Chọn hàng ngon đón sóng tháng 8/2021 $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 02/08/2021.

3491 người đang online, trong đó có 318 thành viên. 09:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 172466 lượt đọc và 754 bài trả lời
  1. niemtin69

    niemtin69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2014
    Đã được thích:
    39.838
  2. KimGia

    KimGia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2021
    Đã được thích:
    1.096
    bank kẹp trên vùng đỉnh nhiều, khả năng chưa tích lũy đủ đâu bác chủ pic, ít phải 3 tháng nữa, thị trường sẽ sideway đợt này dài, có thể kéo các ngành luân phiên, hoặc 1 số bank có game, chứng sau đợt tăng vốn cũng sẽ phai nhạt, bđs và dầu khí đong đưa thị trường tới cuối năm
    muacophieunao85BigDady1516 thích bài này.
  3. chuyengiaphimhang

    chuyengiaphimhang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2010
    Đã được thích:
    1.637
    Đang gom hàng mà... lãi bao nhiêu đâu mà thoát hàng... gần chục phiên nay giá loanh quanh 11 cũng gần 100 triệu cổ rồi... hàng về tay to hết rồi... nhỏ lẻ còn bao nhiêu đâu... 3 hôm nay lệnh lớn ăn hàng rất dứt khoát... tuần sau tăng tốc... đích đến 15... cuối năm 2x là chuẩn đẹp!!!
    muacophieunao85BigDady1516 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Hút 3.000 tỉ đồng để đầu tư tài chính, nhóm 5 DN “họ hàng” này của ai?


    Các doanh nghiệp này bao gồm: CTCP Outstanding Investment, CTCP Đầu tư MHC, CTCP Thương mại và Dịch vụ Việt Kim, Công ty TNHH MTV Đầu tư GEX và CTCP Mua bán nợ Thế Hệ Mới.

    [​IMG]

    Nguồn: Internet

    Theo thống kê của VietTimes, kể từ đầu năm 2021 đến nay, nhóm doanh nghiệp này đã hút về tổng cộng 3.000 tỉ đồng qua kênh trái phiếu. Mục đích đều được công bố là nhằm “đầu tư tài chính”.

    Gần nhất, ngày 9/8/2021, CTCP Outstanding Investment (Outstanding Investment) đã phát hành 600 tỉ đồng trái phiếu mã OSDCH2126003, kỳ hạn 5 năm.

    Lô trái phiếu được 2 nhà đầu tư tổ chức trong nước mua trọn dưới sự thu xếp của CTCP Chứng khoán VIX (Mã CK: VIX).

    Trước đó, ngày 25/1 và 11/3/2021, Outstanding Investment cũng lần lượt phát hành thành công 100 tỉ đồng và 200 tỉ đồng trái phiếu. Cả 2 lô trái phiếu đều có kỳ hạn 3 năm, loại hình không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có bảo đảm.

    Theo tìm hiểu của VietTimes, Outstanding Investment được thành lập vào tháng 8/2016, các cổ đông sáng lập là bà Khúc Thị Thu Huyền (40% VĐL), bà Khúc Thị Trang (30% VĐL) và ông Nguyễn Minh Quang (30% VĐL).

    Đến ngày 5/8/2021, Outstanding Investment tăng vốn điều lệ lên gấp 6 lần, đạt mức 300 tỉ đồng. Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật hiện nay là bà Nguyễn Thị Thơm (SN 1991).

    [​IMG]

    VIX cũng là đơn vị thu xếp cho các lô trái phiếu của các doanh nghiệp cùng nhóm với Outstanding Investment như: CTCP Mua bán Thế Hệ Mới (300 tỉ đồng, kỳ hạn 3 năm), Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư GEX (1.000 tỉ đồng, kỳ hạn 5 năm), CTCP Thương mại Dịch vụ Việt Kim (500 tỉ đồng, kỳ hạn 5 năm), CTCP Đầu tư MHC (300 tỉ đồng, kỳ hạn 5 năm).

    Trong đó, Công ty TNHH MTV Đầu tư GEX (Đầu tư GEX) được thành lập vào cuối tháng 4/2016, do Công ty TNHH Thiết bị và Xây lắp Huy Hoàng - trụ sở tại phường Gia Sàng, Tp. Thái Nguyên - sở hữu 100% vốn điều lệ.

    Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Đầu tư GEX là bà Đào Thị Lơ (SN 1952) - mẹ của Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Gelex (Mã CK: GEX) Nguyễn Văn Tuấn (SN 1984).

