Chọn cổ phiếu cho đầu tư giá trị tăng trưởng tránh dịch bệnh!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 22/02/2020.

4340 người đang online, trong đó có 516 thành viên. 19:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 73982 lượt đọc và 665 bài trả lời
  1. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.110
    Doanh thu và LN đều tăng trong bối cảnh thế này là quá ổn
  2. Pedro8338

    Pedro8338 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2018
    Đã được thích:
    201
    Hạch toán dự án Thanh xuân rồi đúng k các bác
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Hạch toán khoảng hơn 10% gì đó, còn lại dự kiến sẽ ở Q2
    --- Gộp bài viết, 01/05/2020, Bài cũ: 01/05/2020 ---
    Doang thu tăng 6,5%
    LN tăng 4,1 %
    --- Gộp bài viết, 01/05/2020 ---
    Thủy điện Mông ân 30mw dự kiến quyết toán khoảng 800 tỷ như vậy suất đầu tư là 800/30 = 26,7 tỷ/1mW
    Khá thấp so với các dự án hoàn thành giai đoạn hiện tại (khoảng trên 30 tỷ/1 mW)
    Đây là lợi thế của thằng DN có thể tự thi công 1 số hạng mục của nó và đây cũng đánh giá nó khá nghiêm túc
    Thienngaden2020 thích bài này.
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Mai dự có mức giá bao nhiêu đây
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    CTCP Xây lắp Điện I (HOSE: PC1)
    Power Construction JSC No.1
    Sơ lược công ty:

    CTCP Xây lắp Điện 1 (HOSE: PC1) là một trong các đơn vị dẫn đầu cả nước về hoạt động xây lắp đường truyền, trạm biến áp phục vụ cho truyền tải điện, công ty có 56 năm hoạt động và cũng là đơn vị có thâm niên nhất ngành, thị phần của PC1 khoảng 35% - gấp đôi so với các đơn vị đứng sau, hưởng lợi nhờ chính sách phát triển ngành điện. Cổ đông nội bộ chiếm khoảng 28% cổ phần, nhóm cổ đông tổ chức có sự hiện diện của các quỹ đầu tư như quỹ VEIL (thuộc Dragon Capital) và quỹ VNH có tỷ lệ sở hữu lần lượt là 8% và 3%. Ngoài ra, PC1 còn có các hoạt động về đầu tư bất động sản, thủy điện giúp duy trì mức tăng trưởng trong ít nhất 3 – 4 năm tới.

    Điểm nhấn đầu tư:

    - Quy hoạch điện VII điều chỉnh cho thấy tính cấp bách của việc phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải, theo đó với giả định tốc độ tăng trưởng GDP 7%/năm, nhu cầu đầu tư cho lưới điện giai đoạn 2016 – 2020 là 214.665 tỷ đồng và 2021 – 2030 là 610.477 tỷ đồng, điều này sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành xây lắp điện.

    - PC1 là một trong các đơn vị đầu ngành xây lắp điện, hoạt động ở các mảng xây lắp, sản xuất công nghiệp các thiết bị điện, cột điện, trạm biến áp hưởng lợi tích cực từ tăng trưởng ngành. Trong khi đó, mảng thủy điện ước tính công suất tăng lên đến 3 lần trong giai đoạn 2019 – 2023 và mảng bất động sản ước tính ghi nhận mỗi năm một dự án bất động sản từ năm 2020 – 2023, sẽ giúp duy trì tăng trưởng của PC1.

    - Trong năm 2020, dự án 500kv mạch 3 sẽ điểm nhấn cho mảng sản xuất công nghiệp của PC1, dự án bất động sản Thanh Xuân bàn giao, cùng với đó là lượng Backlog của mảng xây lắp ở mức ổn định nhờ việc các chủ đầu tư chuyển hướng sang đầu tư điện gió.

