Chọn cổ phiếu cho đầu tư giá trị tăng trưởng tránh dịch bệnh!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 22/02/2020.

3762 người đang online, trong đó có 395 thành viên. 23:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 73999 lượt đọc và 665 bài trả lời
  1. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.110
    Khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan về đề nghị kéo dài cơ chế giá cố định đối với các dự án điện gió theo chỉ đạo tại văn bản số 3913/VPCP-CN ngày 19/5/2020 của Văn phòng Chính phủ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
    Vụ này cũng hay đây, PC1 chắc hưởng lợi rất tốt khi thông tin kéo dài cơ chế giá cố định đối với điện gió
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Áp thấp nhiệt đới giật cấp 9 trên Biển Đông
    12-06-2020 - 07:01 AM | Thời sự
    [​IMG]
    Ảnh Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
    Trong ngày 12/6, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông đảo Luzon đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão.
    Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hồi 01 giờ ngày 12/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 120,7 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Phillipines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

    Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 01 giờ ngày 13/6, vị trí tâm bão ở khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 117,5 độ Kinh Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 700km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-70km/giờ), giật cấp 10.

    Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới: Phía Đông kinh tuyến 117,0 độ Kinh Đông; từ vĩ tuyến 15,0 độ Vĩ Bắc đến 19,5 độ Vĩ Bắc. Cấp độ rủi do thiên tai do áp thấp nhiệt đới: cấp 3.

    Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 01 giờ ngày 14/6, vị trí tâm bão ở khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 230km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

    Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km.
    Các hồ thuỷ điện của PC1 lại đầy nước ngon rồi
    --- Gộp bài viết, 12/06/2020, Bài cũ: 12/06/2020 ---
    ko thấy bán mạnh nhỉ
    --- Gộp bài viết, 12/06/2020 ---
    https://www.google.com/amp/s/m.tinn.../dien-gio-ganh-trong-trach-lo-dien-331183.amp
    --- Gộp bài viết, 12/06/2020 ---
    Mới múc đc ít ATO mà ko xuống nữa nhỉ
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    ĐÓNG ĐIỆN THÀNH CÔNG DỰ ÁN TBA 220KV PHƯỚC THÁI VÀ ĐƯỜNG DÂY ĐẤU NỐI

    Sau gần 10 tháng thi công liên tục, 22h ngày 10/6/2020, Trạm biến áp 220kV Phước Thái chính thức được hòa vào đường dây truyền tải điện Quốc gia.
    Trạm biến áp 220kV Phước Thái là một trong những trạm biến áp được xây dựng với mục đích tăng cường năng lực lưới điện, giải tỏa công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo trên địa bàn các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận trong năm 2020.
    Dự án có quy mô:
    - Phần Trạm biến áp: Trong giai đoạn đầu lắp đặt 01 MBA 22/22/220kV – 125MVA; HTPP 220kV có 05 ngăn lộ, gồm 04 ngăn lắp mới và 01 ngăn dự phòng; HTPP 22kV: lắp đặt 09 tủ phân phối. Điều khiển trạm bằng hệ thống máy tính và sử dụng rơ le loại kỹ thuật số có giao thức IEC-61850 trong hệ thống bảo vệ.
    - Phần đường dây đấu nối: Xây dựng 1 đường dây mạch kép dài khoảng 2,3km từ Trạm biến áp nâng áp 22/22/220kV đấu nối chuyển tiếp vào 1 mạch của đường dây mạch kép 220kV Vĩnh Tân – Tháp Chàm hiện có.
    PCC1 Mỹ Đình là đơn vị đại diện cho Công ty Cổ phần Xây lắp Điện I (PCC1) thi công công trình này.
    [​IMG]
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    • Việt Nam sắp có thêm 3 dự án điện gió đi vào vận hành
    TH&SP Mới đây, Vestas - một công ty năng lượng gió của Đan Mạch đã kí đơn đặt hàng lớn nhất tại Việt Nam tính đến nay với tổng công suất 144MW cho ba dự án điện gió tại tỉnh Quảng Trị là Liên Lập, Phong Huy và Phong Nguyên.
    [​IMG]

    Việt Nam sắp có thêm 3 dự án điện gió đi vào vận hành

    Chủ đầu tư các dự án là Công ty Cổ phần Xây lắp Điện I (PCC1), hợp tác với RENOVA, Inc, một công ty năng lượng tái tạo của Nhật Bản.

