1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Chọn hàng ngon đón sóng tháng 8/2021 $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 02/08/2021.

4359 người đang online, trong đó có 335 thành viên. 16:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 172709 lượt đọc và 754 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.537
    Không quân Mỹ vận chuyển 77 tủ đông bảo quản vắc xin Pfizer đến Việt Nam
    10/08/2021
    Số tủ đông âm sâu này sẽ cung cấp cho 63 tỉnh thành ở Việt Nam và 14 tủ đông lớn hơn cấp cho Bộ Y tế nhằm bảo quản 31 triệu liều vắc xin COVID-19 của Pfizer về Việt Nam vào ngày 30/8 này.

    Theo thông tin từ căn cứ Không quân Andersen, họ đã hợp tác với chính phủ Việt Nam để hỗ trợ phòng chống COVID-19 bằng cách mua và gửi 77 tủ đông nhiệt độ thấp bảo quản vắc xin.

    Việc mua tủ đông này đáp ứng với lời yêu cầu chính thức của Chính phủ và Bộ Y tế Việt Nam đối với Hoa Kỳ khi trước đó, Việt Nam đã mua 31 triệu vắc xin Pfizer-BioNtech COVID-19. Số lô vắc xin này sẽ đến Việt Nam trước ngày 30/8 tới.

    [​IMG]
    Một trong số những thùng đông được Phi đội Contracting Squadron thứ 36 của Không quân Mỹ vận chuyển về Việt Nam bảo quản vắc xin Pfizer- ảnh Không quân Andersen

    Thông thường một giao dịch thiết bị như thế này thường mất từ 45-120 ngày để điều phối và xử lý nhưng Christian Luevano-sĩ quan phụ trách thương vụ của phi đội Contracting Squadron thứ 36 và nhóm của anh ấy đã làm việc cả những đêm muộn và cuối tuần để hoàn tất hợp đồng chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần.

    Luevano cho biết: “Thách thức chính đối với nhóm là thời gian gấp rút và sự phối hợp do các bên ở các múi giờ khác nhau”.


    Bộ Y tế sáng nay 10/8 xác nhận họ đã nhận được thông tin về việc vận chuyển 77 tủ đông bảo quản vắc xin Pfizer đến Việt Nam.
    SongThanCK2015 thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.537
    Các doanh nghiệp BĐS niêm yết tồn kho hơn 253.000 tỷ
    18:06 | 10/08/2021

    Hàng trăm nghìn tỉ nằm 'phơi sương', nhiều doanh nghiệp địa ốc đứng trước nguy cơ phá sản

    [​IMG]
    Các doanh nghiệp BĐS niêm yết tồn kho hơn 253.000 tỷ đồng. (Ảnh minh họa: Báo Tài nguyên và Môi trường).

    Theo thống kê của người viết, tính đến ngày 30/6/2021, 54 doanh nghiệp bất động (BĐS) niêm yết ghi nhận tồn kho trên 253.000 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với đầu năm. Trong đó, 5 doanh nghiệp gồm Novaland, Vinhomes, Nam Long, Phát Đạt, Đất Xanh chiếm gần 69% giá trị tồn kho.

    Kể từ cuối tháng 6 năm ngoái, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) đã vượt Vinhomes và dẫn đầu về giá trị tồn kho. Đây cũng là thời điểm doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển các dự án nghỉ dưỡng và khu đô thị vệ tinh quy mô lớn tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết,... Song song đó, doanh nghiệp tiếp tục triển khai một số dự án nhà ở cao cấp tại trung tâm TP HCM.

    Doanh nghiệp cho biết, giá trị tồn kho ghi nhận chủ yếu là chi phí tiền sử dụng đất và các chi phí liên quan trực tiếp đến dự án đang xây dựng như Aqua City (110,5 ha), NovaWorld Phan Thiet (986 ha), NovaWorld Ho Tram (129 ha), Nova Hills Mui Ne (40 ha), NovaBeach Cam Ranh (22,6 ha), Grand Manhattan (1,4 ha, quận 1),...

    Tính đến ngày 30/6/2021, Novaland tồn kho gần 103.244 tỷ đồng, tăng gần 19% so với đầu năm và chiếm hơn 60% tổng tài sản. Ngoài các dự án hiện hữu, Novaland cũng đang trong quá trình đàm phán M&A một số dự án trong quý II vừa qua và có kế hoạch triển khai thêm hai dự án (một dự án tại TP HCM và một dự án nằm trong ba tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng).