    CTCP Thương mại và Dịch vụ Việt Kim (Việt Kim) được thành lập ngày 26/10/2020, đóng trụ sở tại thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội, đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn kim loại và quặng kim loại.

    Việt Kim có vốn điều lệ 2 tỉ đồng, gồm 9 cổ đông sáng lập, đều là các cá nhân, trong đó 4/9 cổ đông có địa chỉ hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hà Nam.

    Một số cổ đông đáng chú ý của Việt Kim có thể kể đến như: Ông Phạm Bá Huy - Chủ tịch HĐQT CTCP MHC (Mã CK: MHC); ông Đào Trọng Điểm - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Công nghệ và Giáo dục Hải An; ông Đặng Duy Hải - Tổng giám đốc CTCP FTG Việt Nam.

    Ông Phạm Bá Huy còn là Tổng giám đốc của CTCP Đầu tư MHC - công ty thành viên do MHC sở hữu 99% vốn điều lệ.

    Đầu tháng 3/2021, Việt Kim tăng vốn điều lệ lên mức 20 tỉ đồng. Sau đó, công ty này tiếp tục tăng mạnh vốn điều lệ lên mức 110 tỉ đồng vào cuối tháng 5/2021.

    Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Việt Kim hiện nay là ông Nhữ Mạnh Dũng (SN 1983).

    CTCP Mua bán nợ Thế Hệ Mới (THM) được thành lập vào tháng 2/2017, đóng trụ sở tại tòa nhà văn phòng Indochina Plaza, Hà Nội. Công ty này đăng ký ngành nghề kinh doanh chính trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và mua bán nợ.

    Khi mới thành lập, THM có vốn điều lệ 100 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông không được tiết lộ. Đến ngày 5/3/2021, công ty này đã nâng vốn điều lệ lên mức 500 tỉ đồng.

    Vị trí Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của THM hiện nay do ông Nguyễn Văn Hạnh (SN 1980) đảm nhiệm./.
    SongThanCK2015, muacophieunao85Bahung2017 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, SCR) đã công bố BCTC quý 2/2021 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2021.

    Cụ thể, riêng quý 2/2021 bất chấp dịch Covid-19 SCR thu về 1.148 tỷ đồng doanh thu thuần, cao gấp 12,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ giá vốn lợi nhuận gộp đạt gần 203 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 21,2 tỷ đồng của quý 2/2020.

    Trong kỳ TTC Land còn có 111 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính (85 tỷ đồng thu lãi tiền gửi cho vay, 22,3 tỷ đồng lãi được chia từ HĐHTKD) tăng 171% so với cùng kỳ, hoạt động khác có lãi 23,5 tỷ đồng (trong đó 23 tỷ đồng thu nhập từ các khoản ủy thác đầu tư) tăng mạnh so với con số 188,5 triệu đồng của quý 2/2020.

    Kết quả sau khi trừ các khoản chi phí SCR lãi sau thuế 143 tỷ đồng, cao gấp 5,6 lần cùng kỳ năm ngoái, trong đó LNST thuộc về công ty mẹ là 141 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Như vậy, lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần hợp nhất của Công ty đạt 1.199 tỷ đồng, cao gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Khấu trừ trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng đạt hơn 220 tỷ đồng, cao gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2020.

    Theo giải trình từ phía công ty nguyên nhân lợi nhuận tăng cao là do TTC Land đã ghi nhận doanh thu, giá vốn từ việc bàn giao 350 căn hộ/tổng số 639 căn hộ thuộc dự án Carillon 7. Việc ghi nhận này nằm trong kế hoạch kinh doanh năm 2021 của công ty.

    Năm 2021, SCR đặt mục tiêu đạt 1.502 tỷ đồng doanh thu và 230 tỷ đồng lãi trước thuế. Như vậy kết thúc 6 tháng đầu năm 2021, SCR đã hoàn thành được 80% mục tiêu về doanh thu và 95,7% mục tiêu về lợi nhuận.

    Chiến lược phát triển năm 2021, TTC Land sẽ tập trung vào 3 mảng kinh doanh chính: bất động sản dân dụng, bất động sản cho thuê và mô hình kinh doanh phân tán. Trong đó, mảng kinh doanh chủ lực là bất động sản dân dụng, đóng góp khoảng 70-85% cơ cấu lợi nhuận. Bất động sản cho thuê sẽ đóng góp 10-15% và hoạt động kinh doanh phân tán đóng góp khoảng 5-10%.