    - Sử dụng phương pháp P/E, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của PC1 ở mức 26.000 đồng. Các dự án của PC1 sẽ đủ giúp doanh nghiệp duy trì tăng trưởng giai đoạn 2022 – 2023, sau một thời gian giảm sâu trong năm 2019 do không có dự án bất động sản ghi nhận, PC1 đã về vùng giá tương đối hợp lý, chúng tôi khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 26.000 đồng.
    --- Gộp bài viết, 03/05/2020, Bài cũ: 03/05/2020 ---
    https://www.dag.vn/topic/pc1/bao-cao-phan-tich-ctcp-xay-lap-dien-1--pc1-26.da
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    ~o)~o)
    --- Gộp bài viết, 04/05/2020, Bài cũ: 04/05/2020 ---
    Doanh thu Q1 và LN đều tăng trong bối cảnh nhiều DN suy giảm do dịch
    LN Q2 dự kiến sẽ đột biến do hạch toán hết dự án BĐS Thanh xuân
    Q3 sẽ được hưởng lợi từ các dự án đầu tư công kích thích nền kinh tế về lưới điện và EPC các điện gió
    Q4 sẽ bội thu về Thủy điện do dự kiến lượng mưa sẽ lớn hơn TBNN
    vậy hôm nay ko biết thế nào đây
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Lovico Group và các dự án năng lượng tái tạo ngàn tỷ
    Thứ năm, 23/04/2020 - 10:13 AM
    Công ty cổ phần Long Việt (Lovico) là doanh nghiệp có 45 năm hoạt động, được cổ phần hoá từ năm 2004, hiện đang là doanh nghiệp có các đơn vị thành viên sở hữu các dự án năng lượng với tổng mức đầu tư khoảng 3.300 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Ảnh minh hoạ
    Theo thông tin Nhadautu.vn có được, UBND tỉnh Quảng Trị ngày 21/4/2020 có quyết định số 1045 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy điện gió Phong Liệu. Dự án có công suất 48MW, tổng mức đầu tư 1.600 tỷ đồng, được thực hiện tại các xã Hướng Tân, Hướng Phùng, Hướng Linh, Hướng Thành, Tân Hợp và thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

    Chủ đầu tư là CTCP Điện gió Phong Liệu. Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt là bước tiến quan trọng để tiến tới triển khai nhà máy. Được biết, dự án này, cùng với hai dự án điện gió Phong Nguyên và Phong Huy vào ngày 31/12/2019 chính thức khởi công với sự tham gia của nhiều lãnh đạo tỉnh Quảng Trị.

    Ngày 17/4 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã ban hành hai quyết định về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy điện gió Phong Huy và quyết định điều chỉnh thông tin nhà thầu tại dự án điện gió Phong Nguyên.

    Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Điện gió Phong Liệu được thành lập vào tháng 8/2019, trụ sở tại thôn Xa Lăng, xã Đakrông, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị, có vốn điều lệ ban đầu là 310 tỷ đồng, là công ty con 99% vốn của CTCP Đầu tư Mai Phong, hai cổ đông còn lại là bà Lê Thị Ái Lan (0,5%) và CTCP Thuỷ điện Đakrông (0,5%).

    Trước đây, cũng với cấu trúc tương tự, Công ty Phong Huy và Công ty Phong Nguyên cũng có số vốn ban đầu 330 tỷ đồng, cùng là công ty con của CTCP Đầu tư Mai Liệu (99%); các cổ đông còn lại là CTCP Thủy điện Đakrông (0,5%) và bà Lê Thị Ái Loan (0,5%).

    Hiện, các dự án này đã xong các thủ tục pháp lý để tiến tới ký hợp đồng EPC (tổng thầu) và đám phán hợp đồng mua sắm thiết bị.

    Trung tuần tháng 2/2020, CTCP Xây lắp Điện 1 đã hoàn tất mua lại gần như toàn bộ cổ phần trong hai công ty Phong Huy và Phong Nguyên, qua đó sở hữu luôn bộ đôi dự án ở Hướng Hoá, Quảng Trị. Trước đó, tháng 12/2018, Lovico Group mới nhận được quyết định của Bộ Công Thương về việc phê duyệt quy hoạch phát triển 3 dự án điện gió Phong Liệu, Phong Nguyên, Phong Huy tại huyện Hướng Hoá, Quảng Trị.