    [​IMG]
    Đối với CTCP Vinhomes (Mã: VHM), doanh nghiệp ghi nhận 31.600 tỷ đồng giá trị tồn kho tính đến hết tháng 6 (giảm 19% so với đầu năm), chủ yếu là các chi phí giải phóng mặt bằng, xây dựng và phát triển dự án Vinhomes Grand Park (272 ha), Vinhomes Smart City (280 ha), Vinhomes Ocean Park (420 ha),... Đây là các dự án đóng góp nguồn thu chính cho doanh nghiệp trong năm nay.

    CTCP Đầu tư Nam Long (Mã: NLG) cũng là một trong những doanh nghiệp có giá trị tồn kho lớn với hơn 14.000 tỷ đồng, gấp 2,3 lần thời điểm đầu năm và chiếm gần 70% tài sản. Các dự án chiếm phần lớn tồn kho của doanh nghiệp gồm Khu đô thị Waterfront City (Izumi, gần 7.200 tỷ đồng), Akari (2.775 tỷ), Paragon Đại Phước (1.709 tỷ), Waterpoint (1.174 tỷ),…







    Trong đó, Khu đô thị Waterfront City được Nam Long mua 30% vốn góp còn lại để sở hữu 100% trong quý đầu năm và doanh nghiệp đang chuẩn bị kế hoạch triển khai dự án. Theo kế hoạch hợp tác trước đó giữa Keppel Land và Nam Long, dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 9.200 tỷ đồng, được triển khai trên tổng diện tích 192 ha, trong đó có 170 ha đã được cấp sổ đỏ.

    CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã: PDR) cũng có nhiều dự án mới đang được triển khai trong nửa đầu năm. Hơn 64% tài sản của doanh nghiệp tập trung ở hàng tồn kho với hơn 12.000 tỷ đồng, chủ yếu là giá trị quỹ đất đã bồi thường, tiền sử dụng đất đã nộp và một số chi phí đầu tư tại hơn 12 dự án.

    Bên cạnh các dự án The EverRich 2 và 3 đang hoàn tất thủ tục chuyển nhượng, Phát Đạt ghi nhận thêm giá trị tồn kho tại hai dự án mới trong kỳ gồm Bình Dương Tower (1.596 tỷ đồng) và Phước Hải (1.372 tỷ đồng). Gần đây nhất, doanh nghiệp cho biết đang trong quá trình M&A một dự án ở Đà Nẵng.

    BCTC hợp nhất quý II/2021 do Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (Mã: KBC) vừa công bố chiều ngày 10/8 cho thấy, doanh nghiệp tồn kho hơn 11.600 tỷ đồng tại thời điểm cuối kỳ, không biến động nhiều so với đầu năm và chiếm xấp xỉ 42% tổng tài sản.

    Trong đó, phần lớn giá trị tồn kho nằm tại Khu công nghiệp (KCN) và khu đô thị Tràng Cát (7.270 tỷ đồng), KCN Tân Phú Trung (1.227 tỷ đồng), KCN Phúc Ninh (1.088 tỷ đồng) và một số KCN khác như Quang Châu, Nam Sơn - Hạp Lĩnh, Tràng Duệ,...

    [​IMG]
    Về phía CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Mã: DXG), hàng tồn kho của doanh nghiệp tính đến hết tháng 6 ghi nhận hơn 9.600 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm và chiếm gần 35% tổng giá trị tài sản. Trong đó, 20 dự án có giá trị dở dang hơn 8.500 tỷ đồng và 6 dự án thành phẩm có giá trị hơn 550 tỷ đồng.

    Số liệu từ BCTC hợp nhất quý II/2021 cho thấy, Đất Xanh đã đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng vào dự án Gem Sky World (Long Thành, Đồng Nai) và 1.560 tỷ đồng vào Gem Riverside (quận 2, nay là TP Thủ Đức).

    Kể từ cuối năm 2019, Đất Xanh đã chuẩn bị quỹ đất, xây dựng và mở bán dự án Gem Sky World. Theo đánh giá của một số công ty chứng khoán, dự án này đóng góp tỷ trọng lớn vào lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn 2020-2021.

    Về Gem Riverside, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dẫn thông tin từ ban lãnh đạo Đất Xanh cho biết dự án sẽ được mở bán trở lại từ nửa cuối năm nay sau khi bị trì hoãn từ năm 2018.

