1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Chọn cổ phiếu cho đầu tư giá trị tăng trưởng tránh dịch bệnh!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 22/02/2020.

2952 người đang online, trong đó có 39 thành viên. 03:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 74131 lượt đọc và 665 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.254
    Khuyến nghị mua dành cho PC1 với giá mục tiêu 21.600 đồng/CP
    CTCK Bản Việt (VCSC)


    Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua dành cho CTCP Xây lắp điện 1 (PC1) nhưng giảm giá mục tiêu 17,2% còn 21.600 đồng/CP do điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2020-2024, đặc biệt là trong năm 2020.

    Chúng tôi điều chỉnh giảm 17,3% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2020 do (1) giả định biên lợi nhuận thấp hơn cho mảng xây lắp, (2) giả định doanh số bán và giá bán thấp hơn cho danh mục thủy điện và (3) tăng dự báo lỗ từ công ty liên kết Gang thép Cao Bằng.

    Chúng tôi dự báo tăng trưởng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2020 đạt 38,5%, đến từ (1) dự án BĐS Thanh Xuân, (2) 2 nhà máy thủy điện mới và (3) lợi nhuận đi ngang từ mảng lưới điện và sản xuất trụ điện.

    PC1 sẽ được hưởng lợi từ dự phóng công suất điện tăng gấp 3 lần trong vòng 15 năm tới. Chúng tôi dự phóng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 2019-2022 đạt 16,2%, đến từ công suất điện tăng gấp đôi và 3 dự án BĐS.

    Yếu tố hỗ trợ: Lợi nhuận mạnh mẽ trong quý 2 từ bàn giao dự án BĐS; lợi nhuận vượt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 2020 của công ty là 501 tỷ đồng; đóng góp lợi nhuận từ công suất điện gió mới 100 MW bổ sung.

    Rủi ro: biên LN thấp hơn dự kiến cho các dự án xây lắp điện; tiến độ chậm hơn dự kiến cho các dự án BĐS; tỷ lệ đòn bẩy tăng.
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.254
    Tây nay đi ăn sáng lâu quá chắc đang cafe chém gió hay sao mà ko về bán để bà con đợi, hay là hết hàng rồi
    138nam đã loan bài này
  3. khungru

    khungru Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2017
    Đã được thích:
    540
    Tây lại quay lại táng sấp mặt
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.254
    Dự là tuần này hết hàng nhé
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.254
    Điện gió bùng nổ, công suất vượt quy hoạch: Nỗi lo truyền tải
    [​IMG]
    Một dự án điện gió hòa lưới điện quốc gia. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)
    Theo tiến sỹ Mai Duy Thiện, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, với Quyết định số 39, nhiều nhà đầu tư đã tham gia vào lĩnh vực điện gió, công suất đã vượt qua quy hoạch.


    [​IMG]
    Reuters: Buổi lễ động thổ Trung tâm R&D Samsung Việt Nam phải hủy vì coronavirus

    Quy hoạch Điện VII hiệu chỉnh đặt mục tiêu tổng công suất điện gió đạt 800 MW vào năm 2020, đạt 2.000 MW vào năm 2025 và 6.000 MW vào năm 2030. Tuy nhiên đến nay, đã có hàng chục dự án với công suất hàng nghìn MW đi vào hoạt động. Điều này đặt ra mối lo về việc giải tỏa công suất các dự án, tương tự như điện Mặt Trời thời gian qua.

    Theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam (Quyết định 39), các dự án điện gió trong đất liền được mua với giá 1.928 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng, tương đương 8,5 cents/kWh).

    Đối với các dự án điện gió trên biển, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng , tương đương 9,8 cent/kWh).