    TTC Land hiện đang sở hữu nhiều dự án với quỹ đất được phân bổ tại Tp.HCM và các khu vực lân cận khác. Để đảm bảo cho chiến lược tăng trưởng đến năm 2025, ngoài các dự án hiện hữu TTC Land tiếp tục tìm kiếm những dự án mới thuộc các khu đô thị vệ tinh ven TPHCM như Đồng Nai, Long An, nơi có đầu tư hạ tầng mạnh, ưu tiên đất sạch, có pháp lý rõ ràng để M&A

    Tính tới cuối quý 2/2021, TCR đang có 2.969 tỷ đồng hàng tồn kho giảm nhẹ so với đầu kỳ, trong đó tập trung lớn nhất ở dự án Jamona City (1.146 tỷ đồng).

    [​IMG]

    Mới đây, nhóm Công ty liên quan của TTC Land đã mua thêm 11% vốn tại CTCP Xây dựng Long An - IDICO (LAI) ngày 18/5/2021, nâng tỷ lệ sở hữu lên 40,62%, từ đó gián tiếp thực hiện mục tiêu phát triển quỹ đất ven Tp.HCM.

    Long An Idico là công ty có tiềm năng phát triển lớn với lợi thế sở hữu nhiều quỹ đất đang và sẽ triển khai với tổng diện tích hơn 130 ha tại tỉnh Long An.

    Ngoài ra, TTC Land cũng đang hợp tác với Tổng công ty Tín Nghĩa để phát triển các dự án mới tại khu vực Biên Hoà, Đồng Nai, với quy mô 160 ha. Như vậy, ước tính quỹ đất hợp tác của TTC Land sẽ tăng thêm 290 ha trong giai đoạn tới.
    SongThanCK2015muacophieunao85 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Dòng tiền sẽ tiếp tục dịch chuyển vào các nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng, xây lắp nhờ hưởng lợi từ việc đầu tư công nhưng không phải tất cả mà sẽ có sự phân hóa.
    [​IMG]
    Với phiên cuối tuần đảo ngược xu hướng và lấy lại được sắc xanh khi kết thúc phiên, chỉ số VN-Index đã duy trì tuần thứ 3 tăng điểm liên tiếp, kết thúc tuần điểm số vượt qua mốc 1.350 điểm. Đà hồi phục tích cực này liệu còn tiếp diễn trong tuần tới, khi mà điểm số hiện vẫn nằm trên đường trung bình giá 5 tuần qua,
    SongThanCK2015muacophieunao85 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    QUỐC TẾ
    Giới phân tích lạc quan về thị trường chứng khoán nhất trong gần hai thập kỷ
    Đã gần hai thập kỷ kể từ khi các nhà phân tích Phố Wall lạc quan như hiện nay.
    [​IMG]
    Khoảng 56% tất cả các khuyến nghị về các công ty niêm yết trên S&P 500 được liệt kê là nên mua, nhiều nhất kể từ năm 2002. Đó là một điểm dữ liệu cho thấy mức độ hưng phấn đang càn quét qua các thị trường sau một mùa báo cáo kết quả kinh doanh bom tấn.

    Các nhà phân tích thậm chí còn lạc quan hơn khi đối mặt với mức tăng trưởng không ngừng của thị trường chứng khoán và lợi nhuận doanh nghiệp vượt qua cả những kỳ vọng cao nhất.

    Đối với tất cả những lo ngại về biến thể Delta, sự siết chặt của Trung Quốc với một số lĩnh vực hoặc các biện pháp kích thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang dần suy yếu, điều đó vẫn chưa làm ảnh hưởng nhiều đến giá cổ phiếu.

    Todd Jablonski, Giám đốc đầu tư tại Chính phủ Toàn cầu Asset Allocation cho biết: “Không chỉ điều kiện tài chính và lãi suất thấp thúc đẩy sự quan tâm đối với tài sản rủi ro, sự cải thiện của một số yếu tố cơ bản to lớn được dự báo sẽ diễn ra vào năm 2022”.

    [​IMG]
    Tỷ lệ khuyến nghị mua cổ phiếu thuộc S&P 500 và Stoxx 600

    Các công ty Mỹ không phải là những công ty duy nhất được quan tâm. Ở châu Âu, khoảng 52% khuyến nghị về các công ty thuộc Stoxx 600 là mua, mức cao nhất trong 10 năm. Ở châu Á, con số này tăng vọt lên 75%, tỷ lệ cao nhất kể từ ít nhất là năm 2010.

    Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý II là một trong những mùa báo cáo với kết quả tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong lịch sử khi so sánh với giai đoạn năm 2020 trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới đang nằm trong vòng vây của đại dịch.

    Theo JPMorgan, mức tăng trưởng lợi nhuận 90% của Mỹ tốt hơn 17% so với dự kiến, trong khi mức tăng trưởng lợi nhuận là 71% ở châu Âu và vượt kỳ vọng 16%.

    Các chiến lược gia của JPMorgan cho biết, ở cả hai khu vực này, kết quả kinh doanh đều mạnh hơn so với kỳ vọng và dự báo đà tăng trưởng đang gia tăng trong giai đoạn này.

    Trong khi một số yếu tố lạc quan về tăng trưởng lợi nhuận đó đã phản ánh vào thị trường, các nhà phân tích vẫn kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng. Chỉ số Stoxx 600 được dự báo sẽ tăng khoảng 9% so với mức hiện tại, trong khi đối với chỉ số S&P 500, mức tăng là khoảng 10% và đối với châu Á là 21% tính tới thời điểm cuối năm so với hiện tại.

    Luc Aben, nhà kinh tế trưởng tại Kempen & Co. cũng có quan điểm tích cực về giá trị cổ phiếu. “Thị trường được đại diện quá mức trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch Covid-19. Nếu quá trình hồi phục vẫn tiếp diễn, việc chuyển đổi danh mục có thể tiếp tục”, ông cho biết.

    Dù vậy, tâm lý lạc quan quá mức của các thị trường hiện tại cũng nên được coi là dấu hiệu cảnh báo cho sự thận trọng.

    Dave Lutz, người đứng đầu ETF tại JonesTrading Annapolis cho biết: “Tôi tin rằng thị trường diễn biến theo bất kỳ hướng nào đều có thể gây tổn hại cho những người tham gia nhất. Nếu tất cả các nhà phân tích trên Phố Wall đều lạc quan, tôi sẽ rất thận trọng”.

    Tuy nhiên, ngay bây giờ, thị trường vẫn chưa có xu hướng cho sự điều chỉnh. Frederik Hildner, Giám đốc danh mục đầu tư của Salm-Salm & Partner cho biết: “Có rất nhiều lực mua đang chờ tham gia và bất kỳ sự điều chỉnh nào cũng có thể tồn tại trong thời gian ngắn”.
    SongThanCK2015muacophieunao85 thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Chủ nhật, 15/8/2021, 15:47 (GMT+7)
    Thủ tướng yêu cầu sửa 29 luật gỡ khó cho đầu tư, kinh doanh

    Thủ tướng ngày 14/8 gửi công điện cho 10 Bộ trưởng gồm Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Nội vụ.

    Ông cho biết kết quả rà soát kiến nghị của 63 địa phương đã chỉ ra cụ thể những vướng mắc, khó khăn do các quy định pháp luật còn chồng chéo, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

    Văn phòng Chính phủ sau khi tổng hợp, rà soát đã thấy rằng, trong 29 Luật thuộc 10 Bộ có một số nội dung cần thiết phải điều chỉnh ngay.

    Đơn cử, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 7 luật phải sửa gồm Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật PPP; Bộ Tài chính có 6 luật như Luật Ngân sách nhà nước, Phí, lệ phí...; Công Thương có một là Luật Điện lực...

    Do vậy, để kịp thời tháo gỡ, huy động mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong điều kiện Covid-19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, ưu tiên các nguồn lực cho sửa văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của mình.

    Trong đó, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ sửa các quy định còn chồng chéo, chưa phù hợp với thực tiễn, cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư, quy hoạch, quản lý tài sản công, ngân sách nhà nước, thuế, phí, xây dựng... tại 29 luật. Các Bộ trưởng phải gửi nội dung điều chỉnh về Bộ Tư pháp trước ngày 22/8 để cơ quan này trình Quốc hội tại kỳ họp thứ hai vào tháng 10.