    Ngay sau đó, Lovico đã ký hợp đồng lập hồ sơ thiết kế cơ sở (FS) cho 3 dự án và cùng cổ đông thành lập các công ty dự án để tiếp nhận chủ trương đầu tư... Mọi thủ tục hành chính để hoàn thành dự án đầu tư và các công tác khác đều bị đình trệ không thể thực hiện vì chưa có quy hoạch đấu nối lên lưới điện quốc gia, bởi việc hoàn thành dự án phụ thuộc vào phê duyệt quy hoạch đấu nối cho các dự án nên công việc bị ngưng trệ hoàn toàn.

    Cuối tháng 1/2020, Lovico mới được Thủ tướng phê duyệt đấu nối vào lưới điện quốc gia cho 3 nhà máy, lúc này dự án mới đủ cơ sở để hoàn thiện các thủ tục thoả thuận đo đếm, rơ-le, SKADA... và hợp đồng mua bán điện.

    Tại thời điểm này, cũng là thời điểm nghỉ tết âm lịch cả nước kèm theo đó là bùng phát dịch bệnh COVID-19 nên mọi hoạt động ngưng trệ kéo dài không chỉ trong nước mà cả các hãng tuốc-bin nổi tiếng cũng không cam kết cấp tua-bin cho các dự án. Hạng mục lớn như đường dây 220kV và trạm 220kV hướng Tân cũng là một thách thức với nhà đầu tư khi quỹ thời gian dự kiến ban đầu về quy hoạch đấu nối nên đã chiếm 50% quỹ thời gian cho phép.

    Trước nguy cơ các dự án khó có thể hoàn thành phát điện cả 3 dự án như yêu cầu của tỉnh Quảng Trị nên Lovico đã chọn đối tác chiến lược là PCC1. Đây là đơn vị có uy tín tại Việt Nam hiện nay về xây dựng trạm, dường dây... PCC1 cũng cam kết sẽ hỗ trợ Lovico đàm phán tuốc-pin, hỗ trợ đàm phán gói tín dụng quốc tế với lãi suất thấp. Vì thế, Lovico đã tổ chức họp và vận động cổ đông nhường bán một phần cổ phần cho PCC1 kiểm soát dự án để cùng đồng hành với dự án Phong Liệu.

    Thực tế, khoảng 3 năm trở lại, phong trào phát triển năng lượng tái tạo rộ lên khắp cả nước, với hàng trăm dự án chờ xin cấp phép. Với giá bán điện được ưu đãi, đây trở thành một lĩnh vực hấp dẫn với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong đó, bên cạnh các tập đoàn lớn xin dự án để làm thật, thì cũng có không ít nhà đầu tư mang tính lướt sóng, xin dự án rồi bán kiếm lời. Tuy nhiên, vì nhiều lý do bất khả kháng vì là thời điểm nghỉ tết âm lịch cùng việc bùng phát dịch bệnh COVID-19, nên để triển khai dự án, Lovico mới hợp tác với PCC1. Mục đích là để dự án sớm đi vào phát điện theo đúng kế hoạch.

    Thuỷ điện Đakrông được thành lập năm 2007, theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, đã đầu tư nhiều năm trong lĩnh vực năng lượng, là chủ Nhà máy thủy điện Đồng Văn (vốn 1.100 tỷ đồng); Nhà máy thủy điện Dakrong 2 tại Quảng Trị (vốn 540 tỷ đồng).

    Trước đây, Thủy điện ĐaKrông định hướng chuyển mạnh sang mảng năng lượng tái tạo, sau đó có xin được triển khai dự án điện mặt trời Buôn Choah tại Đăk Nông có công suất 125MW, tổng vốn đầu tư 3.926 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay vì nhiều lý do vẫn chưa được bổ sung quy hoạch nên chưa thể thực hiện.