    Vestas sẽ cung cấp, vận chuyển, lắp đặt và vận hành tổng cộng 36 tua-bin gió V150-4,2 MW ở mức công suất đặt 4 MW, nhằm tối đa hóa sản lượng điện cho cả ba dự án.

    Đơn đặt hàng mới này đưa tổng công suất đặt hàng của Vestas trong năm 2020 tại Việt Nam lên hơn 300 MW.

    Ông Clive Turton, Chủ tịch Vestas Châu Á Thái Bình Dương cho biết, Vestas rất vui mừng được hợp tác với PCC1 và RENOVA cho ba dự án điện gió này. Thời hạn thực hiện Biểu giá điện hỗ trợ tại Việt Nam đang đến rất gần và khách hàng của chúng tôi cần một đối tác đáng tin cậy để đảm bảo rằng các dự án có thể được thực hiện một cách chuyên nghiệp, trước thời hạn tháng 10/2021.

    Ba dự án nằm ở địa hình miền núi xa xôi và phức tạp, đơn đặt hàng cho thấy Vestas có thể tận dụng khả năng định vị, quản lý dự án và vận chuyển hàng đầu trong ngành để phát triển và cung cấp các giải pháp cụ thể theo địa điểm trong mọi điều kiện. Vestas sẽ tận dụng sự phối hợp với các dự án gió khác trong khu vực để tối ưu hóa công việc xây dựng và bảo trì bằng cách chia sẻ kho, thiết bị lắp đặt và nhân lực để đảm bảo mức độ sẵn sàng cao hơn cho các dự án.

    Đơn đặt hàng cũng bao gồm thỏa thuận dịch vụ Quản lý đầu ra hoạt động 5000 (AOM 5000) trong 10 năm.

    03 dự án nhà máy điện gió hiện đang được triển khai thực hiện và dự kiến sẽ đi vào vận hành trong quý III/2021.

    Trước đó như Thương hiệu & Sản phẩm đã đưa tin, Chính phủ có Văn bản số 693/TTg-CN đưa ý kiến về chủ trương bổ sung quy hoạch điện gió như đề nghị của Bộ Công thương.

    Cụ thể, do chậm tiến độ đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện than có quy mô công suất lớn được quy hoạch với tiến độ đưa vào vận hành đến năm 2023 nên hệ thống điện quốc gia dự kiến đối mặt với nguy cơ thiếu điện rất lớn nếu không có giải pháp điều hành phù hợp và kịp thời.
    [​IMG]

    Bổ sung thêm dự án điện gió vào Quy hoạch Điện

    Chính phủ giao Bộ Công thương chịu trách nhiệm thực hiện việc rà soát, cập nhật các dự án điện gió vào quy hoạch điện lực theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, chặt chẽ, khoa học, đồng bộ nguồn và lưới điện, hiệu quả kinh tế chung, kiên quyết chống tiêu cực, không để xẩy ra tình trạng “xin-cho” các dự án.

    Ngoài ra, văn bản 693/TTg-CN cũng yêu cầu, Bộ Công thương khẩn trương xử lý các kiến nghị bổ sung quy hoạch điện gió của các địa phương đã gửi Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan Trung ương và Quốc hội để rà soát, xem xét, bổ sung quy hoạch khi đủ điều kiện theo quy định với các dự án điện gió phù hợp ở những địa phương có tiềm năng và thuận lợi phát triển điện gió, có khả năng giải tỏa công suất nhưng hiện có ít dự án và có thể triển khai thực hiện nhanh bổ sung nguồn cung ứng điện cho đất nước.

    Bộ Công thương cũng được giao khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về xử lý các kiến nghị của Ban kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về các vấn đề có tính cấp bách về phát triển năng lượng và bổ sung quy hoạch điện gió của các địa phương
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    Ai còn ai mất
  7. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.110
    Vẫn nguyên
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    PCC1: Diều đang chờ gió
    Kim Dung Thứ Năm | 25/06/2020 09:34



    [​IMG]
    Dồn lực phát triển các trang trại điện gió, PCC1 đang chuyển mình thành một công ty phát điện.