    Trong hai quý đầu năm, CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (Mã: AGG) phát sinh thêm tồn kho hơn 1.00 tỷ đồng từ dự án The Standard (Bình Dương), nâng tổng giá trị tồn kho của doanh nghiệp lên hơn 7.000 tỷ đồng, tăng gần 23% so với đầu năm và tương đương 59% tổng tài sản. An Gia có hai dự án tồn kho lớn gồm The Sóng (3.008 tỷ đồng) và The Westgate (1.451 tỷ đồng).

    Ngoài những doanh nghiệp nói trên, còn nhiều doanh nghiệp có giá trị tồn kho tương đối lớn nhưng không biến động nhiều so với đầu năm như: Khang Điền (Mã: KDH, 7.341 tỷ đồng), Quốc Cường Gia Lai (Mã: QCG, 7.131 tỷ đồng), DIC Corp (Mã: DIG, 4.597 tỷ đồng), Tân Tạo (Mã: ITA, 4.009 tỷ đồng),...

    Giai đoạn 6 tháng đầu năm vừa qua có nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp BĐS, đặc biệt là các doanh nghiệp phía Nam khi dịch COVID-19 bùng phát từ đầu tháng 4 nên tiến độ xây dựng và kế hoạch mở bán dự án cũng bị ảnh hưởng.

    Tuy nhiên, quá trình đầu tư một dự án BĐS từ lúc xin các giấy phép đến khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, lợi nhuận khá dài. Do đó, giá trị tồn kho của doanh nghiệp lớn tại một khoản thời gian ngắn không phải là vấn đề lớn.

    Mặt khác, có một số doanh nghiệp đã tranh thủ cơ hội M&A trong giai đoạn này nên phát sinh thêm các dự án mới. Ngoài ra, một số ít doanh nghiệp vẫn chưa đủ điều kiện chuyển nhượng, mở bán dự án,... do các yếu tố liên quan đến pháp lý nên vẫn ghi nhận tồn kho lớn.
    --- Gộp bài viết, 10/08/2021, Bài cũ: 10/08/2021 ---
    Tại báo cáo thị trường BĐS quý II vừa được công bố mới đây, Bộ Xây dựng nhận định khả năng hấp thụ của thị trường đã tốt hơn, trong quý không tạo ra lượng bất động sản tồn kho mới từ thị trường sơ cấp.

    Lượng bất động sản tồn kho chưa được giao dịch hầu như chỉ có ở các nhà đầu tư thứ cấp và một số loại hình bất động sản đang chịu tác động nặng nề của bệnh dịch như bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.
    SongThanCK2015 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.537
    GMD: Đại diện Gemadept - Giá cước vận tải biển sẽ tiếp đà tăng và có thể đạt đỉnh vào quý 4/2021
    Tạp chí Doanh nghiệp & Tiếp thị | 11 phút


    "Ngay cả khi giá cước hạ nhiệt trở lại thì mặt bằng giá mới cũng sẽ cao hơn so với thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid -19. Do đó, vai trò của các doanh nghiệp khai thác cảng và logistics sẽ đặc biệt quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay", đại diện Gemadept nhấm mạnh.

    [​IMG]

    Dịch Covid-19 diễn biến khó lường và lan rộng ra toàn cầu, đặt cộng đồng doanh nghiệp thế giới và Việt Nam trước những nguy cơ khó lường, sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, tác động của việc phong tỏa, giãn cách xã hội. Trong đó, vận tải đường biển thiếu hụt container rỗng phục vụ xuất khẩu, giá cước vận tải tăng; việc vận chuyển hàng hóa đi/đến giữa các cảng/khu vực, quốc gia… gặp khó khăn đẩy giá cước liên tục tăng nóng.

    Thực tế, giá cước tính đến thời điểm tháng 7/2021 đã tăng gấp hơn 7-8 lần, thậm chí hơn 10 lần so với thời điểm tháng 1/2020, cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây và theo các chuyên gia dự báo, giá cước vận tải biển quốc tế sẽ tiếp tục leo thang trong thời gian tới.

    Điều này tạo động lực giúp các mã cảng biển tăng nóng từ đầu năm, thanh khoản đột biến. Chốt phiên 9/8/2021, cổ phiếu VNA (Vinaship) kịch trần tại mức 30.500 đồng/cp – cao gấp hơn 6 lần so với mức giá hồi đầu tháng 6. Không kém cạnh, HAH của Hải An cũng tăng phi mã, từ mức 17.000 đồng/cp hồi đầu năm lên 55.600 đồng/cp.

