1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Chọn cổ phiếu cho đầu tư giá trị tăng trưởng tránh dịch bệnh!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 22/02/2020.

3289 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 03:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 74154 lượt đọc và 665 bài trả lời
  1. khungru

    khungru Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2017
    Đã được thích:
    540
    mình nắm đc vài tin, chưa công bố thôi, bác có cứ hold đi, còn phi nữa
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.261
    Mịa nó mua thỏa thuận giá 18 nhỉ
    --- Gộp bài viết, 11/05/2020, Bài cũ: 11/05/2020 ---
    Thằng nào ngâu mua của Tây giá cao thế lên sàn mà mua=))=))=))
  3. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.130
    Không biết vụ này ông nào cân 23M này nhỉ, có vụ thâu tóm nào ko đây. Hay là REE của madam Thanh nhảy vào cuộc chơi này. Đây đúng là lĩnh vực ưa thích của REE
    manhtd04 thích bài này.
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.261
    Chị Thanh mà vào HĐQT thì PC1 ko bao giờ 1x mà 2x hoặc 3x
    --- Gộp bài viết, 11/05/2020, Bài cũ: 11/05/2020 ---
    Có lẽ PC1 bước vào 1 trang mới với mớ thỏa thuận hôm nay
    --- Gộp bài viết, 11/05/2020 ---
    Nói mãi rồi, bán là thua mua là thắng
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.261
    Sáng ngày 28/04/2020, Công ty Cổ phần Thuỷ điện Bảo Lâm (Công ty con của PCC1) đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng: Cung cấp cần cẩu bánh xích Zomlion ZCC9800W và dịch vụ kỹ thuật với Công ty TNHH Lexim, tại trụ sở văn phòng công ty số 583 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.

    Tham gia lễ ký kết có ông Vũ Ánh Dương, Phó Tổng giám đốc PCC1 – phụ trách khối Đầu tư năng lượng, ông Trịnh Ngọc Hà, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thuỷ điện Bảo Lâm (BHP), bà Nguyễn Thu Hà, Giám đốc Công ty TNHH Lexim cùng các phòng ban trực thuộc.

    [​IMG]

    Lễ ký kết giữa PCC1 và các đối tác tại buổi làm việc

    Hợp đồng ký kết giữa Công ty Cổ phần Thuỷ điện Bảo Lâm và Công ty TNHH Lexim gồm cẩu siêu tải mới 800 tấn với lợi thế chiều cao lắp lên đến 180m, hệ thống các cẩu, xe, thiết bị hỗ trợ phù hợp với biện pháp thi công lắp đặt các Turbine điện gió ngoài biển và trên bờ đến hơn 5MW. Dự kiến đến tháng 02/2021 hệ thống siêu cẩu này sẽ được bàn giao cho Công ty Cổ phần Thủy điện Bảo Lâm…

    [​IMG]

    Ông Trịnh Ngọc Hà – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thuỷ điện Bảo Lâm (BHP) và bà Nguyễn Thu Hà – Giám đốc Công ty TNHH Lexim vui mừng trước thành công của buổi lễ ký kết

    Song song với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, Công ty Cổ phần Xây lắp Điện I cũng tập trung vào dịch vụ kỹ thuật với các lớp đào tạo nhân sự vận hành, lắp đặt, quản lý an toàn, quản lý thiết bị.

    Việc đẩy mạnh đầu tư công nghệ nằm trong chiến lược phát triển của PCC1, khẳng định vị thế dẫn đầu Việt Nam trong việc thực hiện tổng thầu các công trình lưới điện và là đối tác chuyên nghiệp của các nhà cung cấp thiết bị điện gió thực hiện thi công xây dựng và lắp đặt trụ điện gió tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
    Cẩu để triển khai các cột điện gió do PC1 đầu tư và làm các dự án điện gió EPC
  6. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.130
    Thứ 6 này 15/5 là ngày REE đại hội cổ đông nếu có vụ M&A PC1 thì chắc cũng có thông tin
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.261
    Ngành nghề kinh doanh chính khó bị ảnh hưởng do COVID-19

    PC1 là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp đường truyền và trạm biến áp tại Việt Nam với bề dày hoạt động trên 50 năm. Các lĩnh vực chính bao gồm xây lắp đường truyền, sản xuất cột điện, xây dựng và điều hành nhà máy thủy điện, và Bất động sản.