    Với các kiến nghị còn lại của địa phương về việc sửa quy định trong các luật, pháp lệnh, nghị quyết..., Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ gửi các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền. Nội dung này phải hoàn thành trong quý III. Các bộ, cơ quan ngang bộ gửi báo cáo kết quả thực hiện đến Bộ Tư pháp trước ngày 5/10 để bộ này trình Chính phủ trước ngày 15/10.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    VN-Index có thể vượt 1.500 điểm cuối năm nay?
    16:34 | 15/08/2021

    [​IMG]
    Môi trường lãi suất thấp sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân
    Trong bối cảnh lãi suất chưa thể tăng ngay do đợt COVID-19 thứ 4, điều này sẽ khuyến khích các nhà đầu tư mới tham gia thị trường như một kênh đầu tư hấp dẫn.

    Tính đến cuối quý II, tổng số tiền để sẵn chưa giao dịch trên tài khoản chứng khoán là 86.000 tỷ đồng và nhỏ hơn 1% tổng số tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng tính đến tháng 5/2021.

    Vì vậy, các chuyên gia nhận định việc dòng tiền có khả năng dịch chuyển từ kênh ngân hàng sang thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng.

    Số lượng tài khoản mở mới có thể tăng hơn nữa do trong tháng 7, số tài khoản mở mới đạt 721.000, gấp 1,8 lần so với năm 2020 và 3,8 lần so với năm 2019, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với thị trường trong khu vực và có thể được cải thiện theo định hướng của Chính phủ đến năm 2025.







    [​IMG]
    Sự quay trở lại của khối ngoại
    Trong tháng 7, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại lần đầu tiên kể từ tháng 1/2020 với tổng giá trị 3.602 tỷ đồng. Trong đó, quỹ Fubon ETF là nhân tố chính khi ghi hút ròng 3.953 tỷ đồng.

    Theo đại diện Fubon, họ đánh giá cao khả năng kiểm soát dịch COVID-19 và nỗ lực của Việt Nam trong việc phát triển thị trường chứng khoán (sử dụng hệ thống giao dịch mới để giải quyết vấn đề tắc nghẽn lệnh).

    Thị trường Việt Nam có tiềm năng phục hồi mạnh mẽ sau khi kiểm soát dịch COVID-19 với PE dự phóng 2022F là 12,96 và tăng trưởng EPS 2022F 16,16% theo ước tính của Bloomberg.

    Mức tăng trưởng và định giá này là tương đối hấp dẫn nếu so với các quốc gia khác. Do đó, VDSC kỳ vọng vào động thái tích cực hơn của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.

    [​IMG]
    Tiêm chủng diện rộng toàn TP HCM có khả năng hỗ trợ tâm lý thị trường
    VDSC tin rằng chính quyền TP HCM có thể đạt được mục tiêu tiêm vắc xin ít nhất 70% dân số trên tổng 9 triệu dân vào tháng 8/2021 khi tiến độ hiện tại là khá nhanh.

    Siết chặt phong tỏa đã cho thấy hiệu quả sơ bộ sau ba tháng khi số lượng ca nhiễm COVID-19 giảm xuống kể từ đỉnh, đặc biệt là tại TP HCM. Thị trường lạc quan hơn nếu các ca nhiễm hàng ngày đạt đỉnh khi xem xét diễn biến của một số thị trường bao gồm Đài Loan, Ấn Độ và Canada.

    [​IMG]
    Ngành nào sẽ hỗ trợ chỉ số VN-Index nửa cuối năm?
    Nhóm cổ phiếu tiêu dùng bao gồm MSN, MWG được kỳ vọng sẽ hỗ trợ chỉ số VN-Index dựa trên triển vọng hoạt động kinh doanh khả quan năm nay do nhu cầu hàng tiêu dùng tăng vọt. Ngoài ra, FPT cũng đang có cơ hội với triển vọng tăng trưởng cao khi việc chuyển đổi số sẽ càng được đẩy nhanh hơn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

    Đối với nhóm cổ phiếu bất động sản, câu chuyện phát hành riêng lẻ cổ phiếu vốn hóa trung bình (DIG, NLG), bán cổ phiếu quỹ (VHM), khả năng IPO của HT Land có thể dẫn dắt thị trường vào cuối quý III và quý IV.

    Đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng, chuyên gia phân tích cho rằng đà tăng mạnh như 6 tháng đầu năm sẽ khó lặp lại do nền cao của cùng kỳ năm ngoái và dự kiến tăng trưởng của nhóm này sẽ chậm lại trong quý III.