    Thủy điện ĐaKrông hiện có vốn 600 tỷ đồng, trong đó Thương mại Đầu tư Huy Hoàng nắm 50,9%, ông Võ Duy Tấn (4,3%), ông Đỗ Thành Vinh (0,083%) và bà Lê Thị Ái Loan (40,7%).

    Hiện, tổng mức đầu tư các dự án năng lượng của Lovico đã và đang tham gia lên tới khoảng 3.300 tỷ đồng. Trong đó, có 2 dự án đã đưa vào vận hành và phát điện, có công suất 46MW với tổng mức đầu tư 1.640 tỷ đồng.
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
  10. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, việc giải ngân 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm nay là vô cùng quan trọng và yêu cầu không được để ngành nào, địa phương nào không giải ngân hết số vốn.
    Sáng nay (5/5), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2020.
    [​IMG]

    Nhấn để phóng to ảnh

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 5/5 (ảnh: VGP)
    Thủ tướng quán triệt tinh thần quyết liệt tháo gỡ, không để tình trạng trì trệ, chậm trễ như thời gian qua ở một số bộ, ngành, địa phương, một số công trình.

    “Việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công khoảng 700.000 tỷ đồng trong năm nay là vô cùng quan trọng. Các đồng chí phải xông vào trận, nếu có vướng mắc thì báo cáo kịp thời, bám ngày, bám đêm để triển khai cho được; không được để ngành nào, địa phương nào không giải ngân hết số vốn” - Thủ tướng cho biết.

    Thủ tướng nhấn mạnh phải đạt được mục tiêu kép, “làm sao tăng trưởng đạt được mục tiêu cần thiết”, không thể và không được để tăng trưởng quá thấp.

    Về dịch Covid-19, Thủ tướng cho rằng cơ bản được đẩy lùi. Tuy nhiên, không được chủ quan. Nhấn mạnh mục tiêu kép, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm, đặc biệt cho ý kiến về Nghị quyết của Chính phủ tháo gỡ khó khăn, giải ngân vốn đầu tư công, phục hồi sản xuất kinh doanh.

    Theo người đứng đầu Chính phủ, trong bối cảnh đã kiểm soát được dịch bệnh (19 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng - PV) thì nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, đời sống, tăng trưởng.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, 4 tháng qua nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng âm. Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), với kịch bản cơ sở GDP toàn cầu năm 2020 sẽ âm 3% nếu dịch Covid-19 đạt đỉnh trong quý II/2020 và giảm trong nửa cuối năm 2020.

    Với tình hình nói trên, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phải sớm phục hồi phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, đây là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, của cộng đồng và nhân dân cả nước; cần tập trung ưu tiên khởi động lại nền kinh tế, thúc đẩy phát triển và nhấn mạnh phải đạt được mục tiêu kép trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế xã hội, “làm sao tăng trưởng đạt được mục tiêu cần thiết”.

    Dẫn lại dự báo của IMF về tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay (tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, đạt khoảng 2,7%), Thủ tướng yêu cầu phải đạt cao hơn mức này.

    “Cao thì khó lắm, mục tiêu kế hoạch là khó lắm, nhưng chúng ta không thể và không được để tăng trưởng thấp. Có tăng trưởng mới giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội tốt nhất” - Thủ tướng nêu rõ.

    Đặt vấn đề về tăng trưởng, Thủ tướng cũng nhấn mạnh phải kiểm soát được lạm phát dưới ngưỡng 4%, đây là mục tiêu rất quan trọng, bởi nếu tăng trưởng mà để lạm phát quá cao thì không còn ý nghĩa.

    Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị các thành viên Chính phủ xem xét việc điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2020 nếu thấy cần thiết để báo cáo Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Quốc hội trong thời gian tới.

Chia sẻ trang này