2020 17:34

    [​IMG]

    Ảnh: PYN


  10. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.254
    Tây nay đạp khỏe thật, chắc quỹ này sắp hết hàng

Chia sẻ trang này