    • Công ty Cổ phần Xây lắp Điện I (PCC1, mã PC1) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp đường truyền và trạm biến áp tại Việt Nam. PCC1 hoạt động chính trong lĩnh vực xây lắp đường truyền, sản xuất cột điện, xây dựng và điều hành nhà máy thủy điện và bất động sản.

      Tiềm năng từ 3 trang trại điện gió
      3 trang trại điện gió của PCC1 gồm Liên Lập, Phong Huy và Phong Nguyên. Ban Lãnh đạo PCC1 kỳ vọng các dự án được khởi công trong quý II/2020 và duy trì mục tiêu đưa 3 trang trại điện gió này vào hoạt động chậm nhất vào tháng 9.2021.
      Liên quan đến vấn đề huy động vốn, PCC1 cho biết Công ty đang cân nhắc nhiều lựa chọn, bao gồm các khoản vay từ ngân hàng VietinBank với lãi suất thả nổi là lãi suất cơ bản 12 tháng cộng mức chênh lệch 2,6 điểm phần trăm. PCC1 cho biết Công ty sẽ bắt đầu vay vốn sớm nhất từ tháng 10.2020 nhằm có thêm thời gian để tìm nguồn vay với lãi suất cạnh tranh hơn.
      Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) kỳ vọng 3 trang trại điện gió của PCC1 bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2021, giúp tăng gấp đôi công suất điện của PCC1 lên 300 MW vào năm 2022. Theo dự báo của VCSC, các trang trại điện gió, cùng với danh mục thủy điện của PCC1, sẽ cải thiện đóng góp của mảng phát điện cho lợi nhuận ròng của Công ty từ mức 35% trong năm 2020 lên 80% trong năm 2024. VCSC cũng cho biết, mảng phát điện (điện gió và thủy điện) chiếm phần lớn lợi nhuận ròng dự phóng của PCC1 từ năm 2022.

      [​IMG]

      Ngoài ra, công ty chứng khoán này cho rằng mối quan hệ hợp tác của PCC1 với Renova (công ty năng lượng tái tạo của Nhật với khả năng vận hành phát triển 1.000 MW công suất điện gió đã được chứng minh) sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho PCC1 trong việc thâm nhập vào các mảng kinh doanh mới. Phía PCC1 cho biết thêm, Tập đoàn Renova đang tích cực phát triển các dự án phát điện gió ngoài khơi quy mô lớn với tổng công suất 700 MW.

      Mục tiêu trở thành nhà thầu EPC
      Hợp đồng tổng thầu EPC (Engineering Procurement and Construction) có tên đầy đủ là Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình. Bên cạnh mảng xây lắp điện truyền thống, PCC1 hiện đặt mục tiêu trở thành nhà thầu EPC có uy tín trong mảng năng lượng tái tạo. Đại diện PCC1 cho biết, 3 dự án điện gió của Công ty có tổng công suất (khoảng 150 MW) lớn nhất trong tất cả các dự án điện gió đã được phê duyệt tại tỉnh Quảng Trị.
      Việc PCC1 tự thi công các dự án điện gió đã giúp Công ty có vị thế vượt trội để thắng thầu các hợp đồng EPC cho những dự án năng lượng tái tạo khác trong khu vực. PCC1 có kế hoạch ký hợp đồng thầu EPC trị giá khoảng 1.600 tỉ đồng cho các dự án điện gió trong năm 2020, sẽ hỗ trợ tổng giá trị hợp đồng ký mới năm 2020 đạt 3.700 tỉ đồng.
      Theo chia sẻ của ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PCC1, đối với khối xây lắp điện, Công ty đặt mục tiêu phát triển hoạt động tổng thầu EPC lên một quy mô mới, không chỉ dừng lại EPC các dự án lưới điện, mà PCC1 sẽ làm chủ các hợp đồng tổng thầu EPC cho những nhà máy điện gió, nhà máy điện năng lượng tái tạo trong năm 2020 và 2021.