    Đây là mức giá mua điện gió tương đối cao so với mức giá được áp dụng từ trước đó (khoảng 1.770 đồng/kWh, tương đương 7,8 cent). Giá mua điện ở trên được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

    Theo tiến sỹ Mai Duy Thiện, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, với Quyết định số 39, nhiều nhà đầu tư đã tham gia vào lĩnh vực điện gió, công suất hiện đã vượt qua quy hoạch. Đây là điểm đáng mừng, nếu có thể giải quyết từng bước và nhanh chóng giải tỏa công suất cho các dự án, đem lại nguồn điện sạch cho phát triển kinh tế-xã hội và hiệu quả kinh tế của các dự án, tránh tình trạng như điện Mặt Trời thời gian qua.

    Theo báo cáo từ Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu, theo quy hoạch, tổng công suất tiềm năng gió tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 khoảng 2.507 MW. Hiện tại, tỉnh Bạc Liêu có tổng số 24 dự án điện gió, với tổng quy mô công suất 4.449,8 MW; trong đó, 2 dự án đang vận hành, công suất gần 100 MW; 4 dự án đã được phê duyệt quy hoạch (đang tổ chức thực hiện), công suất 292 MW và 18 dự án đang trình bổ sung quy hoạch, tổng công suất hơn 4.000 MW.

    Như vậy, trong thời gian tới, số dự án cần phải tính toán giải tỏa công suất là 22 dự án với tổng công suất hơn 4.350 MW.

    Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu cho hay việc truyền tải công suất các dự án trên gặp nhiều khó khăn do các công trình đường dây và trạm biến áp 110 kV trong khu vực chậm thực hiện. Các công trình đường dây và trạm biến 220 kV theo quy hoạch dự kiến thực hiện trong năm 2023, trong khi các dự án điện gió của tỉnh dự kiến vận hành trong các năm 2020, 2021 và sau 2021.

    Ngoài ra, hệ thống lưới điện cao thế của khu vực bán đảo Cà Mau nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng còn rất thiếu và yếu (trên địa bàn tỉnh chỉ có 2 tuyến đường dây 220 kV với chiều dài 122,8km và 6 đường dây 110 kV với chiều dài 122,53km, chưa có đường dây 500 kV). Trong khi đó, tiến độ xây dựng lưới điện chậm thực hiện.

    Vì vậy, theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu, việc truyền tải công suất các dự án năng lượng đang gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể, lưới điện phát triển theo quy hoạch điện lực chưa tính hết sự thâm nhập lớn của nguồn năng lượng điện gió trên địa bàn tỉnh, dẫn đến khả năng lưới điện không đảm bảo hấp thụ hết toàn bộ sản lượng điện phát của các nguồn điện gió trong tương lai, có thể gây quá tải lưới cục bộ, tổn thất điện năng và ảnh hưởng đến độ tin cậy cung cấp điện cho phụ tải điện của tỉnh.

    Theo Trung tâm Diều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), trước khi có Quyết định 39, chỉ có 9 dự án đi vào vận hành, với công suất khiêm tốn là 353 MW. Nhưng đến nay, hàng nghìn MW điện gió đã được ký hợp đồng mua bán điện và hàng nghìn MW đã được bổ sung quy hoạch. Các dự án điện gió tập trung ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Sóc Trăng...

    Cụ thể, còn 31 dự án có tổng công suất 1.645 MW đã ký Hợp đồng mua bán điện đang được đầu tư xây dựng, nhưng chưa vận hành thương mại.

    Ngoài ra, có 59 dự án đã bổ sung quy hoạch đến năm 2025, nhưng chưa ký Hợp đồng mua bán điện, với tổng công suất khoảng 2.700 MW. Bên cạnh đó, hơn 100 dự án khác đang xin ý kiến để được bổ sung vào quy hoạch.

    Điều này đặt ra những khó khăn trong giải tỏa công suất các dự án điện gió cho ngành điện. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), có thể cơ bản giải tỏa công suất tốt vào năm 2021. Tuy nhiên, còn rất nhiều dự án đang tiếp tục triển khai và bổ sung, gây khó cho việc giải tỏa.