    Các mã khác như STG (Sotrans), VOS (Vosco)… cũng tăng mạnh và đồng loạt kịch trần trong phiên đầu tuần (9/8/2021), giữa bối cảnh giá cước biển leo thang lên đỉnh cao mới.

    [​IMG]

    Giá cước tăng phi mã đưa tỷ suất lợi nhuận của hãng tàu đạt đỉnh 10 năm

    "Với sự gia tăng phi mã của giá cước, các hãng tàu, đặc biệt là hãng tàu ngoài đều có lợi nhuận rất lớn trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT margin) của các hãng tàu đã đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây", đại diện Gemadept (GMD) trao đổi.

    Nguyên nhân theo vị này, do các hãng vận tải biển đang nắm quyền quyết định giá lớn hơn so với các chủ hàng/khách hàng xuất nhập khẩu của các hãng vận tải biển và do đó, họ đang quản lý công suất vận tải biển theo hướng tận dụng quyền kiểm soát giá này.

    Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng tác động như cầu tăng khi một số nước khôi phục nền kinh tế sau đại dịch, trong khi khả năng cung ứng dịch vụ bị ảnh hưởng, tắc nghẽn tại cảng Yantain, kẹt tàu tại kênh đào Suez... dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, thiếu hụt nghiêm trọng container rỗng.

    Đặc biệt, việc tắc nghẽn cảng biển nghiêm trọng tại Yantian (miền Nam Trung Quốc) là một trong những ví dụ điển hình của tác động từ Covid-19. Đây là một trong những cảng chuyển tải chính của khu vực, cảng tắc nghẽn khiến lịch tàu của toàn bộ hàng trung chuyển trên các tuyến chính bị xô lệch nghiêm trọng, các hãng tàu lớn phải điều chỉnh lại lịch tàu, cơ cấu lại tuyến chuyến… Hệ quả, chi phí logistics phát sinh tăng thêm đáng kể do kẹt cầu bến, kho bãi.

    Ngoài ra, sự chênh lệch trong hoạt động kiểm soát dịch bệnh và phục hồi sản xuất giữa 2 khu vực Thái Bình Dương và khu vực Mỹ, EU cũng dẫn tới hiện tượng lệch cán cân thương mại.

    Giá cước có thể đạt đỉnh vào quý 4/2021

    Dự báo về cơ hội của ngành đến cuối năm, đại diện Gemadept dẫn chứng từ báo cáo Chỉ số Logistics (LPI) thị trường mới nổi, cho thấy Việt Nam vào top 10 quốc gia đứng đầu và vươn lên đứng thứ 3 về chỉ số này trong số các nước ASEAN. Hội nhập kinh tế sâu rộng và việc thực thi các FTA mang đến nhiều cơ hội tăng trưởng hơn nữa cho ngành logistics của Việt Nam.

    Trong năm 2021, ngành logistics cần tập trung vào 3 vấn đề chủ yếu là: tài chính, hoạt động kinh doanh và nhân lực.

    Về giá cước, nhiều chuyên gia trong ngành dự báo giá cước sẽ tiếp tục tăng cao cho đến khi thế giới khống chế được dịch. Giá cước có thể đạt đỉnh vào quý 4/2021, sau đó sẽ điều chỉnh nhẹ vào nửa đầu năm 2022 và hạ nhiệt đáng kể vào năm 2023.

    "Ngay cả khi giá cước hạ nhiệt trở lại thì mặt bằng giá mới cũng sẽ cao hơn so với thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid -19. Do đó, vai trò của các doanh nghiệp khai thác cảng và logistics sẽ đặc biệt quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay", vị này nhấm mạnh.

    [​IMG]

    Riêng Gemadept, là công ty sở hữu hệ sinh thái tích hợp cảng - logistics lớn tại Việt Nam với chuỗi cung ứng toàn diện, ban lãnh đạo nhận thấy triển vọng tích cực từ phục hồi thương mại toàn cầu và nhu cầu giao thương hàng hóa tăng cao sau đại dịch sẽ góp phần tăng trưởng sản lượng thông quan cảng biển.