      [​IMG]

      Ban Lãnh đạo PCC1 nhận định tiềm năng điện gió là rất lớn và còn phát triển trong 10 năm tới. Hiện tại, PCC1 đã đầu tư đồng bộ tổ hợp cẩu đặc chủng đến 800 tấn chuyên dụng để thực hiện tổng thầu EPC nhà máy điện gió. Công ty cũng cho biết đang ưu tiên đầu tư vào các dự án điện gió hơn là đầu tư vào các dự án BT, BOT trong truyền tải điện.
      Về kết quả kinh doanh, PCC1 ước tính doanh thu ở mức 3.000 tỉ đồng và lãi sau thuế ở mức 250 tỉ đồng, tương ứng thực hiện lần lượt 43% và 53% kế hoạch cả năm 2020. Ban Lãnh đạo PCC1 cho biết, mục tiêu chiến lược về tăng trưởng doanh thu trung bình năm là 22% và đến năm 2020 đạt doanh thu tương đương 400 triệu USD, lợi nhuận sau thuế trung bình năm trên doanh thu không nhỏ hơn 8%.
      Vừa qua, Đại hội cổ đông của PCC1 cũng thông qua việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu 20% cho năm tài chính 2019 với ngày thực hiện dự kiến là trong quý IV/2020. Công ty cũng đặt mục tiêu chia cổ tức tỉ lệ 15% cho năm tài chính 2020, nhưng không công bố cụ thể chia cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu.
      Trên phương diện đầu tư, VCSC nhận định cổ phiếu PC1 đang có định giá hấp dẫn tại P/E dự phóng năm 2020 là 6,7 lần và P/B là 0,6 lần so với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) dự phóng giai đoạn 2019-2024 của VCSC là 13% nhờ kế hoạch mở rộng đáng kể công suất điện gió.
  10. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    17.684
    https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/the-cua-nha-thau-xay-lap-dien-pc1-11304.html
    Nhà thầu xây lắp điện trên sàn chứng khoán, quy mô vốn hóa không lớn nhưng PC1 có những thế mạnh riêng trong lĩnh vực xây lắp điện với nhiều “của để dành” khác.

    VỚI MỨC TĂNG GIÁ 75% TRONG VÒNG BỐN TUẦN
    vào giữa quý II.2020, nhiều nhà đầu tư tiếc nuối khi bỏ qua cơ hội bắt đáy cổ phiếu PC1 của công ty cổ phần Xây lắp điện 1. Khi dịch bệnh bùng phát, PC1 chịu cảnh bán tháo nhưng khi tâm lý bi quan qua đi, giới đầu tư quay ngoắt, đổi khẩu vị săn đón cổ phiếu này khi nhận ra đại dịch Covid-19 không ảnh hưởng nặng đến ngành xây lắp.

    [​IMG]
    Ông Trịnh Văn Tuấn, chủ tịch, tổng giám đốc PC1, người gắn bó với công ty hơn 20 năm.


    Ở trạng thái bình thường mới, sau khi Covid-19 bước đầu được kiểm soát, một trong các đòn bẩy quan trọng nhất đưa kinh tế Việt Nam quay lại quỹ đạo tăng trưởng là khơi thông nguồn vốn ngân sách kích thích đầu tư công. PC1, doanh nghiệp xây lắp điện nằm trong nhóm những doanh nghiệp kỳ vọng hưởng lợi trong lĩnh vực hạ tầng và xa hơn là nhu cầu phát triển năng lượng.

    “Trong bối cảnh những khó khăn và thách thức lớn đối với phát triển kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới năm 2020, đối với PC1 các cơ hội đan xen nhiều thách thức,” ông Trịnh Văn Tuấn, chủ tịch của công ty bày tỏ trong thông điệp gửi đến các cổ đông.

    Sau lần đầu xuất hiện 2017, PC1 quay lại danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2020 của Forbes Việt Nam. Dù giá cổ phiếu đã tăng mạnh từ đáy nhưng trung tuần tháng 5.2020, vốn hóa của công ty khoảng 110 triệu USD, bất chấp PC1 là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành xây lắp lưới điện và những “của để dành” – các tài sản đưa công ty vượt qua thời điểm môi trường kinh doanh không thuận lợi như hiện nay.

    Năm 2019, PC1 đạt doanh thu 5.845 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 376 tỉ đồng. Khi các doanh nghiệp niêm yết rục rịch điều chỉnh kế hoạch kinh doanh thận trọng, đầu tháng sáu, PC1 tổ chức đại hội cổ đông với kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 25% và doanh thu dự phóng đạt 400 triệu USD – cao nhất từ trước tới nay.