    [​IMG]

    Kết thúc quý I/2020, PC1 báo cáo doanh thu thuần tăng 6,5% lên 1.369,66 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chỉ giảm nhẹ 3,5% xuống 88.438 tỷ đồng trong khi đó LNST Công ty mẹ thậm chí còn tăng 4,13% lên 91,19 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Nguồn BCTC quý I/2020.
    Qua báo cáo kết quả từng mảng trong quý I/2020, PC1 cho thấy COVID-19 hầu như không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. Các mảng hoạt động quan trọng nhất của PC1 vẫn tạo ra doanh thu khá tốt như Sản xuất Công nghiệp (462 tỷ đồng), Xây lắp (358 tỷ đồng), Chuyển nhượng Bất động sản (261 tỷ đồng), Năng lượng (93,7 tỷ đồng). Riêng mảng Bất động sản đóng góp 31,08% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

    Qua đó, PC1 vẫn chưa chệch ra khỏi kế hoạch kinh doanh được đề ra trong Báo cáo thường niền 2019 mới được công bố gần đây. Cụ thể, doanh thu thuần quý I/2020 đạt 19,5% kế hoạch, lợi nhuận sau thuế cũng đạt khoảng 19%.

    Được biết, trong BCTN, PC1 đặt mục tiêu đạt 7.001 tỷ đồng doanh thu, tăng 20% so với doanh thu đạt được năm 2019. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 25% lên mức 469 tỷ đồng. Trong đó riêng mảng xây lắp đặt mục tiêu đạt 3.266 tỷ đồng doanh thu. Khối sản xuất công nghiệp phấn đấu đạt 1.273 tỷ đồng doanh thu.

    Theo đánh giá của CTCK Bản Việt, tăng trưởng lợi nhuận của PC1 năm 2020 sẽ đến từ (1) dự án Bất động sản Thanh Xuân, (2) 2 nhà máy thủy điện mới và (3) lợi nhuận đi ngang từ mảng lưới điện và sản xuất trụ điện.

    [​IMG]
    Nguồn BCTN 2019.
    Việc ghi nhuận lợi nhuận BĐS trong quý I/2020 cho thấy Công ty đang phản ánh lợi nhuận từ Bất động sản Thanh Xuân. Trong năm 2019, Công ty chỉ ghi nhận doanh thu từ Bất động sản là 213 tỷ đồng và riêng việc ghi nhận trong quý I/2020 đã lớn hơn cả năm ngoái. Với việc dự kiến doanh thu chuyển nhượng của cả dự án này là 898 tỷ đồng và sẽ hoàn thành trong quý II/2020, Công ty hứa hẹn sẽ còn tiếp tục ghi nhận hết lợi nhuận từ dự án Thanh Xuân.

    [​IMG]
    Nguồn BCTN 2019.
    Ngoài ra, trong lĩnh vực đầu tư năng lượng, đến nay, PCC1 đã vận hành thành công 5 nhà máy thủy điện với sản lượng vượt thiết kế. Các nhà máy thủy điện thứ 6 và 7 sẽ được hoàn thành và phát điện vào quý II/2020. Tổng công suất của 7 nhà máy gần 170 MW với tổng mức đầu tư 5.000 tỷ đồng.
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.261
    Kiểu này PC1 sẽ tái khởi động nhà máy điện Mặt Trời Trung thu
    Quyết định 13 - cú huých cho thị trường điện mặt trời trong năm 2020

    Thứ Ba, 12/5/2020 09:00
    Chia sẻ
    (ĐTCK) Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 13/2020/QÐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, tháo gỡ nút thắt về giá mua điện trong nhiều tháng qua, mở ra cơ hội cho thị trường điện sạch tại Việt Nam phát triển.
    [​IMG]
    Quyết định 13/2020/QÐ-TTg (Quyết định 13) được ký ban hành ngày 6/4/2020, thay thế Quyết định 11/2017/QÐ-TTg đã hết hiệu lực vào tháng 6/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2020 quy định mức giá mua điện mới áp dụng cho các dự án điện mặt trời nối lưới đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến hết ngày 31/12/2020 (trừ các dự án đã vào quy hoạch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/1/2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW được áp dụng mức giá mua điện cũ).

    Trong bối cảnh cộng đồng nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp cũng như người dân vừa trải qua quãng thời gian đầy khó khăn phòng chống dịch Covid-19, mốc thời gian 31/12/2020 để các dự án điện mặt trời đi vào vận hành thương mại là tương đối thách thức.