    Để hưởng mức giá ưu đãi cho điện gió, nhiều nhà đầu tư đang phải chạy đua với thời gian để nối lưới, vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 (mốc thời gian hưởng ưu đãi theo Quyết định 39), mặc cho những lo ngại xung quanh việc có thể bị sa thải công suất, tương tự như điện Mặt Trời trước đó.

    Để tránh quá tải lưới truyền tải điện, giải tỏa công suất cho điện gió, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho hay năm 2020, tập đoàn sẽ khởi công 218 công trình và hoàn thành 240 công trình lưới điện 110-500 kV.

    Ngoài ra, tập đoàn đã tính toán các kịch bản, đẩy nhanh kế hoạch xây dựng, đưa vào vận hành một số đường dây truyền tải như 220 kV Đông Hà-Lao Bảo, Bạc Liêu-Vĩnh Châu... trong quý 3 hoặc 4/2020.

    [​IMG]
    Một dự án điện gió. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

    Tổng Giám đốc EVN Trần Đình Nhân cũng kỳ vọng 1.600 MW điện gió sẽ vận hành trước cuối năm 2020 và 4.300 MW vận hành trước tháng 12/2021, trước thời điểm hết hạn giá khuyến khích điện gió theo quy định và không xảy ra tình trạng "dồn toa" xin cấp đấu nối như các dự án điện Mặt Trời thời điểm tháng 6/2019.

    Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, với quy mô các nhà đầu tư tăng lên nhanh chóng, áp lực về giải tỏa điện thông qua hệ thống truyền tải là rất lớn. Vì vậy, trước tiên, Bộ rà soát các quy hoạch, trên cơ sở đánh giá tiềm năng các khu vực để sớm bổ sung vào quy hoạch những dự án cần thiết, quan trọng của hệ thống truyền tải, các trạm để nâng cao năng lực giải tỏa.

    Ngoài ra, Bộ thống nhất với EVN xác định giải pháp huy động các nguồn lực để đẩy nhanh thực hiện, những dự án đầu tư trong hệ thống truyền tải, đặc biệt đảm bảo vai trò của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, các công ty điện lực địa phương, cũng như các yếu tố đấu nối kỹ thuật, vận hành an toàn và xuyên suốt của hệ thống truyền tải để giải tỏa tối đa công suất cho các dự án mới đầu tư…/.
  6. vctranttk46

    vctranttk46 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    503
    PC1 quá bán rồi, giá này mua ăn chặt :-w
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.254
    PCC1 kỷ niệm 57 năm ngày thành lập
    02/03/2020

    Kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập Công ty CP Xây lắp điện I

    Sáng nay 02/03/2020, Công ty Cổ phần Xây lắp điện I đã tổ chức các hoạt động chào mừng 57 năm ngày thành lập công ty. Tham dự có ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ cùng các Phó Tổng giám đốc và toàn thể CBCNV của công ty.

    Chung vui cùng công ty, câu lạc bộ hưu trí đã về thăm và gửi tặng lẵng hoa chúc mừng. Thế hệ hưu trí vui mừng trước những thành quả mà công ty đạt được, từ những giá trị cốt lõi, thế hệ trẻ đã biết kế thừa thành tựu cha ông để tiếp tục cống hiến, đưa PCC1 lớn mạnh như ngày hôm nay.


    [​IMG] Câu lạc bộ hưu trí tặng hoa chúc mừng 57 năm ngày thành lập PCC1

    Ghi nhận những đóng góp quý báu đó, TGĐ Trịnh Văn Tuấn bày tỏ niềm vui mừng, cảm ơn các đồng chí đã dành tình cảm tốt đẹp nhất cho công ty, đồng thời mong câu lạc bộ hưu trí tiếp tục có những đóng góp để lan tỏa tình cảm yêu thương của đại gia đình PCC1



    [​IMG]

    Hoạt động kinh doanh cốt lõi của PCC1 xoay quanh 4 mảng chính:

    xây lắp điện, sản xuất công nghiệp, đầu tư và kinh doanh bất động sản và đầu tư năng lượng

    Trong cùng ngày, công ty cũng đã tổ chức buổi giao lưu, gặp mặt ngày thành lập trong không khí vui vẻ, đoàn kết.

    Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn không giấu được sự xúc động, bồi hồi khi nhớ lại một chặng đường đã qua. “Trải qua 57 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã và đang nâng tầm vị thế mới, cùng với đó, chúng ta sẽ phải đương đầu với nhiều thử thách trên con đường phát triển sắp tới. Tôi tin rằng với niềm tin, quyết tâm cùng với sự đoàn kết sẽ là cơ sở vững chắc để chúng ta cùng nhau vượt qua những khó khăn của thị trường, tiếp tục mở rộng thị phần, tạo đà cho tăng trưởng mạnh và bền vững trong giai đoạn tới”.

    Trong năm 2019, PCC1 đã đạt được nhiều tăng trưởng đột phá, trong đó hai mảng xây lắp điện và sản xuất công nghiệp vẫn mang về kết quả rất ấn tượng, qua đó khẳng định uy tín, thương hiệu với thị trường trong và ngoài nước .[​IMG]

    PCC1 đảm nhận thi công hai vị trí 05-06 thuộc đường dây 500kV sông Hậu – Đức Hòa, được đánh giá là cao nhất Đông Nam Á cho đến thời điểm hiện tại. Công trình đã được hoàn thiện, đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn.

    Trong lĩnh vực đầu tư năng lượng, PCC1 cũng chứng tỏ năng lực của một nhà đầu tư chuyên nghiệp và uy tín với những kết quả ấn tượng. Đến thời điểm hiện tại PCC1 đã vận hành thành công 5 nhà máy thủy điện với kết quả doanh thu, lợi nhuận sản lượng vượt các chỉ tiêu thiết kế. Các nhà máy thủy điện thứ 6 và 7 sẽ được hoàn thành và phát điện vào quý 3/2020 là Thủy điện Bảo lạc B và Thủy điện Sông Nhiệm 4.

    Cùng với Dự án nhà máy điện gió Liên Lập (đã mua năm 2019), tháng 2 năm 2020 PCC1 tiếp tục đầu tư vào 02 dự án điện gió Phong Huy và NM ĐG Phong Nguyên, nâng tổng công suất phát điện gió đến 2021 lên 150 MW. Quý 2/2020, PCC1dự kiến sẽ khởi công 03 nhà máy điện gió này để thực hiện hóa khát vọng “biến gió thành điện”, mang lại nguồn năng lượng sạch ứng với tiềm năng dồi dào của Việt Nam.

    PCC1 đồng thời sẽ là tổng thầu EPC các dự án điện gió này, với chiến lược vươn lên trở thành tổng thầu thực hiện các nhà máy điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam.

    Nhân dịp này, TGĐ cũng yêu cầu các phòng ban tập trung kiểm soát tốt các đầu việc, tiếp tục nâng cao năng lực quản trị hệ thống; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ứng dụng các phần mềm quản trị điều hành; nghiên cứu và đầu tư thiết bị công nghệ, triển khai nhanh và thành công các giải pháp nâng cao năng lực thi công xây lắp, năng lực sản xuất cột thép, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng cao của 2 khối kinh doanh truyền thống, tập trung kiểm soát tốt tiến độ và chất lượng các dự án bất động sản, đầu tư năng lượng.
    minhducduong thích bài này.
    minhducduong đã loan bài này
  8. minhducduong

    minhducduong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    431
    Lên tàu PC1 kiếm quà 8/3 cho Gấu nào.
    138nam thích bài này.
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    18.254
    Ơ thế ra là có hàng rồi à
  10. minhducduong

    minhducduong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    431
    Chưa có Cụ à,thủng 14 lên tàu với Cụ, hô hào cho máu lửa:))

Chia sẻ trang này