    Yếu tố nào giúp PC1 có thể lạc quan? Với kinh nghiệm hoạt động 57 năm, PC1 được gọi là nhà thầu xây lắp điện nhưng đang hoạt động kinh doanh dựa trên bốn chân trụ: xây lắp điện – sản xuất công nghiệp các thiết bị cơ khí ngành điện – đầu tư vào năng lượng bao gồm cả loại hình thủy điện và điện gió – đầu tư bất động sản.

    Ở hoạt động kinh doanh truyền thống, PC1 đang dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực xây lắp điện với tập hồ sơ dày các dự án truyền tải điện đã và đang thực hiện ở quy mô tầm quốc gia. Công ty Chứng khoán Rồng Việt đánh giá PC1 chiếm 30-40% thị phần trong mảng xây lắp đường dây và trạm biến áp, 40% thị phần trong mảng sản xuất kết cấu thép mạ kẽm (chuyên dụng cho lưới điện cao áp và siêu cao áp).

    Năng lượng tái tạo là lĩnh vực được đẩy mạnh phát triển tại Việt Nam từ năm 2017 với các chính sách ưu đãi đầu tư phát triển điện gió và điện mặt trời. Năm 2019, riêng mảng năng lượng tái tạo, PC1 đã thi công hạ tầng trạm biến áp và đường dây truyền tải, với tổng công suất ước tính đạt 1,2 GW trên tổng số 4,9 GW được hòa lưới, tương đương khoảng 25% công suất phát điện mới của thị trường.

    Từ hoạt động xây lắp và tư vấn, năm năm gần đây PC1 đã mở rộng ra lĩnh vực đầu tư năng lượng. Đầu năm 2020, PC1 vận hành năm nhà máy thủy điện, phần lớn quy mô nhỏ ở khu vực miền núi phía Bắc, sản lượng thực tế vượt thiết kế cho dù năm qua hiện tượng thời tiết El Nino làm cho lượng mưa sụt giảm mạnh trên cả nước.

    Năm 2020, công ty dự kiến đưa thêm nhà máy Bảo Lạc B (Cao Bằng) và Sông Nhiệm 4 (Hà Giang) vào phát điện, nâng tổng công suất của bảy nhà máy lên gần 170 MW. Đón bắt xu hướng phát triển năng lượng tái tạo, PC1 đang trong giai đoạn đầu tư lớn, phát triển ba dự án điện gió tại Liên Lập, Phong Huy, Phong Nguyên (Quảng Trị), cùng công suất 48MW, dự kiến đưa vào vận hành năm sau.

    [​IMG]
    PC1 hoạt động với bốn mảng, xây lắp điện, cơ khí, năng lượng và bất động sản. Trong mảng xây lắp điện, công ty có bề dày 57 năm, dẫn đầu thị trường về thị phần.


    Với một số dự án điện gió đang triển khai, mục tiêu của PC1 đạt công suất phát điện 744 MW vào năm 2025, bằng nửa công suất của Nhiệt điện Phả Lại, công ty năng lượng vốn hóa 340 triệu USD có mặt trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam.

    Những “của để dành” khác của PC1 giúp công ty tự tin vạch ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận năm 2019 có thể kể đến là dự án bất động sản PCC1 Thanh Xuân, dự kiến ghi nhận doanh thu hơn 800 tỉ đồng trong năm nay, theo công ty chứng khoán FPT.

    Sau khi hoàn thành năm dự án bất động sản, mới nhất PCC1 Thanh Xuân, công ty đang triển khai hai dự án bất động sản khác tại Hà Nội là PCC1 Vĩnh Hưng và PCC1 Thăng Long, sản phẩm ở phân khúc trung bình. “Tất cả dự án bất động sản của PC1 hiện đi đúng tiến độ nhằm ghi nhận lợi nhuận/hoàn tất thi công,” chuyên viên phân tích Nguyễn Đắc Phú Thành của công ty Chứng khoán Bản Việt cho biết.