    Việc gấp rút đẩy nhanh tiến độ dự án hoặc các giao dịch mua bán dự án, ngoài các rủi ro về kỹ thuật và vận hành, các doanh nghiệp còn cần lưu ý đến một số vấn đề về thuế của các dự án năng lượng tái tạo nhằm đảm bảo tận dụng đúng và đủ các ưu đãi hiện có, giảm thiểu rủi ro thuế và tối ưu hóa chi phí tuân thủ trong mô hình tài chính của dự án.

    Về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, hiện các dự án điện năng lượng mặt trời hoặc năng lượng mặt trời mái nhà có thể được áp dụng các mức ưu đãi khác nhau tùy theo từng trường hợp, bao gồm ưu đãi theo quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đối với dự án năng lượng tái tạo ở mức thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm, hoặc theo điều kiện doanh nghiệp thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường, cụ thể áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10%, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp từ 5 - 9 năm, tùy vào địa bàn thực hiện dự án.

    Về ưu đãi thuế nhập khẩu, do dự án năng lượng tái tạo thuộc danh mục ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định, do đó, dự án được miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định và miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm đối với nguyên liệu vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu phục vụ dự án.

    Ngoài ra, tùy thuộc vào địa bàn thực hiện, dự án còn có thể hưởng ưu đãi miễn giảm tiền thuê đất.

    Tuy nhiên, việc áp dụng ưu đãi cần tuân thủ việc nghiên cứu cẩn trọng các văn bản pháp luật liên quan cũng như thực hiện đúng quy trình thủ tục hành chính theo các quy định về thuế, ưu đãi đầu tư, đất đai, thủ tục xuất nhập khẩu và hồ sơ miễn thuế tại khâu nhập khẩu...

    Nói một cách khác, ưu đãi về thuế và đầu tư không tự động áp dụng. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý rà soát kỹ các yếu tố pháp lý và hồ sơ chứng từ của dự án để tận dụng đúng và đủ các ưu đãi hiện có, đảm bảo một mô hình tài chính dự án lành mạnh.

    Trong trường hợp mua bán doanh nghiệp, nội dung về ưu đãi và đáp ứng các điều kiện ưu đãi cũng là một yếu tố quan trọng mà các bên cần soát xét chuyên sâu để có thể cân nhắc và phản ánh đầy đủ các nội dung này vào giá giao dịch cuối cùng, hoặc có những ràng buộc phù hợp trong các điều kiện của thỏa thuận mua bán.

    Mặc dù thị trường điện sạch ở Việt Nam vẫn còn phải đối diện với nhiều thách thức hiện hữu như hệ thống lưới điện quốc gia bị quá tải, thời hạn áp dụng tương đối gấp rút tại Quyết định 13, hay việc chưa có ưu đãi cụ thể đối với các dự án điện mặt trời có công suất lớn hơn 50 kWp…, tuy nhiên chỉ trong vài năm gần đây, Việt Nam đang vươn lên trở thành một điểm sáng thu hút đầu tư trong khu vực cũng như trên thế giới đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời.

    Tiềm năng là rất lớn do các lợi thế về địa lý (bức xạ nhiệt lớn ở các khu vực phía Nam, diện tích khả dụng lớn…) và các yếu tố kinh tế chính trị xã hội khác của thị trường nội địa.

    Vì vậy, nếu giải quyết hài hòa lợi ích các bên trong các vấn đề tồn đọng, Việt Nam sẽ tiếp tục chứng minh là điểm đến an toàn và lý tưởng của các dòng vốn đầu tư trong khu vực cũng như thế giới trong lĩnh vực điện mặt trời trong tương lai gần.
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.261


    Tha hồ làm lưới điện
    Bài học “đắt giá” điện mặt trời và đề nghị bổ sung 7.000 MW điện gió vào quy hoạch điện