    VDSC giữ quan điểm trung lập với nhóm cổ phiếu dầu khí khi đà tăng mạnh của giá dầu trong nửa đầu năm dự kiến sẽ chậm lại trong nửa cuối năm. Bên cạnh đó, đơn vị này tiếp tục đưa ra ý kiến thận trọng với các cổ phiếu trong nhóm du lịch và giải trí do tác động mạnh mẽ của dịch bệnh COVID-19.
    SongThanCK2015muacophieunao85 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    VietinBank Securities: Nhóm vốn hóa lớn và VN30 yếu hơn thị trường chung, cơ hội xuất hiện với midcap nhiều nhóm ngành
    10:30 | 15/08/2021

    Chia sẻ
    Theo đại diện khối phân tích của VietinBank Securities, các cơ hội sẽ xuất hiện nhiều ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa như nhóm cổ phiếu dệt may, bất động sản, bán lẻ hàng chuyên dụng và gia dụng. Bên cạnh đó nhóm cổ phiếu chứng khoán, nguyên vật liệu và nhóm xây dựng khi được hưởng lợi từ chính sách tăng cường đầu tư công.

    Sau nhịp điều chỉnh đầu tháng 7, thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục và liên tiếp tăng điểm ba tuần gần đây. Để nhà đầu tư có thêm góc nhìn về thị trường thời điểm hiện tại, người viết đã có cuộc phỏng vấn đại diện khối phân tích của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities, mã: CTS).

    PV: Thị trường đang trong giai đoạn hồi phục với chuỗi tuần tăng điểm liên tiếp. Nhiều nhà đầu tư lạc quan cho rằng thị trường sẽ trở lại vùng đỉnh trên 1.400 điểm. Khối phân tích CTS đánh giá như thế nào về khả năng này?

    Khối phân tích CTS: Chúng tôi nhận định rằng kịch bản VN-Index trở về lại được vùng đỉnh trên 1.400 điểm là có khả năng nhất là trong bối cảnh dòng tiền đang quay trở lại thị trường tích cực hơn khi mà cả khối lượng giao dịch lẫn cả giá trị giao dịch trong vòng một tuần trở lại đây liên tục duy trì cải thiện tích cực và duy trì được trên 20.000 tỷ đồng/phiên.

    Tuy nhiên, mặc dù vẫn đánh giá cao dư địa tăng giá của VN-Index cùng với sự cải thiện của thanh khoản, chúng tôi vẫn khá quan ngại với diễn biến giao dịch của dòng tiền trong các phiên giao dịch gần đây khi liên tục có hiện tượng phân hóa chỉ tập trung tại một số cổ phiếu nhất định, không tạo được tính chất lan tỏa mạnh trong bối cảnh nhóm vốn hóa lớn và VN30 hiện đang yếu hơn so với mặt bằng thị trường chung.

    Điều này có thể gây cản trở tới dư địa hồi phục tăng giá hiện tại của chỉ số khiến cho kỳ vọng quay trở lại vùng 1.425 điểm sẽ gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vắng sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như ngân hàng.

    PV: Không ít người kỳ vọng rằng dòng tiền sẽ đổ vào kênh chứng khoán khi giãn cách xã hội như kịch bản lặp lại những lần trước đó. Theo quan điểm của bộ phận phân tích CTS, liệu điều này còn đúng trong đợt bùng phát dịch thứ 4 này không?

    Khối phân tích CTS: Hiện tượng này là đúng theo quan sát của chúng tôi trong bối cảnh kênh đầu tư bất động sản chưa thực sự sôi động trở lại do dịch bệnh diễn biến phức tạp còn gửi tiết kiệm tại ngân hàng lại không hấp dẫn bằng đầu tư vào thị trường chứng khoán.







    Tuy nhiên, dòng tiền tham gia vào thị trường mạnh không có nghĩa là thị trường sẽ tăng điểm mạnh nhất là khi so sánh với thời điểm đầu năm 2020 khi đó cũng tình trạng giãn cách dịch bệnh, dòng tiền đổ mạnh vào thị trường tại thời điểm VN-Index đang ở mức đáy khoảng 650 điểm với nhiều cổ phiếu đã bị chiết khấu về mức giá hấp dẫn.

    So sánh với thời điểm hiện tại, VN-Index đang tiệm cận ngưỡng điểm cao nhất mọi thời đại 1.425 điểm cùng với nhiều cổ phiếu ghi nhận mức tăng giá ấn tượng, thậm chí liên tiếp vượt đỉnh lịch sử của mình và tạo ra các ngưỡng giá cao hơn.