    Dự báo, 6 tháng cuối năm là mùa cao điểm của ngành cảng và logistics của Gemadept khi (i) việc ký kết thêm hợp đồng với các hãng tàu; song song (ii) Việt Nam được sự báo sẽ cơ bản khống chế được dịch trong tháng 8, vì vậy kinh tế kỳ vọng sẽ hồi phục và phát triển mạnh từ tháng 9 trở đi.

    Mục tiêu cho giai đoạn 2021 – 2025, Gemadept chủ trương duy trì tăng trưởng ở mức hai con số để đảm bảo đến năm 2025, Công ty tăng trưởng lợi nhuận gấp 3 lần so với thực hiện của năm 2020.
    SongThanCK2015cophieu88 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.537
    Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nói gì về khả năng tiếp tục giảm lãi suất điều hành?

    Phó Thống đốc NHNN cho biết, thời điểm này, cần cân đối bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, đồng thời, dưới góc độ vĩ mô là kiểm soát lạm phát trong năm 2021 cũng như những năm tới.

    [​IMG]

    Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Chính phủ về đề xuất giảm lãi suất điều hành, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Đào Minh Tú cho biết hiện chưa có kế hoạch giảm lãi suất điều hành thời điểm này.

    Cụ thể, Phó Thống đốc cho hay, không như lãi suất cho vay, để có lãi suất điều hành phù hợp thì phải phụ thuộc vào diễn biến khách quan của nền kinh tế, dựa trên yêu cầu về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tài chính. Để điều hành kinh tế vĩ mô, cần phải căn cứ vào biến động của tình hình kinh tế thế giới, các chính sách tiền tệ phải bảo đảm theo hướng linh hoạt, bảo đảm ổn định kiểm soát lạm phát, giữ các cân đối lớn của nền kinh tế trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

    "Do đó, đối với việc tăng hay giảm lãi suất điều hành, NHNN phải cân nhắc, tính toán kỹ, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan", Phó Thống đốc cho biết.

    Nhìn lại riêng trong năm 2020, NHNN đã giảm 3 lần lãi suất điều hành. Đến nay, dưới góc độ vĩ mô, NHNN cho rằng, mặt bằng lãi suất điều hành, lãi suất thị trường cơ bản ổn định, phù hợp.

    Hơn nữa, qua phân tích diễn biến thị trường thực tế, NHNN nhận thấy vốn khả dụng của các NHTM, hay còn gọi là thanh khoản của các NHTM dồi dào, lãi suất thị trường liên ngân hàng khá thấp. Ở đầu ra, trong bối cảnh hiện nay, cầu tín dụng ra nền kinh tế còn khá thấp, do đó, việc giảm lãi suất điều hành chưa phải là giải pháp thích hợp và phát huy tác dụng trong thời điểm hiện nay.

    Vì vậy, NHNN không cho rằng việc giảm tiếp lãi suất điều hành là hợp lý. Thời điểm này, cần cân đối bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, đồng thời, dưới góc độ vĩ mô là kiểm soát lạm phát trong năm 2021 cũng như những năm tới.

    Tuy nhiên, Phó Thống đốc cũng cho biết NHNN vẫn đang theo dõi chặt các diễn biến để có các công cụ hữu hiệu, vận dụng linh hoạt chính sách tiền tệ đúng thời điểm, từ đó phát huy tác dụng, đạt hiệu quả cao nhất.
    SongThanCK2015 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.537
    Mỹ tăng tốt, nay TT lại túc tắc đi lên @};-@};-@};-
    SongThanCK2015 thích bài này.
  6. Nickmoi6868

    Nickmoi6868 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    27/04/2020
    Đã được thích:
    4.149
    Nay dòng nước(BWE) vs P chạy chứ…
    BigDady1516 thích bài này.
  7. concavangnho

    concavangnho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2015
    Đã được thích:
    3.618
    VRE ổn không cụ nhỉ? E định xem xét con này hì
    BigDady1516 thích bài này.
  8. baihat3

    baihat3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2017
    Đã được thích:
    301
    Nghe nói GEX có game Bầu Thụy mua 45tr thành cổ đông lớn
    BigDady1516 thích bài này.
  9. memanque240182

    memanque240182 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Đã được thích:
    1.374
    Hy vọng vào bờ
    BigDady1516 thích bài này.
  10. Justa

    Justa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/11/2020
    Đã được thích:
    103
    có vẻ sóng bđs tạm nghỉ nên quay lại tích luỹ đã
    BigDady1516 thích bài này.

Chia sẻ trang này