    Tác giả Thanh Hương/Baodautu.vn
    Trong chưa đầy 2 tháng, Bộ Công thương đã liên tục có 3 công văn đề nghị bổ sung 7.000 MW điện gió vào Quy hoạch và kéo dài thời gian áp dụng giá mua điện cố định (FIT) với loại hình này tới hết năm 2023.
    Mặc dù Quy hoạch điện VII điều chỉnh đang còn hiệu lực đã bị phá vỡ bởi việc bổ sung tràn lan các dự án điện mới trong khi các dự án điện đã được ghi danh không thể triển khai đúng như tiến độ, kế hoạch, cũng như Quy hoạch phát triển Điện VIII (Tổng sơ đồ 8) đang được yêu cầu trình Chính phủ vào tháng 10/2020 này, nhưng trong 2 tháng qua, Bộ Công thương đã liên tục có nhiều công văn đề nghị bổ sung 7.000 MW điện gió vào Quy hoạch điện hiện hành.
    Đáng nói là trước 7.000 MW điện gió đang được đề nghị bổ sung hiện nay, các cơ quan chức năng đã bổ sung tới 4.800 MW điện gió vào quy hoạch điện hiện hành.

    Tính đến tháng 3/2020, Việt Nam đã có 78 Dự án điện gió với tổng công suất khoảng 4.800 MW được bổ sung quy hoạch; 11 Dự án (tổng công suất 377 MW) đã vận hành phát điện; 31 Dự án (tổng công suất 1.62 MW) đã ký hợp đồng mua bán điện dự kiến đi vào vận hành năm 2020 - 2021. Ngoài ra, còn 250 Dự án với tổng công suất khoảng 45.000 MW đang đề nghị được bổ sung quy hoạch phát triển điện lực.

    Nguồn Bộ Công thương

    Trên thực tế, làn sóng đầu tư vào điện gió từ các doanh nghiệp tư nhân chỉ xuất hiện sau khi có Quyết định 39/QĐ-TTg (ban hành năm 2018) công bố giá mua điện gió là 8,5 UScent/kWh cho dự án trên bờ và 9,8 UScent/kWh cho dự án ngoài khơi.

    Mức giá này cũng được cho là khá hấp dẫn, bởi cao hơn giá bán lẻ điện bình quân mà ngành điện đang bán tới tay các hộ tiêu thụ hiện nay là khoảng 8 UScent/kWh.

    Lý giải cho việc đề xuất bổ sung 7.000 MW điện gió vào Quy hoạch điện hiện nay, Bộ Công thương đã đưa ra việc các dự án điện hiện có trong quy hoạch bị chậm tiến độ, khiến việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện giai đoạn 2021-2025 gặp nhiều khó khăn.

    Theo Bộ Công thương, dự báo năm 2023 có thể thiếu trên 13 tỷ kWh điện, trong khi đã phải phát dầu gần 11 tỷ kWh nếu không triển khai ngay một số giải pháp đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời hay tăng cường mua điện từ các nước trong khu vực.

    Tổng công suất nguồn điện ở thời điểm năm 2020 này là 56.000 MW, trong đó điện mặt trời chiếm khoảng 10% - tuy nhiên sản lượng điện mặt trời đóng góp cho hệ thống chỉ chiếm 4%.

    Đáng chú ý là hiện có rất nhiều dự án điện mặt trời được các doanh nghiệp tư nhân trong nước đứng ra xin làm chủ đầu tư nhưng sau khi xin được dự án hoặc đóng điện vận hành đã nhanh chóng bán lại cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đến từ các nước lân cận.

    Trong công thư gửi Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vào ngày 15/4/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã viết:
    “Phát triển điện mặt trời là một kinh nghiệm đắt giá. Nay điện LNG, điện gió đang có xu hướng tương tự. Nhiều tỉnh thành trong cả nước thời gian qua như một phong trào liên tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy hoạch. Công tác quản lý Nhà nước và quy hoạch ngành điện đã không theo kịp thực tiễn phát triển.
    Thường trực Chính phủ chưa đủ cơ sở để họp xem xét chủ trưởng điều chỉnh mục tiêu phát triển điện gió tới năm 2025 và năm 2030. Yêu cầu khẩn trương hoàn thiện Tổng sơ đồ điện 8 với các tính toán khoa học, thực tiễn về cơ cấu nguồn và truyền tải để đảm bảo phát triển hiệu quả và bền vững. Bộ Công thương trình Thủ tướng Chính phủ muộn nhất tháng 10/2020”.
  10. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.130
    Chẳng bị ảnh hưởng mà được hưởng lợi Bank giảm lãi suất giúp chi phí tài chính các DA thủy điện và điện gió tới đây + vốn làm xây lắp rất thấp đẩy biên LN năm nay lên cao

Chia sẻ trang này