    Nói một cách tương đối, thị giá các cổ phiếu hiện nay đang có phần trở nên bớt hấp dẫn hơn rất nhiều so với thời điểm đầu năm 2020. Đây có lẽ là một trong các nguyên nhân giải thích cho việc dòng tiền tiềm năng của các nhà đầu tư "nằm vùng" tại các CTCK mà không giải ngân là rất lớn, lên tới hơn 76.000 tỷ đồng.

    Có lẽ nhà đầu tư chờ đợi cơ hội giải ngân hấp dẫn sẽ sớm xuất hiện hoặc để chờ đợi diễn biến rõ ràng hơn về ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong quý III.

    PV: Nói thêm về câu chuyện thị trường, nếu như trước đây nhà đầu tư đặc biệt là các tổ chức đang cho "điểm cộng" thị trường chứng khoán Việt Nam là công tác kiểm soát dịch bệnh tốt, tăng trưởng vĩ mô. Nhưng thực tế hiện nay việc có dập được dịch trong tháng 8 hay không vẫn còn là ẩn số rất lớn. Vậy, tình hình dịch COVID-19 hiện nay sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe các công ty niêm yết?

    Khối phân tích CTS: Ảnh hưởng lên khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp là điều có thể dự đoán được tuy nhiên ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực hơn thì có lẽ chúng ta sẽ cần thời gian để đánh giá và nhìn nhận trong bối cảnh cuộc chiến với dịch bệnh có thể sẽ còn rất dai dẳng do sự xuất hiện liên tục của các biến chủng mới với tính chất ngày càng phức tạp hơn.

    Trong tình hình đó, những doanh nghiệp nào có khả năng thích ứng tốt với hoàn cảnh mới thì sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nữa. Với nhận định về sức khỏe của các doanh nghiệp, chúng tôi cho rằng nhóm hàng không và du lịch hoặc dịch vụ lưu trú tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề.

    Chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm khả quan cho nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu và nhóm cổ phiếu liên quan tới chính sách đầu tư công. Bên cạnh đó, nhóm bất động sản, chứng khoán vẫn được chúng tôi đánh giá tích cực trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng chúng tôi nhận định trung tính.

    PV: Với những nhận định trên, bộ phận phân tích CTS có thể cho biết điểm sáng cũng như những rủi ro lớn nhất của thị trường hiện nay?

    Khối phân tích CTS: Điểm sáng hiện nay là TTCK đang bắt đầu nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư mới hơn trong bối cảnh kỳ vọng tăng trưởng kinh tế vĩ mô, công tác phòng chống dịch quyết liệt, mặt bằng lãi suất thấp, nhiều kênh đầu tư kém hấp dẫn hơn, … là những nguyên nhân chính giúp dòng tiền tìm đến với thị trường chứng khoán thời gian qua và giúp VN-Index liên tiếp tăng điểm mạnh.

    Diễn biến này rõ ràng cũng đi kèm với sự gia tăng mạnh của hoạt động sử dụng đòn bẩy. Theo ước tính của chúng tôi, dư nợ margin tại thời điểm kết thúc ngày 31/5/2021 đã lên tới hơn 112.000 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cuối năm 2020.

    Mặc dù con số này vẫn đang trong tầm kiểm soát nhưng nếu cứ gia tăng với tốc độ này mà thiếu các biện pháp quản lý hoặc rà soát chặt chẽ hơn thì có thể gây ảnh hưởng tới tính bền vững cũng như ổn định của hệ thống trong bối cảnh TTCK Việt Nam vẫn còn rất nhiều bất cập.

    PV: Cuối cùng, bộ phận phân tích CTS khuyến nghị nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch như thế nào thời điểm này?

    Khối phân tích CTS: Chúng tôi cho rằng các cơ hội sẽ xuất hiện nhiều ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa như nhóm cổ phiếu dệt may, bất động sản, bán lẻ hàng chuyên dụng và gia dụng bên cạnh nhóm cổ phiếu chứng khoán, nguyên vật liệu và nhóm xây dựng khi được hưởng lợi từ chính sách tăng cường đầu tư công. Tuy vậy, nhà đầu tư cũng chỉ nên giải ngân ở mức vừa phải, khoảng 50 – 70% danh mục đồng thời hạn chế sử dụng đòn bẩy.

Chia sẻ trang này