    Tiền thân của PC1 là công ty Xây lắp đường dây và trạm, trực thuộc bộ Điện và Than được thành lập năm 1963. Do hệ thống lưới điện truyền tải cao áp có yêu cầu kỹ thuật chuyên môn đặc thù, điều kiện thi công khó khăn, vì vậy những dự án này thường do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện, mảng xây lắp điện ngoài PC1 có thêm vài cái tên như PCC2, PCC3, PCC4, Inco…

    Năm 2005, công ty cổ phần hóa, ông Trịnh Văn Tuấn thành cổ đông lớn nhất, nắm giữ 18,1% cổ phần. PC1 từng thu hút các quỹ đầu tư nước ngoài như Dragon Capital, Vietnam Holding… trước khi xuất hiện công ty cổ phần BEHS thế vai Dragon Capital sở hữu 17,75%.

    BEHS được xem là pháp nhân liên quan đến BIM Group, tập đoàn tư nhân đa ngành đang phát triển một số dự án năng lượng, một khách hàng của PC1 tại dự án BIM Ninh Thuận có gói thầu xây lắp trị giá 300 tỉ đồng. Với đặc thù kinh doanh, nhiều năm liền, tập đoàn Điện lực Việt Nam là khách hàng lớn của PC1 với giá trị hợp đồng chiếm tỉ trọng 70% – 80%.

    Vì vậy, các chính sách đầu tư của Chính phủ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty xây lắp này và từng gây khó khăn cho PC1 giai đoạn 2018 – 2019 khi nguồn vốn đầu tư công chậm giải ngân. Chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào năng lượng tái tạo từ năm 2017 giúp Việt Nam tăng công suất nhà máy năng lượng mặt trời từ dưới 100 MW cuối năm 2018 lên gần 4.500 MW vào giữa năm 2019.

    [​IMG]
    Bên cạnh mảng xây lắp truyền thống chịu ảnh hưởng bởi nguồn vốn đầu tư công và chính sách phát triển năng lượng, PC1 còn đầu tư vận hành các nhà máy thủy điện và điện gió.


    Xu hướng tư nhân đầu tư rót vốn phát triển năng lượng tái tạo giúp PC1 đa dạng hóa khách hàng, bớt phụ thuộc vào dự án năng lượng đầu tư bằng ngân sách khi giá trị hợp đồng với EVN giảm xuống còn khoảng 50%. Dịch bệnh Covid-19 đã khiến triển vọng xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư của Việt Nam kém tươi sáng. Vì vậy, nguồn vốn ngân sách 30 tỉ đô la Mỹ đầu tư công được xem là đòn bẩy hữu hiệu giúp kinh tế Việt Nam phục hồi nhờ ý nghĩa lan tỏa.

    Trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, một số dự án lớn đã được điểm danh: sân bay Long Thành (giai đoạn 1); sửa chữa đường băng Nội Bài và Tân Sơn Nhất và một số dự án hạ tầng trọng điểm.

    Trong lĩnh vực năng lượng, bộ Công thương ước tính giai đoạn 2016 – 2030, Việt Nam có thể đưa vào hoạt động khoảng 80.500MW điện, thấp hơn Quy hoạch điện VII điều chỉnh khoảng 15.200 MW. Tình trạng thiếu hụt điện sẽ tập trung ở miền Nam dự kiến tăng từ khoảng 3,7 tỉ kWh trong năm 2021 lên đến gần 12 tỉ kWh trong năm 2023, tương đương khoảng 12% nhu cầu điện tại miền Nam hiện nay, khi nhiều dự án lớn chậm tiến độ. Bên cạnh hạ tầng giao thông, cảng biển, khu công nghiệp, hạ tầng năng lượng là lĩnh vực thiết yếu, thúc đẩy sản xuất nội địa và tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.

    Trung tuần tháng 3.2020, đại diện cơ quan chức năng kiểm tra thi công đường dây 500 kV mạch 3 (Vũng Áng- Quảng Trạch- Dốc Sỏi- Pleiku 2), dự án lớn có sự tham gia của PC1, nhằm xem xét tiến độ thi công, xử lý các vướng mắc về mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ xây lắp trong năm 2020.

    Nhà thầu xây lắp PC1 có thể hưởng lợi nhờ gói kích cầu kích thích kinh tế nhưng cũng đối diện với những thách thức về tài chính trong việc mở rộng đầu tư sang các dự án năng lượng.

    (*) Bản in theo tạp chí Forbes Việt Nam số 85, tháng 6.2020

Chia sẻ trang này